Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

giáo trình học tử vi đẩu số - tử vi lý số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 95 trang )

Bài giảng tử vi cơ bản 2012
LỚP TỬ VI CƠ BẢN (Thời lượng dự kiến : 20 bài)
ĐỀ CƯƠNG LỚP HỌC TỬ VI
MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................................................... 4
Tôn chỉ và mục đích phát triển của diễn đàn Lý số và Lý số Hội quán..........................4
Đạo của người nghiên cứu huyền học................................................................................5
Phần I . NHẬP MÔN TỬ VI................................................................................................
• Nguồn gốc Tử vi..................................................................................................................
• Cách nhìn nhận đánh giá về khoa Tử vi...........................................................................
• Cơ sở, nền tảg lý thuyết của TV.........................................................................................
• Các trường phái Tử vi........................................................................................................
Phần II . CƠ SƠ LÝ THUYẾT............................................................................................
• Âm dương...........................................................................................................................
• Ngũ hành............................................................................................................................
• Can chi................................................................................................................................
• Hà Đồ Lạc Thư ..................................................................................................................
• Lịch pháp.............................................................................................................................
• Lá số tử vi............................................................................................................................
Phần III. LẬP THÀNH LÁ SỐ............................................................................................
• Định cục...............................................................................................................................
• An Thân mệnh.....................................................................................................................
• An Chính tinh......................................................................................................................
• An Phụ tinh.........................................................................................................................
Phần IV.CHƯ TINH VẤN ĐÁP ..........................................................................................
• Giới thiệu các bài phú ........................................................................................................
• Lý tính của chính tinh .......................................................................................................
Phần V. CHƯ TINH VẤN ĐÁP (TIẾP)...............................................................................
• Các phụ tinh........................................................................................................................
Phần VI. NGUYÊN TẮC LUẬN ĐOÁN.............................................................................
Phần VII. LUẬN 12 CUNG..................................................................................................


Phần VIII. LUẬN HẠN........................................................................................................
Phần IX. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN...................................................................................
Chúc các học viên học tập tinh tấn

3


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tôn chỉ và mục đích phát triển của diễn đàn Lý số và Lý số Hội quán
Diễn đàn Lý số Việt Nam là diễn đàn của những người yêu thích các môn học về Lý số.
Mục đích của diễn đàn là phát triển cả 3 hướng: Học thuật, Ứng dụng và Cộng đồng
Chú thích: Mô hình của Lý số

Mô hình phát triển dựa trên hình tam giác với đỉnh là học thuật và 2 góc đáy là Ứng
dụng và Cộng đồng. Một tập thể muốn phát triển cao được phải dựa và học thuật. Chính vì
vậy, diễn đàn sẽ thường xuyên tổ chức và mời các thày giảng về các môn học Lý số để nâng
cao trình độ học thuật nói chung. Thông qua các khóa học, các buổi tọa đàm và dịch các
sách về các môn Lý số, chúng tôi mong muốn ngày càng phát triển thêm về học thuật. Dần
từng bước vươn tới các đỉnh cao trong mỗi lĩnh vực. Việc phát triển học thuật sẽ góp phần
nâng cho toàn bộ hệ thống phía dưới là Ứng dụng và Cộng đồng. Mặt khác, để mô hình
được bền vững, chúng tôi sẽ phát triển đồng thời các hướng của đáy: đó là ứng dụng và cộng
đồng. Chúng tôi sẽ từng bước phát triển các ứng dụng Lý số và dịch vụ Lý số. Chính các
ứng dụng và dịch vụ này sẽ là nguồn vật lực cung cấp cho toàn bộ hệ thống tồn tại. Một
hướng khác sẽ là phát triển cộng đồng, đây chính là diễn đàn Lý số (www.lyso.vn). Diễn đàn
vừa là nơi trao đổi, nơi giao tiếp với cộng đồng và cũng là nguồn cung cấp nhân lực cho việc
phát triển học thuật. Cùng với phương thức giao tiếp trên mạng ảo, Lý số VN sẽ mở rộng hệ
thống Hội quán. Đây sẽ là nơi để giao lưu gặp mặt trực tiếp, đồng thời là nơi giảng dạy và tổ
chức tọa đàm về học thuật. Thông qua diễn đàn và Hội quán, chúng tôi sẽ tổ chức các ứng
dụng và dịch vụ.

Như vậy, với mô hình hình tháp tam giác, Lý số VN sẽ là một mô hình phát triển mang
tính bền vững cả về chiều rộng và chiều cao. Việc tổ chức các lớp học vừa là để nâng cao
học thuật vừa để cung cấp thêm nguồn nhân lực cho các bộ phận Ứng dụng, dịch vụ và Phát

4


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
triển cộng đồng. Do đó, Ban quản trị rất mong muốn các bạn học viên sẽ học tốt để góp
phần phát triển Diễn đàn cũng như Hội quán.
0.2 Đạo của người nghiên cứu huyền học:
Trước khi vào bài giảng, tôi muốn nói một chút về đạo của người nghiên cứu tử vi. Dù ít
hay nhiều, các môn mà ta đang học (được gọi là huyền học) đều can dự đến sự huyền hoàng
của tạo hóa nên người học cần phải hết sức cẩn trọng. Người học tử vi nói riêng, hay người
học các môn Lý số nói chung trước hết phải có cái tâm sáng, lấy đức làm trọng. Khi xem xét
vấn đề cần cẩn trọng, cần đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của đương số để tư vấn. Vì lời
nói của mình sẽ làm thay đổi cuộc đời của người khác nên không thể nói một cách vội vàng.
Chúng ta chỉ có quyền tư vấn, không có quyền phán xét. Không được phép lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của người khác để mưu lợi cho riêng mình. Xem tử vi cũng như khám bệnh, cũng
cần xem xét lá số, nhìn tướng mạo, hỏi về một số vấn đề trọng yếu cần quan tâm trước khi
đưa ra lời tư vấn.
Người nghiên cứu học thuật thường nghe câu "Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên
pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên". Tạm hiểu là: con người chịu theo phép của Đất, Đất chịu
theo phép của Trời, Trời chịu theo phép của Đạo, Đạo thì theo lẽ Tự nhiên. Suy cho cùng,
việc tư vấn thì phải tuân theo lý của trời, đạo của đất và hợp với lòng người, cứ tùy theo lẽ
Tự Nhiên.

5



Bài giảng tử vi cơ bản 2012
PHẦN MỘT: NHẬP MÔN TỬ VI
1.Đạo tử vi
Tử vi, vốn là môn chí huyền, chí vi. Dùng nó có thể soi sáng đc cái cõi huyền hoàng mờ
mịt của con người. Vì thế mà Học tử vi, cũng như sau này hành xử trên đời với Tử vi, cũng
cần có cái ĐẠO. Mà nói đến cái ĐẠO của Tử vi, thì cũng ko gì khác ngoài cái ĐẠO của con
người, cái ĐẠO của người làm thầy.
Học Tử Vi, ko phải để mưu cầu cái lợi cho mình. Học cũng chỉ vì 1 chữ BIẾT, BIẾT để
Tu Thân, Biết để hành xử cho đúng đạo. Ở đời BIẾT NHIỀU thì KHỔ NHIỀU. Vì thế nếu
chỉ nhăm nhăm để Học cho mình, rồi hy vọng cải sổ, hy vọng cầu mưu lợi lộc thì là lỗi cái
Đạo Tử Vi vậy. Số mệnh đã an bài, con người sao xoay chuyển đc Càn Khôn. Chớ có hy
vọng hão huyền mà tổn hại ngay đến bản thân mình.
Học Tử Vi, là can dự vào cái lẽ cùa Càn Khôn tạo hóa, bởi vậy phải hết sức cẩn trọng.
Trước là tu thân, mà sau là hành đạo, nhất nhất đều ko được sơ xuất, một câu một chữ ko thể
phán bừa nếu chưa xem xét kỹ lưỡng mọi vẫn đề. Nếu ko dễ tự mình tạo nghiệp. Cổ nhân
xưa đã nói “Đạo cao Long Hổ phục – Đức trọng Quỷ Thần kinh”-Chẳng cần phải thần thông
quảng đại, chỉ cần Tài Cao, Đức Trọng thì chẳng những có thể hàng long phục hổ, mà đến
quỷ thần cũng nể vì vài phân. Học chưa đến đầu đến đũa, mà đã phán bừa, rồi gây hoang
mang cho kẻ khác, hoặc dùng nó mưu lợi, thì đã tự mình tạo nên cái nghiệp quả nhìn thấy về
sau.
Đẩu số viết: “斗斗斗斗斗斗,斗斗斗斗,斗斗斗斗斗斗斗斗,斗斗斗斗斗斗,斗斗斗斗斗斗,斗斗斗斗,斗斗斗斗,斗斗斗斗,斗斗斗斗斗
斗.”
“Đấu sổ chí huyền chí vi, lý chỉ nan minh, tuy thiết vấn vu các thiên chi trung, do hữu
ngôn nhi vị tận, chí như tinh chi phân dã, các hữu sở chúc, thọ yêu hiền ngu, phú quý bần
tiện, bất khả nhất khái luận nghị.”(Đẩu số là Chí Huyền chí vi – rất là vi diệu, cái lý rất khó
mà sáng tỏ được, tuy viết ra các chương như thế, nhưng lời ko thể nói hết, tuy có thể phân ra
các cách như thế, nhưng thọ yểu, hiền ngu, phú quý bần tiện, nhất định ko thể luận một cách
đại khái được).
Vì thế, xem 1 lá số Tử vi, cần phải hết tâm hết trí, mà xem cho hết nhẽ. Trước là không
hại người, mà sau là không tổn hại đến danh dự của mình. Nếu trí lực chưa đủ, thì cần tu rèn

thêm rồi hãy phán cho người. Có như thế mới không lỗi cái đạo tử vi vậy
Học Tử vi thì thế, mà xem tử vi thì lại càng khó hơn. Phải biết chia sẻ cảm thông với
đương số, như một thầy thuốc vậy. Phải biết nỗi đau của con bệnh để mà thông cảm, để mà
hành xử. Đành rằng là BIẾT thì NÓI, nhưng nên nhớ, lời nói tùy nơi tùy lúc, chớ tùy tiện.
Có những thứ ở đời, BIẾT mà không thể nói. Vì thế nên cẩn phải hết sức CẨN NGÔN.
Xem tử vi, muốn đạt đến trình độ thượng thừa, thì ngoài cái việc trau dồi kiến thức cho
uyên bác, còn cần đến cái vốn sống phong phú, cái sự từng trải của đời người, thì mới đoán
định được. Cho nên nếu nói rằng “Phải biết đau cái nỗi đau của nhân tình thế thái, thì mới
gọi là xem tử vi vậy” thì cũng không sai.
Nói ít hiểu nhiều, mong mọi người khi đến với Tử Vi, hãy vì cái Đạo Tử Vi mà Tu Đức –
Hành Nhân, ứng xử ở đời cho vẹn toàn.
Học TỬ VI, thì ít nhất cũng phải biết TỬ VI là cái gì?Trong các sách Việt ngữ viết về Tử
vi, và trên mạng có rất nhiều cách giải thích khác nhau. CÓ người còn tra từ điển xem Tử là
cái gì, Vi là cái gì... nhưng thực chất các lời giải thích ấy ít nhiều vẫn còn khiên cưỡng.

6


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Môn học Tử Vi, hay nói đầy đủ hơn là TỬ VI ĐẨU SỐ, chữ Đẩu nghĩa là sao, chòm sao.
Số là số học, con số, số mệnh, còn Tử Vi là tên 1 khu vực của bầu trời (hay quen gọi là 1
chòm sao).Hiểu nôm na, nó là một môn chiêm tinh, xem xét số mệnh con người thông qua
sự bài trí của chòm sao Tử Vi.
Trong thiên văn học cổ đại phương đông, người Trung Quốc vốn ở gần cực Bắc của địa
cầu, cho nên các chiêm tinh gia khi quan sát thiên văn, đã chia bầu trời phía Bắc ra làm các
khu vực : Phần trung tâm bầu trời (phía Bắc) được chia làm 3 khu vực TỬ VI VIÊN, THÁI
VI VIÊN, THIÊN THỊ VIÊN. Còn khu vực vành ngoài, là các sao THIÊN CƯƠNG - ĐỊA
SÁT, bao gồm 28 chòm sao Nhị Thập bát tú
Trong đó, chòm Tử Vi ở chính giữa khu vực Bắc Cực, cho nên được gọi là TRUNG
THIÊN BẮC CỰC TỬ VI TINH HỆ. Trong đó nhân tố chính của chòm sao này là chòm

Bắc Đẩu (gồm 7 sao hình cán gáo). Còn ở Phía Nam bầu trời (Cực Nam), người ta gọi là
khu vực Nam Đẩu tinh hệ, mà chòm sao trung tâm còn có tên là Nam Tào.
Theo quan niệm cổ, thì Nam Tào - Bắc Đẩu là 2 chòm sao chính (về truyền thuyết đc coi
là 2 vị thần) chuyên coi sóc sự sinh tử, thọ yểu của con người. Bởi vậy người ta mới dùng
phương pháp xem xét sự sắp đặt các vị trí của hai chòm sao này mà đoán định số mệnh của
con người.
Đến khi học an sao ta sẽ thấy trên lá số Tử Vi sẽ bao gồm 2 tinh hệ chính là Bắc Đẩu
(Chòm Tử Vi) và Nam Đẩu (Chòm Thiên Phủ), chính là cái ý Nam Tào - Bắc Đẩu vậy.
Nói như thế, tức là nguồn gốc khởi nguyên của Tử Vi thực chất là một môn CHIÊM
TINH. Trong hệ thống các môn Vu Thuật (thuật xem bói), thì có 2 dạng là CHIÊM và BỐC.
Chiêm tức là đoán định dựa trên sự quan sát, xem xét sự vật trong tự nhiên mà quy nạp vào
con người. còn Bốc là đoán định dựa trên một yếu tố ngẫu nhiên nào đó.
Chiêm, ví dụ như : Tử vi, Thái Ất v.v...
Bốc, ví dụ như Bói quẻ, mai hoa v.v..
Từ đây ta có thể thấy, với số mệnh 1 con người, một đời người, thì các môn chiêm vốn dĩ
có thế mạnh hơn, bởi nó là quy luật tự nhiên. còn đối với 1 sự việc, thì các môn bốc sẽ có
thế mạnh hơn, bởi nó là yếu tố ngẫu nhiên.
Còn trong một số sách, giải thích ý nghĩa về các sao trong tử vi bằng cách trích dẫn từ bộ
tiểu thuyết PHONG THẦN DIỄN NGHĨA của Mộng Bình Sơn, như Tử Vi là hóa thân của
Bá Ấp, Phá Quân là hóa thân của Trụ Vương, là... không hiểu gì về tử vi.
Lại có người giở từ điển ra tra tên sao để luận đoán, gán ghép, suy diễn như: Thất Sát thì
Thất=mất, Sát=giết=>Thất Sát=Giết mất (Tác giả Bửu Đình) thì thật sự là ko thể chấp nhận
đc.
Chúng ta học tử vi, cần suy ngẫm ngay từ những khái niệm ban đầu này cho thấu đáo.
Cái gì cũng cần đi theo lộ trình từng bước, đừng có nóng vội. Nếu không sẽ mắc sai lầm.
(hình Mô tả chòm sao tử vi).
2. Nguồn gốc khoa Tử vi (Nguồn wiki)
Khoa tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không ghi lại ai là người khai
sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch
sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn

khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời Gia Tĩnh (vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ
La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.

7


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Chú thích: Hình mô tả chòm sao tử vi

Bài tựa viết như sau:
“Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận
thụ coi công danh phú quí trên đời đều có mệnh.
Tôi vì muốn biết nên đă tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm
bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân
thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.
Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống
lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh
Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới
biết đi, thủa nhỏ thường đau yếu liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ không
đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của
tiên sinh không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi
kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức
nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: "Ngô kim nhật thất thập hữu dư" nghĩa là “tôi
năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên
hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời
Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu thị Minh thuyết
Tử Vi kinh thuật rằng:


8


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
"Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm
thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên
sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo:
- Con có thấy sao Tử Vi kia ko? Đáp: - Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi: - Con có
thấy sao Thiên Phủ kia không? Đáp: - Thấy - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao
Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng
trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa: - Con đếm hết rồi. Đi
sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như
vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn
và lịch số"[1]
3.Du nhập vào Việt Nam
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, Tử Vi ko đc nổi bật lắm trong các môn bói toán khác.
Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học đc ưa chuộng nhất. Có rất nhiều
học giả Việt nam đã cống hiến thêm cho môn nầy, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê
Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của
Trung Quốc.
4.Tài liệu tham khảo thêm
4.1 Thư tịch về khoa tử vi
Tử-vi Khoa Tử-vi bắt nguồn từ thời nào? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử
sách ko ghi lại. Các Tử-vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử-vi hơn là đi tìm hiểu
lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn
lầm lẫn khoa Tử-vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường
của tiểu thuyết Phong-thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử-vi do một ông tiên tên
Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong
hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ

còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức.
Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ
nhà Tống (863), cho đến nay trên 1000 năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên
đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về
khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để
nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.
 Tử-vi chính nghĩa: Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu
Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại
Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng BảoĐại chúng tôi sưu tầm được.
 Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh: Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia
truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự. Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục
Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này
là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con
cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi
kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính
truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257),
Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.

9


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
 Đông-a di sự: Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách
chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp
chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời
Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi
có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.
 Tử-vi đại toàn: Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các
sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây ko phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép
lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất

bản 1921.
 Tử-vi đẩu số toàn thư: Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ
Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm
Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng
dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh. Trên đây là 5
bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây
bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.
 Tử-vi Âm-dương chính nghĩa: Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc
Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi
có là bản chép tay.
 Tử-vi Âm-dương chính nghĩa: Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các
Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với
Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
 Tử-vi thiển thuyết: Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc
nhà Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng
không ghi rõ năm nào.
 Lịch số tử-vi toàn thư: Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng
tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sáchkhác,
nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.
4.2 Nguồn gốc khoa Tử-vi
Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh
liệt truyện viết: “Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân
thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi
kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt
cơ sở trên: -Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý. -Từ Thiên-văn học, với những
biến chuyển của tinh đẩu. - Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ,
con người và thú vật. - Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn
vũ trụ, tính ngày, tháng, năm. - Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng
với địa phương hướng nhà khí hậu v.v....
Tiểu sử Hi-Di tiên sinh

Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy-Di, người đất Hoa-sơn, ngày nay về phía Nam
huyện Hoa-âm tỉnh Thiểm-Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới
biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ
sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận. Thân phụ tiên sinh là
một nhà Thiên-văn, Lịch-số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư
tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, khi tiên sinh yết

10


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
kiến Tống Thái-tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên có nói : « Ngô
kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi. Vậy có thể tiên sinh ra đời
vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn-đức nguyên niên đời Đường Huy-Tông đến niên
hiệu Cảnh-phúc nguyên niên đời Đường Chiêu-Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên-văn năm
8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh thuật : " Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc
nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão
trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo : Con có thấy sao Tử-vi kia không ? Đáp : - Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên-phủ mà hỏi : - Con có
thấy sao Thiên-phủ kia không ? Đáp : -Thấy. - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo
saoTử-vi và Thiên-phủ là bao nhiêu ? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong
cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa : - Con đếm
hết rồi. Đi theo Tử-vi có năm sao, như vậy chòm Tử-vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên-phủ có
bảy sao, như vậy chòm Thiên-phủ có tám sao." Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức
truyền khoa Thiên-văn và Lịch-số.
Truyền cho vua Tống
Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử-vi đều biết, đó là Hi-Di tiên sinh
đã dùng khoa Thiên-văn và Tử-vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành
vua. Bộ Tử-vi chính nghĩa phần Hi-Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau : “Một
hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên-văn, chợt kêu lên rằng : - Kìa quaí lạ không ? Đệ
tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử-vi, Thiên-phủ đi vào địa phận của sao

Phá-quân và Hóa-kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa-sơn. Tiên sinh noí : - Tử-vi, Thiênphủ là đế-tượng, tức là vua. Tử-vi bao giờ cũng đi trước, Thiên-phủ bao giờ cũng theo sau.
Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang,
vị tới đế vương. Phá-quân là hao-tinh chủ nghèo đói, Hóa-kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ
Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên-tử chưa gặp thời phải
đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa-sơn, thì hai vị Thiên-sử sẽ qua đất Hoa-sơn ăn xin. Vậy
ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó.
Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai
đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi
thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc
thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai
đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ : - Bà ơi ! Bà có mệt lắm
không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa : - Con tôi đó,
đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng
đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp : - Tôi xem
thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không
? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của
Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, núi, giúp cho vị anh hùng
vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta
nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm
sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một
thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác
thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ :
- Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh

11


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
xuống thưa : - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa.
Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ?

Tiên sinh đáp : - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày
giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số
Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc
củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiênphủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó.
Tiên sinh nói với học trò : - Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp
Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua
lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy. Tiên sinh nói với thiếu phụ :
- Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn
dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa-sơn này lấy tiền mà tiêu. Thiếu phụ
tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt
áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy-Di tiên
sinh và nhận mười nén vàng. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi
vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái-Tổ. Niên hiệu Càn-đức nguyên niên (963), quan trấn
thủ vùng Hoa-sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy-Di bao
dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng : Hoa-sơn là đất riêng của ông, đã được
nhà vua bán cho rồi. Tống Thái-tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy-Di tiên sinh
vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa
lừa cho tiên sinh cỡi đểlai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái-tổ hỏi : - Đạo sĩ
cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ?
Tiên sinh đáp : - Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là : Đời cha
mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái-hậu qua Hoa-sơn, có bán cho bần đạo toàn
vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây. Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái-tổ
truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái-hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên : - Vị thần tiên ở
núi Hoa-sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây. Thái-hậu kể chuyện xưa. Thái-tổ
và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như
bậc thầy. Tống Thái-tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề
Tử-vi chính nghĩa trao cho Thái-tổ mà tâu rằng : - Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa
Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần
đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với
nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong

tập này. Với khoa Tử-vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà
mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu,
dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào,
cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể
làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một
câu, khi dùng tập sách này, đó là : Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm
đức. Tiên sinh được các quan xin coi Tử-vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm
sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra
sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục.
Cái chết của Hy-Di

12


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Sử Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ
hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh viết : « Niên hiệu Khai-bảo thứ ba (972), Thái-tổ
sai sứ đến Hoa-sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm
không thấy trở về.» Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng
thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinhthời tiên sinh gặp
ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì
trong mười năm xa sư phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử-vi có nhiều dị biệt.
Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không
có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử-vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà,
nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.
Khoa Tử-vi đời Tống
Tống Thái-tổ được truyền khoa Tử-vi bằng bộ Tử-vi chính nghĩa, giữ làm của riêng
của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung,
người nịnh, để biết vận số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà
Tống, sau được chép thành sách gọi là Ngự giám tử-vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con

cháu nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà đổi
là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. So sánh giữa bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Triệu Thị
Minh Thuyết Tử-vi kinh, thì bộ thứ nhất cố tính chất lý thuyết đaị cương, như những định
luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu
lại.
Như bộ thứ nhất không bàn đến việc : - Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm,
nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ. - Số người sinh đôi. Trong khi
bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi. - Số những người chết tập thể. Như chết
chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v...
Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử-vi đời Tống, mà hầu như ai cũng
biết, và sử Trung-quốc cũng có chép : Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống Thái-Tổ có
người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào
Tam Xuân cũng là một nữ tướng. Cả hai đã giúp cho Thái-tổ thành nghiệp lớn. Thái-tổ
phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái-tổ
xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng-quân, Thiên-tướng thủ
mệnh đại hạn gặp Kình-dương, tiểu hạn Thiên-hình. Lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị mới nói
với quần thần rằng :- Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao,
không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm.
Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị thì sẽ do kẻ tiểu
nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà.
Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương
trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân
hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ântưởng Thái-tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường
tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi-tần
được Thái-tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục
xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc-cữu xuống đất đánh cho một trận về
tội tiếm nghi vệ Thiên-tử. Vị Quốc-cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc
đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục rượu cho Thái-tổ say mèm, rồi
dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên-tử. Tống thái-tổ say quá không


13


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái-tổ tỉnh
rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn. Đào Tam Xuân thay
chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về
triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái-tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm
chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất
gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam
Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái-tổ
(Quang Nghĩa là em Tống Thái-tổ, sau được truyền ngôi vua):- Thần xem số Tam Xuân thấy
Vũ-khúc, Phá-quân thủ mệnh. Vũ-khúc thì hay giận, Phá-quân thì nhẹ dạ. Tử-vi kinh nói
rằng: Chỉ có Lộc-tồn chế được tính ác của Vũ-khúc, Thiên-lương chế được tính điên của
Phá-quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đề nghị có thể
thuyết phục được Tam Xuân.
Thái-tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra
ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời
nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước. Như vậy thì Triệu Quang
Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử-vi, nên dùng phá cách dữ tợn của Tam
Xuân và trợ cách giúp Thái-tổ. Nghiên cứu lá số của Thái-tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu
hạn đi vào cung nô, gặp Thiên-thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là
hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng-tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút
chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền,
Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói
Tam Xuân nghe theo, và Văn-xương là sao giải hạn Địa-kiếp vậy.
Khoa Tử-vi sau Hi-Di
Hi-Di tiên sinh chết ko chỉ định ai làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh
ai nấy nghiên cứu, ko thống nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung,
thành ra trong các đệ tử tiên sinh, người đc truyền nhiều thì giỏi, người đc truyền ít thì dở

nhưng vẫn tưởng mình đc truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước Trunghoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam . Khoa Tử-vi cũng theo đó chia làm Bắc-tông với
Nam-tông. Bắc-tông thì theo đúng Hi-Di không sửa đổi gì về các sao, an sao, chỉ nghiên cứu
rộng ra áp dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam phái bị ảnh hưởng của khoa bói
dịch, nên đổi rất nhiều :
 Vòng Thái-tuế: Theo Hi-Di có năm sao là: Thái-tuế, Tang-môn, Bạch-hổ, Điếukhách, Quan-phù.Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên-không, Thiếu-âm,
Tử-phù, Tuế-phá, Long đức, Phúc-đức, Trực-phù.Vị trí chính của sao Thiên-không được
thay bằng sao Địa-không (bịa thêm ra).
 Giải đoán vận hạn:Theo Hi-Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung
Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những
thứ đặc biệt như: Hạn Tam-tai, hạn Huyết-lộ, hạn Ác-thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi vì sao
như một ông thần phải cúng vái trừ tà. Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam
phái là phái Hà-lạc. Đời Nguyên khoa Tử-vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung-hoa đồng hóa khoa
Tử-vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ. Suốt đời nhà Minh
khoa Tử-vi không có gì đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà
Thanh, vua nhà Thanh thấy rằng: Mấy ông thầy Tử-vi thường được lòng dân chúng. Nhiều
ông mượtn cớ coi Tử-vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang-Hy mời

14


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
các nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị thành tôi
tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này soạn bộ Tử-vi đại toàn.
Bộ này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc xâm lăng Trung-hoa, thì Pháp, Nhật mỗi
nước lấy được một bản.
4.3Tử-vi vào Việt-nam:Có hai thuyết nói về khoa Tử-vi truyền vào Việt-nam.
Thuyết thứ nhất: Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại-việt thời Lý tên Trần Tự Mai
đã trộm được trọn vẹn bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Ngự-giám tử-vi, rồi đem về nước. Nhưng
chính Tự-Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu. Ghi chú: Từ Trần Tự-Mai đến
vua Trần Thái-tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần

Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự
Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua
Thái-Tông nhà Trần. Nên sau này Hoàng Bính đem Tử-vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh
luận về Tử-vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang-Khải và Chiêu-Quốc
vương Trần Ích- Tắc.
Thuyết thứ nhì: Một thuyết khác nói khoa Tử-vi truyền vào Đại-việt từ niên hiệu
Nguyên-phong thứ bảy đời vua Trần Thái-Tông (1257). Người truyền sang Đại-việt là tiến sĩ
Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia-thái thứ nhì đời Tống Ninh-Tông (1203),
đậu Tiến-sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống
Lý-Tông. Năm Bảo-hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên
nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử-vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi
kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng-hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ
đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly
tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số
của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp
mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên-di, mệnh lập tại Tý, cung
Thiên-di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy
gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa
đều tụ cả ở phương Nam , mới bàn với phu nhân rằng: - Ta xem thiên văn thấy phương Nam
sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát-đát (Mông-cổ) chiếm gần
hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã
mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống
phương Nam lánh nạn. Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên
giới Hoa-Việt, xin được vào đất Đại-Việt làm cư dân. Vua Thái-tông nhà Trần sai người lên
tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở
vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi
thư và thuật số, Tử-vi tên Hoàng Chu-Linh. Vua Trần Thái-Tông thu nhận, phong làm HuệTúc phu nhân rất sủng ái.

15



Bài giảng tử vi cơ bản 2012
PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
(NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN)
1. Âm dương
Từ rất xa xưa người ta đã từng biết đến mọi sự vật hiện tượng đêu có tính chất mâu thuẫn
đối nghịch nhưng lại thống nhất với nhau, không ngừng vận động và biến hoá, sinh ra lớn
lên và diệt vong. Người ta gọi sự mâu thuẫn đó là Âm và Dương. Từ đó học thuyết Âm
Dương ra đời, cho dù nhìn ở góc độ nào thì các quan niệm về mâu thuẫn đối kháng và thống
nhất đều không có gì thay đổi. Về cơ bản thuyết Âm Dương của triết học phương Đông vẫn
có thể áp dụng để lý giải các sự vật hiện tượng mà không mâu thuẫn với khoa học hiện đại.
Âm Dương là khởi đầu của mọi thuyết trong triết học cổ Trung Hoa. Nó chỉ là hình tượg
mà ko phải là sự vật cụ thể (âm dươg hữu tượg vô hình). Nó chỉ là sự biểu hiện cuả hai vấn
đề mâu thuẫn và thống nhất. Theo thuyết Âm Dương, từ thuở hỗn mang, mọi thứ là vô cực
chưa có gì cả sau đó mới sinh ra thái cực, thái cực mới sinh ra lưỡng nghi đó là Âm và
Dương, thái cực động sinh ra Dương, thái cực tĩnh sinh ra Âm. Âm Dương đc phân ra tiên
thiên và hậu thiên: Âm Dương tiên thiên: khi bắt đầu sinh ra thì âm ở ngoài, dương ở trong,
âm ở trên dương ở dưới như vậy thì âm dương mới giao nhau mà sinh ra biến hoá.Âm
Dương hậu thiên: sau khi sự vật đã hình thành thì ương ở ngoài, âm ở trong, dương ở trên
âm ở dưới. Âm ở trong dể giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho âm.
Âm và Dương thể hiện trong các sự vật hiện tượng tuân theo các quy luật: đối lập, hỗ
căn, tiêu trưởng, chuyển hoá và bình hành: Âm Dương đối lập ( chế ước và đấu tranh) Âm
và Dương là hai hình thái đối lập nhau, biểu hiện sự mâu thuẫn. Dương là thực, Âm là hư,
dương thuộc ngày, âm thuộc về đêm, dương là động, âm là tĩnh, dương là lẻ âm là chẵn, ...
Tóm lại âm và dương biểu hiện hai tính chất đối kháng của mỗi sự vật, hiện tượng mà
dương là những tính chất động, âm là những tính chất hư.Âm Dương hỗ căn: (Nương tựa để
tồn tại): Âm Dương tuy đối lập nhưng lại nương tựa vào nhau gọi là hỗ căn. Thể hiện tính
thống nhất. Âm dương phải có nhau mới cùng tồn tại. Dương bao bọc cho Âm, Âm giữ gìn
cho Dương. Ko có âm thì là cô dương vạn vật bất sinh (ko thể sinh ra). Ko có dương thì là
cô âm vạn vật bất trưởng (ko phát triển đc). Cho nên trong âm có dương trong dương có âm.

Âm thịnh thì sinh ra thiếu dương, dương thịnh thì sinh ra thiếu âm.Âm dương tiêu trưởng:
(Vận động để chuyển hoá) Tiêu là mất đi, trưởng là lớn lên. Tiêu trưởng là nói lên sự vận
động chuyển hoá không ngừng của sự vật hiện tượng. Âm tiêu thì dương trưởng, dương tiêu
thì âm trưởng cứ như vậy vận động không ngừng. Khi dương thịnh đến cực độ thì chuyển
sang âm, âm thịnh đến cực độ thì chuyển sang dương. Âm dương bình hành (Đối lập mà
quân bình): Âm và dương tuy đối lập nhưng lại hỗ căn và luôn luôn chuyển hoá vì thế mà
sinh ra vạn vật, là nguồn gốc của muôn loài. Sự vật hiện tượng sinh ra, lớn lên và mất đi là
sự vận chuyển của âm dương. Sự vật tồn tại được là do sự quan bình của âm dương, sự tồnn
tại đồng thời của cả hai mặt đối lập. Vì thế khi xét đến một sự vật hiện tượng nào đó ta đều
thấy sự hiện diện của cả âm và dương.
2. Ngũ hành
Trong quá trình chuyển hoá của âm dương, vạn vật cùng dung nạp và chế khắc mà sinh
ra 5 loại vật chất cơ bản đó là Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ. Ngũ hành biểu hiện sự vận động
không ngừng, tác động qua lại của vật chất trong thiên nhiên đưa đến sự biến hoá của vạn
vật.

16


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Ngũ hành vừa tương sinh vừa tương khắc lại thêm tính tương thừa tương vũ thể hiện
được mối quan hệ chặt chẽ của vạn vật. Theo vận khí thì ngũ hành có sinh khắc tạo nên sự
quân bình gọi là bình khí. Như vậy thì vạn vật ổn định, phát triển. Khi đó mộc được gọi là
phu hoà có nghĩa là mộ phân phối khí ôn hoà làm cho vạn vật phát triển. Hoả gọi là thăng
minh sáng chói mà có cái khí tịnh trưởng làm cho vạn vật dồi dào. Thổ gọi là bị hoá đầy đủ
khí hoá sinh vạn vậ làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể. Kim gọi là thẩm bình phát ra khí
yên tĩnh hoà bình làm cho vạn vật có kết quả. Thuỷ gọi là tĩnh thuận có cái khí tĩnh hoà
thuận làm cho vạn vật bế tàng. Khi sự tương khắc không bình thường dẫn đến hiện tượng
thái quá hoặc bất cập và đều là không tốt. Sự thái quá tạo nên tương thừa, sự bất cập tạo nên
tương vũ. Khi thái quá Mộc được gọi là phát sinh khuếch tán khí ôn hoà quá sớm làm cho

vạn vật sớm phát dục. Hoả gọi là hách hy khuếch tán hoả khí quá mãnh liệt làm vạn vật bị
đốt cháy chẳng yên. Thổ gọi là đơn phụ khí nồng hậu quá rắn chắc làm cho vạn vật không
thể thành hình được. Kim gọi là kiên thành có khí cứng làm vạn vật nagy thẳng mà dễ gẫy.
Thuỷ gọi là lưu diễn có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ.Khi bất
cập, Mộc gọi là uỷ hoà không có đủ khí ông hoà làm cho vạn vật rũ rượi không phấn chấn.
Hoả gọi là phục minh ít khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm không sáng. Thổ gọi là ty giám
không có khí hoá sinh làm cho vạn vật yếu ớt không có sức. Kim gọi là tòng cách không có
khí cứng cỏi làm cho vạn vật mềm giãn ra. Thuỷ gọi là hạc lưu không có khí phong tàng dấu
kín làm vật vật khô queo.
1-Ngũ hành bao gồm :
Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ
Kim: vàng, tất cả các kim loại
Thuỷ: nước, chất lỏng nói chung
Mộc: gỗ, các loại cây
Hoả: lửa, hơi nóng
Thổ: đất, nói chung cả các khoáng vật
2-Ngũ hành tương sinh
Kim sinh Thuỷ: Kim chảy ra thành nước
Thuỷ sinh Mộc: Cây nảy mầm được nhờ nước
Mộc sinh Hoả: Gỗ cháy thành lửa
Hoả sinh Thổ: Lửa cháy song thành tro bụi trở thành đất
Thổ sinh Kim : Trong long đất chứa kim loại
3-Ngũ hành tương khắc
Kim khắc Mộc: dao chặt được cây cương thắng nhu
Mộc khắc Thổ : cây mọc lấn đất tụ thắng tán
Thổ khắc Thuỷ: đất chứa được nước thực thắng hư
Thuỷ khắc Hoả : nước dập được lửa chúng thắng cô
Hoả khắc Kim : lửa nung chảy kim loại tinh thắng kiên
4- Ngũ hành tương thừa: Thừa: thừa thế lấn át = Sự khắc thái quá. Hành này
khắc hành kia thái quá thì là tương thừa.

5- Ngũ hành tương vũ: Vũ: khinh nhờn = Sự khắc bất cập. Hành này không đủ
khắc hành kia thì dẫn tới tương vũ
6-Ngũ hành thuộc màu sắc
Kim: màu trắng

17


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Thuỷ: màu đen
Mộc: màu xanh
Hoả: màu đỏ.
Thổ: màu vàng
7-Thiên can nạp ngũ hành
Giáp, ất thuộc mộc
Bính, đinh thuộc hoả
Mậu, kỉ thuộc thổ
Canh tân thuộc kim
Nhâm, quý thuộc thuỷ
6-Địa chi nạp ngũ hành
Hợi, tý thuộc thuỷ
Dần, mão thuộc mộc
Tị, ngọ thuộc hoả
Thân, dậu thuộc kim
Thìn tuất sửu mùi thuộc thổ
8-Ngũ hành thuộc tính nết, tướng mạo
Mộc: dáng gầy, hơi cao tính hay thương người
Hoả : dáng trên nhỏ, dưới to, tính nóng dẽ thích nghi
Thổ : dáng đậm đà, to béo, tính đôn hậu hay tín ngưỡng
Kim : Tướng mạo thanh tú

Thuỷ: hình dáng lả lướt, mi mắt to và thô
9-Ngũ hành thuộc bốn mùa
Mùa xuân thuộc Mộc: tháng dần (tháng giêng), tháng mão (tháng hai)
Mùa hè thuộc Hoả: tháng tị (tháng tư), tháng ngọ (tháng năm)
Mùa thu thuộc Kim: tháng thân (tháng 7), tháng dậu (tháng 8)
Mùa đông thuộc Thuỷ: tháng hợi (tháng 9), tháng tý (tháng 11)
Tứ quý thuộc Thổ: tháng thìn (tháng 3), tháng mùi (tháng 6), tháng tuất (tháng
9), tháng sửu (tháng 12)
10-Ngũ hành thuộc phương hướng
Phương đông thuộc Mộc
Phương tây thuộc Kim
Phương nam thuộc Hoả
Phương bắc thuộc Thuỷ
Tại ở giữa thuộc Thổ
3. Can chi
3.1 Thiên can
 Khái niệm: Thiên can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm,
Quý.Người Á Đông cổ đại dùng thiên can (còn gọi là “thập can”, tức 10 can) phối hợp địa
chỉ (còn gọi là thập nhị địa chi, tức 12 chi) để tính năm, tháng, ngày, giờ. Ngoài ra trong
môn Phong Thủy, thiên can còn đại biểu chot phương vị, tiết khí bốn mùa và ngũ hành.
 Thuộc tính ngũ hành
Giáp, Ất thuộc mộc, ở phương đông, chủ về những ngày xuân.
Bính, Đinh thuộc hỏa, ở phương nam, chủ về những ngày mùa hạ.

18


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Mậu, Kỷ thuộc thổ, ở trung ương, chủ về các tháng 3, 6, 9, 12.
Canh, Tân thuộc kim, ở phương tây, chủ vè những ngày mùa thu.

Nhâm, Quý thuộc thủy, ở phương bắc, chủ về những ngày mùa đông.
Giáp thuộc dương mộc; Ất thuộc âm mộc; Bính thuộc dương hỏa; Đinh thuộc âm hỏa;
Mậu thuộc dương thổ; Kỷ thuộc âm thổ; Canh thuộc dương kim; Tân thuộc âm kim; Nhâm
thuộc dương thủy; Quý thuộc âm thủy.
 Thiên can tương hợp: Giáp Kỷ hợp thì hóa thổ; Ất Canh hợp thì hóa kim; Bính
Tân hợp thì hóa thủy; Đinh Nhâm hợp thì hóa mộc; Mậu Quý hợp thì hóa hỏa.
 Thiên can tương xung: Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung; Bính Nhâm
tương xung; Đinh Quý tương xung.
Để hiểu rõ về tương xung, tôi đăng sơ đồ bố trí can chi theo phương hướng, gọi là
24 sơn hướng. Những cặp đối xứng qua tâm thì là tương xung.
Chú thích: 24 Sơn hướng

Riêng về Thiên Can, Mậu Kỷ thuộc Thổ được đặt ở trung tâm nên không có tương
xung.
3.2 Địa chi
 Khái niệm: Địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi.
Địa chi đại biểu cho phương vị, tiết khí bốn mùa và ngũ hành, như:
Dần, Mão thuộc mộc, chủ những ngày mùa xuân. Mão ở phương đông, Dần ở hướng đông
bắc.

19


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Tỵ, ngọ thuộc hỏa, chủ những ngày màu hạ. Ngọ ở những nam, Tỵ ở hướng đông nam.
Thìn, Mùi, Tuất, Sửu thuộc thổ, chủ về các tháng 3, 6, 9, 12; toàn bộ đều ở trung ương.
Thân, Dậu thuộc kim, chủ về những ngày mùa thu. Dậu ở phương tây, Thân ở hướng tây
nam.
Hợi, Tý thuộc thủy, chủ về những ngày mùa đông. Tý ở phương bắc, Hợi ở hương tây bắc.

 Thuộc tính ngũ hành: Tý thuộc âm thủy; Sửu thuộc âm thổ; Dần thuộc dương mộc;
Mão thuộc âm mộc; Thìn thuộc dương thổ; Tỵ thuộc dương hỏa; Ngọ thuộc âm hỏa; Mùi
thuộc âm thổ; Thân thuộc dương kim; Dậu thuộc âm kim; Tuất thuộc dương thổ; Hợi thuộc
dương thủy. (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương; Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là
thuộc âm. Đây là theo nguyên tắc số lẻ là dương, số chẵn là âm; không phải âm dương tính
theo ngũ hành; hai điều này có phân biệt.)
 Địa chi tương hợp (còn gọi là lục hợp): Tý Sửu hợp hóa thổ; Dần Hợi hợp hóa mộc;
Mão Tuất hợp hóa hỏa; Thìn Dậu hợp hóa kim; Tỵ Thân hợp hóa thủy; Ngọ Mùi hợp hòa
hỏa.
 Địa chi tương xung (còn gọi là lục xung): Tý Ngọ tương xung; Sửu Mùi tương
xung; Dần Thân tương xung; Mão Dậu tương xung; Thìn Tuất tương xung; Tỵ Hợi tương
xung.
 Địa chi tam hợp: Thân Tý Thìn hợp hóa thủy cuộc; Tỵ Dậu Sửu hợp hóa kim cuộc;
Dần Ngọ Tuất hợp hóa hỏa cuộc; Hợi Mão Mùi hợp hóa mộc cuộc.
4. Hà Đồ - Lạc Thư - Bát Quái
Bát quái là một hệ thống nâng cao từ hệ thống âm dương - ngũ hành. Kiến thức về bát
quái có rất nhiều, trong phạm vi chương trình chỉ giới thiệu sơ lược. Các học viên có thể
tham khảo ở những sách nói về Kinh Dịch. Có nhiều thuyết khác nhau nói về sự xuất hiện
của Hà Đồ - Lạc Thư, Tiên Thiên - Hậu Thiên bát quái. Từ hàng nghìn năm nay cũng có đến
hàng vạn cuốn sách nói về vấn đề này. Tựu chung lại, nó là một sản phẩm trí tuệ tổng hợp
của nhiều thế hệ, nâng hệ thống âm dương ngũ hành thành lý luận triết học và toán học.
Dưới đây là những khái niệm hết sức ngắn gọn.
4.1 Hà Đồ
Chú thích: Hà đồ

Tương truyền vua Phục Hy thấy con long mã nổi trên sông Hoàng Hà, trên lưng có
55 vết đen trắng, nên theo đó mà lập Hà đồ.
a. Số của Hà đồ:
Hà đồ có 10 số, cộng lại: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 55
Năm số lẻ là số trời, biểu tượng bằng chấm trắng, cộng lại:1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25


20


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Năm số chắn là số đất, biểu tượng bằng chấm đen, cộng lại: 2 + 4 + 6 + 8 +10 =
30
Theo Hệ từ truyện, thì các số này tạo nên biến hóa và điều hành quỷ thần.
b. Số Ngũ hành:nCác số trên được sắp xếp như sau:
• 1 và 6 ở dưới, lá số sinh thành của thủy
• 2 và 7 ở trên, là số sinh thành của hỏa
• 3 và 8 ở bên trái, là số sinh thành của mộc.
• 4 và 9 ở bên phải, là số sinh thành của kim.
• 5 và 10 ở giữa, là số sinh thành của thổ
c. Về phương hướng
• 1, 6 thủy ở phương Bắc
• 2, 7 hỏa ở phương Nam
• 3, 8 mộc ở phương Đông
• 4, 9 kim ở phương Tây
• 5, 10 thổ ở trung ương
Hà đồ vận hành theo chiều ngũ hành tương sinh, từ Bắc sang Đông, Nam, trung
ương, Tây trở về Bắc. Đường vận hành này ám chỉ sự sinh sinh nối tiếp nhau ko ngừng của
dịch. Đồng thời, cg nói lên tuần hoàn của thời tiết: Đông-Xuân-Hạ-Trưởng Hạ-Thu rồi trở
về Đông.
d. Về can chi
Hà đồ có 5 số dương hay là số trời (1, 3, 5, 7, 9) thì số 5 ở giữa, lấy nó nhân gấp đôi
để bao hàm cả âm lẫn dương, mà tạo ra 10 thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ,
Canh, Tân, Nhâm, Quý. Về số âm thì 6 là số ở giữa (2, 4, 6, 8, 10), nhân gấp đôi mà có 12
địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).
Khởi đầu cho một chu kỳ 60 năm, người ta lấy năm Giáp Tý, vì trời lấy sự luân

chuyển của khí làm chính, mà Giáp thuộc Mộc, Mộc lại sinh phong; và đất lấy nước làm
chính, mà Tý lại thuộc thủy. Đi hết một vòng 60 năm, thiên can phải chuyển vận 6 lần và địa
chi 5 lần. Ở đây, ta lại thấy số 5 và số 6, số 6 âm phối hợp với thiên can thuộc dương và số 5
dương phối với địa chi thuộc âm.
4.2 Lạc Thư
Chú thích: Lạc thư

Tương truyền vua Vũ thấy con linh qui nổi trên sông Lạc, mà lập ra Lạc thư.
a. Các số của Lạc thư: Sắp các số của Lạc thư vào một hình vuông, ta có các số lẻ ở
giữa 4 cạnh và ở chính giữa, các số chẵn ở bốn góc.
Cộng các số theo chiều ngang, chiều dọc, hay đường chéo, ta đều có tổng số 15:

21


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
4 + 9 + 2 = 15 4 + 3 + 8 = 15
3 + 5 + 7 = 15 9 + 5 + 1 = 15
8 + 1 + 6 = 15 2 + 7 + 6 = 15
2 + 5 + 8 = 15 4 + 5 + 6 = 15
Bỏ số 5 ra, cộng theo chiều ngang, chiều dọc, đường chéo đều ra tổng số 10, là số
thành của thổ.
4 + 6 = 10 9 + 1 = 10
2 + 8 = 10 3 + 7 = 10
b. Số thuộc Ngũ hành
• 1, 6 là số sinh và thành của thủy, ở phương Bắc.
• 2, 7 là số sinh và thành của hỏa, ở phương Nam.
• 3, 8 là số sinh và thành của mộc, ở phương Đông.
• 4, 9 là số sinh và thành của kim, ở phương Tây.
• 5 là số sinh và thành của thổ, ở giữa.

Số dương vận hành từ Bắc, qua Đông, vào giữa, sang Tây, lên Nam: đó là dương
thăng.
Số âm từ Tây Nam, qua Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc: đó là âm giáng.
Lạc thư vận hành theo chiều ngũ hành tương khắc: Thủy-Hỏa-Kim-Mộc-Thổ-Thủy.
4.3 Bát quái
Bát quái là 8 quẻ, gọi là quẻ đơn:
Ba vạch tượng trung tam tài: trên là trời, giữa là người, dưới là đất
Tượng của bát quái
Số Quái Tên
Càn (斗 qián)
1 ☰

Bản chất tự nhiên
Trời (斗)

Ngũ hành

Độ số theo Hà đồ, Lạc thư

dương kim

9

2 ☱

Đoài (斗 duì)

Đầm (hồ) (斗)

âm kim


4

3 ☲

Ly (斗 lí)

Hỏa (lửa) (斗)

dương hỏa

7

4 ☳

Chấn (斗 zhèn)

Sấm (斗)

âm hỏa

2

5 ☴

Tốn (斗 xùn)

Gió (斗)

âm thủy


6

6 ☵

Khảm (斗 kǎn)

Nước (斗)

dương thủy 1

7 ☶

Cấn (斗 gèn)

Núi (斗)

âm mộc

8 ☷

8

Khôn (斗 kūn)
Đất (斗)
dương mộc 3
 Tiên thiên bát quái
Tương truyền do vua Phục Ky lập từ thời thượng cổ. Kiền biểu tượng cho trời, Khôn
đất, Đoài đầm, Tốn gió, Ly lửa, Khảm nước, Chấn sấm, Cấn núi.
Chú thích: Tiên thiên bát quái


22


Bài giảng tử vi cơ bản 2012

Bài ca quyết để nhớ quẻ tiên thiên: "Thiên địa định vi, sơn trạch thông khí, lôi phong
tương bạc , thuỷ hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác"
Kiền là trời, ở phương Nam (nóng): Khôn là đất, ở phương Bắc (lạnh): đối diện nhau
định ngôi trời đất.
Cấn ở Tây Bắc (có nhiều đồi núi), Đoài ở Đông Nam (có nhiều đầm hồ), đối diện
nhau, đó là núi đầm thông khí.
Chấn ở Đông Bắc, Tốn ở Tây Nam đối diện nhau, và gió từ Tây nam thổi qua Đông
bắc gây tiếng động, đó là sấm gió xô xát.
Ly ở Đông, Khảm ở Tây đối diện nhau; đó là nước lửa chẳng diệt nhau.
Từ đâu mà vạch bát quái: Hệ từ truyện viết: Dịch có thái cực, sinh lưỡng nghi; lưỡng
nghi sinh tứ lượng; tứ tượng sinh bát quái.
Thái cực bao la vô cùng, vô tận; đến cực điểm tất biến đổi, phân hóa thành âm dương
(lưỡng nghi). Âm dương giao nhau, trùng nhau mà sinh tứ tượng: dương hợp vói dương
thành thái dương; dương hợp với âm thành thiếu âm, âm hợp với dương thành thiếu dương,
âm hợp với âm thành thái âm. Tứ tượng sinh bát quái: hào dương thuộc lưỡng nghi kết hợp
với thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm mà thành bốn quẻ Kiền, Đoài, Ly, Chấn, hào
âm của lưỡng nghi kết hợp với tứ tượng như trên mà thành bốn quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Theo sự thành lập trên đây, thứ tự các quẻ như sau: Kiền, Đoài, Ly, Chân, Tốn,
Khảm, Cấn, Khôn. Từ Kiền đến Chấn là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Có người giải
thích thứ tự này: Kiền là trời, mầm sinh ra muôn vật; có trời tất có sương mù, là Đoài; có hơi
nước là có hơi nóng, là Ly; hơi nước và khí nóng làm phát động gây ra gió, là Tốn; gió làm
nước lưu chuyển, là Khảm; nước chảy làm đất lồi lỏm, là Cấn; Khôn là đích cuối cùng hoàn
thành vật, chở dỡ và bao dung mọi vât.
Như vậy, Kiền mang số 1, Đoài mang số 2, Ly số 3, Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6,

Cấn số 7 và Khôn số 8. Từ 1 đến 4 ở bên trái thuộc dương, vận chuyển nghịch chiều kim
đồng hồ; từ 5 đến 8 ở bên phải thuộc âm, vận chuyển thuận chiều kim đồng hồ.
Âm dương đối nghịch nhau qua vị trí: Kiểu 3 vạch dương đối diện, Khôn 3 vạch âm,
Đoài, Ly 2 vạch dương đối diện, Khảm Cấn 2 vạch âm, Chấn 1 vạch dương đối diện, Tốn 1
vạch âm.
Âm dương tiêu trưởng: từ Chấn 1 vạch dương, qua Ly, Đoài 2 vạch dương, đến Kiền
3 vạch dương, đó là dương trưởng âm tiêu: dương sinh ở dưới, tăng dần lên; đó là dương
thăng. Từ Tốn 1 vạch âm, qua Khảm, Cấn 2 vạch âm, đến Khôn 3 vạch âm; đó là âm trưởng

23


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
dương tiêu, âm sinh ở trên, tăng dần xuống, đó là âm giáng. Từ Khôn qua Chấn là âm cực,
nhất dương sinh; từ Kiền qua Tốn là dương cực, nhất âm sinh.
 Hậu thiên bát quái
Do Văn Vương sắp xếp khi bị cầm ở Dữu Lý, theo thứ tự Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài,
Kiền, Khảm, Cấn. Chấn ở phương Đông, Tốn ở Đông Nam, Ly ở phương Nam, Khôn ở Tây
Nam, Đoài ở phương Tây, Kiền ở Tây Bắc, Khảm ở phương Bắc, Cấn ở Đông Bắc.
Phối hợp vói Lạc thư, Chấn mang số 3, Tốn mang số 4, Ly mang số 9, Khôn số 2,
Đoài số 7, Kiền số 6, Khảm số 1, và Cấn số 8.
Chú thích: Hậu thiên bát quái

Hậu thiên bát quái tuần hoàn theo một chiều duy nhất, chiều thuận vì mô phỏng trời
quay sang trái.
Về âm dương, Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc dương: Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc âm.
Kiền là cha, Khôn là mẹ; Chấn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Đoài là sáu con. Kiền tạo nam,
Khôn tạo nữ, cho nên Chấn trưởng nam được hào dương đầu. Khảm trung nam được hào
dương giữa và Cấn thiếu nam được hào dương trên; các hào dương là của Kiền. Tốn trưởng
nữ được hào âm đầu, Ly trung nữ được hào âm giữa và Đoài được hào âm trên; các hào âm

là của Khôn.
Quẻ dương có nhiều âm, quẻ âm có nhiều dương. Tại sao? Hệ từ truyện giải đáp:
“Dương một quan hai dân, là đạo của quân tử; âm hai quan một dân, là đạo của tiểu nhân.”
Về ngũ hành, Khảm thuộc thủy, Ly thuộc hỏa, Kiền Đoài thuộc kim, Chấn Tốn thuộc
mộc, Cấn Khôn thuộc thổ. Phối hợp thêm âm dương thì:
Kiền thuộc dương kim
Đoài thuộc âm kim
Chấn thuộc dương mộc
Tốn thuộc âm mộc
Cấn thuộc dương thổ
Khôn thuộc âm thổ
5.Lịch pháp
5.1 Khái niệm về mốc thời gian - Lịch
Trước hết, người viết không muốn giải thích từ Lịch có nghĩa gì xuất phát từ đâu hay
ngôn ngữ nào mà người viết muốn nói đến khái niệm "lịch". "Lịch" là phép quy định những
khoảng thời gian, mà hiện nay ta thường biết đến là các từ: năm, tháng, ngày, giờ, thế kỉ, ...

24


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Mọi dân tộc trên thế giới đều có khái niệm "lịch" riêng của họ, những khái niệm thời gian
liên quan đến sự lặp lại của mặt trăng, mặt trời, vì sao trên bầu trời, chu kỳ sinh trưởng của
vạn vận trên mặt đất. Dân tộc nào cũng có những từ, ngữ liên quan đến việc đo lường thời
gian cả. Tựu chung, có những khái niệm cơ bản là:
 Ngày: Khái niệm ngày có lẽ có sớm nhất. Từ thuở hoang sơ, muôn loài đều biết
chu kỳ ngày và đêm. Có động vật hoạt động ban ngày, động vật hoạt động ban đêm. Vậy
ngày là khoảng thời gian liên quan đến chu kỳ quay riêng của trái đất. Ban đầu, người ta
không hiểu là trái đất tự quay quanh nó, mà chỉ thấy mặt trời hàng sáng xuất hiện ở một
phương, buổi chiều biến mất ở phương đối diện. Ban ngày từ khi mặt trời xuất hiện đến khi

mặt trời lặn xuống. Ban đêm là thời gian còn lại đến khi mặt trời lại xuất hiện. Một ngày bao
gồm ngày và đêm, như vậy khái niệm một ngày đầy đủ phải là một ngày đêm. Ngày là khái
niệm cơ bản nhất của Lịch.
Để đánh dấu thời gian một ngày, mỗi dân tộc có một cách đánh dấu mốc ban đầu
của ngày khác nhau. Thông thường người ta lấy mốc là khi mặt trời lặn. Nhưng theo quá
trình sinh sống, loài người hiểu ra rằng, có những thời điểm ngày dài hơn đêm, có thời điểm
đêm dài hơn ngày. Nếu lấy mốc là buổi sáng thì sẽ không chính xác vì thế đa số các dân tộc
đều quy ước thời điểm bắt đầu của ngày là giữa đêm. Vì thế khoảng thời gian của ngày sẽ là
khá đồng đều trong năm. Thời điểm mặt trời đứng bóng sẽ là thời điểm giữa của ngày. Dần
dần, người ta dùng các công cụ đo thời gian của ngày như: dùng thùng nước đục lỗ, đùng
đồng hồ cát, dùng đốt khúc cây, dùng đống trấu đốt, mồi rơm .... Và đến ngày hôm nay,
chúng ta dùng đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử.
Để tính các ngày khác nhau, người ta dùng nhiều cách: khắc vào thân cây, cột
nhà, dùng hệ biểu tượng con vật (hệ can chi), dùng thắt nút dây, dùng hoa văn trên trống
Đồng ...
Nếu phải nhớ một tập hợp dài các ngày thì rất khó, vì thế người ta sẽ nhớ một bội
số của ngày để thuận tiện. Một số dân tộc dùng tuần, riêng khu vực Á Đông có khái niệm
Can Chi, một hoa giáp can chi là 60 ngày.
 Tháng: Khái niệm tháng có lẽ xuất hiện sau khái niệm ngày. Trên bầu trời, thiên
thể lớn thứ 2 người ta nhìn thấy bằng mắt chính là mặt trăng, ngoài chu kỳ mọc lặn theo sự
tự quay của trái đất, mặt trăng còn quay quanh trái đất theo chu kỳ. Người xưa cũng đã nhận
ra rằng chu kỳ này hơn 29 ngày (29.53). Chính vì vậy, khoảng thời gian từ hôm hoàn toàn
không trăng (ngày sóc) này đến ngày ko trăng tiếp theo đc gọi là tháng. Người Trung Hoa
gọi là Nguyệt trùng với nghĩa là mặt trăng. Còn người Việt dùng từ Tháng biến âm từ âm cổ
là tlăng, tlăng sau này biến âm thành trăng và tháng. Như vây, tháng đc hiểu theo nghĩa là
tuần trăng. Cũng giống như quy ước ngày, thời điểm trăng tròn nhất là thời điểm giữa tháng,
thời điểm đầu tháng được tính từ thời điểm ngày hoàn toàn không có trăng (ngày Sóc - sẽ
nói rõ hơn ở phần sau).
 Năm: Khái niệm Ngày dễ thấy, nhưng có điều khó hiểu là tại sao lại có ngày
ngắn, ngày dài, ngày nóng, ngày lạnh? Tại sao lúc chính trưa, mặt trời có ngày đứng cao, có

ngày đứng thấp? Tại sao ở chỗ trân trời, chỗ mặt trời mọc lặn mỗi ngày khác nhau? Hiện
tượng thời tiết cũng thay đổi mang tính chu kỳ. Chu kỳ này lặp đi lặp lại sau một khoảng
365 ngày ở cùng một địa điểm quan sát. Nếu lấy bầu trời chứa các vì sao làm mốc quan sát
(so với góc nhìn từ mặt đất) thì rõ ràng mặt trời "đang chuyển động" trên tinh trường (bầu
trời chứa các vì sao). Thời cổ đại, người ta chưa biết được sự chuyển động tương đối này,

25


Bài giảng tử vi cơ bản 2012
chính là do trái đất quay quanh mặt trời gây tạo nên. Quay lại chu kỳ lặp lại của vị trí mặt
trời, thời tiết, chu kỳ đó được gọi là năm.
Khái niệm năm lại có nhiều khái niệm khác nhau.
 Năm thời tiết: Người ta theo dõi và nhận ra rằng: cùng một thời điểm giả định,
khi hết khoảng thời gian mặt trời vẽ lên tinh trường một đường tròn tưởng tượng, đường
tròn đó gọi là đường Hoàng Đạo (đường đi của mặt trời). Có một điểm trên tinh trường
không hề thay đổi vị trí (so với góc nhìn của trái đất), vị trí đó gọi là thiên cực. Vị trí Thiên
Cực được đánh dấu bởi một ngôi sao trong chòm sao Bắc Cực, đường giả tưởng kéo dài
Thiên Trục, tưởng tượng toàn bộ tinh cầu quay quanh thiên trục này. Đường tròn vuông góc
với Thiên Trục là Xích Đạo. Mặt phẳng đường tròn Hoàng Đạo lệch với Thiên Trục một góc
23030'.

Hình 1: Lược đồ chu kỳ của mặt trời theo Thiên văn Á Đông.
Lưu ý: Lược đồ và cách giải thích trong phần này là trên quan điểm thiên văn cổ Á
Đông, lấy điểm quan sát là mặt đất: mặt đất tĩnh, thiên cầu quay, mặt trăng mặt trời
quay.Phần nói về Lịch Pháp hiện đại, sẽ xét trên quan điểm tổng thể vũ trụ.

26



Bài giảng tử vi cơ bản 2012
Khi mặt trời đi đến vị trí H trong tinh cầu, đường đi của mặt trời có phần trên (ban
ngày) nhiều hơn phần dưới (ban đêm) như vậy ngày dài hơn đêm. Người ta gọi thời điểm
này là ngày Hạ chí. Khi mặt trời đi đến điểm H (trong tinh cầu) thì đêm dài hơn ngày, người
ta gọi là ngày Đông chí. Hai điểm X và T thì ngày đêm bằng nhau, gọi là Xuân Phân và Thu
Phân. Vòng tròn của quỹ đạo mặt trời lúc đó gọi là Xích Đạo.
Ta hãy theo dõi mặt trời di chuyển trên đường Hoàng Đạo. Ngày 23 tháng 3, nó
vượt qua điểm Xuân Phân đi từ Tây sang Đông, từ phía nam xích đạo lên phía bắc xích đạo.
Đêm ngày cân nhau, khí trời bắt đầu ấm dần. Rồi mặt trời dần chuyển đến điểm Hạ chí.
Ngày dài dần, mặt trời vượt kinh tuyến lên cao dần (điểm đứng bóng cao dần theo kinh
tuyến). Đến khoảng ngày 21 tháng 6 mặt trời đến điểm Hạ chí rồi dần chuyển đến điểm Thu
Phân. Ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng ngắn dần, thời tiết cũng mát dần. Đến ngày 23 tháng 9
thì đến điểm Thu Phân, ngày và đêm bằng nhau. Rồi sau đó, mặt trời tiến dần xuống phía
nam đường xích đạo. Ngày bắt đầu ngắn hơn đêm, mặt trời thấp dần, thời tiết bắt đầu lạnh
dần. Ngày 22 tháng 12, mặt trời qua điểm Đông chí. Ngày ngắn nhất và mặt trời cũng ở
điểm thấp nhất, Khí hậu lạnh. Mặt trời lại tiếp tục hành trình đến điểm Xuân Phân, ngày lại
dài dần, thời tiết bớt lạnh dần. Đến khi mặt trời đến được điểm Xuân phân thì hoàn thành
một chu kỳ, người ta gọi đó là Năm thời tiết hay là Tuế Chu, người phương Tây còn gọi
là Năm Xuân Phân. Chu kỳ của Năm Xuân Phân dài 365,242200 ngày.
Nhưng thực ra thì điểm Xuân Phân cũng bị dịch chuyển (vẫn là so với tinh cầu-lý
do sẽ được giải thích kỹ ở phần sau). Một năm điểm Xuân phân chỉ dịch chuyển vị trí có
50,256 giây mà thôi (kết quả này là do trắc đạc sau này). Độ dịch của điểm Xuân Phân gọi
là Tuế sai.
 Năm vũ trụ: Thời gian mặt trời đi trọn một vòng Hoàng Đạo được gọi là năm
vũ trụ, nó lệch với năm thời tiết hơn 20 phút.
 Năm thực tiễn - Năm dương lịch: Mục đích chính của Lịch là để báo tin, tính
thời điểm cho hoạt động nông nghiệp. Vậy đơn vị đo năm phải hợp với thời tiết và phải đảm
bảo chứa được một số nguyên của ngày. Ban đầu, người phương Tây sử dụng 365 ngày là 1
năm, 4 năm nhuận 1 lần là năm có 366 ngày. Như vậy, năm trung bình là 365,25 ngày dài
hơn năm thời tiết nên sau này, dương lịch cải tiến thành 400 năm bỏ 1 năm nhuận. Khi đó

năm trung bình dài 365,2425 ngày, dài hơn năm thời tiết 0,0003 ngày. Như thế 3333 năm
sau sẽ phải bỏ tiếp 1 ngày nhuận thì năm thời tiết và năm thực tiễn mới bằng nhau.
Tóm lại:Năm là đơn vị thời gian bao gồm một số chẵn của ngày và phù hợp với chu
kỳ thời tiết. Mỗi khu vực, dân tộc có một định nghĩa năm (chu kỳ, mốc năm) khác nhau
nhưng đều xấp xỉ bằng 1 năm thời tiết. Chỉ có Năm dương lịch là hoàn toàn theo năm thời
tiết và không liên quan đến mặt trăng, còn các loại lịch khác liên quan đến mặt trăng thì
năm thường so le, lệch pha với năm thời tiết
Tên gọi của năm: Tên gọi năm phụ thuộc văn hóa, tôn giáo, dân tộc áp dụng loại
lịch nào. Người Cơ đốc lấy năm Chúa giáng sinh là năm 1 gọi là Công nguyên, năm trước
đó là năm 1 Trước công nguyên (1 BC = 1 TrCN). Người theo đạo Phật lấy ngày Phật đản
sinh làm năm 1, năm 1 Phật lịch là năm 544 tr.CN. Người Hồi giáo lấy năm 622 (sau CN)
làm năm đầu. Các dân Việt Nam - Trung Hoa - Nhật - Hàn ... lấy năm 1 là năm vua lên ngôi
cộng với Niên hiệu của vua đó, đồng thời dùng song song với hệ thống năm Can Chi có chu
kỳ 60 năm lặp lại.

27


×