Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

344420030 phan tich mức độ phat triển của thị trường chứng khoan việt nam sau khi so sanh với một quốc gia khac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.74 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM SAU KHI SO SÁNH VỚI MỘT QUỐC GIA KHÁC

I.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Từ năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát hành trái phiếu kho bạc để
bù đắp thâm hụt ngân sách. Kể từ đó, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức
tài chính và các doanh nghiệp cũng bắt đầu phát hành trái phiếu. Năm 1986, chi
nhanh ở Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập thị trường
giao dịch qua quầy OTC đầu tiên của Trung Quốc tại Thượng Hải. Năm 19879,
giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Thẩm Quyến cũng được Ngân hàng Phát triển
Thẩm Quyến thực hiện. Đến cuối năm 1989, hàng ngàn công ty cổ phần được
thành lập trên khắp đất nước, phát hành số cổ phiếu trị giá 3,8 tỷ nhân dân tệ. Tuy
nhiên, đến 70-80% số cổ phiếu đó là được chuyển đổi từ tài sản cố định có sẵn tại
các doanh nghiệp nhà nước, chỉ một tỷ lệ nhỏ là nguồn vốn mới được huy động từ
phát hành cổ phiếu. Hầu hết các cổ phiếu phát hành được dành cho những doanh
nghiệp có liên quan hoặc người lao động của công ty, chưa đến 2% là dành cho
công chúng đầu tư.
Tháng 12 năm 1990 và tháng 7 năm 1991, hai Sở giao dịch chứng khoan là
Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SHSE) là Sở giao dịch chứng khoán Thẩm
Quyền (SZSSE) lần lượt được thành lập. Cuối năm 1991, có 14 công ty niêm yết
chứng khoán trên hai Sở giao dịch này. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời và hội nhập
chính thức của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào nền kinh tế quốc dân và sự
hoàn chỉnh của thị trường vốn Trung Quốc.
Từ khi ra đời chính thức nă 1991 đến nay, thị trường chứng khoán Trung
Quốc đã trải qua nhiều biến động phức tạp. Có thể chia sự phát triển của thị trường
này thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 1990-1993: Thị trường có nhiều sinh khí. Thị trường
chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động. Do tâm lý háo hức của nhà đầu tư và do



lượng chứng khoán không nhiều, giá cả chứng khoán tăng đột biến, đạt mức đỉnh
điểm vào tháng 8 năm 1993. Thị trường trong giai đoạn này tương đối sôi nổi.
Giai đoạn 2: Từ năm 1993-1996: Hai năm đình trệ. Sau khi đạt mức đỉnh
vào giữa năm 1993, giá chứng khoán liên tục giảm mạnh. Thị trường chứng khoán
Trung Quốc trải qua hai năm đình trệ cho đến giữa năm 1996 khi chỉ số DJ China
đột ngột tăngđến 125%.
Giai đoạn 3: Từ năm 1996-1999: Thị trường chứng khoán có những biến
động phức tạp nhưng chỉ số DJ China luôn nằm ở mức trên 100 điểm. Chính phủ
Trung Quốc thậm chí đã phải thực hiện “giảm nóng” cho thị trường hai lần, vào
tháng 12 năm 1996 và tháng 4 năm 1997. Năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã
phải đặt hạn ngạch cho lượng chứng khoán phát hành. Song song với các mức tăng
trưởng cao, thị trường trong giai đoạn này cũng trải qua những cuộc đình trệ ngắn
hạn. Ở cuối giai đoạn này, thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua cuộc khủng
hoảng và không hồi phục cho đến tháng 5 năm 1999.
Giai đoạn 4: Từ năm 1999 đến nay: Thị trường chứng khoán Trung Quốc
chưa tìm được sinh khí mới. Hàng loạt những cải cách mạnh mẽ từ phía chính phủ
và các nhà quản lý được áp dụng khiến các chủ thể tham gia thị trường thận trọng
hơn và mang tâm lý chờ đợi. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2008 là năm thị trường
chứng kiến đợt suy giảm mạnh nhất trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Sau 5 năm duy trì diễn biến ổn định trong giai đoạn 2009-2013, TTCK Trung Quốc
bắt đầu quá trình tăng điểm nhanh và hình thành “bong bóng” từ tháng 6/2014.
Trong đó, các yếu tố tiêu biểu cho thấy hiện tượng “bong bóng” trên TTCK Trung
Quốc gồm: (i) Một là, chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải (SSEC) đặc biệt
tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2015 và đạt đỉnh 5.166,35 điểm vào ngày 12/6
(tăng 153% trong vòng 1 năm). Chỉ số chứng khoán tổng hợp Thâm Quyến
(SZSC) cũng tăng 180% trong cùng giai đoạn và đạt đỉnh 3.140,66 điểm vào ngày
12/6; (ii) Hai là, khối lượng giao dịch trên thị trường có dấu hiệu tăng dần kể từ
đầu năm 2015, đạt trung bình 43 tỷ cổ phiếu/phiên trên Sở Giao dịch chứng khoán
Thượng Hải, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2014; (iii) Ba là, với khoản nợ

margin kỷ lục và số lượng nhà đầu tư mới tăng mạnh (Trung Quốc đã có thêm 40


triệu tài khoản đầu tư chứng khoán mới được mở trong giai đoạn 5/2014-5/2015),
quy mô vốn hóa thị trường của Trung Quốc đã tăng 3 lần trong năm 2014-2015 và
đạt giá trị 9.601 tỷ USD (tính đến tháng 6/2015), cao gấp 10 lần GDP của Hy Lạp
và lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ (26.701 tỷ USD).

II.

Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời chậm so với các nước trong

cùng khu vực và thế giới, song nó đang thể hiện đầy đủ đúng bản chất của một thị trường,
là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn nhanh nhất và hiệu quả nhất, nhằm đáp
ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời, thông qua việc phát hành các loại chứung khoán. Ngoài
ra, TTCK còn thể hiện là nơi hội tụ đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của nền
kinh tế của một quốc gia thông qua các chỉ số chứng khoán.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập theo Nghị định số
75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) ở
Việt Nam. Chính thức hoạt động từ tháng 4/1997, UBCKNN đã tích cực phối hợp với các
bộ, ngành xây dựng các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đặc biệt là công tác xây dựng
cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý.
Ngày 11/7/1998, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng
khoán và TTCK. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất tại thời điểm đó
điều chỉnh trực tiếp cho hoạt động của TTCK, làm cơ sở cho hàng loạt các thông tư, quyết
định để hướng dẫn cụ thể quy định về hoạt động của TTCK Việt Nam.
Giai đoạn 2000-2005 là những bước đi đầu tiên cho sự phát triển của TTCK Việt
Nam. Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

(TTGDCK TP. Hồ Chí Minh) chính thức khai trương với chức năng chủ yếu là tổ chức
giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yết giao dịch. Để khuyến khích thu hút
các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tham gia TTCK trong giai đoạn đầu, Thủ


tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ưu đãi thuế
đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế giao
dịch chứng khoán… Bên cạnh đó nhằm giảm thiểu các hành vi gây bất ổn thị trường,
Chính phủ ban hành Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và TTCK để đảm bảo mục tiêu vận hành thị trường Công khai – Công
bằng – Minh bạch.
Từ 2001-2003, để phát triển TTCK phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 phê duyệt Chiến
lược Phát triển TTCK đến năm 2010. Ngày 28/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số
144/2003/NĐ –CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP.
Nghị định 144 hiện thực hóa các quy định về hoạt động của TTCK nhằm tạo điều kiện để
phát triển một TTCK vận hành theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngày 19/2/2004, Chính
phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính.
Sau khi TTGDCK TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động được 3 năm, Chính phủ đã
chỉ đạo UBCKNN sớm xây dựng TTGDCK Hà Nội. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính
(UBCKNN) đã triển khai rất tích cực về các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sự con người và
hệ thống. Nhờ vậy, TTGDCK Hà Nội đã chính thức được ra đời vào ngày 8/3/2005.
Nhằm từng bước kiện toàn và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của TTCK, Thủ tướng Chính
phủ ký ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký
Chứng khoán.
Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự kết hợp phát triển TTCK theo chiều rộng và
chiều sâu. Trong giai đoạn này, các tiêu chuẩn của thị trường từng bước được nâng cao
trên các mặt niêm yết, phát hành, công bố thông tin, quản trị công ty. Các Trung tâm
GDCK TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội) được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Sở

GDCK TP. Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội. Năm 2009, thị trường trái phiếu chính
phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa
niêm yết (UPCoM) chính thức đi vào hoạt động, bước đầu góp phần phân định các khu


vực thị trường giữa các Sở GDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh, góp phần tăng
cung hàng hóa và tăng tính thanh khoản cho TTCK, thu hẹp thị trường tự do và phát triển
thị trường trái phiếu.
Hai là, đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp quy từ
khung pháp lý ban đầu, các chính sách đến các quy chế, quy trình cụ thể để vừa xây dựng,
vừa quản lý TTCK trong bối cảnh Nhà nước đang sửa đổi, hoàn chỉnh thể chế kinh tế và
cơ chế quản lý nền kinh tế.
Ba là, TTCK đóng vai trò quan trọng trong vai trò kênh huy động vốn trung và dài
hạn cho ngân sách để phục vụ đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông
qua thị trường, Chính phủ và doanh nghiệp đã huy động được 1,7 triệu tỷ đồng; thị trường
trái phiếu Chính phủ được đánh giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi
tại khu vực Đông Á cũng như khu vực ASEAN + 3. Quy mô thị trường tăng bình quân
trên 20% mỗi năm kể từ năm 2011, mức vốn hóa tăng 580 lần so với những năm đầu
thành lập. Đến nay đã có trên 665 công ty niêm yết, quy mô tăng hơn 300 lần với giá trị
vốn hoá thị trường đạt trên 31% GDP. Quy mô thị trường trái phiếu tăng gần 560 lần với
trên 500 trái phiếu niêm yết. TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài, huy động được 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp, làm tăng khả năng luân
chuyển vốn trong nước, đồng thời huy động một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài...
Bốn là, TTCK đã góp phần tích cực tái cơ cấu và thúc đẩy cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao tính công
khai, minh bạch, quản trị công ty; tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động
của doanh nghiệp, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư.
Năm là, hệ thống tổ chức thị trường ngày càng được nâng cấp và phát triển. Các Sở
GDCK, TTLKCK đã thực hiện chức năng giao dịch, lưu ký, thanh toán chuyển giao
chứng khoán an toàn, chú trọng phát triển công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực,

quản trị nội bộ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho thị trường.


Sáu là, hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi được thực hiện hiệu quả, góp
phần giữ vững ổn định, kỷ cương pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư.
Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển TTCK, có thể khẳng định việc xây dựng
TTCK là chủ trương rất đúng đắn và có tầm nhìn để tạo lập và hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường ở nước ta. khác. Sau 15 năm hoạt động, hiện công tác tái cấu trúc thị trường
đang được triển khai một cách kiên định, hướng tới việc mở rộng các sản phẩm mới và thị
trường mới. Đây là kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, sự đoàn
kết, nhất trí, quyết tâm cao của tập thể UBCKNN, các SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng
khoán, các thành viên thị trường, các cơ quan thông tấn, báo chí.



×