Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Áp dụng biện pháp phòng và trị hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa trên đàn lợn nái, tại trại giống hạt nhân công ty cổ phần Thiên Thuận Tường tỉnh Quảng Ninh. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.57 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
————————————

PHẠM THỊ NGỌC LAN
Tên chuyên đề:
―ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM
TỬ CUNG, MẤT SỮA TRÊN ĐÀN LỢN NÁI, TẠI TRẠI GIỐNG HẠT NHÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN THUẬN TƢỜNG, TỈNH QUẢNG NINH‖

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:

2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
————————————

PHẠM THỊ NGỌC LAN
Tên chuyên đề:
―ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM
TỬ CUNG, MẤT SỮA TRÊN ĐÀN LỢN NÁI, TẠI TRẠI GIỐNG HẠT NHÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN THUẬN TƢỜNG, TỈNH QUẢNG NINH‖

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K44 - TY

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:


2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, học hỏi, rèn luyện
nâng cao tay nghề, em đã luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo và
bạn bè. Đến nay, em đã hoàn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lanh đạo công ty, các cán bộ kỹ thuật,
công nhân viên tại trại giống hạt nhân của công ty CP Thiên Thuận Tường
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này, cũng như học tập rèn luyện nâng cao tay nghề.
Một lần nữa, em xin chúc toàn thể các thầy, cô giáo, sức khỏe, hạnh
phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Ngọc Lan



ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu tổng đàn lợn của trại trong 3 năm (2014 - 2016). ............... 5
Bảng 2.2. Các tiêu chí chẩn đoán viêm tử cung .............................................. 23
Bảng 2.3. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện ......... 24
Bảng 4.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn Thiên Thuận Tường .......... 37
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng bệnh cho lợn của trại ........................................... 38
Bảng 4.3. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh .................................. 42
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các công việc khác ............................................ 42
Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo giống, dòng lợn ........................... 43
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA của đàn lợn nái sinh sản của trại theo
các lứa đẻ ......................................................................................................... 44
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản của trại theo
các tháng .......................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Một số triệu chứng điển hình hội chứng MMA ở lợn nái .............. 46
Bảng 4.9. Hiệu quả của hai loại thuốc trong điều trị bệnh cho lợn nái........... 47


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP

Cổ phần

Cs

Cộng sự


MMA

Mestritis- Mastitis- Aglalacia

Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

Th.S

Thạc sĩ

TT

Thể trọng


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC .........................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập. ...................................................................... 3
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty CP Thiên Thuận Tường. ... 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại. ................................................................. 4
2..1.4. Đối tượng và kết quả sản xuất của cơ sở thực tập. ................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 5
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái ....................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn cái ......................................................... 9
2.2.3. Sinh lý lâm sàng ..................................................................................... 16
2.2.4. Hội chứng MMA ở nái sinh sản ............................................................. 17
2.2.5. Phòng và điều trị .................................................................................... 26
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước......................................... 27
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 27
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 29


v
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. .................................... 31

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 31
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ................................................................ 35
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ........................................................................ 35
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................. 35
4.1.2. Công tác thú y ........................................................................................ 36
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ...................................................... 39
4.1.4. Các công tác khác................................................................................... 42
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề ..................................................................... 43
4.2.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản theo giống, dòng
lợn ..................................................................................................................... 43
4.2.2. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA của đàn lợn nái sinh sản theo lứa đẻ ................ 44
4.2.3. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên dàn lợn nái sinh sản của trại theo các
tháng. ................................................................................................................ 45
4.2.4. Một số triệu chứng điển hình hội chứng MMA của đàn lợn nái ........... 46
4.3. Kết quả điều trị và một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị.
.......................................................................................................................... 47
4.3.1. Kết quả điều trị. ...................................................................................... 47
4.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị................................ 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo đánh giá, hiện nay thịt lợn chiếm 78 - 80% so với các loại thịt khác

trong chăn nuôi, nhu cầu sản phẩm thịt gia cầm chiếm 15%, thịt trâu bò và
thịt khác chiếm 10%. Có thể nói, thịt lợn là thực phẩm không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của Việt Nam. Như vậy, chăn nuôi lợn chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng vì nó cung cấp một lượng lớn thịt, mỡ cho con người, phế
phụ phẩm cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động.
Trong những năm qua, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhập nội
lai tạo, nuôi thích nghi các giống lợn cao sản đã mang lại hiệu quả nhất định,
tạo ra những con lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Dù số lượng
con giống tốt, có năng suất cao không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu giống cho thị trường trong nước. Và sau khi hiệp định TPP được
ký kết thì ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn hơn, tăng sức cạnh tranh
giá cả với thịt lợn nhập nội. Điều đó đặt ra cho ngành cần phải phát triển
nhanh, mạnh, bền vững, quản lý tốt đàn nái sinh sản. Ngoài các yếu tố thức ăn
dinh dưỡng, giống chăm sóc quản lí thì công tác phòng trị bệnh có ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất sinh sản của lợn nái, hạn chế một số bệnh thường
gặp ở đàn nái, góp phần không nhỏ trong việc tăng số lượng, chất lượng thịt
lợn, đem lại kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời để thấy rõ hơn về
các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nhiễm bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về
kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn hiện nay em tiến hành nghiên cứu chuyên đề:


2
“Áp dụng biện pháp phòng và trị hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất
sữa trên đàn lợn nái, tại trại giống hạt nhân công ty cổ phần Thiên Thuận
Tường, Tỉnh Quảng Ninh".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất

sữa (MMA) ở đàn lợn nái tại trại công ty CP Thiên Thuận Tường, thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng xuất sinh
sản của lợn nái
- Xây dựng được phác đồ điều trị và quy trình kỹ thuật phòng ngừa hội
chứng MMA ở lợn nái sinh sản.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi được tình hình mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái sinh sản
và đưa ra biện pháp phòng trị bệnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nắm được các bước, quá trình nhân tố ảnh hưởng tới hội chứng
MMA ở lợn nái nuôi tại trại giống hạt nhân công ty CP Thiên Thuận Tường,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra được các biện pháp điều
trị và phòng ngừa hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Trên cơ sở các đánh giá có ý kiến tư vấn đúng giúp người chăn nuôi
có biện pháp áp dụng kỹ thuật đúng để đảm bảo nâng cao chất lượng, số
lượng đàn lợn ở cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập.
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty CP Thiên Thuận Tường.
Trại giống hạt nhân của công ty CP Thiên Thuận Tường nằm trên địa
phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trại hoạt động từ giữa năm 2012. Là trại lợn tư nhân do ông Trần Hòa làm
chủ đầu tư kiêm giám đốc công ty.

2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.
- Trang trại có tổng diện tích 69 ha, trong đó khu chăn nuôi cùng khu
nhà ở, các công trình phụ khác và đất trồng cây xanh, cây ăn quả, ao hồ chiếm
diện tích 6,5 ha. Diện tích còn lại là đồi núi.
- Khu chăn nuôi chia làm hay khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn
nuôi gà. Trong đó, khu chăn nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho
hơn 600 nái gồm 2 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu, 1 chuồng hậu bị và 2 chuồng cai
sữa. Một số công trình phụ khác phục vụ cho chăn nuôi như: Kho cám, kho
thuốc, phòng pha tinh, phòng sát trùng,...
- Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn.
Trang thiết bị trong chuồng hiện đại, được nhập từ Đan Mạch. Đầu mỗi
chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng
đối với chuồng đẻ thì cuối chuồng còn có hệ thống xử lý mùi và trong chuồng
có hệ thống cảm biến nhiệt độ.
- Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, hệ thống
cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác.
- Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều
được đổ bê tông và có hố sát trùng.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×