Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÁC ĐỒ NỘI TIẾT TỐ CHO THỜI KÌ TIỀN MÃN KINH 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

TRONG CƠ THỂ CHỨA NHIỀU ĐỘC TỐ
Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.
Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.
Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.
Khi gan có vấn đề bạn sẽ dễ bị chuột rút khi đang ngủ tối.
Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để thải độc ra khỏi cơ thể?
Thải độc cho thận
Đồ ăn giúp thải độc cho thận: bí xanh
Bí xanh có hàm lượng nước cao, ăn vào sẽ kích thích thận bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn các chất
độc thải ra ngoài.
Bí xanh có thể nấu canh hoặc xào, nên nấu nhạt, không nên ăn mặn.
Thực phẩm giúp kháng độc cho thận: Củ từ
Củ từ rất tốt cho cơ thể, nhiều chất bổ dưỡng nhưng tốt nhất vẫn là cho thận. Thường xuyên ăn
củ từ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của thận.
Thời điểm bài độc tốt nhất cho thận:
Thời điểm bài độc tốt nhất của thận là 5~7 giờ sáng, cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn
bộ chất độc đều tập chung ở thận, vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để “rửa” thận.
Huyệt giải độc thận: huyệt Dũng Tuyền
Đây là huyệt có vị trí thấp nhất trên cơ thể người, nếu coi cơ thể là một tòa nhà, thì huyệt vị này
chính là đầu ra của ống nước thải, thường xuyên bấm huyệt này sẽ thấy hiệu quả bài độc rất rõ
ràng.
Huyệt vị nằm ở gan bàn chân, ở vị trí 1/3 từ trên xuống không kể ngón chân, huyệt vị này tương
đối mẫn cảm vì thế không nên bấm quá mạnh, chỉ cần bấm đến khi thấy có cảm giác là dừng lại,
tốt nhất nên vừa ấn vừa day, làm liên tục khoảng 5 phút.
Thải độc gan
Ăn thực phẩm có màu xanh: theo thuyết ngũ hành của đông y, thực phẩm màu xanh giúp thông
khí trong gan, có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.
Chuyên gia đông y khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước
chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.



Kỳ tử giúp tăng chức năng gan: ngoài tác dụng giải độc, còn giúp nâng cao khả năng phòng
chống độc của gan.
Thức ăn tốt nhất cho gan phải kể đến kỳ tử, kỳ tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, giúp nâng cao
tính năng khử độc của gan. Cách ăn tốt nhất là nhai sống, mỗi ngày ăn một nắm nhỏ.
Huyệt thải độc gan: là huyệt chỉ thái trung,
huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước phần giao nhau của xương ngón chân cái và ngón bên cạnh trên
mu bàn chân. Dùng ngón tay cái day 3-5 phút, đến khi cảm thấy hơi tê tê là được. Không nên day
quá mạnh, lần lượt day hai bên chân.
Thải độc tim
Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc: thực phẩm đầu tiên nên ăn là tâm sen, tâm sen có vị đắng
giúp làm tiêu tan lửa trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương
khí trong cơ thể, vì thế tâm sen được coi là thực phẩm giải độc tốt nhất cho tim.
Có thể dùng tâm sen để hãm trà, có thể cho thêm ít lá trúc hoặc cam thảo tươi sẽ giúp nâng cao
tác dụng thải độc của tâm sen.
Huyệt vị giúp thải độc tim: là huyệt Thiếu phủ
Huyệt nằm trong lòng bàn tay, vị trí ở giữa xương ngón thứ 4, thứ 5, khi nắm tay lại nó sẽ là vị
trí giữa của ngón tay út và ngón áp út.
Bấm huyệt này có thể dùng lực một chút cũng không sao, làm lần lượt với tay trái và tay phải.
Đậu xanh giúp lợi tiểu, giải độc: Đậu xanh giúp lợi tiểu, thanh nhiệt vì thế giúp thải độc cho tim,
nhưng đậu xanh phải ăn ở dạng lỏng như nước tương hoặc canh đậu xanh thì mới có tác dụng tốt
nhất, bánh đậu xanh tác dụng sẽ tương đối thấp.
Thời điểm tốt nhất để thải độc tim: buổi trưa 11 – 13 giờ là thời điểm tốt nhất. Những thực phẩm
tốt cho tim và giúp thải độc bao gồm phục linh, các loại hạt khô như lạc, macca, hạnh nhân v.v.,
đỗ tương, vừng đen, táo đỏ, hạt sen v.v.
Thải độc tì (lá lách)
Ăn đồ chua giúp thải độc tì: ví dụ như ô mai, giấm là những thực phẩm giúp hóa giải các chất
độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho
chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của tì, có tác dụng kháng độc.
Huyệt vị giúp thải độc tì: là huyệt Thương Khâu,

Huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân, dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy
cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.


Đi bộ sau khi ăn: vận động giúp tì vị tiêu hóa tốt hơn, tăng nhanh quá trình bài độc, việc này cần
duy trì lâu dài mới thấy hiệu quả.
Thời điểm bài độc tì tốt nhất:
Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn ăn vào nếu không được tiêu hóa hoặc
hấp thụ ngay sẽ tiết độc và được tích tụ lại.
Để tốt cho tì, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ
rất có hiệu quả kiện tì, bài độc.
Thải độc cho phổi
Củ cải là thức ăn bài độc cho phổi: trong đông y, đại tràng và phổi có quan hệ mật thiết với nhau,
mức độ bài độc của phổi phụ thuộc vào mức độ thông suốt của đại tràng, củ cải giúp nhuận
tràng, củ cải có thể ăn sống hoặc trộn đều được.
Bách hợp giúp nâng cao khả năng kháng độc của phổi: phổi không thích thời tiết khô vì khi đó
phổi sẽ bị tích lũy độc tố.
Nấm, bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên
dùng trong thời gian dài vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.
Huyệt vị giúp bài độc phổi:
Huyệt vị tốt cho phổi là huyệt Hợp Cốc, huyệt nằm trên mu bàn tay, ở giữa ngón tay cái và ngón
trỏ. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn vào vị trí huyệt vị này là được.
Bài tiết mồ hôi giúp giải độc: Khi ra nhiều mồ hôi, mồ hôi sẽ giúp bài tiết các chất độc ra khỏi cơ
thể, làm chúng ta thấy dễ chịu, thoải mái.
Ngoài việc vận động còn có thể tắm bằng nước nóng để ra nhiều mồ hôi. Cho vào nước tắm ít
gừng tươi và tinh dầu bạc hà sẽ giúp bài tiết nhiều mồ hôi hơn, thải các chất độc nằm sâu trong
cơ thể ra ngoài.
Hít thở sâu:
Mỗi khi hít ra thở vào, trong phổi vẫn có một chút khí không được đẩy ra ngoài, những khí tồn
đọng này cũng chính là một loại độc tố đối với nguồn không khí mới, nhiều chất dinh dưỡng

được hít vào cơ thể. Chỉ với một vài cái hít thở sâu sẽ giúp loại bỏ bớt các khí tồn đọng này.
Thời điểm bài độc cho phổi tốt nhất là vào 7-9 giờ sáng. Thời điểm này rất tốt để thải độc thông
qua vận động. Vào thời điểm phổi đang sung sức nhất, bạn có thể đi bộ sẽ giúp tăng khả năng bài
độc của phổi.
Bảng công việc của các cơ quan trong cơ thể
1. Từ 9-11 giờ tối là thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này nên ở
những nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc.


2. Từ 11 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm bài độc của gan, cần thực hiện khi đang ngủ say.
3. Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm bài độc của mật, cần thực hiện khi đang ngủ say.
4. Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm bài độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ
dội nhất, vì công việc bài độc đã đến phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh
hưởng đến quá trình bài độc.
5. Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, nên đi đại tiện vào thời điểm này.
6. Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua
bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước
7:30. Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10
giờ thì cũng vẫn nên ăn.
7. Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên
thức đêm!
Thì ra đây đều là những cảnh báo của cơ thể!
Hãy nhanh tiến hành bài độc để có một cơ thể khỏe mạnh!
Quỳnh Chi

Tự chữa tê chân do lệch L45.
Hôm qua thấy có bạn đăng lên phây nhờ cộng đồng giúp cho mẹ bạn ý bị tê chân đi lại khó khăn
do lệch L45 1 độ. Đã có nhiều người góp ý. Đây là cách của KN. Tự chữa, không dùng thuốc.
Đây là trường hợp KN đã bị, đã tự chữa. Và đã chia sẻ lên tường rồi. Tìm lại bản tin của bạn trẻ
kia để góp ý. Tìm mãi mà không thấy. Nếu có duyên thì bạn ý sẽ liên lạc được với KN. Pp đơn

giản, dễ làm, không dùng thuốc.
TỰ CHỮA TÊ CHÂN ĐI LẠI KHÓ KHĂN DO LỆCH L45
Đây là phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp rất đơn giản, không dùng thuốc.
Dụng cụ:
- Máy sấy tóc (nhà nào cũng có. Nếu chưa thì mua)
- Máy dò huyệt KT2 (có bán ở các cửa hàng dụng cụ y tế gia đình).
Mô tả tí về máy này. Máy dùng 2 pin 1,5V. Phát xung điện hình gai nhọn 2 pha (xoay chiều). Có
núm điều chỉnh tần số và cường độ dòng. Thường sử dụng tần số 15-20 Hz, dòng 10-15 micro A
(1 micro A = 0,000.001 A). Lúc đầu dùng dòng thấp, sau tăng dần lên.
Cách làm:
Sáng ngủ dạy thường bị đau, đi lại khó khăn.
1. Ta dùng máy sấy tóc, sấy ấm nóng vùng sống lưng từ thắt lưng đến xương cùng và vùng lân
cận hai bên. Vừa sấy vừa dùng tay xoa các đốt sống ấy. Làm vài phút, khí huyết lưu thông, đã
thấy dễ chịu, giảm đau rồi.
2. Sau đó, cầm máy dò huyệt KT2, quẹt đầu dò vào vùng sống lưng từ thắt lưng đến xương cùng
và vùng lân cận hai bên, các chỗ mấp mô của xương chậu. Quẹt đi quẹt lại. Chỗ nào thấy dễ chịu
thì làm kỹ hơn. Xuất hiện một đường cảm giác dễ chịu (khó tả) chạy từ chỗ quẹt xuống bàn chân


hoặc lên đầu. Giảm đau rõ rệt. Đi lại dễ dàng hơn.
3. Kết hợp tập các động tác vận động các khớp cột sống, gồm xoay uốn, cuối, nằm ép gối.
GHI CHÚ:
* Ngày làm 3 lần (sáng, chiều, tối). Nếu mới đau làm ngay thì 3-4 ngày khỏi. Nếu đã bị lâu thì
phải kiên trì. Đi đâu đem máy KT2 theo (nó chỉ dài 1 gang tay thôi), thi thoảng lấy ra dùng.
* Sau khi ổn định có thể ngày làm 1 lần vào buổi sáng khi ra khỏi giường.
* Bài này đầu tiên làm cho chính KN. Sau mở rộng cho các chứng đau do cột sống thoái hóa, kể
cả đau thần kinh tọa. Đã làm cho các tăng ni ở một chùa. Hiệu quả tốt. Làm được với các ca cột
sống đã đại phẩu thuật - bị đóng đinh, bó dây thép, đổ xi măng. Tuy nhiên, với các ca này chỉ
làm giảm đau được thôi vì các dị vật đưa vào người không phải là của cha sinh mẹ đẻ, nó quậy
phá.

* Kì Nam trình bày như thế nghỉ là cũng đủ ạ. Các bạn cứ làm rồi chia sẻ lại. Ai chưa rõ thì đến
CLB DC Thanh Bình họp ở phường Mỗ Lao (q Hà Đông) vào sáng CN 11/03/2017, KN sẽ
hướng dẫn trực tiếp.



……
CHỮA TẮC TIA SỬA
Đêm 30 Tết Đinh Dậu (2017), đang chuẩn bị đón giao thừa thì điện thoại kêu.
- Bác giúp cháu với.
- Có việc gì vậy ạ.
- Con cháu vừa đẻ xong, tắc tia sửa. Vú căng, sưng, làm đủ các kiểu vẫn chưa được.
- Cháu đang ở đâu.
- Cháu ở SG. Vậy làm sao giúp được. Cháu biết môn Diện chẩn không.
- Sơ sơ
- Vậy được rồi
Thế là lấy máy tính ra vẽ hình rồi gửi vào SG, kịp trước giao thừa.
Chân chưa kịp rửa. Vội mà. Thế cũng xong mô hình đồng ứng ngón chân với vú để chữa tắc tia
sửa.
Mồng 8 Tết bà ngoại của cục cưng thông báo trên tường:
Cháu cảm ơn ông thật nhiều ạ....mami cháu rất nhiều sữa...hàng ngày cháu chỉ bú mẹ mà vẫn dạt
dào sữa ông ạ...cả nhà cháu cảm ơn ông ạ...
-------Có nhiều phác đồ chữa chứng này. Đây là phác đồ của tháy Bùi Quốc Châu.
Làm đồng thời trên mô hình đồng ứng: Hơ nóng bóp vê bụng ngón chân giữa & ngón trỏ ( đồng
hình vú.).




…………………….

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HUYỆT
Thứ Hai, 18/7/2011, 15:40
Trên lâm sàng, việc châm đạt hiệu quả hay không, phụ thuộc khá nhiều vào việc xác định đúng
vị trí huyệt, vì có nhiều khi, chẩn đoán đúng bệnh, nhưng châm không đúng huyệt thì hiệu quả
cũng không thể đạt được. Vì vậy, cần phải nắm vững phương pháp lấy huyệt cho chính xác.
Bằng những kinh nghiệm tỉ mỉ và lâu dài, các nhà châm cứu xưa và nay đã tìm ra một số phương
pháp giúp lấy huyệt như sau.
1- Phương pháp Đo lấy Huyệt. Phương pháp này có hai cách:
a) Chia đoạn từng phần cơ thể.
Phương pháp này gọi là “Cốt Độ pháp” được ghi tỉ mỉ trong thiên “Cốt Độ” (Linh Khu 14). Theo
đó:
• Cơ thể con người được chia 38 phần ngang và dọc.
• Chiều cao mọi người từ đầu đến chân là 75 thốn.
• Thốn được phân bằng 1/75 chiều cao của mỗi người.
Cụ thể được phân chia như sau:
- Từ chân tóc trán đến chân tóc gáy: 12 thốn
- Giữa hai góc tóc trán (hai huyệt Đầu Duy): 9 thốn
- Giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy: 12 thốn
- Giữa hai lông mày (Ấn đường) đến chân tóc trán: 3 thốn
- Chân tóc gáy đến huyệt Đại chùy: 3 thốn


- Giữa hai huyệt Hoàn cốt (giữa hai mỏm trâm chũm): 9 thốn
- Từ bờ trên xương ức (huyệt Thiên đột) đến góc hai cung sườn (huyệt Trung đình): 9 thốn
- Từ huyệt Trung đình đến giữa rốn (huyệt Thần khuyết): 8 thốn
- Giữa rốn đến bờ trên xương mu (huyệt Khúc cốt): 6,5 thốn
- Khoảng cách giữa hai đầu vú: 8 thốn
- Khoảng cách của hai góc trên - trong xương bả vai: 6 thốn
- Đỉnh của nách tới bờ xương cụt (huyệt Chương môn): 12 thốn
- Từ huyệt Chương môn đến huyệt Hoàn khiêu (ngang mấu chuyển lớn): 9 thốn

- Từ huyệt Hoàn khiêu đến đỉnh ngang bờ trên xương bánh chè (huyệt Hạc đỉnh): 19 thốn
- Từ huyệt Đại chùy (dưới mỏm gai đốt sống cổ 7) đến bờ dưới xương cùng: 30 thốn
- Từ ngang đầu nếp nách trước đến ngang khớp khuỷu tay: 9 thốn
- Từ ngang đầu nếp nách sau đến ngang khớp khuỷu: 9 thốn
- Lằn chỉ cổ tay đến lằn chỉ khớp khuỷu trước: 12,5 thốn
- Ngang khớp khuỷu sau đến ngang khớp cổ tay: 12 thốn
- Lằn chỉ cổ tay đến khớp bàn tay: 4 thốn
- Từ huyệt Khúc cốt đến ngang bờ trên lồi cầu trong xương đùi: 18 thốn
- Từ huyệt Âm Lăng tuyền (ngang bờ dưới lồi củ trong xương chầy) đến đỉnh cao mắt cá chân
trong: 13 thốn
- Từ nếp nhượng chân (huyệt Ủy trung) đến đỉnh mắt cá chân ngoài: 13 thốn
- Từ bờ sau gót chân đến đầu ngón chân thứ hai: 12 thốn
- Từ ngang lồi cầu cao nhất của mắt cá chân trong đến mặt đất: 3 thốn
Cách phân chia theo tiết đoạn này tương đối dễ lấy và định huyệt một cách nhanh chóng, ngoài
ra còn tránh được sai lệch do sự cấu tạo của thân thể người bệnh và thầy thuốc. Thí dụ, người
bệnh có tay chân quá dài, lấy theo thốn tay dễ bị sai lạc.
b) Cách dùng các phần ngón tay người bệnh để đo.
Cách đo này, người xưa gọi là “Đồng Thân Thốn”.
• Đồng Thân Thốn là gì? Bảo người bệnh co đầu ngón tay giữa vào cho chạm đầu ngón tay cái
thành hình vòng tròn, chỗ tận cùng bề ngang của hai lằn chỉ lóng giữa ngón tay trỏ được gọi là 1
đồng thân thốn, và thường được gọi tắt là 1 thốn.
• Chiều ngang 4 ngón tay: bảo người bệnh duỗi bàn tay, ép sát 4 ngón tay (trừ ngón cái ra), bề
ngang tính từ ngón út đến ngón trỏ được tính là 3 thốn. Cách đo này thường dùng để lấy những
huyệt có bề dài khoảng cách 3 thốn.
Thí dụ, huyệt Tam Âm giao (cách đỉnh mắt cá chân trong 3 thốn - để ngang 4 ngón tay lên đỉnh
mắt cá chân trong, cuối của 4 ngón tay này là huyệt); Huyền chung (Đ.39)...
• Chiều ngang của 3 ngón tay (trừ ngón cái và ngón út) được coi là 2 thốn. Cách này dùng để lấy
các huyệt có khoảng cách 2 thốn, như huyệt Thủ Tam lý (Đtr.10), Phục lưu (Th.7), Nội quan
(Tb.6)...
• Chiều ngang của 2 ngón tay giữa và trỏ tương đương 1,5 thốn.

• Chiều ngang qua gốc ngón tay cái (chỗ cao nhất khi gập ngón tay lại), tương đương 1 thốn,
cũng gọi là 1 khoát.


Theo tạp chí “Thông tin Y học Cổ truyền Dân tộc” số 45/1984 về các loại thốn để đo đối với
người Việt Nam cao trung bình 1m58 thì:
· Chiều dài trung bình thốn của đốt ngón tay giữa (thốn): 2,11cm.
· Chiều dài trung bình thốn ngang 4 ngón tay: 2,2cm.
· Chiều dài trung bình thốn ngang ngón cái (khoát): 2,0cm.
Tỷ số chênh lệch giữa các loại thốn trên là vào khoảng 0,1cm (0.5%), và đối với thống kê học,
thì tỷ số chênh lệch này không đáng kể và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong khoảng cách
ngắn thì còn ít sai số và chênh lệch nhưng càng nhiều thì tỷ số càng lớn và sai sót càng nhiều. Vì
vậy, nên dùng cách đo này khi cần đo khoảng cách ngắn mà thôi.
c) Phương pháp dùng các mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên.
Có rất nhiều vị trí gắn liền với một mốc điểm của giải phẫu cơ thể, vì vậy có thể dùng ngay
những vị trí xác định đó làm chuẩn để định huyệt cho chính xác.
(i) Dựa vào các cấu tạo cố định: tai, mắt, mũi, miệng... Thí dụ, huyệt Tình minh (Bq.1), ở sát
khóe mắt trong; huyệt Thừa tương (Nh.24) ở đáy chỗ lõm giữa môi dưới.
(ii) Dựa vào các nếp nhăn của da làm mốc. Thí dụ, huyệt Đại lăng (Tb.7) ở giữa nếp gấp cổ tay
trong; huyệt Ủy trung (Bq.40) ở giữa nếp gấp nhượng chân.
(iii) Dựa vào đặc điểm xương làm mốc. Thí dụ, huyệt Dương khê (Đtr.5) ở đầu mỏm trâm quay;
huyệt Đại chùy (Đc.14) ở dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ thứ 7...
(iv) Dựa vào gân, cơ làm chuẩn. Thí dụ, huyệt Thừa sơn (Bq.57) ở đỉnh góc tạo nên bởi hai thân
cơ tiếp giáp nhau và cùng bám vào gân gót chân; huyệt Tý nhu (Đtr.14) ở ngang chỗ bám của cơ
delta vào xương cánh tay.
(v) Lấy Huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận: phương pháp này đòi hỏi người bệnh
phải thực hiện một số động tác nhất định, như co tay lại, cúi đầu xuống... Thí dụ, co tay vào ngực
để lấy huyệt Khúc trì (Đtr.11); đứng thẳng người, tay áp vào đùi để lấy huyệt Phong thị (Đ.31);
cúi đầu xuống để lấy huyệt Á môn (Đc.15).
d) Lấy Huyệt dựa vào cảm giác của người bệnh.

(i) Theo cảm giác của người bệnh: vì huyệt là nơi dễ nhạy cảm và có phản ứng khi có bệnh, do
đó, khi sờ ấn lên vùng huyệt, chỗ nào có biểu hiện đau nhiều nhất, đó thường là vị trí huyệt rõ
nhất.
(ii) Theo cảm giác của thầy thuốc: khi cơ thể có bệnh, huyệt là nơi thông tin mạnh nhất, vì vậy,
nó có thể thay đổi một số hình thái mà dùng mắt thường hoặc cảm giác ở tay có thể nhận biết
được - chỗ huyệt đó mềm hơn, cứng hơn, nóng đỏ...
Phương pháp dựa trên cảm giác tương đối khá dễ, nhưng còn nhiều hạn chế:
· Không thể áp dụng cho trẻ nhỏ vì chúng chưa đủ trình độ mô tả chính xác các cảm giác khi
được hỏi.
· Thầy thuốc không có kinh nghiệm khó có thể nhận thấy những thay đổi đặc biệt nơi các huyệt
trong cơ thể bệnh.
e) Dựa vào máy móc kỹ thuật hiện đại.
(i) Dựa vào đặc tính thay đổi của từng huyệt, nhất là sự thay đổi điện trở của huyệt, các nhà


nghiên cứu đã chế ra các máy đo điện trở để tìm ra vị trí của huyệt một cách tương đối nhanh
chóng và chính xác. Phương pháp này bảo đảm nhiều mặt thiếu sót của thầy thuốc, nhưng không
phải là mọi thầy thuốc đều có điều kiện sắm máy cũng như không phải máy nào cũng có độ
chính xác cao.
(ii) Dựa vào đặc điểm thay đổi cảm giác của huyệt, nhất là các dấu hiệu đau khi ấn vào huyệt,
người ta đã chế ra các loại que dò giúp dễ ấn tìm ra vị trí huyệt, nhất là khi tìm kiếm huyệt có vị
trí đường kính nhỏ, như huyệt ở vùng mặt (diện châm), hoặc ở loa tai (nhĩ châm)...
Trên thực tế lâm sàng, muốn chọn huyệt nhanh và chính xác, phải tùy theo vị trí huyệt mà chọn
dùng một trong số những phương pháp nêu trên hoặc phối hợp cùng lúc 2 - 3 cách để hỗ trợ cho
nhau. Thí dụ, tìm huyệt Nội quan (Tb.6):
· Có thể dùng 3 ngang ngón tay (2 thốn) đo từ giữa lằn chỉ cổ tay trong lên.
· Gấp bàn tay vào cẳng tay cho gân cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé nổi rõ dưới mặt da để dễ lấy
huyệt.
Như vậy, vừa phối hợp được cách lấy huyệt theo y học cổ truyền vừa theo cách lấy huyệt theo
giải phẫu học của y học hiện đại.

Lương y Nguyễn Kỳ Nam
Địa chỉ: 46, Phan Bội Châu, phường 7, thành phố Cà Mau
Tel: (0780) 383.1930; Mobile: (09) 1399.8138; e-mail:



……………….
CHỮA HO DAI DẲNG SAU CÚM BẰNG CỨU NGÃI
Tg: Bs. Lâm Hữu Hòa
Hàng năm, thời điểm giao mùa giữa thu và đông là thời điểm nhiều người dễ mắc bệnh, đặc biệt
là các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh cúm.
Những người có khả năng miễn dịch tương đối thấp, sau khi bị cúm, dễ bị ho phản phục. Những
người này thường có thể chất hư hàn. Ho thường nhẹ, không dữ dội, nhưng dai dẳng. Có người
ho kèm khạc ít đờm loãng, trong; có người ho không có đờm; có người buổi sang ngủ dậy, có
cảm giác ngứa họng và ho. Dùng kháng sinh không cải thiện được nhiều, nên nhiều người dùng
vài đợt kháng sinh vẫn không dứt ho. Đông Y cho rằng: kháng sinh có tính chất hàn, vì vậy
không nên dùng dài ngày cho những người hư hàn. Châm cứu, giác hơi làm ấm các huyệt có tác
dụng tương đối tốt.
Cứu ngải là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao, không có tác dụng phụ lại đơn giản, thích
hợp thực hiện ở nhà nhưng cần kiên trì. Sau thời gian điều trị bằng phương pháp cứu ngải, ngoài
việc khỏi ho, còn có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng kháng bệnh.
Để điều trị ho sau cúm, các huyệt thường dùng là: LIỆT KHUYẾT, XÍCH TRẠCH và PHẾ DU.
I- CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT
LIỆT KHUYẾT:
Vị trí: Ở trên cổ tay phía ngón cái, cạnh ngoài mặt trước đầu xương quay, trên nếp gấp cổ tay 1,5
thốn.
Cách xác định huyệt: hai lòng bàn tay úp vào nhau, hai hổ khẩu giao nhau. Khi bàn tay phải (của
thày thuốc) ở phía trên thì đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải sẽ trỏ đúng huyệt Liệt Khuyết của
tay phải (của bệnh nhân) và ngược lại.
Bệnh nhân tự xác định theo cách sau:



Giao hổ khẩu 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ - chỗ có mạch đập
(KN, xem hình).
XÍCH TRẠCH:
Vị trí: ở nếp gấp trước khuỷu tay, cạnh ngoài gân của cơ nhị đầu cánh tay, gần giữa, về phía
xương quay.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn, cánh tay đưa ngang ra, khuỷu tay hơi gấp, trên khuỷu tay hiện
rõ một gân lớn, ở cạnh ngoài gân đó (phía xương quay), có một chỗ lõm, đó là huyệt.
PHẾ DU:
Dưới gai đốt sống lưng 3 (D3), đo ngang ra 1,5 thốn.
II- CÁCH CỨU:
Để đầu điếu ngải được đốt cháy cách huyệt khoảng 1,5-2 cm. Mỗi huyệt cứu khoảng 3-5 phút.
Khi cứu, nếu thấy nóng rát thì đưa điếu ngải qua-lại, lên-xuống, tránh bị bỏng.
Để làm tăng hiệu quả điều trị, trước khi cứu, nên day các huyệt. Dùng đầu ngón tay cái day các
huyệt Liệt Khuyết và Xích Trạch (hai bên), mỗi huyệt day khoảng 30 lần. Gấp ngón tay trỏ, dùng
phần mu đốt thứ 2 của ngón trỏ day huyệt phế du khoảng 30 lần; Dùng mặt bụng 2 ngón tay cái
miết lên-xuống từ huyệt phế du dọc bờ trong của xương bả vai khoảng 30-50 lần.
Để làm tăng tác dụng làm ấm phổi, nên hơ ngải cho nóng rát phản chiếu phổi ở bàn tay và bàn
chân; Dán Salonpas lên vùng liên bả vai (phóng chiếu của hai rốn phổi, huyệt Phế Du và phía
dưới)
BS LÂM HỮU HÒA
2015 年 11 年 20 年年年年












×