Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng và một số chỉ tiêu sinh học của một phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.49 KB, 74 trang )

1

Bộ Giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
------- ------

Hồ Thị Ngân

Thực trạng và một số chỉ tiêu sinh học của phụ nữ
thời kỳ tiền mÃn kinh và mÃn kinh ở nghệ an
luận Văn thạc sĩ sinh học
Chuyên ngành: sinh häc thùc nghiƯm
M· sè: 60.42.30
Ngêi híng dÉn khoa häc: TS. Hoàng Thị ái Khuê

Vinh - 2009

Lời cảm ơn

Luận văn này đà đợc hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô
giáo: TS. Hoàng Thị ái Khuê, Ths Ngô Thị Bê Trờng Đại học Vinh, ó
hớng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong sut quá trình lm lum lun vn em xin
chân thành cảm ơn cô.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:


2

Ban Giám hiệu Trờng Đại học Vinh
Khoa Đào tạo Sau đại học Trờng Đại học Vinh
Khoa Sinh học Trờng Đại học Vinh


Bộ môn Sinh lý Ngời và Động vật - Khoa Sinh học - Đại Học Vinh
Tập thể các bác, các chú, các cô công tác tại các trạm y tế, các
trung tâm ở Con Cuông, Quỳnh Lu, thành phố Vinh.

Xin biết ơn sự hy sinh, động viên, giúp đỡ của chồng, con, bố
mẹ gia đình nội ngoại và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng
nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng xin khắc sâu ơn mẹ ngời đang ở rất xa con nhng luôn
ở trong trái tim con, mẹ à!Đây cã lÏ lµ mãn quµ cã ý nghÜa nhÊt mµ
con dành tặng mẹ nhng đà quá muộn, con xin lỗi đáng lẽ con phải
tặng mẹ sớm hơn.
Vinh, 31 tháng 12 năm 2008
Hồ Thị Ngân


3

MỤC LỤC
Trang
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các bảng trong luận văn
iv
Danh mục các biểu đồ trong luận văn
1
MỞ ĐẦU

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. Định nghĩa và thuật ngữ liên quan đến mãn kinh
3
1..1.1. Định nghĩa mãn kinh
3
1.1.2. Quanh mãn kinh
4
1.2. Sơ lược lịch sữ nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
4
1.2.1. Lịch sữ nghiên cứu trên thế giới
5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
6
1.3. Thực trạng tiền mãn kinh, mãn kinh
6
1.3.1. Tuổi mãn kinh trung bình
8
1.3.2. Tình hình sức khoẻ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
9
1.4. Thực trạng thay đổi sinh lý ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
1.5. Một số nguyên nhân và biểu hiện rối loạn thường gặp ở tuổi tiền 12
mãn kinh và mãn kinh
12
1.5.1. Nguyên nhân
1.5.2. Một số biểu hiện rối loạn thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh, 14
mãn kinh
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

22
22
22
22
Trang
22
23
24

3.1. KẾT QUẢ
3.1.1. Thực trạng độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở địa điểm nghiên cứu 24
26
3.1.2. Một số chỉ số sinh học của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
3.1.3. Một số biểu hiện và bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh và 37
mãn kinh ở các địa điểm nghiên cứu


4

43
3.2. BÀN LUẬN
3.2.1. Thực trạng độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở địa điểm 43
nghiên cứu
46

3.2.2.Một số chỉ số sinh học của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
3.2.3. Một số biểu hiện và bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh và 51
mãn kinh ở các địa điểm nghiên cứu
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

60
62
64
65
70

MỞ ĐẦU
Trong cuộc đời, cơ thể người phụ nữ trải qua bảy giai đoạn: sơ sinh, nhi
đồng, dậy thì, trưởng thành, tiền mãn kinh, mãn kinh và già. Trong đó tiền
mãn kinh, mãn kinh là hai giai đoạn thay đổi có tính chất đặc trưng trong đời
người phụ nữ [32].
Nửa đầu thế kỷ XX, tuổi thọ bình quân của phụ nữ khoảng 50 tuổi, khi
đó đại đa số phụ nữ sau khi kết thúc tuổi sinh đẻ không lâu đã bị qua đời. Một
trong những nguyên nhân chính là do chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ sức khoẻ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở nữ giới [7].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình hình dinh dưỡng và điều
kiện sinh hoạt cũng được cải thiện. Tiến bộ y học đã kéo dài tuổi thọ bình
qn của lồi người trên tồn thế giới nên sau khi mãn kinh phụ nữ sống tiếp
20-30 năm, chiếm 1/3 đến 2/5 cuộc đời [24]. Vì vậy trong những năm gần đây
tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh đang trở thành một đối tượng được ưu tiên
chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. Tuổi mãn kinh có liên quan đến nhân tố khí

hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình xã hội, nơi cư trú có độ cao so với
mực nước biển [34]...Người có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt
điều độ thói quen vệ sinh tốt thì tuổi mãn kinh kéo dài hơn. Ngược lại, trong


5

thời gian dài không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, trọng lượng nhẹ sống ở
cao nguyên nghiện thuốc thì tuổi mãn kinh sẻ sớm hơn. Thời kỳ quá độ mãn
kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong
một năm hoặc kéo dài hai đến bốn năm.
Dù là xảy ra đột ngột hay kéo dài thì thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh là
một trong những giai đoạn chuyển tiếp mà người phụ nữ nào cũng phải trải
qua. Đối với một vài người thời kỳ này đi qua suôn sẻ, gần như chẳng có triệu
chứng gì, nhưng có nhiều người có nhiều triệu chứng rất khó chịu do sự mất
điều hồ của công năng hệ thống thần kinh thực vật và sự co thắt mất ổn định
của mạch máu. Trong số bệnh lý được phát hiện thì đứng hàng đầu vẫn là
những bệnh nhiễm trùng: Viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, lộ
tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm âm hộ và viêm nội mạc tử cung.... Các
bệnh nói trên xuất hiện chiếm 77,2% trong lứa tuổi 46-65 [16]. Trong thực tế
thành phần dân số này rất cần được chăm sóc, họ khơng những đã góp nhiều
cơng sức vào việc tạo dựng nền tảng hạnh phúc, sự bền vững gia đình, ni
dạy thế hệ tương lai cho đất nước mà cịn góp phần khơng nhỏ vào sự phát
triển kinh tế xã hội, khơng ít người đây là thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp.Vì
vậy giữ gìn tốt sức khoẻ thời kỳ mãn kinh tạo điều kiện cho phụ nữ có điều
kiện tích luỹ kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống giảm nhẹ hoặc kéo chậm
lại những phiền nhiễu do bệnh tật gây ra, dự phòng khả năng phát bệnh, đảm
bảo sức khoẻ tốt để phát huy sự thông minh tài cán trên cương vị công tác, tiếp
tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Đây khơng chỉ là tâm nguyện của phần
lớn phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh, mà cịn trách nhiệm của những người làm

cơng tác khoa học là nhu cầu tiến bộ xã hội, thịnh vượng quốc gia dân tộc [25].
Để góp phần cải thiện sức khoẻ, tìm hiểu thời điểm và một số chỉ tiêu
hình thái sinh lý của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài .


6

“ Thực trạng và một số chỉ tiêu sinh học của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh
và mãn kinh ở Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá thực trạng tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.
2. Xác định một số chỉ số sinh học ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.
3. Tìm hiểu các biểu hiện và bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở
phụ nữ.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN MÃN KINH

1.1.1. Khái niệm mãn kinh
Trong giai đoạn chuẩn bị cho sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của
người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đó là những sự thay đổi về tinh thần, sức
khỏe, cũng như những sự thay bên trong và bên ngoài cơ quan sinh dục. Có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề mãn kinh. Từ tháng 10 năm 1999
Hiệp hội Y học về mãn kinh quốc tế đã đi đến thống nhất định nghĩa về mãn
kinh là: sự chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt và buồng trứng ngừng rụng trứng
vĩnh viễn ở phụ nữ trong độ tuổi 45-55 tuổi trở lên. Khi đó có sự thiếu hụt
hormon estrogen trầm trọng trong cơ thể người phụ nữ [17], [60].
1.1.2. Quanh mãn kinh

Khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn
quanh mãn kinh cho đến 12 tháng sau chu kỳ sinh lý cuối cùng [32 ].


7

Chu kỳ kinh cuối cùng
(Mãn kinh)
Tiền mãn kinh

Hậu mãn kinh

Quanh mãn kinh
12 tháng
Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn trước, quanh và sau mãn kinh
(Nguồn: OMS, 1996) [68]
* Tiền mãn kinh
Chỉ thời kỳ bắt đầu khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu
tiên của rối loạn mãn kinh, thường khoảng từ 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ
sinh lý cuối cùng. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động sinh sản sang
thời kỳ mãn kinh thật sự. Thời kỳ này trung bình kéo dài 3-5 năm [33], [35],
*Thời kỳ hậu mãn kinh
Bắt đầu tại thời điểm mãn kinh và kết thúc vào độ tuổi 65 trước khi
chuyển sang giai đoạn già lão [33], [35]
1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỮ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Năm 1500 trước Công nguyên [60], đã có những mơ tả đầu tiên về triệu
chứng bốc hoả ở phụ nữ mãn kinh (Ai cập, Papyus Ebes). Các rối loạn quanh
mãn kinh đã được các tác giả mô tả và công bố vào những năm 1970.Titis,

1710; Buehl, 1772 và Regemann, 1773 nghiên cứu về các rối loạn quanh mãn
kinh (RLQMK). Năm 1727, một tác giả khuyết danh soạn thảo một bảng


8

hướng dẫn cho các phụ nữ về các RLMK (climateric), nhưng chưa dùng đến
từ "quanh mãn kinh"[60].
Vào năm 1730, một từ điển y học tiếng Anh đưa ra từ "quanh mãn kinh”
để chỉ các phụ nữ lớn tuổi. Năm 1776, báo cáo khoa học đầu tiên về các
RLMK được xuất bản (Fothergill) [62].
Từ năm 1816- 1893, các cơng trình đã nghiên cứu nhiều về hiện tượng
mãn kinh và các rối loạn xung quanh hiện tượng này. Năm 1816, nhà phụ
khoa người Pháp De Gardanne (theo [26] )đưa ra từ ménopausie (mãn kinh),
sau đó được rút gọn thành ménopause (mãn kinh). Năm 1827, thuật ngữ
"climateric" để chỉ tình trạng rối loạn quanh mãn kinh ở phụ nữ lần đầu tiên
xuất hiện trong một sách giáo khoa về phụ khoa bằng tiếng Anh. Năm 1857,
Tilt (theo [26])soạn thảo cuốn sách bằng tiếng Anh về các rối loạn quanh mãn
kinh, trong đó đưa ra giả thuyết rằng: các triệu chứng của rối loạn quanh mãn
kinh được gây ra bởi tình trạng "thối hố của buồng trứng". Năm 1892,
Florante [55] ghi nhận vai trò sinh lý nội tiết hoàng thể. Năm 1893, Resgis
( Theo [26]) báo cáo về điều trị rối loạn tâm lý trong thời kỳ quanh mãn kinh
bằng tiêm dưới da chất chiết xuất từ buồng trứng .
Từ năm 1990 đến nay, các nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu các cơ
chế sinh lý của hiện tượng tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ. Năm 1900,
Knonenberg F [63] đã chứng minh trên thực nghiệm tác dụng nội tiết của
buồng trứng trên đường sinh dục. Năm 1921, Efstratiadé M [54] đưa ra giả
thuyết về tác dụng của thùy trước tuyến yên lên buồng trứng, cơ chế điều hoà
về sau đã được chứng minh thông qua con đường nội tiết bởi tác giả
Aschheim và Zondek (1932) (Trích dẫn theo [11])

Năm 1933, lần đầu tiên phân lập được estradiol (Hãng Schering) [60].
Năm 1934, Bumel JE [47] lần đầu tiên phân lập được progesterone,
trong đó đã đồng thời phân lập và tổng hợp được chất này Năm 1966, (theo


9

Wilson, (trích dẫn [11]) xuất bản cuốn sách “Feminine Forever” nói về cuộc
sống của phụ nữ mãn kinh và cách điều chỉnh các rối loạn của độ tuổi này.
Từ những năm 1990 đến nay, nhiều nghiên cứu về liệu pháp nội tiết
thay thế (HRT) được tiến hành, nhiều loại chế phẩm khác nhau được ứng
dụng trong thực tiễn. Đặc biệt từ sau hội nghị dân số và phát triển họp tại
Cairo năm 1994, khái niệm sức khoẻ sinh sản được đề cập một cách toàn diện
hơn và vấn đề ''Sức khoẻ sinh sản của phụ nữ mãn kinh" càng được nhiều nhà
khoa học quan tâm. Chỉ tính riêng từ tháng 1/1998 đến tháng 8/1999 đã có 65
cơng trình nghiên cứu sức khỏe sinh sản của phụ nữ mãn kinh và được công
bố tại các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp,Ý, Đan mạch, Thụy Điển (theo [64] ...
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề tiền mãn kinh và mãn kinh cũng đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu ngành sản phụ khoa. Năm 1996, Phạm Minh Đức
và cộng sự [4], [5], nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và học sinh
Hà Nội Một số chỉ số sinh lý sinh dục và sinh sản của nữ sinh và phụ nữ đã
được Phan Thị Sang [27] nghiên cứu ở Huế . Nguyễn Thị Thanh Thủy, (1996)
[33] đã công bố một số yếu tố liên quan đến nguy cơ đốt sống do lún xương ở
phụ nữ mãn kinh. Cao Ngọc Thành và cộng sự (1998) [30], đã nghiên cứu
tình hình kinh nguyệt của phụ nữ và học sinh, sinh viên ở Thừa Thiên- Huế
và Quảng Trị. Phạm Gia Đức, Nguyễn Trọng Hiếu, Lê Nguyên thông (1998)
[6], nghiên cứu tuổi mãn kinh ở phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị
Ngọc Phượng, (1999, 2000) [24], [25], đã khảo sát những thay đổi về tâm
sinh lý của phụ nữ tuổi mãn kinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, sức khoẻ phụ

nữ tuổi mãn kinh ở Việt Nam và liệu pháp nội tiết hormon thay thế ( 1999,
2000) [24], [25]. Các triệu chứng rối loạn vận mạch và thay đổi tâm lý ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ cũng được
Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Thoa đề cập đến năm 2000 [21], Năm
2001, Nguyễn Ngọc Huy [11] nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý và bệnh


10

lý âm hộ, âm đạo của phụ nữ mãn kinh. Tôn nữ Minh Quang (2002), [26]
nghiên cứu đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ mãn kinh ở Huế.
1.3. THỰC TRẠNG TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH
1.3.1. Tuổi mãn kinh trung bình
Bảng 1.1. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ thời Cổ đại và Trung cổ
Tác giả
Soranus
Oribasius
Paulus aegineta
Hildegard
Ortloff von Bayern

Thế kỷ
I
IV
VII
XII
XV

Tuổi mãn kinh
40-50

50
50
50
40-50

(Nguồn: Taruelle, 1997) [ 69].
Ngay từ thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên người ta đã ghi nhận các
thông tin tuổi mãn kinh của phụ nữ. Tuổi mãn kinh hầu như không dao động
nhiều qua hai thiên niên kỷ, xung quanh độ tuổi 50.
Trong bốn thập kỷ trở lại đây, có nhiều nghiên cứu về độ tuổi mãn kinh
và các triệu của RLQMK người và người ta thấy rằng, tuổi có kinh nguyệt
sớm hơn, tuổi thọ cao hơn nhưng tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ châu
Âu và Bắc Mỹ dao động ít, nằm xung quanh độ tuổi 50, và tuổi mãn kinh ở
các nước Châu Âu đến muộn hơn so với Bắc Mỹ [63]. Kinh nghiệm của nhiều
phụ nữ cho thấy rằng mãn kinh thường đi kèm các triệu chứng và các mức độ
khác nhau nhưng phụ nữ châu Âu thường biểu hiện rõ hơn. Như chúng ta đã
biết, chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do kết quả của một vịng cung phản hồi những
thơng điệp chỉ huy đi từ vùng dưới đồi đến tuyến yên.
Bảng 1.2. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Âu Mỹ
Tác giả
Mac Mahon (1966)
Jaszmann (1967)

Quốc gia
Mỹ
Hà Lan

Đối tượng

Tuỗi mãn kinh


nghiên cứu ( n)
1315
3548

trung bình
49,8
51,4


11

Burch (1967)
Goodman (1978)
Mac Kinlay (1981)
Hammar

Tân Caledonie
Hawai
Anh
Thụy Điển

485
736
1118

50,7
49,88
50,78
51


(Nguồn: Taurelle, 1997) [69]
Theo Boulet [48], 1994 tại bảy nước Đông Nam Á, tuổi mãn kinh trung
bình của phụ nữ các nước này là 51, tương đương với phụ nữ các nước Tây
Âu. Cũng theo các kết luận khác của Boulet, chủng tộc và tuổi có kinh lần
đầu có mối liên quan với tuổi mãn kinh. Một trong những gợi ý được đưa ra là
có kinh lần đầu càng muộn thì càng mãn kinh sớm. Chompootweep [49] khảo
sát trên 2375 phụ nữ tại Bangkok (Thái Lan) trong độ tuổi 45-59 cho thấy,
tuổi mãn kinh trung bình là 49,5± 3,6 năm .
Bên cạnh các yếu tố kinh tế xã hội, nhiều bệnh lý trong độ tuổi tiền dậy
thì và tuổi hoạt động sinh dục cũng có khả năng ảnh hưởng đến tuổi mãn
kinh, đặc biệt là các bệnh lý mãn kinh như bệnh suy van tim, suy thận mãn
tính, bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường. Theo thống kê của Ballinger [45]
trên 1067 phụ nữ mắc ung thư trước 20 tuổi và có điều trị hoá chất hoặc xạ trị,
nguy cơ mãn kinh sớm của nhóm nghiên cứu cao gấp 4 lần nhóm đối chứng,
đồng thời 42% các phụ nữ thuộc nhóm nghiên cứu mãn kinh trước 31 tuổi so
với 5% của nhóm đối chứng [11].
Theo Dương Thị Cương, 1997, [50] ,[51] tuổi mãn kinh trung bình của
Phụ nữ Việt Nam nằm khoảng 49-50 tuổi. Tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
Cao Ngọc Thành [30] ghi nhận tuổi mãn kinh trung bình 48,5 tuổi. Tuổi mãn
kinh liên quan đến thời điểm dậy thì và độ dài vịng kinh, có kinh càng muộn
thì mãn kinh càng sớm; phụ nữ có độ dài vịng kinh dưới 26 ngày thì sẽ mãn
kinh sớm hơn 1,4 năm so với phụ nữ có vịng kinh dài hơn. Tuổi mãn kinh
cũng có liên quan đến tình trạng kinh tế, nếu mức sống thấp thì tuổi mãn kinh


12

đến sớm [39], [40].
1.3.2. Tình hình sức khỏe ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là thời kỳ ''phục bệnh''. Nếu không kịp thời phát
hiện sớm có biện pháp điều trị, ủ bệnh lâu, sau đột ngột phát hiện ra hậu quả
xấu. Đặc biệt là ung thư ác tính, nếu phát hiện bệnh sớm, hiệu quả trị bệnh sẽ
tốt; nếu phát hiện muộn trong tình trạng thiếu phương trị bệnh tận gốc và hiệu
quả thấp, bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi tử vong. Vì vậy, dự phòng và phát hiện
bệnh ung thư, sẽ cứu được sinh mệnh người bệnh [10].
Cùng với sự tăng trưởng của tuổi tác, tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư ngày
càng tăng cao, theo con số thống kê về tình hình phát triển bệnh ung thư ở
phụ nữ cho thấy ước có khoảng 40% phụ nữ ung thư vú và ung thư phần phụ,
trong đó tuổi phát bệnh chủ yếu là tiền mãn kinh và đã mãn kinh [19], [22],
[58]. Do vậy, người phụ nữ vào thời kỳ này cần nâng cao nhận thức để tự
mình có những hiểu biết cần thiết và bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngoài ra phụ
nữ thời kỳ này phải học các phương pháp tự kiểm tra, nắm chắc một số
phương pháp, tri thức y học cơ bản để tự theo dõi sức khỏe bản thân. Phụ nữ
mãn kinh nên định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời
phát hiện bệnh tật, tiến hành các biện pháp để bảo vệ sức khỏe, theo chỉ dẫn
của bác sỹ, nhằm chủ động phịng và chữa bệnh vì những triệu chứng thời kỳ
mãn kinh có liên quan đến tồn bộ các chức năng của cơ thể [20].
1.4. THƯC TRẠNG THAY ĐỔI SINH LÝ

Từ khi sinh ra cho đến lúc về già cơ thể con người ln có sự thay đổi
và chuyển hố về sinh lý và tâm lý. Đặc biệt là nữ giới, q trình phát triển
và chuyển hố đó biểu hiện rất rõ nét và được các nhà khoa học phân ra
nhiều thời kỳ khác nhau như: Thời kỳ trẻ, sơ sinh, tuổi dậy thì, tiền mãn kinh,
mãn kinh, hậu mãn kinh [32], [5] [4].
Sự phân chia này dựa trên những biến đổi về sinh lý và tâm lý của con


13


người. Tuy nhiên ở độ tuổi nào thì rơi vào thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn
kinh? Đây vẫn là ước định của mỗi người. Bởi vì bên cạnh sự phát triển
chung, cịn có sự biến đổi về tâm lý, sinh lý của mỗi con người. Đăc biệt nữ
giới có sự thay đổi riêng biệt, có phụ nữ tắt kinh ở tuổi 40 nhưng có phụ nữ
lại xảy ra ở tuổi 50 [41], [58].
Thời kỳ mãn kinh được tính từ cuối thời kỳ sinh dục đến lúc già của đời
người, là giai đoạn quá độ từ khi còn khả năng sinh đẻ đến lúc mất đi khả
năng ấy (ở cả hai giới). Tuy nhiên mức độ biểu hiện của bệnh ở thời kỳ này
giữa nam và nữ không giống nhau. Biểu hiện của nam giới chủ yếu về mặt
tâm lý thường khơng rõ ràng, cịn biểu hiện của nữ thường cụ thể thông qua
những biến đổi về buồng trứng, mức độ hành kinh.... [4], [5], [6], 32], [57].
Trong giai đoạn mãn kinh chức năng của buồng trứng giảm sút, cơ thể
dần dần lão hố, có sự mất cân bằng của hormon trong cơ thể, sự quấy nhiễu
của các loại triệu chứng dẫn đến sự thay đổi diện mạo tinh thần và các loại
phản ứng tâm sinh lý, sự thay đổi của các yếu tố như nội phân tiết và các yếu
tố sinh lý tạo ra, trong đó có một sự thay đổi là do hiện tượng mãn kinh đem
đến, còn lại là do sự suy yếu già đi của cơ thể [30], [56].
Chất estrogen hormon nữ sau khi mãn kinh đột nhiên giảm xuống, sau
đó chỉ cịn giữ ở mức độ rất thấp, nên thời gian một năm trước và sau khi
mãn kinh, sự biến động của chất estrogen rất lớn, làm cho những triệu chứng
thời kỳ mãn kinh rất rõ ràng. Tuy nhiên, có một số người sau khi mãn kinh có
thể xuất hiện mức estrogen tăng cao nhất thời, chủ yếu do ảnh hưởng của hoạt
tính nỗn bào cịn dư thừa mà khơng phải do phóng nỗn gây nên [23], [35].
Vì vậy, trong vịng 5 năm sau khi mãn kinh có một số phụ nữ thỉnh thoảng
vẫn thấy huyết ở âm đạo [7], [38], [40].
Cùng với sự giảm thấp mức độ chất estrogen phụ nữ trong vòng thời kỳ
mãn kinh thường xuất hiện triệu chứng chính là sự rối loạn chức năng của hệ


14


thần kinh thực vật rất dễ sinh ra thay đổi tâm lý như lo lắng, bi quan có cảm
giác mất mát gì đó làm cho phụ nữ có phản ứng tâm lý khác biệt, bất thường
[32]. Bởi phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh do đến tuổi phải nghỉ cơng tác, họ
phải rời xa tập thể, khi đó con cái cũng đã trưởng thành và rời xa gia đình để
học tập hoặc công tác, thể lực sa sút, hoạt động xã hội ngày càng giảm, vì thế
tư tưởng dần sản sinh cảm giác cơ độc. Ngộ nhận mình đã già, khơng cịn có
ích gì cho xã hội và con cái nữa, thấy cuộc sống tẻ nhạt, hoài nghi về giá trị
tồn tại của mình, từ đó sinh ra trạng thái bi quan, tiêu cực, lo lắng, u uất và dễ
kích động [34], [40].
Đối với những phụ nữ trí thức lấy hoạt động đại não làm chính, tuy vẫn
giữ cương vị cơng tác đó nhưng vì khả năng ghi nhớ giảm, tư duy không tập
trung ảnh hưởng đến hiệu suất cơng việc, vì vậy cảm thấy lo lắng, hoảng sợ,
căng thẳng [41]. Có phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phát sinh những thay đổi về
tính cách hoặc hành vi. Bình thường vốn rất hồ nhã, khoan dung đại lượng
bỗng trở nên nóng tính, nổi nóng bất thường hoặc suy nghĩ hẹp hòi hay đa
nghi, tự ti, đố kỵ, lãnh cảm ... Có những người lại thích giải bày tâm sự với
người khác. Khi gặp một người nào đó họ đem hết u uất trong lịng ra để nói,
có khi làm cho người nghe cảm thấy phát chán. Những hoạt động tâm lý tiêu
cực này sẽ tạo ra sự cản trở ức chế công năng sinh lý của các bộ phận khác
dẫn đến tiêu hố khơng tốt, chán ăn uống, huyết áp tăng cao, lâu dài có thể
gây bệnh.
Những triệu chứng tinh thần kể trên không phải là kết quả tất nhiên của
mãn kinh, cũng có phụ nữ khơng có triệu chứng tinh thần trên hoặc có ở mức
rất nhẹ [32], [40]. Đặc trưng tính cách loại kinh tế, nhân tố môi trường của
mỗi cá nhân đều liên quan đến mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu
những phụ nữ khi cịn trẻ tinh thần ổn định thì đến thời kỳ mãn kinh trạng thái
tinh thần tương đối ổn định. Nếu khi trẻ quá yếu đuối thì đến thời kỳ mãn



15

kinh dễ phát sinh triệu chứng tinh thần như: lo nghĩ, nóng ruột, ức chế, bi
quan, cơ đơn, đây là một phản ứng tâm lý thường gặp ở phụ nữ. Cơ sở sinh lý
của nó là sự giảm kích tố estrogen trong não làm cho chất dẫn truyền thần
kinh trong huyết thanh tăng cao. Vì vậy nên phụ nữ nơng thôn rất dễ vượt qua
thời kỳ mãn kinh so với phụ nữ có cuộc sống sung túc, điều kiện sống tốt, địa
vị xã hội và trí thức tương đối cao. Các yếu tố đó cùng với điều kiện khách
quan về cơng việc, gia đình, xã hội tác động đến họ, đa phần mọi người đều
dần dần thích ứng với sự thay đổi đó, cơ thể dần cân bằng yếu tố nội phân tiết
làm cho những phản ứng tâm lý khác thường đó tự nhiên tiêu tan đi, bên cạnh
đó cũng có một số ít phụ nữ tác động ảnh hưởng đó lại thành những trở ngại
về mặt tâm lý cần phải kịp thời trị liệu [34]
1.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP TUỔI
TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH

1.5.1. Nguyên nhân
* Sự thay đổi cấu tạo buồng trứng thời kỳ mãn kinh
Buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, có hình bầu dục dẹt, màu xám,
nằm ở phía dưới sau ống dẫn trứng. Nỗn nang ngun thủy trong buồng
trứng trẻ sơ sinh có khoảng 75 vạn, đến khi dậy thì giảm xuống cịn khoảng
30, 40 vạn. Sau khi bước vào tuổi dậy thì, hàng tháng mỗi bên buồng trứng có
hàng loạt nang nỗn phát triển, thường cuối cùng chỉ có một nang nỗn trở
thành nang nỗn ưu thế và thành thục rụng xuống, các nang nỗn cịn lại phát
triến đến một mức độ nào đó rồi tự thoái hoá. Sự rụng trứng và thoái hoá làm
giảm thiểu, đến khoảng 45 tuổi thì chỉ cịn lại hơn 8 ngàn nỗn nang, hơn nữa
cịn có sự biến chất. Khi mãn kinh, một số rất ít nỗn nang cịn lưu lại trong
vỏ buồng trứng; thời kỳ hậu mãn kinh, noãn nang tự nhiên tiêu hao hết.
Buồng trứng của phụ nữ trưởng thành bề mặt có hơi lồi lõm, lớn khoảng
4cm×3cm×1cm, nặng khoảng 5-6g. Khi mãn kinh, do lớp vỏ mỏng đi, cấu

tạo xơ gia tăng, mạch máu xơ cứng, thể tích buồng trứng dần dần thu nhỏ lại,


16

tính chất trở nên cứng, trọng lượng chỉ cịn 1/2-1/3 thời kỳ phát triển [7], [17], [19].
* Sự thay đổi chức năng buồng trứng ở thời kỳ mãn kinh
Buồng trứng có chức năng nội tiết và sinh sản như sinh ra trứng thành
thục, tiết ra hormon sinh dục, là tuyến sinh dục của nữ giới. Cơ quan bài tiết
và khống chế sự phát dục, làm cho chức năng sinh dục và kinh nguyệt ở nữ
bình thường. Khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, chức năng sinh sản và phân
tiết của buồng trứng dần dần suy thoái theo sự thoái hố của buồng trứng, số
lượng nỗn nang trong buồng trứng giảm đi liên tục và có sự biến chất. Theo
nghiên cứu đồng thời với khi buồng trứng ít rụng trứng và chức năng sản sinh
suy thoái, chức năng phân tiết cũng suy thối. Khi khơng rụng trứng sẽ khơng
phân tiết progesterone, sự tổng hợp và phân tiết hormon sinh dục nữ giảm
dần, đặc biệt là lượng estradion sản sinh ra hạ thấp [21], [26], [40].
* Một số nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân trên thì hiện tượng ăn uống kém và stress vẫn được
coi là nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh. Bởi chúng ta biết rằng các vấn đề
tiền mãn kinh đều có những lý do sinh lý và sinh hố rõ ràng, nhưng nếu
muốn tìm ra ngun nhân gốc rể cần xem xét tổng thể người phụ nữ bao gồm
các khía cạnh cảm xúc, tinh thần và tâm linh [7].
Ngoài ra khoa học đã xác minh hai hiện tượng ảnh hưởng lớn đến thời
gian mãn kinh là: yếu tố di truyền và việc hút thuốc lá, trong đó yếu tố di
truyền thì khó tránh được cịn yếu tố hút thuốc lá thì hồn tồn có thể tránh
được [41]. Người hút thuốc lá sẽ mãn kinh sớm hơn người không hút thuốc
khoảng 2 năm. Những nhân tố khác có liên quan đến thời gian mãn kinh là
những người đẻ nhiều và những người béo phì thì thời gian mãn kinh hơi
muộn [15]. Những người không sinh đẻ, trị liệu bệnh trầm cảm, tiếp xúc hoá

chất độc hại, hoặc từ nhỏ đã bị nhiễm chất phóng xạ hoặc dùng hố chất điều
trị đều có dấu hiệu mãn kinh trước tuổi. Đồng thời các kết quả nghiên cứu
cũng đã chứng minh việc uống thuốc tránh thai, yếu tố kinh tế, tình trạng hôn


17

nhân, chủng tộc, . . . khơng liên quan gì đến.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, có nhiều nguyên nhân gây các rối loạn thường
gặp ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do
estrogen giảm dần theo độ tuổi [6], [7], [39]. Chu kỳ hàng tháng được bắt đầu
với sự sản xuất hormone phóng thích Gn-RH ở hạ đồi, làm tuyến yên phân
tiết kích nang tố FSH. Nồng độ FSH cao trong huyết thanh khởi phát sự
trưởng thành nang noãn trong buồng trứng, một quá trình xảy ra mất 14 ngày.
Khi nang nỗn trưởng thành, buồng trứng căng lên và tiết estrdiol, chất này có
ba chức năng: kích thích sự tăng trưởng nội mạc tử cung, ức chế sự phân tiết
FSH và tăng mạnh sản xuất hormon tạo hồng thể. Nếu khơng có hiện tượng
thụ tinh, giai đoạn hoàng thể kéo dài 14 ngày, trong thời gian đó hồng thể
suy thối dần [21], [25]. Hệ quả là nồng độ progesterol giảm xuống làm cho
nội mạc tử cung teo đi, sau đó bong ra tạo thành kinh nguyệt vào khoảng ngày
28 của chu kỳ. Khoảng 45 tuổi, chuỗi diễn biến được điều hoà một cách phức
tạp này bắt đầu chệch choạc, đó là lúc bắt đầu chuyển tiếp sang tiền mãn kinh
và mãn kinh. Vì tính kém đáp ứng này, buồng trứng tiết ít estrogen hơn, làm
giảm hồi tác âm trên tuyến yên và hệ quả tăng nồng độ FSH, thường thì
buồng trứng trở nên nhỏ hơn, ít nang nỗn hơn, kinh nguyệt ít đều rồi ngừng
hẳn và nồng độ estrogen suy giảm trầm trọng. Sau này có nhiều nghiên cứu
cho thấy estrogen có thể tạm thời làm chậm sự mất xương ở phụ nữ [39].
1.5.2. Một số biểu hiện rối loạn thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài khoảng 3-5 năm trước khi kinh nguyệt
dừng hẳn. Nguồn gốc của mọi sự thay đổi trong thời kỳ này là do sự giảm đáp

ứng của buồng trứng với các nội tiết tố hướng sinh dục, dẫn đến những rối
loạn trong sự trưởng thành noãn bào. Điều này sẽ dẫn đến những chu kỳ
khơng rụng trứng hoặc rụng trứng khó khăn (khoảng 40% chu kỳ khơng rụng
trứng). Do đó đầu tiên lượng progesterone và estrogen giảm. Hậu quả của sự
vắng dần những chu kỳ rụng trứng và cơ chế ức chế ngược âm là tình trạng


18

cường độ estrogen tương đối với những biểu hiện lâm sàng [35], [39].
Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như chu kỳ ngắn lại hoặc thưa ra, bị rong kinh,
rong huyết hoặc cường kinh [41]. Các hình thái khác nhau của rối loạn kinh
nguyệt quanh tuổi mãn kinh là:
Trong vòng 1-2 năm các kỳ hành kinh trở nên thưa hơn và không đều.
Lượng máu mất trong khi hành kinh giảm đi và cuối cùng là mất hẳn, nội mạc
tử cung teo.
Vòng kinh trở nên thất thường và lượng máu mất tăng lên vì hành kinh
kéo dài. Nội mạc tử cung khơng có biểu hiện thay đổi do phóng nỗn, có
khuynh hướng các tuyến nội mạc bị giản thành nang do tình trạng kích thích
estrogen kéo dài.
Hành kinh mất đột ngột: Hiện tượng này thường liên quan đến một
stress nào đó đối với người phụ nữ. Hội chứng tiền mãn kinh xuất hiện hoặc
nặng thêm nếu đã có sẵn các hiện tượng như tăng cân, chướng bụng, đau vú
hoặc rối loạn tâm lý như: lo âu, căng thẳng, mệt mỏi,...Tuy nhiên nếu có rối
loạn kinh nguyệt cần phân biệt xuất huyết âm đạo bất thường do nguyên nhân
thực thể hoặc ác tính [32], [44], [45]
Cơn bốc hoả và một số triệu chứng liên quan: Phụ nữ trong giai đoạn
mãn kinh thỉnh thoảng có thể thấy những cơn nóng bừng ở ngực, ở lưng, ở cổ,
mặt, kéo dài khoảng 30 giây đến 3 phút gây khó chịu, thậm chí mất ngủ nếu
xảy ra vào ban đêm. Một số triệu chứng liên quan như đổ mồ hôi nhiều về

đêm, rối loạn lưu thông mạch máu ở chân tay gây cảm giác nặng chân. Cơn
bốc hoả thường xuất hiện nhiều hơn khi căng thẳng hoặc khi đi vào chổ nóng,
ăn đồ cay, nóng. Nên thư giãn, tránh căng thẳng, tránh chỗ nóng, tránh thức
ăn cay nóng [11], [32], [53].
Tính tình trở nên buồn vu vơ, trầm uất, dễ nóng nảy, cáu gắt, trí nhớ
giảm. Niêm mạc sinh dục dần dần teo mỏng làm âm hộ, âm đạo khơ rát, khó


19

giao hợp, dễ bị xây xước và nhiễm trùng. Đối với cơ quan tiết niệu biểu hiện
tiểu tiện nhiều lần đôi khi không tự chủ được, tiểu buốt dù nước tiểu vẫn trong
và khơng có dấu hiệu nhiễm trùng [1] [7] [34]. Hệ xương thiếu nội tiết dẫn
đến loãng xương khiến xương dòn, dễ gãy. Thường gặp nhất là gẫy đầu dưới
xương cẳng tay, cổ xương đùi. Ngồi ra cịn vẹo cột sống, đau vùng thắt lưng,
đau thần kinh toạ. Đối với tim mạch: Xơ cứng thành mạch, chủ yếu nguy cơ
bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim [12]. Đối với hệ sinh dục, ung thư sinh
dục, nội tiết tố buồng trứng giảm khơi dậy một số ung thư sẵn có [27]. Tim
đập nhanh, tức ngực người bệnh có cảm giác tự nhiên tim đập nhanh, mạnh
có kèm cảm giác tim chạy lên cổ họng, tức ngực, nếu xảy ra ban đêm sẽ khó
ngũ. Nếu máu cung cấp lên não khơng đủ sẽ gây chóng mặt, đau đầu... Nếu
máu cung cấp đến tay chân không đủ tay chân dễ bị lạnh, huyết áp dễ dao
động. Ngoài ra da là đối tượng chịu tác động của estrogen cũng là tiêu chí
quan trọng của đặc tính sinh dục cấp II [25], [39]. Sự phân bố của lông trên
cơ thể, lớp mỡ dưới da là đặc thù bên ngoài của làn da phụ nữ do sự cân bằng
giữa kích thích tố nữ và kích thích tố nam quyết định. Nữ giới 50 tuổi trở đi
dần dần xuất hiện hàn loạt dấu hiệu lão hoá.
Cổ tử cung teo nhỏ dần, thấy rõ vài năm sau mãn kinh hoàn toàn. Lớp niêm
mạc ống cổ tử cung mỏng dần và nhạt màu. Lỗ nhỏ cổ tử cung thu nhỏ lại,
ranh giới giữa biểu mô trụ và biểu mơ lát lùi sau vào phía trong lỗ ngoài cổ tử

cung. Ngay sau khi mãn kinh chất nhầy cổ tử cung có thể cịn khá tốt nhưng
khi nồng độ estrogen xuống thấp lượng chất nhầy sẽ giảm mạnh, chất nhày
đặc quánh, nhiều thành phần tế bào hơn và không kết tinh dương xỉ [39]. Ở
âm đạo, sau khi mãn kinh âm đạo dần trở nên chật hơn, ngắn hơn và các nếp
gấp ngang giảm nhiều, các nhú quanh tiền đình và thành âm đạo trở nên
phẳng. Niêm mạc âm đạo dần dần mỏng đi, dễ bị nhạt màu, dễ bị lt và có
thể phát triển các vùng dính [32], [11].


20

Bệnh tật
- Ung thư tử cung
Ung thư tử cung phát sinh ở tầng của màng tử cung có tên ung thư màng tử
cung. Bệnh u ác tính ở cơ quan sinh dục nữ, ung thư cổ tử cung là bệnh
thường gặp [38].
Trước những năm 50 của thế kỷ XX, theo thống kê chung tỷ lệ phát
sinh ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung là 1/5-1/10. Mấy chục năm trở lại
đây, tỷ lệ mắc bệnh này ở các quốc gia trên thế giới có xu hướng tăng dần ở
phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh[6], [14], [27].
- Viêm âm đạo
Do sau khi mãn kinh hormon estrogen giảm xuống, sức đề kháng ở âm
đạo và gần, ngoài âm đạo giảm sút nên dễ bị các bệnh như viêm nhiễm, gây
viêm bên trong và bên ngồi âm đạo. Vì vậy, điều quan trọng là phải là biết
phòng bệnh bằng cách chú ý giữ vệ sinh cá nhân, giữ cho khơ ráo bộ phận âm
đạo, hết sức tránh các kích thích bên ngồi âm đạo, tránh dùng nước nóng,
dùng xà phịng để rửa, thời kỳ cấp tính khơng nên quan hệ tình dục, chú ý
nghỉ ngơi, tránh mặc quần áo lót nilon mà mặc vải bơng rộng, tắm rửa vệ sinh
hàng ngày. [38].
- Chứng bệnh xương, khớp

Phụ nữ sau 30 tuổi lượng xương dần thoái hoá, mỗi năm giãm 0,25-1%.
Sau khi mãn kinh (trong vòng 15 năm đầu) do lượng estrogen giảm, tốc độ
thoái hoá xương nhanh hơn, mỗi năm từ 1%-5%, đặc biệt là 3-5 năm đầu sau
khi mãn kinh tốc độ thoái hoá nhanh nhất, gây ảnh hưởng chủ yếu là xốp
xương [7], [33]. Các nhân tố khác như: do già yếu nên công năng của tế bào
xương giảm, hấp thụ can xi kém, hình thành vitamin D kém gây ảnh hưởng
đến xương cốt toàn cơ thể. Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [33], những người
thừa cân liên quan đến sự hình thành bệnh xương khớp mãn tính và bệnh



×