Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bệnh khô thai do Parvovirus ở lợn rừng và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Farrowsure B (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.9 KB, 56 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

CHU TƢ PHẠ
Tên đề tài :
BỆNH KHÔ THAI DO PARVOVIRUS Ở LỢN RỪNG VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG BỆNH CỦA VẮC XIN FARROWSURE B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2012 – 2016

THÁI NGUYÊN - 2016



i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

CHU TƢ PHẠ
Tên đề tài :
BỆNH KHÔ THAI DO PARVOVIRUS Ở LỢN RỪNG VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG BỆNH CỦA VẮC XIN FARROWSURE B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K44 – Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. Trần Văn Phùng

THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, nghiên cứu khoa học là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh
viên theo phương châm “học đi đối với hành”. Sau thời gian tiến hành nghiên
cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy
cô trong khoa cũng như các thầ y cô trong Ban giám hiê ̣u nhà trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng
các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh Nghiên
cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền
núi tại xã Tức Tranh – Huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn PGS .TS. Trần Văn Phùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc
và đạt được nhiều thành tích trong công tác, có nhiều thành công trong nghiên

cứu khoa học và giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Sinh viên

Chu Tƣ Phạ


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 18
Bảng 4.1. Kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn ...................................... 28
Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh cho đàn lợn .................................... 29
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại
cơ sở ................................................................................................................ 30
Bảng 4.4. Hiệu quả sử dụng vắc xin Farrowsure B phòng bệnh khô thai cho
lợn nái rừng sinh sản ....................................................................................... 32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vắc xin Farrowsure B đến sinh sản của lợn nái .... 33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vắc xin Farrowsure B đến động dục trở lại của lợn
nái .................................................................................................................... 35
Bảng 4.7. Chi phí thức ăn và vắc xin/kg lợn con cai sữa................................ 36


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

ĐC


: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

NXB

: Nhà xuất bản

PPV

: Porcine parvovirus

STT

: Số thứ tự

TN

: Thí nghiệm


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii

MỤC LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ......................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái ..................................................... 3
2.1.2. Tổng quan chung về bệnh khô thai ......................................................... 4
2.1.3. Tổng quan về Parvovirus và cơ chế gây bệnh khô thai trên lợn nái sinh
sản...................................................................................................................... 7
2.1.4. Tổng quan về vắc xin và vắc xin Farrowsure B...................................... 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 13
2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu
và phát triển động thực vật bản địa ................................................................. 15
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16


v
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3.1. Đánh giá tình hình mắc bệnh khô thai trên lợn nái sinh sản ................. 17
3.3.2. Thử nghiệm hiệu lực phòng bệnh khô thai do Porcine Parvovirus ...... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh ....................................... 17
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm vắc xin Farrowsure B phòng bệnh
khô thai ở lợn rừng .......................................................................................... 18
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 20
3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi về tình hình mắc bệnh ............................................... 20
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi về biểu hiện lâm sàng và bệnh tích ........................... 20
3.5.3. Chỉ tiêu theo dõi về hiệu quả phòng bệnh khô thai của lợn rừng ......... 20
3.6. Công thức tính một số chỉ tiêu ................................................................. 21
3.7. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 23
4.1.1 Công tác giống. ...................................................................................... 23
4.1.2 Công tác chăm, sóc nuôi dưỡng đàn lợn. ............................................... 23
4.1.3 Công tác thú y. ....................................................................................... 26
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 29
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học. ................................................ 30
4.2.1. Đánh giá tình hình mắc bệnh của đàn nái sinh sản nuôi tại cơ sở ........ 30
4.2.2. Thử nghiệm vắc xin FarrowSure B và hiệu lực của chúng ................... 31
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 38
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị. .................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


vi
I.Tiếng Việt. .................................................................................................... 40
II.Tiếng Anh. ................................................................................................... 41
III. Tài liệu trên mạng. .................................................................................... 41
Phụ Lục ............................................................................................................ 1



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế của cả nước nói
chung. Chăn nuôi, với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần
giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người
dân, tạo ra các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO và các hiệp định tự do thương mại khác thì sản phẩm chăn nuôi
thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng,
khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không ảnh hưởng tới
sức khỏe con người, mới xuất khẩu ra thị trường thế giới và thu ngoại tệ về cho
đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều dự
án, chương trình như cải tạo giống lợn, xây dựng quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng, quy trình phòng dịch bệnh phù hợp để tạo ra sản phẩm “sạch”, có giá
trị dinh dưỡng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của người tiêu dùng trong nước cũng
như hướng tới thị trường quốc tế. Hiện nay, các giống lợn địa phương, lợn
rừng đang thu hút sự quan tâm nhiều do chất lượng thơm ngon, phù hợp với
khẩu vị của người Việt Nam, đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản”
có giá trị trên thị trường.
Mặc dù lợn rừng có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, nhưng vẫn bị mắc
các bệnh như lợn nhà, trong đó có bệnh khô thai do Parvovirus gây ra ở lợn
nái sinh sản... ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Bệnh khô thai do Parvovirus ở lợn nái sinh sản được nhiều tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu, đề cập tới ở nhiều khía cạnh khác nhau.



2
Parvovirus cũng thường gây nên hiện tượng giảm khả năng thụ thai, chết
phôi, thai khô, sảy thai, đẻ ít con, nhiều trường hợp lợn con thường chết ngay
sau khi sinh... Trên thực tế, để phòng bệnh này tốt nhất là sử dụng vắc xin. Để
có những cơ sở khoa học khuyến cáo cho người chăn nuôi lợn rừng lai, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bệnh khô thai do Parvovirus ở lợn rừng
và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Farrowsure B”
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân gây nên bệnh khô thai ở
lợn nái sinh sản.
- Thử nghiệm được vắc xin FarrowSure B phòng bệnh khô thai trên lợn
nái sinh sản.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học
- Đề tài xác định được hiệu quả phòng bệnh khô thai do Parvovirus trên
lợn rừng sinh sản của vắc xin Farrowsure B.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu trên lợn rừng nái sinh sản.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp nhằm tăng
khả năng sinh sản, phòng trị được một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái
sinh sản, góp phần tăng năng suất chăn nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế
cho người chăn nuôi.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×