Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

giáo án bài khái quát LSTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.25 KB, 16 trang )

Lớp: 10

KHÁI QUÁT

Tuần:
Tiết PPCT:66

LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT

Ngày soạn: 27/1/2018
Ngày dạy: 05/02/2018
Thực hành/bài tập:

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
 Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về nguồn gốc, các
mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng
Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.
 Nhận thức được lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử
phát triển của đất nước, của dân tộc.
 Ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếng Việt – tiếng nói
của dân tộc “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó ngày càng rộng
khắp”.
- Kỹ năng:
 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, hiểu đúng và viết đúng
tiếng Việt.
 Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết
tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những
thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
 Vận dụng đặc điểm của chữ Quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết


đúng chính tả trong văn bản.
- Thái độ:


 Bồi dưỡng tình cảm quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.- tài sản quý báu và lâu đời của dân tộc.
- Năng lực cần hình thành:
 Năng lực chung: năng lực (NL) giao tiếp, NL hợp tác, NL phát hiện
và giải quyết vấn đề,NL phản biện, NL tự học, NL sáng tạo.
 Năng lực đặc thù: NL sử dụng Tiếng Việt, NL tưởng tượng, NL thẩm
mĩ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu bài học:
+ Tài liệu in sẵn:Lược đồ ngôn ngữ các nước Đông Nam Á .
+ Tài liệu tham khảo khác:
 Nguyễn Thị Hồng Nam – Dương Thị Hồng Hiếu (2016), Giáo
trình phương pháp dạy đọc văn bản, NXB Đại học Cần Thơ.
 Nguyễn Phước Bảo Khôi – Võ Minh Trung, Rèn luyện kĩ năng
làm bài Ngữ văn lớp 10, NXB Đại học Sư phạm TPHCM.
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – tập 2 (chuẩn), NXB giáo dục
- Sách giáo viên Ngữ Văn 10 - tập 2 (chuẩn), NXB giáo dục
- Giáo án giảng dạy bài “ Khái quát lịch sử tiếng Việt”
- Chuẩn bị trước một số bài tập trắc nghiệm, vận dụng với mức độ phù hợp
để HS có thể phát huy khả năng tìm tòi, suy nghì nhằm nâng cao hiệu quả
học tập.
- Tham khảo một số tài liệu kiến thức và tài liệu dạy học trên Internet .


- Chuẩn bị lược đồ ngôn ngữ các nước Đông Nam Á cho các em xem

trước.
- Tất cả HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Khái quát lịch sử tiếng Việt” SGK
trang , .
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kỹ năng/ kiến thức cần có: kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, giải quyết
vấn đề, kiến thức nền về lịch sử tiếng Việt.
- Tài liệu học tập:
1, Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 – tập 2 (chuẩn) , NXB giáo dục
2, Soạn các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu chuẩn bị ở nhà “Khái quát lịch
sử tiếng Việt”:
-Tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?
-Lịch sử tiếng Việt trải qua mấy thời kì? Đặc điểm chính của mỗi thời kì
là gì?
3, Xem trước lược đồ các ngôn ngữ cổ Đông Nam Á.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I. Ổn định lớp (1 phút):
- Ổn định lớp
- Điểm danh
II. Kiểm tra bài cũ: (2p)
Giải thích câu : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ý nghĩa, tác
dụng của việc khắc bia tiến sĩ?
III.Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới


Đặt vấn đề vào bài mới (3 phút):
GV tạo một đối thoại ngắn và hỏi HS khác : Cô và bạn vừa giao tiếp với
nhau bằng tiếng gì? Em hiểu thế nào là tiếng Việt? (HS trả lời)
Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt – dân tộc chiếm đại đa số trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hằng ngày, chúng ta nói và viết tiếng
Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt nhưng có bao giờ các em thắc mắc : Tiếng

Việt có tự bao giờ, quá trình hình thành và phát triển như thế nào?Qua
bài học “ Khái quát lịch sử tiếng Việt” hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Nội dung và phương pháp:
- Nội dung: 2 phần:
1. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
2. Chữ viết của tiếng Việt và Luyện tập
- Phương pháp (PP): PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm, PP gợi mở nêu vấn đề, PP dạy học theo tình huống, PP đàm thoại, PP thông báo,
giải thích,…
Nội dung 1: Lịch sử phát triển tiếng Việt
Thời
lượng
(phút)
5p

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG
Giáo viên
Học sinh

Tiêu chí cần
đạt được

1.1.Tiếng Việt
trong thời kì
dựng nước

Hoạt động 1:
GV hướng dẫn
HS tìm hiểu

Lịch sử phát
triển của tiếng
Việt
GV: Giới thiệu
về tiếng Việt và
điểm qua 5 thời

Học sinh cần nắm được các nội dung
chính sau:
1.Tiếng Việt trong thời kì dựng nước:
a.Nguồn gốc tiếng Việt:
--Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa
-Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, dòng MônKhmer, nhánh Việt Mường.
-Có sự giao lưu hòa nhập với các ngôn
ngữ khác.

Hoạt động 1:
-HS theo dõi
bản đồ kết hợp
việc chuẩn bị
bài ở nhà để trả
lời câu hỏi.
-Kết hợp chuẩn
bị bài soạn ở
nhà và suy


kì phát triển.
-GV cho HS
xem bản đồ

ngôn ngữ cổ
của các nước
Đông Nam Á để
xác định nguồn
gốc và các mối
quan hệ.
-GV: Em hiểu
thế nào về
nguồn gốc của
tiếng Việt?
? Dựa vào SGK
và lược đồ em
nào có thể xác
định nguồn gốc
và quan hệ họ
hàng của tiếng
Việt?(Hay TV
có quan hệ họ
hàng, quan hệ
tiếp xúc với
những ngôn ngữ
nào?)
? Các em hãy
trình bày mối
quan hệ họ hàng
đó bằng sơ đồ
hình cây lên
bảng?
-GV: Chốt lại ý,
treo Sơ đồ hình

cây (giải thích)
-GV giảng:
Tiếng Việt thuộc
dòng MônKhmer, họ Nam
Á, có quan hệ
cội nguồn, họ

nghĩ tư duy lên b.Quan hệ họ hàng của tiếng Việt:
bảng vẽ sơ đồ
Cội nguồn Nam Á
tư duy (hình
cây) theo yêu
Dòng họ Môn-Khmer
cầu của GV.
-Lắng nghe
T.Môn T.Ba-na T.KhmerT.ViệtMường
GV nhận xét,
bổ sung và ghi
Việt
Mường
bài vào vở.
->Quan hệ họ hàng với tiếng Mường,
tiếng Khmer,..
->Quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng
Hán,..


hàng với tiếng
Mường, Khmer,
Ba Na, Môn.

-Gv dùng một số
dẫn chứng
chứng minh
quan hệ họ hàng
của tiếng Việt
với một số tiếng
như Mường,
Khơ-me, (đối
chiếu tiếng Việt
với tiếng Mường
có thể tìm thấy
sự tương ứng về
ngữ âm, ngữ
nghĩa của nhiều
từ như: ngày –
ngài, mưa –
mươ, trong –
tlong, hai- hal,
tay- thay, con –
con , nước –
đák,…).
5p

1.2.Tiếng Việt
trong thời kì
Bắc thuộc và
chống Bắc
thuộc

-Hoạt động 2:

Tìm hiểu tiếng
Việt qua thời kì
Bắc thuộc:
GV đặt câu hỏi:
? Tại sao người
Việt phải sử
dụng chữ Hán
như ngôn ngữ
chính thức của
mình?
Gợi ý trả lời:
-Dựa vào lịch sử
giai đoạn lúc
bấy giờ xảy ra

-Hoạt động 2:
- HS dựa vào
phần chuẩn bị
bài kết hợp với
kiến thức nền
về các giai
đoạn lịc sử để
trả lời câu hỏi
của GV.
- Lắng nghe
GV nhận xét,
bổ sung và ghi
bài vào vở.

2. TV trong thời kì Bắc thuộc và

chống Bắc thuộc:
- Vẫn phát triển trong mối quan hệ với
các ngôn ngữ thuộc họ Nam Á.
- Chính sách đồng hoá của pk phương
Bắc -> TV bị chèn ép nhưng TV vẫn
được bảo tồn và phát triển.
- Việt hoá nhiều từ ngữ Hán -> TV ngày
càng phong phú


những gì?
-Hệ thống tiếng
Hán và tiếng
Việt lúc bấy giờ
như thế nào?
-GV chốt ý:
Tiếng Việt có rất
nhiều từ gốc
Hán nhưng tiếng
Việt và tiếng
Hán không có
quan hệ cội
nguồn và họ
hàng với nhau.
Đó chính là quá
trình giao lưu –
tiếp biến văn
hóa kéo dài.
-GV hỏi tiếp:
? Vậy sự phát

triển của TV
trong thời kì Bắc
thuộc và chống
Bắc thuộc có
đặc điểm gì
đáng lưu ý?
-GV: Gọi HS
khác bổ sung và
nhận xét. Sau đó
GV chốt lại vấn
đề.
-Lưu ý HS:
Tiếng Việt và
tiếng Hán chỉ là
sự tương đồng
ngôn ngữ về mặt
loại hình chứ
không có quan
hệ họ hàng.
----GV: Có thể


nêu một số ví dụ
Viêt hoá
5p

1.3.Tiếng Việt
dưới thời kì
độc lập tự chủ


-Hoạt động 3:
Tìm hiểu tiếng
Việt thời kì độc
lập tự chủ:
-GV đặt vấn đề:
Tại sao khi đã
độc lập tự chủ
rồi nước ta vẫn
dùng chữ Hán
như văn tự
chính?
GV gợi ý các
em trả lời:
-Thời kì độc lập
có một số đặc
điểm gì nổi bật?
-Từ đó con
người xuất hiện
nhu cầu gì?
-GV chốt ý.
-GV hỏi tiếp:
? Từ đó hãy nêu
sự phát triển của
TV thời kì
phong kiến độc
lập tự chủ có
điểm gì đặc sắc?
-GV: Gọi HS
khác bổ sung và
nhận xét. Sau đó

GV chốt lại vấn
đề.
-GV hỏi thêm:
?Em có thể nêu
tên vài tác giả
hoặc tác phẩm

-Hoạt động 3:
-HS suy nghĩ ,
phát biểu ý
kiến.
-Lắng nghe,
nhận xét và bổ
sung cho nhau.
-Theo dõi, ghi
bài vào vở.

3.TV dưới thời kì độc lập tự chủ
- Nho học được đề cao và giữ vị trí độc
tôn.
- Dựa vào tiếng Hán, người Việt sáng
tạo ra chữ Nôm, tạo điều kiện cho văn
học Nôm phát triển và đạt nhiều thành
tựu.
Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bản
dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)..


viết bằng chữ
Nôm mà em

biết?
5p

1.4. Tiếng Việt -Hoạt động 4:
trong thời kì
Tìm hiểu tiếng
Pháp thuộc
Việt thời kì Pháp
thuộc:
-Cả lớp thảo
luận câu hỏi:
Sự phát triển
tiếng Việt thời
kỳ Pháp thuộc
có gì khác
trước? Hãy lấy
1 ví dụ về thuật
ngữ vay mượn?
-GV: Gọi HS
khác bổ sung và
nhận xét. Sau đó
GV chốt lại vấn
đề:
-Chữ Quốc ngữ
dần hoàn thiện,
đến cuối thế kỉ
XIX được dùng
phổ biến để ghi
lại các sáng tác
bằng chữ Nôm,

chữ Hán; chữ
Quốc còn được
dùng để nghiên
cứu khoa học và
sáng tác văn
học.
-GV: Yêu cầu
HS lấy ví dụ về
thuật ngữ vay
mượn

-Hoạt động 4:
-Cả lớp thảo
luận và dơ tay
phát biểu ý
kiến.
-Thảo luận và
đưa ra các ví
dụ phong phú,
chính xác.
-Nhận xét, bổ
sung ý kiến
cho nhau.
-Lắng nghe
GV chốt ý và
ghi chép vào
vở.

4. TV trong thời kì Pháp thuộc - Tiếng
Pháp chiếm vị trí độc tôn, đẩy tiếng Việt

và tiếng Hán xuống vị trí thứ yếu.
- Chữ quốc ngữ ra đời.
- Xuất hiện thuật ngữ khoa học vay
mượn của tiếng Hán và tiếng Pháp.
Ví dụ: Tiếng Hán: đạo hàm, tích phân,
chính trị, kinh tế… Tiếng Pháp: a-xít,
ba-zơ, các-bo-níc…


5p

1.5.Tiếng Việt
từ sau Cách
mạng tháng
Tám đến nay

-Hoạt động 5:
Tìm hiểu tiếng
Việt thời kì sau
cách mạng tháng
Tám:
-GV đặt vấn đề:
Tại sao trong
thời gian ngắn
ngủi, chưa đến
100 năm mà chữ
Quốc ngữ lại
giữ vị trí độc tôn
so với chữ Hán
trước đó?

-Câu hỏi gợi ý:
? So sánh đặc
điểm tiếng Việt
và tiếng Hán?
? Xã hội lúc đó
phát triển như
thế nào?
-GV gọi HS trả
lời và chốt ý:
-Sau năm 1945,
nước Việt Nam
dân chủ cộng
hòa ra đời. Tư
đó, cùng với
tiếng Việt, chữ
Quốc ngữ đã
dành được vị trí
xứng đáng trong
các hoạt động
của nước ta:
ngôn ngữ chính
để giao tiếp, sử
dụng trong các
văn bản hành

-Hoạt động 5:
-Kết hợp với
việc chuẩn bị
bài suy nghĩ trả
lời câu hỏi.

-Lắng nghe
GV nhận xét,
chốt ý và ghi
bài vào vở.
-Đọc phần ghi
nhớ và nắm lại
các kiến thức
trọng tâm của
nội dung vừa
tìm hiểu.

5. TV từ sau CMT8 đến nay
- Hệ thống thuật ngữ dần được chuẩn
hoá.
- TV giành được vị trí chính thống trên
mọi lĩnh vực, đảm đương vai trò ngôn
ngữ quốc gia


chính, pháp
luật,..
- GV hỏi thêm:
? Các cách xây
dựng thuật ngữ
trong TV? Vị trí
của TV?
-GV: Gọi HS
khác bổ sung và
nhận xét. Sau đó
GV chốt lại vấn

đề.
-GV: Chốt lại
và hướng HS
đến việc trân
trọng, giữ gìn sự
trong sáng của
TV, không được
dùng tùy tiện,
lạm dụng ngôn
ngữ nước ngoài
(bằng cách dẫn
ra các ví dụ về
ngôn ngữ mạng,
ngôn ngữ học
trò).
-Gọi HS đọc
phần ghi nhớ
trong SGK

Ghi nhớ: SGK

Nội dung 2: Chữ viết của tiếng Việt
Thời

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

Tiêu chí cần



lượng
(phút)
5p
2.1.Sự ra đời
chữ viết của
tiếng Việt

Giáo viên

Học sinh

-Hoạt động 1:
GV hướng dẫn
HS tìm hiểu Sự
ra đời Chữ viết
của tiếng Việt
-GV hỏi:
? Theo truyền
thuyết và dã sử,
người Việt cổ ta
đã có chữ viết
riêng chưa? GV:
Em hãy trình
bày sơ lược các
chữ viết của
tiếng Việt?HS:
Trả lời.GV:
Những ý phụ,
GV cho HS

gạch trong
SGK.GV: Theo
em, chữ Quốc
ngữ có những
ưu và nhược
điểm gì?HS:
Trả lời.Gọi HS
đọc phần ghi
nhớ trong
SGK.HS đọc và
nhấn mạnh ý
chính, ghi vào
tập.GV: Hướng
dẫn HS về nhà
làm bài 2,3
phần Luyện tập
trang 40 trong
SGK, riêng bài
tập 1 tương đối
khó đối với HS

-Hoạt động 1:
- HS dựa vào
phần chuẩn bị
bài kết hợp với
kiến thức nền
về các truyền
thuyết, dã sử
để trả lời câu
hỏi của GV.

-Lắng nghe
phần nhận xét,
bổ sung của
GV và ghi bài
vào vở.

đạt được
HS cần nắm được các nội dung:
II. Chữ viết của tiếng Việt
a, Sự ra đời của chữ viết tiếng Việt:
- Theo truyền thuyết và dã sử, từ xa
xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng
như “đàn nòng nọc đang bơi”.


nên GV chỉ cần
nói sơ lược nếu
còn thời gian.
10p

2.2.Đặc điểm
chữ viết
tiếng Việt

-Hoạt động 2:
Tìm hiểu đặc
điểm chữ viết
tiếng Việt:
-GV hỏi:Dựa
vào SGK, em

hãy trình bày sơ
lược các chữ
viết của tiếng
Việt?
-GV: Những ý
phụ, GV cho
HS gạch trong
SGK và diễn
giảng thêm:
-Dù phát triển
dựa trên chữ
Hán nhưng chữ
Nôm đã đi xa
hơn chữ Hán
trên con đường
xây dựng chữ
viết, thể hiện rõ
ở việc lấy “
phương châm
ghi âm” làm
phương hướng
chủ đạo. Vì
không được
chuẩn hóa nên
chữ Nôm vẫn
còn nhiều
nhược điểm.
-GV hỏi tiếp:
Theo em, chữ


-Hoạt động 2:
-Dựa vào SGK
kết hợp phẩn
soạn bài ở nhà
để trà lời các
câu hỏi của
GV.
-Ghi chép bài
vào vở.
-Hoạt động 3:
-Đọc phần ghi
nhớ và nắm các
nội dung trọng
tâm của bài
học.
-HS đọc và
nhấn mạnh ý
chính, ghi vào
tập
-Hoạt động 4:
-HS vận dụng
kiến thức lý
thuyết đã học
vào làm bài tập
ở phần Luyện
tập.

b, Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
- Chữ Nôm:
+ Dựa vào chữ Hán người Việt sáng tạo

ra chữ Nôm.
+ Là thành quả lớn của dân tộc.
+ Còn nhiều nhược điểm.
- Chữ Quốc ngữ:
+ Du nhập vào Việt Nam khoảng nửa
đầu thế kỉ XVII do nhu cầu truyền đạo
của một số giáo sĩ phương Tây, xây
dựng dựa vào bộ chữ cái La-tinh.
+ Thịnh hành vào cuối XIX đầu XX
ngày nay nó đã có một vị trí xứng đáng.
+ Có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại
những nhược điểm.


Quốc ngữ có
những ưu và
nhược điểm gì?
-Gọi HS suy
nghĩ, trả lời và
bổ sung thêm:
-Ưu điểm chữ
Quốc ngữ: đơn
giản, dễ đọc, dễ
viết, thuận tiện.
-> Sự thay thế
chữ Nôm bằng
chữ Quốc ngữ
là một bước tiến
vượt bậc trong
lĩnh vực chữ

viết của dân tộc.
Hoạt động 3:
Tổng kết
-GV: Gọi HS
đọc phần ghi
nhớ trong
SGK..
-GV chốt lại các
vẩn đề:
1, Tiếng Việt đã
không ngừng
phát triển qua
các giai đoạn
lịch sử, đáp ứng
nhu cầu ngày
càng cao , ngày
càng phong phú
của đời sống xã
hội, của tiến
trình phát triển
đất nước.
2, Trong quá
trình phát triển,
tiếng Việt đã

Ghi nhớ: SGK

III.LUYỆN TẬP:



tiếp nhận và cải
biến nhiều yếu
tố ngôn ngữ từ
bên ngoài theo
hướng Việt hóa
nên tiếng Việt
ngày càng trở
nên phong phú,
uyển chuyển,
tinh tế, chuẩn
xác. Vậy nên
chúng ta cần
phải bảo vệ, giữ
gìn sự trong
sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt.
-Hoạt động 4:
-GV cho HS
làm thêm các
bài tập ở phần
Luyên tập trong
SGK (nếu còn
thời gian.)

IV.

Củng cố (2 phút)
- GV hỏi: Qua quá trình đấu tranh lâu dài chúng ta đã có tiếng Việt,

vậy muốn làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp chúng ta phải làm gì?

V.

Hướng dẫn hoạt động về nhà (1 phút)

1. Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Nắm bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt” bằng sơ đồ tư duy tự thiết kế kết
hợp với kiến thức thu được trên lớp. Gợi ý cho HS thiết kế sơ đồ tư duy
có thể theo nhiều hướng.


2. Các yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học sau: “Hưng đạo đại Vương Trần
Quốc Tuấn”.
D. RÚT KINH NGHIỆM
- Thời gian:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Tổ chức chuẩn bị:
- Cách đánh giá:
- Những sai lầm thường gặp của giáo viên/ học sinh:
- Cách điều chỉnh:

Nhận xét của GVHD

Ngày…27 tháng…01 năm 2018
Người soạn
Nguyễn Thị Hương




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×