Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.9 KB, 2 trang )
BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975
BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975
I * THÀNH TỰU VĂN HỌC:
1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954):
• Văn xuôi: truyện ngắn và ký là thể loại cơ đông mở đầu cho Văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp. Tiêu biểu là Một lần tới Thủ đô của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim
Lân...Từ 1950 bắt đầu xuất hiện những tác phẩm Văn xuôi dài hơi như Vùng mỏ của Võ Huy Tâm,
Xung Kích của Nguyễn Đình Thi, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc...
• Thơ ca: Thơ ca kháng chiến giàu lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc. Nghệ thuật thơ hướng về
dân tộc. Tiêu biểu cho Thơ ca kháng chiến là tập Việt Bắc của Tố Hữu, ngoài ra là một số tác phẩm
hay của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Quang Dũng...
• Nghệ thuật sân khấu: cũng xuất hiện những hình thức hoạt đọng mới với sự đóng góp của Nguyễn
Huy Tưởng, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ...
2. Thời kỳ xây dựng hoà bình chủ nghĩa xã hội (1955 - 1964):
• Văn xuôi: mở rộng đề tài về phạm vi cuộc sống. Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn tiếp
tục được khai thác với những tác phẩm: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm
cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm; đề tài về cuộc sống trước Cách mạng
tháng Tám: Mười năm của Tô Hoài, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Tranh tối tranh sáng của Nguyễn
Công Hoan, Cửa biển của Nguyên Hồng....; đề tài về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được
các nhà văn Đào Vũ, Vũ Thị Thường, Chu Văn, Nguyễn Khải...có nhiều đóng góp.
• Thơ ca: Hướng vào việc ca ngợi cuộc sống mới, con người mới với những sáng tác tiêu biểu của Tố
Hữu (Gió lộng), Chế Lan Viên (Ánh sáng và phù sa), Xuân Diệu (Riêng chung), Huy Cận (Đất nở
hoa)...đề tài đấu tranh thống nhất đất nước có thơ của Tế Hanh, Tố Hữu, Chế Lan Viên...
• Nghệ thuật sân khấu : Kịch nói có nhiều bước phát triển đáng kể với những sáng tác của Học Phi,
Đào Hồng Cẩm..
3. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965 -1975)
• Văn xuôi: phát triển mạnh ở cả hai miền:
* Miền Nam: Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng, Trần Đình Vân với Sống như Anh, Anh Đức với
Hòn Đất, Nguyễn Trung Thành với Đất Quảng...
* Miền Bắc: Nguyễn Minh Châu với Dấu chân người lính, Hữu Mai với Vùng trời, Nguyễn Khải