Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

An toàn lao động - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.13 KB, 3 trang )

Chương 2.Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam
2-
1

Chương 2
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM
2.1.Đối tượng chính sách và bảo hộ lao động của Đảng và nhà nước
Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thì Đảng và Chính phủ
luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, thể hiện qua các văn bản chính sách bảo hộ
lao động đã được ban hành.
- 12-03-1947 Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh 29-SL ban hành luật lao động đầu tiên ở
nước ta (điều 133, 134, 140) quyết định về bảo hộ lao độ
ng
- Trong thời kỳ kháng chiến:Chính phủ đã ký sắc lệnh quy định chế độ làm việc
trong ngày, lương, phụ cấp và chế độ nghỉ phép năm.
- Sau hoà bình lập lại: 18-12-64 hội đồng chính phủ có nghị định 181-CP ban hành
điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động. Đây là văn bản tương đối toàn diện và hoàn
chỉnh về bảo hộ lao động ở nước ta.
- Trong thờ
i kỳ chống đế quốc Mỹ: 1967 Bộ Chính trị trung ương Đảng ra nghị
quyết 161 và hội đồng chính phủ ra nghị quyết 103 nêu chủ trương về công tác Bảo
hộ lao động trong thời chiến.
- Từ 1975 Đại hội Đảng lần IV (1976) vạch ra phương hướng và chủ trương Bảo hộ
lao động. Đảng và chính phủ ra chỉ thị 224, 249, 444 về tăng cường thực hiện công
tác Bảo hộ
lao động. Đại hội V (1982), VII(1991) đều đề cập đến công tác Bảo hộ
lao động.
- 9-1991 Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh bảo hộ lao động. Bộ lao động,
thương binh và xã hội, y tế và tổng liên đoàn đã ban hành thông tư liên bộ số
17/TT-LB ngày 26-12-1991 hướng dẫn thi hành.


- Tại kỳ họp 5 Quốc hội khoá IX (26-3-1994) đã thông qua Bộ luật lao động của
CHXHCN Việt Nam. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1995.
Bộ
luật BHLĐ bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao
động:
Chương IX: Quy định về an toàn và vệ sinh lao động.
Chương X: Những quy định riêng với lao động nữ
Chương XI: Những quy định riêng với lao động chưa thành niên và 1 số lao động
khác.
Khoản 2 điều 95 quy định Chính phủ lập chương trình quốc gia về BHLĐ đưa vào
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách của nhà n
ước.
2.2.Trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn trong công
tác Bảo hộ lao động
2.2.1.Trách nhiệm của tổ chức cơ sở
Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách
qui phạm về BHLĐ, đồng thời phải tổ chức tuyên truyền huấn luyện cho người lao động
trong đơn vị mình chấp hành.
Chương 2.Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam
2-
2

Phải thảo luận và ký thoả thuận với tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động
về kế hoạch thực hiện các biện pháp BHLĐ cả kinh phí hoàn thành.
Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khoẻ cho
người lao động, phải chịu trách nhiệm về tai nạn lao động xảy ra. Tuân thủ các chế độ
điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạ
n lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Phải tổ chức kiểm tra công tác BHLĐ, phải tôn trọng sự kiểm tra của cấp trên, sự
thanh tra của thanh tra nhà nước, sự giám sát về bảo hộ lao động của công đoàn theo quy

định của pháp luật.
2.2.2.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp trên
Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ
chính sách, hướng dẫn, qui định về BHLĐ.
Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác BHLĐ cho ngành địa phương
song không trái với pháp luật và quy định chung của nhà nước.
Thực hiện trách nhiệm trong việc điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, hướng dẫn và kiểm tra thực hiệ
n công tác BHLĐ ở địa
phương mình.
Thực hiện các biện pháp tổ chức bố trí cán bộ, phân cấp trách nhiệm hợp lý cho cấp
dưới để đảm bảo tốt công tác BHLĐ trong địa phương mình.
2.2.3.Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức công đoàn
Thay mặt người lao động ký thoả thuận với người sử dụng lao động (trong tất cả các
thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao
động và vệ sinh lao động.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về BHLĐ, có quyền
yêu cầu các cơ quan, các cấp chính quyền, người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp
luật tiêu chu
ẩn, quy định bảo hộ lao động, yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngừng hoạt
động ở nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các tiêu
chuẩn, qui định về BHLĐ.
Tổ chức tốt phong trào quần chúng đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động từ cơ sở.
Cần phải tham gia tích cực với cơ quan nhà nước, chính quyền, xây dựng các kế

hoạch biện pháp về BHLĐ.
Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động.
Tham gia với chính quyền xét khen thưởng kỷ luật về BHLĐ.
Thực hiện công tác nghiên cứu trong lĩnh vực BHLĐ.

2.3.Thanh tra, kiểm tra về BHLĐ
Thanh tra an toàn lao động (Bộ lao động thương binh xã hội)
Thanh tra vệ sinh lao động (Bộ y tế)
Có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về BHLĐ của các ngành, các c
ấp,
các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động. Thanh tra viên có quyền xử lý hoặc đình chỉ các
Chương 2.Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam
2-
3

hoạt động sản xuất ở nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn hoặc ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Các cấp trên địa phương hoặc ngành mình quản lý, cần kiểm tra định kỳ hoặc kiểm
tra đột xuất về BHLĐ đối với cơ sở.
Cơ sở phải kiểm tra định kỳ về BHLĐ để phát hiện sai sót, kịp thời tìm cách khắc
phục.
Liên b
ộ và tổng công đoàn cũng như sở và liên đoàn lao động địa phương phải tiến
hành kiểm tra liên tịch với các ngành.

×