Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ( nâng cao chất lượng luyện thi chứng chỉ a tin học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.03 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS GIỤC TƯỢNG
************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên
Chức vụ
Đơn vị
Tên đề tài

: HÀ NAM HẢI
: Giáo viên-Lí-Tin
: Trường THCS Giục Tượng
: “ Nâng chất lượng luyện

thi chứng chỉ A Tin học”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài:
Tin học là một ngành khoa học và chỉ mới đưa vào dạy học ở bậc học phổ
thông cơ sở chính thức từ năm học 2006-2007. So sánh với các môn học khác tin
học là môn học còn rất mới mẽ. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu công
nghệ hiện đại áp dụng vào công việc ngày càng cao, máy vi tính là một trong những
phương tiện mang lại hiệu quả trong công việc, rút ngắn thời gian làm việc, dữ liệu
lưu trữ lâu dài, chỉnh sửa dễ dàng.
Con người ngày càng có nhu cầu tiếp cận và sử dụng các phần mềm vào công
việc phục vụ cho cơ quan, cá nhân. Đặc biệt là học sinh trong nhà trường là đối
tượng có nhu cầu tiếp cận, nâng cao trình độ, kỹ năng về công nghê thông tin.
Từ thực trạng nói trên với yêu cầu cấp bách cần thực hiện tốt chỉ thị 40 của
Ban Bí thư TW Đảng về công tác nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời đáp
ứng được những đòi hỏi của xã hội trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa,


đất nước đi vào nền kinh tế hội nhập và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng
góp một phần trong kế hoạch của nhà trường từ nay đến năm 2012 Trường THCS

1


Giục Tượng trở thành trường chuẩn quốc gia, có chất lượng, là một giáo viên
giảng dạy tin học, tôi nhận thấy trách nhiệm trong công tác thúc đẩy việc đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học mang tính hiệu quả đối với học
viên, tìm ra những giải pháp sao cho kết quả cuối kì thi là cao nhất.
Xã Giục Tượng là xã có vùng đặc biệt khó khăn, dân trí chưa cao, điều kiện
phát triển xã hội còn thiếu thốn. Với nhu cầu học tập của học viên để tiếp cận, nâng
cao trình độ và kỹ năng sử dụng phần mềm máy vi tính, đáp ứng nhu cầu công việc
mà xã hội đang đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết và thành thạo việc sử dụng máy vi
tính. Đặc biệt là công tác trong các cơ quan nhà nứơc yêu cầu mỗi cá nhân phải tự
nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ.
Vì vậy, với sự đầu tư xây dựng và củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị trường
THCS đã từng bước đầu tư xây dựng phòng tin học tại cơ sở từ năm học 2009-2010
và mạnh dạng đăng ký mở lớp luyện thi chứng chỉ A tin học cho học viên có nhu
cầu.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, năm 2009-2010 tôi được nhà trường
tạo điều kiện cho tôi đứng ra giảng dạy, luyện thi lớp chứng chỉ A Tin học. Bản thân
tôi cũng như các giáo viên trẻ khác mới đảm nhiệm giảng dạy luyện thi chứng chỉ
lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên với sự quyết tâm, nhiệt tình,
luôn tự tìm tòi, sáng tạo, phát huy những phương pháp dạy học sao cho hiệu quả
nhất. Sau 1 năm giảng dạy luyện thi chứng chỉ A tin học, tôi đã tích lũy được một
số giải pháp dạy và học nâng cao chất lượng xin chia sẻ cùng các thầy cô giáo.
2. Lý do chọn đề tài:
Đó cũng là lý lo để tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“ Nâng cao chất lượng luyện thi chứng chỉ A Tin học”


2


3.Phạm vi và đối tượng đề tài:
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, điều kiện và khả năng cho phép. tôi đã
quyết tâm nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp “ Nâng cao chất lượng luyện
thi chứng chỉ A tin học ” trong nhà trường cũng như ở các trung tâm, cở sở
luyện thi chứng chỉ A tn học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng
phương pháp dạy và các biện pháp giúp học viên có tinh thần tự giác học tập, tiếp
thu tốt kiến thức và kỹ năng, ứng dụng thành thạo kiến thức và kỹ năng đã học
vào thực tiễn. Trong thời gian thực hiện, để đạt được kết quả tôi đã gặp không ít
khó khăn. Học viên đa phần là học sinh tham gia khoá học, đa phần học viên chưa
tiếp cận máy vi tính, cấp tiểu học chưa đựơc làm quen với tin học nên trong quá
trình giảng dạy cần phải có những biện pháp và phương pháp thích hợp.
4. Mục đích của đề tài:
Đem lại niềm tin đến với học viên. Tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng trong
giảng dạy, khắc phục những mặt hạn chế về kỹ năng sử dụng và ứng dụng máy vi
tính vào thực tiễn. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng phần mềm vào công việc học tập,
tính toán... Đồng thời góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác, trao dồi thêm kinh
nghiệm cho bản thân và chia sẽ với đồng nghiệp.
5. Sơ lược những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy với những biện pháp như:
chuẩn bị kế hoạch giảng dạy hợp lý, sưu tầm nhiều tài liệu qua các kì thi giúp học
viên hình dung và tiếp cận sát với thực tế. Khuyết khích động viên với hình thức
trao học bổng với kết quả đạt đựơc cuối khoá… đã mang lại kết quả đạt so với chỉ
tiêu đã đề ra.

3



6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn vấn đề :
Giảng dạy có kế hoạch sẽ đem lại kết quả như mong muốn, đảm bảo tính
khoa học trong giảng dạy như phân phối lượng kiến thức và thời gian hợp lí cho
từng phân môn, đảm bảo khả năng tiếp thu của học viên.
Sưu tầm tài liệu qua các kì thi mang lại kết quả rất lớn trong quá trình học.
Học viên đựơc cọ sát với thực tế, tự tin hơn trong quá trình thi.
Để đạt kết quả cao thì tinh thần là một phần không thể thiếu đối với học
viên. Vì vậy khuyết khích động viên ngoài tinh thần còn phải có về mặt vật chất,
dù rất nhỏ nhưng cũng là động lực để học viên tích cực học tập, vượt qua thử
thách kì thi.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Năm 2009-2010 là năm đầu tiên nhà trường đựơc đầu tư trang thiết bị, máy
tính, phòng học vi tính. Cũng là năm đầu tiên nhà trường bắt đầu đăng ký với Sở
giáo dục và đào tạo mở lớp luyện thi chứng chỉ A Tin học tại cơ sở. Bản thân tôi là
giáo viên đảm nhiệm bộ môn Tin học luyện thi chứng chỉ nên còn mới mẽ về kinh
nghiệm. Nhưng với sự nhiệt tình, quyết tâm vì uy tín của bản thân đối với nhà
trường đồng thời tạo niềm tin cho học viên ở các khoá học tiếp theo. Vì vậy tôi đã
tìm tòi, đưa ra những giải pháp như kế hoạch thực hiện, thời gian thực hiện, nội
dung chương trình, bám sát trọng tâm nội dung chương trình học và thi. Sưu tầm
tài liệu, đền thi qua các khoá trứơc. Định hướng nội dung thi và hình thức thi cho
học viên tham khảo, bám sát thực tế. Đặc biệt là tác động đến tinh thần tự học của
học viên bằng hình thức khen thưởng, trao học bổng…kết quả đạt đựơc qua các kì
thi là khả quan.
2.Thực trạng

Trường THCS Giục Tượng là một trong những trường thụôc vùng đặc biệt
khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp nên nhu cầu về tin
học trong trường học từ trứơc đến năm 2009 chưa có cơ sở vật chất, máy vi tính
đáp ứng như cầu cho học sinh và học viên. Tuy nhiên với sự nổ lực, quyết tâm của
Ban Giám Hiệu nhà trường tạo ra những thuận lợi như sau:
*Thuận lợi:
Nhà trừơng đã đầu tư được cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học
tập, trong đó có máy vi tính với số lượng hiện có 30 chiếc. Với khả năng, kiến thức
sẳn có về Tin học, tôi đã mạnh dạng tham mưu với Ban giám hiệu mở lớp luyện thi

5


chứng chỉ A tin học cho học viên có nhu cầu học lấy chứng chỉ. Bước đầu mở lớp
luyện thi, số học viên tham gia ghi danh học khá đông.
*Những khó khăn-hạn chế:
Bản thân thân tôi là giáo viên chuyên Lí – Tin, lần đầu tiên được nhà trường
hợp đồng giảng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm và tự tin vào khả năng của mình.
Chương trình giảng dạy luyện thi còn chưa xác định cụ thể. Nhưng với sự nhiệt tình
và quyết tâm vì chất lượng môn học và uy tín của tôi đối với nhà trường, mang lại
niềm tin cho học viên. Tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giảng dạy
cho học viên sao cho mang lại kết quả cuối kì thi là cao nhất.
Học viên, đặc biệt là học sinh trong nhà trường ít được tiếp cận với máy vi
tính, các phần mềm ứng dụng nên gặp rất khó khăn trong quá trình giảng dạy, học
viên học rất chậm, sử dụng bàn phím, chuột điều khiển chưa thành thạo. Tài liệu
luyện thi chưa xác định rõ nội dung. Các hình thức thi chưa được tiếp cận. Tuy
nhiên, với sự quyết tâm vì chất lượng, uy tính và đặc biệt là tâm quyết với lớp mở
đầu cho bộ môn luyên thi chứng chỉ, tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp thích
hợp mang lại hiệu quả cao nhất để học viên tiếp cận, tiếp thu lý thuýêt và thực
hành một cách tốt nhất.

3. Các biện pháp đẽ tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Một số nội dung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị máy tính; ý nghĩa của
việc tham gia luyện thi chứng chỉ A tin học:
a) Công tác tư tưởng đến các đối tượng học viên :
-Bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị máy vi tính: trong quá trình học, học
viên phải bảo quản trang thiết bị, máy vi tính và nghiêm túc thực hiện nội quy nhà
trường. Cách sử dụng các thiết bị ngoại vi máy vi tính như con chụôt, bàn phím,
màn hình…bảo vệ tài sản chung, sử dụng lâu dài, phục vụ tốt cho việc học của học
viên.

6


- Thực hiện đúng các quy định về giờ giấc học tập, đi học đều, đúng giờ. Xây
dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực hành. Điểm danh
học viên hàng ngày, nắm bắt tình hình, hoàn cảnh học viên thông qua công tác điểm
danh và thăm hỏi thông qua bạn bè để động viên các em.
b) Ý nghĩa của việc luyện thi chứng chỉ A tin học
-Củng cố niềm tin làm sao học viên thấy đựơc ý nghĩa quan trọng của việc
tham gia luyện thi chứng chỉ A là:
+Góp phần vào quá trình học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng máy
vi tính thành thạo hơn, biết sử dụng các phần mềm ứng dụng như Word, Excel và
đặc biệt là hệ điều hành Window, kiến thức cơ bản để sử dụng máy vi tính, hướng
các em biết đựơc mục đích học tập để làm gì?, ứng dụng vào thực tiễn ra sao ?
+Các em đựơc tiếp cận với máy vi tính để chuẩn bị hành trang vào cấp 3, các
em không phải bỡ ngỡ về máy vi tính, các phần mềm ứng dụng mà các em đã học.
+Sau khi ra trường, đi công tác các cơ quan, tin học trong đó chứng chỉ A là
một phần không thể thiếu để phục vụ cho công việc của mình. Những lĩnh vực, môi
trường, ngữ cảnh trong đời sống đã và đang tác động một cách tích cực bởi tin học.
xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sử dụng công nghệ ngày càng cao. Ví dụ: Trong

lĩnh vực giáo dục, các thầy cô giáo đã ứng dụng tin học phục vụ cho công tác dạy
và học như : soạn giáo án bằng phần mềm Word, tính điểm trung bình môn học của
học sinh bằng phần mềm Excel, dạy bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint,
trong lĩnh vực kế toán người ta sử dụng phần mềm kế toán đựơc thiết kế trong đó
có phần mềm Excel, Để đánh một văn bản ta sử dụng phần mềm Word…
-Với những ý nghĩa của các ứng dụng nói trên và nhu cầu của xã hội đòi hỏi mỗi
chúng ta phải biết sử dụng máy vi tính và các phần mềm ứng dụng như Word,
Excel. Vì thế tôi đưa ra một số giải pháp sau:

7


3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.1. Những căn cứ đề xuất các biện pháp
Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ Đại hội IX
Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn
diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Thực hiện nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong
mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra
7 nhóm giải pháp lớn trong đó “Đổi mới chương trình giáo dục phát triển đội ngũ
giáo viên là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”.
Qua thực tiễn công tác ở cơ sở chúng tôi thấy rằng ngoại trừ các trường chuẩn
quốc gia thì vấn đề tạo điều kiện để học viên-học sinh đựơc tiếp cận với máy vi tính
ở các trường còn lại là vấn đề nan giải. Với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà
trường tạo điều kiện cho học viên-học sinh được tham gia học lớp luyện thi chứng
chỉ A, để đáp lại sự ưu ái của nhà trường và sự nhiệt tình tham gia lớp luyện thi bản
thân tôi tự thấy rằng mình phải quyết tâm tạo đựơc uy tín đối với nhà trường và học
viên của mình. Tôi đã cố gắng tìm một số giải pháp “nâng cao chất lượng dạy và

học luyện thi chứng chỉ A Tin học cho học viên sao cho đạt kết quả cao nhất.
3.2.2. Các biện pháp
a) Bứơc đầu tiếp cận học viên thu thập thông tin về thời gian –lập thời
khoá biểu:
-Sau đợt ghi danh đăng ký luyện thi kết thúc, Tôi Chọn ngày tập hợp tất cả
học viên-học sinh để sinh hoạt nội qui học tập cũng như việc bảo quản cơ sở vật
chất, trang thiết bị phòng thực hành. Ngoài ra tôi còn yêu cầu học viên báo lại thời

8


khoá biểu học chính khoá, các buổi phụ đạo, học thể dục… ở các khối lớp khác
nhau học thời khoá biểu khác nhau nên người thầy và cả học viên-học sinh gặp rất
nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm tạo điều kiện cho học viên đựơc học
cũng như việc nâng cao chất lượng, đạt kết quả cao nhất. Tôi đã chủ động sắp xếp
thời gian, lập thời khoá biểu trong tuần tạo điều kiện cho tất cả các em đựơc luyện
thi. Cụ thể: mỗi lớp có giờ thể dục trái buổi, tôi đã sắp thời khoá biểu nối tiếp giờ
thể dục đó để các em đỡ mất thời gian đi lại và tiết kiệm đựơc thời gian luyện thi.
Đồng thời chịu khó mở cửa các buổi sáng, chiều trong ngày xuyên suốt từ thứ hai
đến thứ sáu để những lớp nào trống thời khoá biểu trái buổi đều có thể tham gia
học. Khi các em gặp khó khăn về thời gian do nhà trừơng bị động tôi đã chủ động
cho các em học bù vào ngày chủ nhật.
b) Xây dựng kế hoạch, chương trình luyện thi
*Xây dựng kế hoạch:
Bắt đầu mỗi khoá học tôi đều xây dựng cho mình chương trình luyện thi để
luyên thi cho các em đi vào trọng tâm. Cụ thể:
+Thời gian mỗi khoá học 4 tháng
+Chỉ tiêu cuối khoá: kết quả thi đậu đạt 90% trong đó giỏi 15%, khá 30%,
TB 45%
*Xây dựng chương trình luyện thi: Gồm 3 phần

+Lý thuyết :20 tiết
+Thực hành Word: 30 tiết
+Thực hành Execl: 50 tiết
c) Nâng cao chất lượng giảng dạy
*Phân loại học viên:

9


Xã Giục Tượng thuộc vùng nông thôn nên dân trí còn thấp, vừa mới thoát
nghèo vào đầu năm 2011. Nên vấn đề tiếp cận máy tính còn rất hạn chế, các em
chưa đựơc học tin học từ cấp tiểu học. Chỉ một số em tiếp cận công nghệ thông tin
qua internet công cộng, các em chỉ tiếp cận dừng lại ở những trò chơi mà việc sử
dụng phần mềm cơ bản, đánh văn bản để phục vụ cho cấp học cao hơn trong đó có
môn tin học và sử dụng phục vụ cho công việc sau này. Vậy luyện thi bằng cách
nào nâng cao hiệu quả?
+Công việc đầu tiên là phân loại học viên: tìm hiểu thông tin từ học viên để
biết đựơc những học viên nào đã từng tiếp cận máy vi tính và những học viên
chưa biết gì về máy tính. Sau đó tôi quan tâm nhiều hơn với những học viên yếu.
+Hai là dạy nâng cao thêm kiến thức đối với những học viên đã biết.
*Một số biện pháp - phương pháp áp dụng bứơc đầu dạy luyện thi:
Lần đầu tiên đảm nhiệm luyện thi chứng chỉ A nên kinh nghiệm chưa có,
học viên còn rất yếu các thao tác bàn phím, chuột máy tính nên gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, với kiến thức sẳn có đồng thời chịu khó nghiên cứu tài liệu. Để
có đựơc nội dung chương trình giảng dạy phong phú, tiếp cận, cọ xát với nội dung
và hình thức thi thực tế. Bứơc đầu tôi đã tập trung cho học viên làm quen với bàn
phím bằng phần mềm Mario luyện đánh chữ trên bàn phím, tiếp theo là luyện
chụôt với phần mềm Fishing ( trò chơi ăn cá ). Sau 4 buổi học đầu tiên học viên
quen với các thao tác sử dụng bàn phím, chuột. Bứơc tiếp theo làm quen với kiến
thức tổng quan về hệ đình hành Window và cách sử dụng hệ điều hành, mở máy,

tắt máy, các kiến thức cơ bản về máy tính …tạo hứng thú cho học viên. Tôi không
ngừng tìm tòi nâng cao kiến thức chuyên môn bằng các hình thức: cập nhật thông
tin nội dung chương trình giảng dạy, các bài thi mẫu qua các khoá thi trong thời
gian trứơc trên mạng internet, qua các sách tin học căn bản, báo tin học và nhà
trường, báo Echip,…và đặc biệt là chịu khó sưu tầm các đề thi ở các trung tâm, tôi
sưu tầm nội dung chương trình giảng dạy và đề thi thực tế ở Trung tâm tin học

10


A-B-C, Trung tâm tin học truờng trung học y tế cộng đồng, trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề huyện Châu Thành…Từ đó làm cơ sở để học viên-học sinh có cơ
hội tiếp cận với hình thức và nội dung đề thi bám sát gần với thực tế.
Phương pháp giảng dạy:
Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là ngành giáo dục đã và đang từng
bước đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Trong mỗi bài học, mỗi chương
của từng bộ môn đòi hỏi cần phải có phương pháp giảng dạy theo hướng trực
quan, gắn với thực tiễn tạo hứng thú đối với người học.
Vì vậy, phương pháp dạy và học theo hướng kết hợp lý thuyết đi đôi với
thực hành thì học viên-học sinh tiếp thu rất tốt. Dạy lý thuyết xen kẻ với thực
hành, lý thuyết chia theo từng nội dung nhỏ vừa học xong là thực hành ngay phần
lý thuyết vừa học. Điều này giúp học viên nhớ lâu, đồng thời tạo hứng thú hơn,
không bị nhàm chán.
VD: Dạy lý thuyết phần Word: phần đánh văn bản, sau khi tôi dạy các em
sử dụng bảng Vietkey và cách bỏ dấu “ sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng,…” thì tôi cho
học viên thực hành ngay bằng cách cho học viên đánh những đoạn văn bản, những
bài thơ do tôi biên soạn trong tài liệu. Sau khi đựơc thực hành tôi nhận thấy sự
tiếp thu của các em rất tốt.
VD: Dạy lý thuyết Excel : Phần sử dụng hàm đơn giản như hàm Sum là
hàm tính tổng. Sau khi học xong hàm này tôi cho học viên thực hành ngay và hầu

hết các em nói thực hành tại chỗ rất dễ nhớ.
Phương pháp chọn lọc – sắp xếp tài liệu :
Để học sinh học không bị nhàm chán tôi đã bỏ ra thời gian soạn và chọn lọc
các kiến thức cơ bản từ dễ đến khó giúp các em tiếp thu dễ dàng và cảm thấy hứng
thú khi học. Vd: Học phần EXCEL soạn bài tập đi từ dễ đến khó, đầu tiên là hình
thành bước đầu cho các em công thức tính các biểu thức toán đơn giản để các em

11


quen với dấu “=” là dùng để tính một phép toán bắt bụôc phải có. Thực hiện các
phép toán cộng trừ nhân chia đơn giản, áp dụng như tính điểm các môn học
(toán*2+văn*2 + lý + hóa )/6…, sau đó đến các hàm đơn giản như hàm Sum, hàm
Count, hàm If... Những bài tập đơn giản kết hợp với bài tập liên quan đến các hàm
đã học để các em vừa học hàm mới nhưng vừa củng cố kiến thức đã học. Điều này
giúp học viên khắc sâu, nhớ lâu hơn. Tính hiệu quả của phương pháp củng cố rất
cao.
VD: Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng hàm left, right, mid… và thực hành
theo cú pháp
Bứơc 2: Tìm hiểu hàm Hlookup, Vlookup và thực hành đơn giản theo
cú pháp.
Bứơc 3: Sau khi thành thạo các hàm đơn, tôi hướng dẫn các em sử
dụng hàm lồng ghép các hàm nhỏ vào hàm lớn như hàm: Left, Right, Mid lồng
ghép vào hàm Hlookup, Vlookup.
Ngoài ra chúng ta cần đặc biệt chú ý đến phương pháp lý luận logic học cho
học viên, đây là một yếu tố rất quan trọng mà học viên hay vấp phải, không hiểu
đựơc tính logic vấn đề và cách sử dụng hàm. Ví dụ: Hàm “And” là hàm liên từ để
nối các ý lại với nhau, học viên rất khó tiếp thu. Vì vậy việc dừng lại và nhấn
mạnh từ và có ý nghĩa logic học như thế nào. Cụ thể: ý nghĩa của hàm “And” là :
Tất cả các phần tử đúng thì mới cho kết quả đúng, một trong các phần tử sai thì

cho kết quả sai. Cụ thể bảng dưới đây:
a
Đúng
Sai
Đúng
Đúng

b
Đúng
Đúng
Sai
Đúng

c
Đúng
Đúng
Đúng
Sai

Kết quả
Đúng
Sai
Sai
Sai

12


Tương tự cho hàm “OR” có ý nghĩa : Chỉ cần một phần tử đúng thì cho kết
quả đúng. Trừ khi tất cả các phần tử đều sai thi mới cho kết quả sai. Cụ thể bảng

sau:

a
Đúng
Sai
Đúng
Đúng
Sai

b
Đúng
Đúng
Sai
Đúng
Sai

c
Đúng
Đúng
Đúng
Sai
Sai

Kết quả
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Sai


Chú ý: Hàm “And” trong các bài tập có chữ “và” học sinh rất dễ nhầm lẫn,
cần phân biệt cho học viên phân biệt dùng hàm nào để tính khi có từ “ và”, từ “và “
đi liền với từ “bảng “ thì dùng hàm “Hlookup” hoặc “Vlookup”, nếu từ “và” không
đi liền với từ “ bảng” thì dùng hàm “And”. Phương pháp này học viên rất dễ phân
biệt khi sử dụng hàm. Đặt biệt là hàm tra bảng với Hlookup và Vlookup, đây là
phần kiến thức trọng tâm của bài thi. Vì vậy phải rèn cho các em kỹ năng tra bảng,
cách dùng hàm một cách thành thạo.
Động viên tinh thần học tập của học viên :
Trong quá trình dạy tôi phát động chương trình học bổng cho học viên phấn
đấu với các những tiêu chuẩn như sau:
1. Học viên phải thi đậu
2. Một trong 3 phân môn: Lý thuyết, Word, Excel đạt điểm 10 thì
đựơc học bổng 100.000đ.
3. Nếu đạt cả 3 môn điểm 10 thì đựơc học bổng 400.000đ
4. Những học viên xuất sắc nhất được học bổng 100.000đ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một thời gian thực hiện theo các phương pháp như trên tôi đã thu được
kết quả như sau:
-Học viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành tốt

13


-Số lượng học viên đảm bảo trong suốt quá trình học, học tích cực và có ý
thức tự giác.
-Học viên qua quá trình học đựơc rèn luyện kỹ năng và tiếp cận đề thi nên
khi thi các học viên đều làm bài tốt, không ngoài khả năng làm bài của các em, đề
thi các em đã từng thực hành nên các em làm tương đối thành thạo.
-Kết quả sau các khoá thi đều đạt chỉ tiêu đề ra, cụ thể : kết quả thi đậu đạt
92% trong đó :

+Giỏi 15%
+Khá 32%
+TB 45%
-Điểm thi cũng chất lượng, trong đó khá, giỏi có tăng hơn so với chỉ tiêu.
Những Kinh nghiệm rút ra từ khi áp dụng:
-Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo, cụ thể, khả thi.
-Nội dung và phương pháp phải đồng bộ như sử dụng các phần mềm vừa
học vừa chơi để học viên vừa hứng thú, vừa phục vụ học tập như phần mềm
Mario, Fishing…bước đầu rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị ngoại vi.
-Phải chú trọng kỹ năng thực hành cho học viên, quan sát, theo dõi từng học
viên trong quá trình thực hành để phát hiện và kịp thời rèn kỹ năng làm bài còn
yếu cho các em.
-Tinh thần, hứng thú và thu hút học tập của học viên là một phần không thể
thiếu trong quá trình dạy, động viên, khuyến khích là một trong những biện pháp
mang lại hiệu quả. Chính điều này giúp lớp học ít có học viên bỏ học giữa chừng
và kết quả sau kì thi cũng cao hơn.

14


C. KẾT LUẬN
Những bài học Kinh nghiệm:
Qua quá trình áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tôi đã có đựơc một số bài
học kinh nghiệm:
+Cần chú ý rèn cho học viên kỹ năng đọc, xác định rõ đề bài yêu cầu, phân
tích, hiểu đựơc đề bài yêu cần gì để từ đó định hướng đến kỹ năng sử dụng hàm
sao cho phù hợp, chính xác.
+Trong 3 phân môn : Lý thuyết, Thực hành Word, Excel thì Excel là phân
môn học viên khó tiếp thu kiến thức và kỹ năng thao tác. Đặc biệt là kỹ năng phân
tích đề bài liên hệ đến sử dụng hàm đúng, chính xác. Trong đó kỹ năng dùng hàm

lồng ghép, hàm dò tìm Hlookup, Vlookup học viên rất dễ lẫn lộn, cách sử dụng
dấu “( )” cũng rất dễ thiếu, dẫn đến kết quả sai hoặc không nhận đựơc kết quả.
Phần hàm dò tìm Hlookup, Vlookup có điều kiện học viên làm rất dễ ở cột dò, cần
rèn kỹ năng xác định cột dò ở bảng dò thật kỹ, nói rõ cách dò, xác định rõ bảng dò
đó là vấn đề then chốt để các em làm bài thật tốt.
+Tinh thần và hứng thú là một phần không thể thiếu, nó góp phần quyết
định chất lượng học tập của học viên. Đông viên và thực hiện các hình thức là một
trong những giải pháp tác động đến tinh thần học tập của các em như ra điều kiện
trao học bỏng cuối kì học, kết quả đạt điểm 10 các môn Lý thuyết, Word, Excel thì
hình thức khen thưởng như thế nào… từ đó có sự tác động đến nghị lực học tập
của học viên, góp phân nâng cao chất lượng học tập của các em.
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác giảng dạy của người
giáo viên:
Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, tìm ra một số giải pháp để thực hiện
sao cho kết quả học viên thi đậu là cao nhất. Nâng dần chất lượng học viên cả về

15


kiến thức lẫn kỹ năng sử dụng máy vi tính, phần mềm ứng dụng, phục vụ cho học
tập, công việc thực tiễn.
Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm, hướng
phát triển của đề tài.
Với những giải pháp đã thực hiện đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy đây là
một trong những giải pháp hữu hiệu có thể áp dụng vào thực tiễn ở các cơ sở
trường học, trung tâm hướng nghiệp, cơ sở dạy nghề…nhằm nâng cao chất lựơng
giảng dạy, thu hút học viên học tập tích cực.
Với kết quả đạt được dựa trên những giải pháp đã thực hiện tuy có hiệu quả
nhưng chưa phải là tốt nhất. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục phát huy khả năng,
không ngừng nghiên cứu để đề tài hoàn thiện hơn, kết quả giảng dạy đạt chất

lựơng cao hơn.
Xin chân trọng kính chào !
Giục Tượng, ngày 5 tháng 4 năm 2011
Người viết

Hà Nam Hải

16


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN THI ĐUA TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp loại :…………………………………………

17


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Xếp loại :…………………………………………


18


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu

trang 1

1. Bối cảnh của đề tài

trang 1

2. Lý do chọn đề tài

trang 2

3. Phạm vi và đối tượng của đề tài

trang 3

4. Mục đích của đề tài

trang 3

5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
trang 3
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
trang 4
B. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề


trang 5

2. Thực trạng của vấn đề

trang 5

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trang 6

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

trang 14

C. Kết luận:
Bài học Kinh nghiệm

trang 15

19


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG: THCS GIỤC TƯỢNG
----------

Tên đề tài SKKN:
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUYỆN THI
CHỨNG CHỈ A TIN HỌC”

Người viết: Hà Nam Hải
Chức vụ: Giáo viên Vật Lí – Tin học
Công Việc đang phụ trách: Giảng dạy Tin học

Năm học 2010-2011

20



×