Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Kỹ năng nghị luận tác phẩm văn xuôi ôn thi THPTQG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.01 KB, 35 trang )

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
* MỤC TIÊU
- Giúp cho học sinh có kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý cho các kiểu bài về một tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm trong chương trình để
viết một bài văn về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
A. KHỞI ĐỘNG
- GV nêu vấn đề: Trong chương trình Ngữ văn 12 các em học những kiểu bài
NLVH nào?
- HS: Trả lời
- GV: NLVH là một trong những dạng bài cơ bản trong cấu trúc đề thi môn Ngữ
văn và chiếm 50% tổng số điểm. Vậy để giúp cho các em có những kỹ năng cơ bản về
kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cô giáo hướng dẫn các em tìm
hiểu bài hôm nay....
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) văn xuôi.
- Nêu được luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm,
một đoạn trích văn xuôi.
- Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để
viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,
bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Học sinh nắm được mục đích, yêu cầu, đối tượng của bài nghị luận về một tác
phẩm (đoạn trích) văn xuôi.
- Các bước triển khai bài nghị luận về một một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
a. Bước 1: Phân tích đề - xác định các yêu cầu của đề
- Xác định dạng đề;
- Yêu cầu nội dung (đối tượng);


- Yêu cầu vê phương pháp;
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
b. Bước 2: Lập dàn ý - tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ
vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
c. Bước 3: Viết bài.
d. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa.
GV: Tuy nhiên đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung
(nhân đạo, hiện thực) và nghệ thuật (nghệ thuật miêu tả tâm lí, tạo tình huống truyện,
cảm hứng sử thi...) của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một


khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác
nhau. Chính vì thế lại chia nhỏ thành các kiểu bài như sau:
II. Một số dạng bài thường gặp
1. Nghị luận về một nhân vật (nhóm nhân vật) trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
1.1. Cách làm bài.
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),
giới thiệu nhân vật (nhóm nhân vật) cần phân tích.
Thân bài:
* Cảm nhận về nhân vật
- Nội dung
+ Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật.
+ Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, diễn biến tâm lí...)
* Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng
+ Từ cảnh ngộ, số phận, phẩm chất và tính cách nhân vật đó mang ý nghĩa khái quát
như thế nào đối với người cầm bút, đối với giai đoạn văn học?
+ So sánh mở rộng với các tác phẩm cùng chủ đề, đề tài.
Kết bài:
+ Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
+ Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
1.2. Đề minh họa


Đề bài : Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành.
Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thanh, tác phẩm Rừng xà nu.
- Giới thiệu nhân vật Tnú...
Thân bài
1. Cảm nhận về nhân vật
* Cảnh ngộ của Tnú
- Là người mồ côi, được dân làng Xô Man cưu mang...(dc)
* Phẩm chất, tích cách của nhân vật
- Gan góc, Dũng cảm, mưu trí sớm giác ngộ cách mạng
+ Khi còn nhỏ (dc)
+ Khi lớn lên (dc)
+ Khi đối diện với kẻ thù (dc)
- Giàu lòng yêu thương và cháy bỏng căm thù
+ Yêu thương cánh rừng quê hương, buôn làng và gia đình (dc)
+ Căm thù Tnú mang trong mình 3 mối thù: bản thân, gia đình và quê hương (dc).
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của

người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã
cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân STrá khi chưa giác
ngộ chân lý
+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng lên.
+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh
đến với cách mạng của làng Xôman nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật kể chuyện
- Tình huống truyện
- Cảm hứng sử thi
2. Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng.
- Nhân vật Tnú hiện lên trong tác với những phẩm chất tốt đep: gan góc, dũng cảm,
kiên cường, trung thành với cách mạng, cháy bỏng căm thù và giàu lòng yêu thương.
Qua hình tượng nhân vật Tnú tác giả ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống
của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ
khí chống lại kẻ thù.
- So sánh với nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Kết bài
- Khái quát lại vai trò, vị trí của nhân vật trong trong tác phẩm.
2. Nghị luận về diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
2.1. Kỹ năng làm bài


Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),
nêu nhân vật.

- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
Thân bài
- Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật theo trình tự thời gian/theo diễn biến câu
chuyện...
+
+
- Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng
+ Từ cảnh ngộ, số phận, phẩm chất và tính cách nhân vật đó mang ý nghĩa khái quát
như thế nào đối với người cầm bút, đối với giai đoạn văn học?
+ So sánh mở rộng với các tác phẩm cùng chủ đề, đề tài.
Kết bài
- Khẳng định vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm
2.2 Đề bài minh họa: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân. (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài).
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài
Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu được nhân vật Mị...
Thân bài
* Khái quát về cảnh ngộ số phận của Mị
- Qúa khứ
- Hiện tại
* Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Sự tác động của yếu tố ngoại cảnh: đất trời Hồng Ngài vào xuân
- Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn đi chơi trong đếm mùa xuân.
- Sức sống trỗi dậy trong Mị:



+ Mị uống rượu, Mị nhớ về quá khứ, nghĩ đến cuộc sống hiện tại
+ Mị muốn đi chơi
+ Mị sửa soạn đi chơi
(HS lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
* Bàn luận chung về nhân vật.
- Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm màu xuân đã khẳng định được sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị: dù cuộc sống có cùng cực thì con người vẫn
khát khao sống và sống mãnh liệt. Chính điều đó làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm.
- So sánh mở rộng với nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân), với người đàn bà hàng
chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
c. Kết bài
- Khẳng định vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm
3. Nghị luận về một nhân vật (hoặc nhóm nhân vật) trong đoạn trích văn xuôi gắn
với một nhận định.
3.1 Kỹ năng làm bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),
nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
1. Cảm nhận về nhân vật
* Nội dung
- Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật.
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật... và bám sát vào
đoạn văn để phân tích những chi tiết, sự việc liên quan đến nhân vật.)
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2. Bình luận, so sánh mở rộng.



- Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến ở đề bài: Đúng/sai/chưa hoàn toàn đúng?
Vì sao?
- Đánh giá ý nghĩa của ý kiến đối với người cầm bút, đối văn học và đời sống.
- So sánh với các nhân vật trong các tác phẩm cùng chủ đề và đề tài.
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
3.2. Đề minh họa
Đề bài:
“Ngày tết Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị
lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về
ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gội bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.
Mùa xuân này, Mị uống rượ bên bếp và thổi sáo, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng
hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan từ lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn
ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường
chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng
buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng
trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những
đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi
ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường.
Anh ném pao em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi
{...}
Bây giờ Mị càng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm
vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng

sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. ”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình
luận ý kiến sau của nhà văn Tô Hoài: Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế


mọi thế lực của tội ác cùng không giết được sức sống của con người. Lay lắt đói khổ,
nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.
Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu được nhân vật Mị...
- Dẫn được ý kiến..
Thân bài
1. Cảm nhận diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích.
* Cảnh ngộ số phận của Mị
- Qúa khứ (dc trong đoạn trích)
- Hiện tại (dc trong đoạn trích)
* Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn đi chơi trong đếm mùa xuân, khiến:
+ Mị uống rượu, Mị nhớ về quá khứ, nghĩ đến hiện tại
+ Mị muốn đi chơi
+ Mị sửa soạn đi chơi
→ Sức sống trỗi dậy trong Mị
(HS lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
* Nghệ thuật
- Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế...
2. Bình luận
- Ý kiến của Tô Hoài đã khẳng định rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo

miền núi, đề cao bản chất tốt đẹp của con người và khẳng định sức sống bất diệt của con
người. Và điều đó đã được thể hiện qua nhân Mị, dù cô Mị có bị đọa dầy của địa ngục
nhà Thống lí cũng không thể thủ tiêu được sức sống của cô gái trẻ trong Mị đặc biệt là
khi Hồng Ngài vào hội xuân.
- Ý kiến của Tô Hoài là tiếng nói ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao
nghèo trước cách mạng tháng Tám và nó được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Tô
Hoài cũng như của các nhà văn cách mạng.
- So sánh với nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của
Kim Lân.
Kết bài
- Khẳng định lại sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và ý nghĩa của nhận định ở đề
bài.
4. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích


* Nghị luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá khái quát về
tác phẩm.).
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
Thân bài:
- Giải thích khái niệm nhân đạo:
+ Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi
niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp
trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Cốt lõi của cảm
hứng nhân đọa là yêu thương, đồng cảm, chia sẻ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận éo le, bất hạnh con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực vùi dập con người .

+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ giải phóng con người, chỉ ra con đường để giải
phóng con người (giá trị nhân đạo mới).
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
Ví dụ minh họa: Anh/ chị hãy phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A
Phủ (Tô Hoài).
Mở bài
- TH là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại. Ông có vốn hiểu biết
phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán nhiều vùng khác nhau trên cả nước


- VCAP là tác phẩm tiêu biểu của TH viết ngay sau CM tháng 8, tác phẩm có tính
chất khai phá đề tài miền núi
- VCAP mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thân bài
1. Thế nào là giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học?
2. VCAP mang giá trị nhân đạo sâu sắc
a. VCAP thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của
người lao động miền núi trước cách mạng tháng 8 – 1945
TH tỏ ra am hiểu sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào TB cụ thể ông
đã miêu tả thành công cuộc đời tủi nhục của MỊ và A Phủ
- Nhân vật Mị
+ Con dâu gạt nợ (phân tích lí do làm dâu)
+ Làm việc quần quật không bằng con ngựa (phân tích nỗi cực nhọc về thể xác)
+ bị giam hãm, cầm tù trong nhà ngục về tinh thần (phân tích nỗi cực nhọc về tinh
thần )
+ Bị trói, bị đánh (phân tích chi tiết A Sử trói Mị)

- Nhân vật A Phủ
+ Khỏe mạnh, giỏi giang, đứa con của núi rừng tự do
+ Trở thành người ở gạt nợ
+ Bị trói có thể chết
→ tác giả đã miêu tả với một nỗi niềm xót xa thương cảm sâu sắc
b. Tố cáo, lên án phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi
- Cho vay nặng lãi
- Bắt dâu gạt nợ
- Bắt người ở gạt nợ (phân tích cảnh xử kiện A Phủ)


- Trói Mị, A Phủ chúng nó thật độc ác...
c. Phát hiện và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của con người.
- Bên trong con người lầm lũi và đau khổ của Mị, TH đã nhìn thấy một sức sống nội
tâm hết sức mạnh mẽ và phong phú (phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình
mùa xuân: tuy thể xác bị hành hạ, cầm tù nhưng tâm hồn thì hoàn toàn tự do)
- TH đã phát hiện tính cách và phẩm chất tốt đẹp của A Phủ: trung thực, thật thà, chất
phác
d. Đồng tình với khát vọng giải phóng của con người, phát hiện khả năng cách mạng
của đồng bào TB.
- Mị và A Phủ đã tự giải phóng: chạy trốn khỏi Phiềng Sa, được giác ngộ và đi theo
CM. (Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ trong đêm mùa đông)
→ Đó là một khía cạnh mới của CNNĐtrong VHCMVN sau CM tháng 8/1945. Nhà
văn không chỉ giải thích hiện thự mà góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đường giải
phóng cho nhân loại cần lao.
3. Đánh giá
- VCAP là một trong những tác phẩm giải quyết sớm nhất vấn đề số phận con người
trong xã hội cũ
Kết bài
- VCAP của TH mang giá trị nhân đạo sâu sắc, phát huy truyền thống nhân đạo của

văn học VN từ xưa đến nay.
- VCAP là bài ca về sức sống mãnh liệt của con người.
* Nghị luận về giá trị hiện thực của tác phẩm văn xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá khái quát về
tác phẩm.).
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:


- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
5. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm văn xuôi
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (Xuất xư/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là tình huống truyện?
+ Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh

riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc
nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Nêu được đó là tình huống truyện gì?
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống
đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.


+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống:.....
- Bình luận về giá trị của tình huống
+ Tình huống đó có ý nghĩa như thế nào về việc thể hiện:
++ Nội dung tư tưởng: hiện thực, nhân đạo...
++ Nghệ thuật
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Ví dụ minh họa: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong
truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên?
Lập dàn ý
Mở bài
- KL là nhà văn gắn bó với nông thôn và người nông dân. Ông viets chân thật và xúc
động về cuộc sống và người dân mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ của họ.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của KL in trong tập Con chó xấu xí (1962).
- Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của KL trong truyện ngắn VN là xây
dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
Thân bài
1. Thế nào là tình huống truyện?
2. Vợ nhặt đã tạo ra một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

* Đó là tình huống nhân vật anh cu Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân xóm ngụ
cư, bị người làng khinh bỉ giữa lúc đói khát lại lấy được vợ
* Việc tràng có vợ trong tình huống đó là:


- Một điều rất lạ đối với mọi người:
+ Người như Tràng (xấu, nghèo, dân ngụ cư...) lại lấy được vợ, thậm chí còn là vợ
theo không.
+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân còn không nổi lại còn dám lấy
vợ.
+ Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư, của bà cụ Tứ và của
chính Tràng nữa:
++ Người dân trong xóm ngụ cư đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra và bàn tán
++ Bà cụ Tứ sững sờ, ngạc nhiên
++ Chính Tràng cũng không thể tin nổi Bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không
phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?
→ Đây là tình huống độc đáo nhưng hết sức hợp lí vì nếu không phải là năm đói thì
Tràng sẽ không lấy được vợ, chẳng ai thèm lấy Tràng. Lại là vợ nhặt không cần cưới
cheo gì. Người ta có gặp đến bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình...
- Tình huống trên đồng thời cũng hết sức éo le. Đó là truyện nên vui hay nên buồn,
nên mừng hay nên lo. Chính điều này thúc đẩy cho câu chuyện phát triển để nhà văn
khắc họa tâm trạng của nhân vật phong phú, tính cách nhân vật rõ nét hơn.
+ Trong tình huống éo le này ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ trong
tâm trạng mọi người:
++ Người dân xóm ngụ cư: mừng cho Tràng nhưng cũng lo cho Tràng
++ Bà cụ Tứ vừa vui vừa mừng, vừa buồn vừa lo cho con.
+ Chính Tràng cũng vừa vui vừa chợn: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả
biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.
+ Tình huống truyện dẫn đến hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ thật mong manh, tội

nghiệp. Hạnh phúc của Tràng, niềm vui của bà cụ tứ diễn ra trong không khí ảm đạm
chết chóc, trong bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới về thật thảm hại...
3. Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật lên ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm:
- THT là nổi bật số phận của người dân nghèo trước CM tháng 8/1945, gián tiếp tố
cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói 1945.


- Đặt người nghèo khổ trong tình huống này, tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp nhân bản
của con người. Dù đói khổ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát hạnh phúc gia đình.
- THT Vợ nhặt cũng lí giải sự gắn bó tự nhiên, tất yếu của người dân đối với CM.
c. Kết bài
- THT Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn
KL.
- TH ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển mà còn góp
phầm bộ lộ sâu sắc chủ đề của tp: niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa
những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất.
6. Nghị luận về cảm hứng sử thi trong tác phẩm văn xuôi
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (Xuất xư/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là cảm hứng sử thi?
+ Là cảm hứng hướng về cái lớn lao mang tính chất cộng đồng, hướng vè cái
hoành tráng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
+ Văn học viết bằng cảm hứng sử thi là văn học phản ánh những vấn đề lớn mang ý
nghĩa lịch sử và thời đại, gắn liền với một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia; là
những con người mang phẩm chất cao đẹp, lí tưởng đại diện cho cộng đồng ; những cảnh
sắc hoành tráng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, lồng lộng giữ không gian bất tử với thời gian.

Cốt lõi cảm xúc là thái độ ngợi ca, khẳng định. Văn học thời chiến là văn học đậm chất
sử thi.
- Phân tích những biểu hiện của cảm hứng sử thi.
+ Đề tài, chủ đề
+ Nhân vật:
+ Không gian rộng lớn
+ Cách kể chuyện
+ Giọng điệu ngợi ca
- Đánh giá
c. Kết bài:


- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
Ví dụ minh họa: Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác
phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. (đề ĐH khối C 2012)
a. Mở bài
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại,
trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
- Rừng xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản
của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến.
b. Thân bài
1. Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn
với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng
đồng và lập nên những chiến công hiển hách.
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách
trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng.
2. Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú
* Nội dung hình tượng

- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man
+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở
thành người con ưu tú của làng Xô Man.
+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu
cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc.
+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của
Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.
- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng
+ Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng.


+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng
căm thù giặc mãnh liệt.
+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song.
* Nghệ thuật khắc họa hình tượng
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng
thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một
nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn
liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình
ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận
của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ
c. Kết bài
C. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP
Đề số 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của
nhà văn Kim Lân.
Gợi ý:
Tìm hiểu đề
(?) Nội dung vấn đề cần nghị luận:
- nhân vật bà cụ Tứ.

(?) Kiểu bài và thao tác lập luận:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học (nghị luận về nhân vật văn học).
- Thao tác lập luận chính: Phân tích; Thao tác lập luận hỗ trợ: Giải thích, chứng
minh, bình luận.
(?) Phạm vi tư liệu và dẫn chứng:
Truyện Vợ nhặt của Kim Lân (nhân vật bà cụ Tứ).
Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề: Nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm đã thể hiện tình mẫu tử sâu
sắc, cảm động.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về cảnh ngộ, số phận của nhân vật bà cụ Tứ.
- Diễn biến trạng thái, cảm xúc của bà cụ Tứ (Khi nghe con giới thiệu về người vợ
nhặt; Sáng hôm sau).
- Bàn luận chung về nhân vật.
c. Kết bài:
- Đánh giá chung về nhân vật.
- Khẳng định tình mẫu tử thiêng liên, cao quí.
Dàn ý chi tiết


Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn;
chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm
hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân.
- Giới thiệu về luận đề: Nhân vật bà cụ Tứ đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, sâu
sắc.
Thân bài
- Giới thiệu nhân vật cảnh ngộ, số phận của bà cụ Tứ: Là dân ngụ cư, tuổi đã ngoài

70, sống nghèo khổ, phải làm thuê vất vả, có con trai đã luống tuổi nhưng chưa có vợ.
- Tình mẫu tử được bộc lộ qua diễn biến trạng thái, cảm xúc của bà cụ:
+ Khi nghe Tràng giới thiệu cô gái lạ mặt là “nhà tôi”, tâm trạng có nhiều nét đan
xen phức tạp: vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, vừa buồn tủi, lo lắng, xót xa thương cảm
(thương người con trai bà thương luôn cả cô con dâu). Từ đó chia sẻ, đồng tình và tôn
trọng cái quyết định gắn bó duyên phận của con trai và cô vợ nhặt; hi vọng vào tương lai
tốt đẹp sau này của các con (Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…).
- Sáng hôm sau: Khuyên nhủ, động viên hai con giữ gìn tình vợ chồng, niềm tin cuộc
sống, quyết tâm vượt qua nạn đói, để hướng tới ngày mai tươi sáng hơn (bàn chuyện
nuôi gà, nấu nồi “chè khoán”, cười nói vui vẻ...). Cùng con dâu dọn dẹp, vun vén cho
mái ấm gia đình.
- Bàn luận chung: Bà cụ Tứ là người mẹ nông dân nghèo khổ, nói năng, hành vi, cử
chỉ giản dị chất phác, thuần hậu xuất phát từ bản chất người lao động. Nhân vật bà cụ Tứ
thể hiện tình yêu thương con, sâu sắc biết chia sẻ, tôn trọng những quyết định của con,
động viên các con sống cho tốt để giữ gìn hạnh phúc, để nắm vững nhân cách, danh dự.
Đó là tình cảm tiêu biểu cho tình mẹ Việt Nam, nhân cách, văn hóa Việt Nam rất thiêng
liêng và đáng trân trọng.
Kết bài:
- Đánh giá chung: Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã bày tỏ tình yêu, lòng
mến trọng thầm kín đem lại cho hình tượng nhân vật cảm hứng nhân văn thấm thía.
- Khẳng định: Qua hình tượng nhân vật, chúng ta vừa tự hào, vừa kính yêu và biết ơn
những người mẹ Việt Nam mang đạo lí Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC
- GV ra thêm đề minh họa cho học sinh vận dụng kiến thức.
Đề 2: Đề thi THPT quốc gia năm 2014 (Có đề kèm theo)
Đề 3: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành).
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề bài 2, 3 chọn một luận điểm để viết đoạn văn và
viết mở bài, kết bài.
- Yêu cầu học sinh viết bài văn hoàn chỉnh ở nhà, giáo viên thu bài, chấm, trả và

chữa cho học sinh.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG KIẾN THỨC
- Tìm đọc hoàn chỉnh những tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình và những
tác phẩm cùng chủ đề, đề tài...
- Tìm hiểu thêm những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.
- Đọc những bài văn mẫu, những bài viết của học sinh giỏi để học tập cách hành văn
và diễn đạt...


HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN VĂN XUÔI
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- HCM sinh ngày 19/05/1890, quê tại làng Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An trong một
gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Lúc nhỏ học chữ Hán ở nhà, lớn lên
học tại trường Quốc học Huế và đã có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh.
- Những nét lớn trong cuộc đời:
+ Năm 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước
+ Năm 1919 đến năm 1945 người hoạt động cách mạng ở nhiều nước như: Liên Xô,
Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa
+ Từ tháng 1/1946 cho đến khi qua đời Người giữ cương vị là chủ tịch nước
+ Năm 1990 tổ chức GD khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận
và suy tôn Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn.
+ Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn họa quý báu.
=> HCM là vị lãnh tụ vĩ đại , kính yêu của dt VN, Người vừa là chính trị lỗi lạc, nhà
văn hoá, nhà văn, nhà thơ lớn của dt.
2. Quan điểm sáng tác

- HCM không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương nhưng người
yêu văn nghệ, am hiểu đặc trưng của văn nghệ , trong qt sáng tác HCM quan điểm :
1. HCM coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cánh mạng. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng góp phần đấu
tranh và phát triển xã hội.
2. HCM luôn coi trọng tính dt và tính chân thật của văn học. Người căn dặn nhà văn
phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn `
3. HCM luôn chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn nghệ. Vì vậy khi cầm
bút, Người luôn đặt ra câu hỏi: Viết cho ai ? (đối tượng), Viết để làm gì ? (mục đích),
Viết cái gì ? (nội dung), Viết như thế nào ? (hình thức)
3. Phong cách nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất có sự kết hợp
chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và
nghệ thuật.
1. Văn chính luận: Ngắn ngọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng giàu sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
2. Truyện và ký: Mang màu sắc trí tuệ, sáng tạo, hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ
thuật trào phúng vừa sắc bén vừa thâm thúy.
3. Thơ ca: Thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật HCM vừa cổ điển vừa hiện đại, có
sự hòa hợp độc đáo giữa chất trừ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm
súc sâu sắc


4. Sự nghiệp văn học
a. Văn chính luận
- Người viết với mục đích đấu tranh chính trị tấn công trực diện vào kẻ thù, thức tỉnh
giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua các chặng đường lịch
sử
- Những năm đầu thế kỷ XX với bút danh Nguyễn Aí Quốc, Người đã có những áng
văn chính luận sắc sảo in trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ

thuyền...
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, Di chúc...
b. Truyện và kí
- Truyện ngắn của NAQ cô đọng sáng tạo, độc đáo và mang đậm chất hiện đại. Tiêu
biểu là các tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...
c. Thơ ca
- Là lĩnh vực nổi bật nhất trong di sản văn học của Người với các tác phẩm tiêu biểu
như: Nhật ký trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán...
* Nhât ký trong tù
- Hoàn cảnh sáng tác: Nhật ký trong tù được sáng tác trong thời gian Người bị giam
cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch từ màu thu năm 1942 đến màu thu năm 1943
- Gía trị nội dung :
+ NKTT trước hết là bức chân dung tinh thần tự họa của người tù-thi sĩ-chiến sĩ cộng
sản HCM
+ Một tâm hồn luôn yêu thương tha thiết, trân trọng những kiếp người bị đày đọa đau
khổ
+ Một tinh thần lạc quan kiên cường bất khuất
+ Một phong thái ung dung, một tâm hồn mền mại tinh tế
+ Một tâm hồn khao khát tự do, một tấm lòng yêu nước mãnh liệt
- Gía trị nghệ thuật : Là tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, phong cách đa dạng, độc đáo,
với nhiều giọng điệu nhiều bút pháp khác nhau. Nét nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa vổ
điển và hiện đại, là sự hòa quyện của chất thép và chất tình
II. Tuyên ngôn độc lập
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Trên thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hồng quân Liên Xô đã tấn công
vào tận sào huyệt của phát xít Đức. Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, phát xít Nhật
đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh
- Trong nước: sau khi cách mạng tháng Tám thành công, HCM từ chiến khu Việt Bắc
về lại Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo TNĐL, ngày

2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình HN Người thay mặt cho chính phủ lâm thời đọc bản
TNĐL khai sinh ra nước VN mới .
2. Mục đích sáng tác
- Nhằm tuyên bố nền độc lập của dân tộc VN với toàn thể quốc dân đồng bào và thế
giới.
- Chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt khoát những luận điệu
xuyên tác, xảo trá của bè lũ cướp nước.
3. Nội dung, ôn tập


- Mở đầu áng văn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và
Mĩ. Lí lẽ của hai bản tuyên ngôn trở thành những luận điểm quan trọng có ý nghĩa pháp
lí về chủ quyền sống của con người.
- Trên cơ sở đó tác giả lần lượt bác bỏ từng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.
+ Nếu thực dân Pháp kể công khai hóa thì bản tuyên ngôn kể tội, kết tội chúng bằng
giọng văn đanh thép, hung hồn, dồn nén cả sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta.
Các điệp từ,điệp cấu trúc góp phần quan trọng việc nhấn mạnh những tội ác của thực dân
Pháp.
+ Nếu thực dân Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm
đã bán nước ta hai lần cho Nhật. (dẫn chứng). Để tăng thêm sức thuyết phục cho bản
tuyên ngôn, Người đã chỉ ra hành động chính nghĩa và thái độ khoan hồng của nhân dân
ta. Thủ pháp nghệ thuật đốilập phát huy được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt.
+ Nếu thực dân Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên
ngôn nói rõ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1940 và nhân dân ta đã
đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Hồ Chí Minh đã
bày tỏ niềm tự hào về cuộc đấu tranh bền bỉ, sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta.
+ Nếu thực dân Pháp nhân danh đồng minh tuyên bố đồng minh đã thắng Nhật và vì
thế Pháp có quyền lấy lại Đông Dương thì bản tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻ
phản bội Đồng Minh, chỉ có dân tộc VN mới thực sự thuộc phe Đồng Minh và đã đứng
lên đánh Nhật giành chính quyền.

- Từ những cơ sở hung hồn Hồ Chí Minh đã tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt
Nam đã thực sự được xác lập với sự ra đời của một quốc gia mới sau sự kiện lịch sử
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Từ tranh luận ngầm với thực dân Pháp, tác giả đối thoại với các nước đồng minh.
Cơ sở pháp lí chính nghĩa của bản tuyên ngôn được soi thêm từ góc độ mới đó. Hồ Chí
Minh bày tỏ niềm tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc bằng một giọng văn
trang trọng, đanh thép như nhắc nhở mọi người về sự thật hiển nhiên.
- Sau khi hội đủ cả cơ sở pháp lí lẫn sự thật lịch sử, Hồ Chí Minh trịnh trọng đưa ra
lời tuyên bố chính thức: Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do và độc lập.Toàn thể dân tộc VN quyết đem tính mạng và tài sản để
giữ vững nền tự do độc lập ấy. Lời tuyên bố ngắn gọn nhưng kết đọng tư tưởng của bản
tuyên ngôn, thể hiện sâu sắc tư cách làm chủ đất nước của người VN cũng như tinh thần,
ý chí, bản lĩnh của dân tộc VN.
* Ý nghĩa: Tuyên ngôn độc lập là sự kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời
là một áng văn chính luận mẫu mực, thuyết phục người đọc người nghe bằng lí lẽ sắc
sảo, đanh thép, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực và giọng điệu biến hóa linh hoạt.
VỢ CHỒNG A PHỦ (trích)
(Tô Hoài)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
-Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn
hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất
nước.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường


- Sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí....
- Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có, cách sử dụng từ ngữ đắc
địa và tài ba
2. Tác phẩm

Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in
trong tập Truyện Tây Bắc, giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trong SGK là phần một.
II. Nội dung ôn tập
1. Nhân vật Mị:
- Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”,
bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống
( lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian căn buồng của Mị,…).
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo
gọi bạn, bữa rượu,…), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về
thời gian, thân phận,…) và muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,…). Khi bị A Sử trói vào
cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
- Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”.
Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A
Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị.
Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt,… đã thôi thúc Mị
cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
2. Nhân vật A Phủ:
- Số phận éo le, là nạn nhân ủa hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi
(mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi
không lấy nổi vợ).
- Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có
sức sống tiềm tàng mãnh liệt…
3. Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày
bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau
khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất
xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh
liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…

* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành
động, Mị chủ yêu khắc họa tâm tư,…).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà
ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm
chất thơ,…
* Ý nghĩa văn bản:


Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân
lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm
tàng, mãnh liệt của họ.
VỢ NHẶT
(Kim Lân)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành công về đề tài nông thôn và
người nông dân; có 1 số trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê
- Hiểu sâu sắc tâm lí và cảnh ngộ người dân quê, viết chân thật và xúc động về nông
thôn và cuộc sống người nông dân
2. Tác phẩm:
- Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện
cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
II. Nội dung ôn tập
1. Nhân vật Tràng
- Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người
đàn bà xa lạ), luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm

gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ,
thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm
với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi
thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).
2. Người “vợ nhặt”
- Là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao
chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn
khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ
trong gia đình.
3. Bà cụ Tứ
- Là một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân
hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai,
hạnh phúc tươi sáng.
Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai
tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và
cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết,
người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi
vọng vào tương lai”.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư,
giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình
huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành
động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.


- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh
tế.
- Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
* Ý nghĩa văn bản:

Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và
khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở
tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành
trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm:
- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội
giải phóng Trung Trung bộ (Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những
anh hùng Điện Ngọc.
II. Nội dung ôn tập
1. Hình tượng cây xà nu
+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của
người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong
chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc
tính của xà nu…là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do
và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
2. Hình tượng nhân vật Tnú
+ Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;
+ Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
+ Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang
trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến
với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng
bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự
giải phóng.

- Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng
xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi
sinh của những con người như T nú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
* Nghệ thuật:
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn
ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang
những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu(cụ Mết; T nú, Dít...)
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên
màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.


- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang
nghiêm,…
* Ý nghĩa văn bản:
- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc;
- Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân,
không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng
Miền Nam thời kì chống mỹ-cứu nước, được coi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ
- Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ.
- Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.Văn giàu chất hiện
thực, vừa đằm thắm chất trữ tình với ngôn ngữ góc cạnh, đậm chất Nam Bộ, khả năng
tạo những nhân vật có cá tính mạnh mẽ
2. Tác phẩm

- Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của
Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
II. Nội dung ôn tập
1. Nhân vật chính
- Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma,
hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,…); có một tình
yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên
cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến
đấu rất dũng cảm…)
- Chiến: Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một
người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có
những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến
công.
- Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị
em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ
Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước.
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến
trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc
ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối
tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ
bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh…


* Ý nghĩa văn bản:
Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền

thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định:
sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu nước.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu :Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng
mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn
đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài
năng của VHVN thời kì đổi mới.
2. Tác phẩm:
- Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới:
hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống
đời thường.
II. Nội dung ôn tập
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc 1 thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ
sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…Với người nghệ sị,
khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện , làm dấy lên trong Phùng những
xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn,
dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã
đánh lại cha,…)giống như trò đùa quái ác, làm phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình.
=> Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đờichứa đựng nhiều
nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà
phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài

nghèo khổ, lam lũ…
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chai (một phụ nữ
nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu
đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ
ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống
chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản
trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các
nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người


×