Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cao hoc mon CHUYEN DE QUAN TRI RUNG Cơ sở pháp lý của trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong tiến trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.12 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


TIỂU LUẬN CAO HỌC
CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ RỪNG
“Cơ sở pháp lý của trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong tiến trình
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”

GVGD:

TS. Hoàng Huy

Học viên thực hiện:

Phan Đình

Lớp:

Cao học lâm học 22C

Huế, 1/2018.


MỞ ĐẦU
Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường
Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services - PES) hay còn
được gọi là chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for Environmental Services)
được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng
cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái.


Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trường được đưa ra năm 2005 là: “ Chi
trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi
trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ
này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu
một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc
cung cấp dịch vụ môi trường này”. (Wunder 2005, p9)
Trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định chi tiết
hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng.
Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các
dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) thực chất là một cơ chế chi trả dựa trên việc
người sử dụng hay người cung cấp có được lợi ích từ các dịch vụ sinh thái, từ đó dẫn
đến việc bảo vệ và quản lý chúng. Cơ chế này cần có sự thiết lập rõ ràng để đảm bảo
nó hoạt động thực sự hiệu quả trong một thời gian dài và có khả năng nhân rộng trên
toàn thế giới. Theo Wunder (2005) các tiêu chí của PES là:
• Tự nguyện trong giao dịch
• Các dịch vụ môi trường cần được xác định rõ
• Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường
• Có ít nhất một người mua dịch vụ môi trường
• Nếu và chỉ với điều kiện là người cung cấp dịch vụ môi trường phải bảo đảm việc
cung cấp dịch vụ môi trường (mang tính điều kiện).
Dựa trên tiêu chí này, dự án chi trả dịch vụ môi trường được xây dựng thông
qua ba bước, bao gồm:
• Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trường


• Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường. Trong bước này ta sẽ xác định giá
cho các dịch vụ. Việc tính toán các giá trị kinh tế có thể dựa trên việc gán số lượng và
giá trị bằng tiền cho hàng hoá và dịch vụ được cung cấp bởi môi trường tự nhiên, dù

có hay không giá thị trường vẫn rất hữu ích trong việc giúp ta tính toán.
• Thiết lập kế hoạch chi trả.
Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường
Hai nguyên tắc cơ bản của PES là:
• Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch
vụ môi trường;
• Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả
này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật.
Cụ thể hơn, với việc chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, Điều 7 chương I, Quyết
định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
• Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người
phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường.
• Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định
được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.
• Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch
vụ môi trường rừng cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế
cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
• Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng
được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.


KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Căn cứ xây dựng chính sách
Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH
10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí có quy định về
việc thu phí đối với 12 lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có
các quy định về phí thuỷ lợi, phí kiểm dịch động, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú ý,
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môi trường có phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, khai thác tài nguyên. Như vậy, Pháp

luật Việt Nam đã có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sở
tiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chính sách mới, đáp ứng được xu hướng phát
triển chung của đất nước và thế giới.
Hướng tới việc phát triển bền vững, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ra đời ngày 10/04/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phải xây dựng thí
điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm và
nhân rộng mô hình này trên cả nước. Hiện nay, chính sách này được áp dụng cho các
cơ sở sản xuất được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Đồng
Nai, sông Đà và các chủ rừng ở vùng đầu nguồn lưu vực hai con sông nói trên thuộc
hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
Ngoài những căn cứ pháp lý kể trên, còn phải kể đến một số Nghị định cũng như
các báo cáo dự án trồng và phát triển rừng như:
• Kế hoạch số 1660/KH-BNN-PC ngày 12/06/1008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008
của Thủ tướng Chính phủ.
• Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng.
Cơ sở khoa học và thực tiễn
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm kinh tế,
nghĩa là lượng hoá các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con người qua các con
số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó. Dựa trên chính các kết quả này,
giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn. Các nghiên
cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã chỉ ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trường
rừng là: hấp thụ các-bon chiếm 27%; bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ
đầu nguồn chiếm 21% ; bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%.
Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của việc thay


đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của dịch vụ môi trường rừng. Rừng
không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức năng bảo vệ cho các khu vực

hạ lưu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý rừng
hiệu quả hơn thay thế cho các phương pháp trước đây theo quan điểm coi dịch vụ môi
trường rừng là một loại hàng hoá. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để hiểu và tiếp thu
“Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường”.
Sau hơn 5 năm thực hiện, chính sách chi trả DVMTR của Việt Nam đã khẳng
định là một trong những thành tựu quan trọng của ngành lâm nghiệp Việt Nam, xác lập
được một công cụ tài chính ủy thác đổi mới, hữu hiệu cho công tác QLBVR ở Việt
Nam, nhất là bảo vệ các hệ thống rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng, mang lại nhiều
lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội. Có thể nhận thấy rằng, chi trả DVMTR đang
từng bước tác động vào hệ thống quản trị rừng ở các địa phương theo hướng xã hội
hóa – tăng cường sự tham gia của nhiều bên liên quan theo cơ chế đảm bảo chi trả dựa
vào kết quả bảo vệ rừng.
Vai trò, quy mô, cách thức thực hiện và tiềm năng của chi trả DVMTR ở Việt
Nam đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức ngoài nhà nước (NGOs) vì khả năng của
chính sách này trong thúc đẩy quyền tiếp cận tài nguyên rừng, đất rừng, hưởng lợi từ
chi trả của hộ gia đình và cộng đồng, nhất là DTTS, và cải thiện phối hợp quản lý bảo
vệ rừng tại địa phương. Từ năm 2014-2017, thông qua Liên minh Đất rừng
(LMĐR/Forland) các tổ chức thành viên bao gồm PanNature, CORENARM, CRD và
SEEDS đã thực hiện các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chi trả DVMTR Việt Nam
đối với hệ thống quản trị rừng địa phương, đồng thời phối hợp với Quỹ BVPTR Việt
Nam và các tỉnh nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng khung chỉ số hướng dẫn giám
sát, đánh giá chi trả DVMTR tại các tỉnh.
Thông qua các hoạt động khảo sát, tham vấn, phân tích thực tế thực hiện chi trả
DVMTR tại các địa phương, vấn đề đặt ra là có những rào cản và cơ hội nào, xét từ
góc độ quản trị rừng, cần được xem xét để việc thực hiện chi trả DVMTR sẽ đạt được
mục đích cuối cùng và quan trọng nhất: bảo vệ được tính nguyên vẹn của hệ thống
rừng tự nhiên của địa phương, và trên toàn quốc, trong các lưu vực đang áp dụng chi
trả DVMTR một cách bền vững. Các thảo luận nổi bật gồm có các vấn đề sau:
Sự tham gia và phối hợp của của các bên liên quan
Triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP dẫn đến sự thành lập và vận

hành của gần 40 Quỹ BVPTR cấp tỉnh – một thiết chế tài chính lâm nghiệp mới tại các
địa phương, được điều hành bởi Hội đồng quản lý quỹ có đại diện của nhiều sở ngành
tham gia. Phần lớn các Quỹ BVPTR do UBND tỉnh trực tiếp quản lý, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện
theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, thành phần, động lực và vai trò tham gia của


các bên liên quan có một số vấn đề đáng quan tâm như sau:

• Hội đồng quản lý Quỹ không có sự tham gia của đại diện (nhóm) sử dụng dịch vụ
(công ty thủy điện, cấp nước, du lịch) và tổ chức xã hội (nhất là Hội phụ nữ, và sau
này có thể là Hội chủ rừng);

• Cơ quan kiểm lâm (CCKL, Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn) cần thực hiện đúng chức
năng theo dõi, giám sát hoạt động, nghiệm thu kết quả BVR của các chủ rừng tham
gia, nhất là các hộ gia đình và cộng đồng nhận giao khoán
QLBVR trên địa bàn chi trả. Việc Hạt Kiểm lâm thực hiện vai trò đầu mối chi trả
cho hộ gia đình và cộng đồng khó đảm bảo được tính khách quan và đúng đắn về trách
nhiệm báo cáo kết quả BVR;

• Mức độ tham gia của chính quyền địa phương (UBND xã) trong cả hoạt động chi trả
DVMTR và giám sát QLBVR rất thấp; thiếu thông tin và chưa thực sự lồng ghép được
thực hiện chi trả DVMTR vào kế hoạch hoạt động lâm nghiệp của địa phương; thiếu
cơ chế tài chính hiệu quả để gắn kết chính quyền địa phương trong hoạt động QLBVR
nói chung;

• Thiếu các cơ chế yêu cầu chủ rừng tổ chức (trực thuộc Sở NN-PTNT hoặc UBND
tỉnh) – là đầu mối chi trả, tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời về kết quả QLBVR
theo định kỳ về cho Quỹ BVPTR tỉnh cũng như Hạt Kiểm lâm (với chức năng là đơn
vị quản lý chủ rừng trên địa bàn);


• Hạn chế của công tác truyền thông nên tỷ lệ hộ gia đình, cộng đồng tham gia có hiểu
biết đúng, đủ về chính sách chi trả DVMTR là khá thấp; từ đó quyền tham gia và
hưởng lợi của họ có thể không được đảm bảo;



×