Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

An toàn lao động - Chương 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.05 KB, 6 trang )

Chương 18.Kỹ thuật an toàn trong bảo đảm an toàn đường thủy
18-
1

Chương 18.
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG
BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐƯỜNG THỦY.
(Phần này dành riêng cho ngành BĐAT đường thủy)
18.1. Tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn Hàng Hải Việt Nam.
18.1.1. Những quy định chung.
- Thanh tra an toàn Hàng hải Việt Nam là tổ chức thanh tra chuyên trách trực thuộc
cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện chức năng thanh tra an toàn Hàng hải và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra tại các vùng biển của Việt Nam.
- Thanh tra an toàn Hàng hải Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất, được sử dụng con dấu nghiệp vụ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra
viên theo quy định (của cục trưởng cục Hàng hải Việ
t Nam).
- Hệ thống tổ chức của thanh tra an toàn gồm:
+ Thanh tra an toàn trung ương đặt tại cục Hàng hải Việt Nam.
+ Thanh tra an toàn Hàng hải khu vực đặt tại chi cục tại các khu vực do cục trưởng
quy định.
- Các thanh tra viên đều phải làm việc, thực hiện công vụ một cách khách quan,
mẫn cán và đúng pháp luật, ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.
- Các chủ tàu, thuyền trưởng, và các tổ chức cá nhân liên quan khác có nghĩa vụ tôn
trọng tạo
điều kiện cho các thanh tra làm việc thuận lợi và có hiệu quả.
18.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra an toàn Hàng hải Việt Nam .
18.1.2.1. Nhiệm vụ
- Thanh tra viên chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết.
- Thanh tra các khả năng bảo đảm an toàn cho tàu biển, người, hàng hoá và tài sản


khác trên tàu, hệ thống cầu cảng, luồng ra vào biển, báo hiệu hàng hải hoặc các
công trình thiết bị tương tự.
- Chỉ đạo cảng vụ hoặc tự mình tổ chức điều tra xác định nguyên nhân của các vụ
tai nạn, sự cố hàng h
ải sau đây:
+ Do tàu biển Việt Nam hoặc tàu nước ngoài gây ra tại Việt Nam.
+ Do các phương tiện khác, con người gây ra mà lại liên quan đến tàu biển khi đang
hoạt động tại vùng nước được phép hoạt động.
Nếu thanh tra phát hiện có dấu hiệu phạm tội, thì phải chuyển giao hồ sơ sang chơ
cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Kiến nghị với cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam về
các biện pháp cần thiết nhằm
đảm bảo điều kiện an toàn Hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Giám sát các hoạt động của cảng vụ, bảo đảm Hàng hải, hoa tiêu, đăng kiểm tàu
biển, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.
Chương 18.Kỹ thuật an toàn trong bảo đảm an toàn đường thủy
18-
2

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn Hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động Hàng hải.
18.1.2.2. Quyền hạn.
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn Hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
của các loại tàu biển không quân sự của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
+ Kiểm tra tình trạng thực tế của vỏ tàu, các máy móc thiết bị, trang thiết bị cứu
sinh, cứu hoả, hệ thống thông tin liên lạc, điện và các trang thiết bị khác lắp đặt trên
tàu.
+ Kiểm tra bằng cấp chuyên môn và khả năng nghiệp vụ
của thuyền viên, hoa tiêu
làm việc trên tàu.

+ Kiểm tra các loại giấy chứng nhận: đăng ký tàu, các loại nhật ký hàng hải…
+ Yêu cầu thuyền trưởng, máy trưởng, sĩ quan trưởng ca báo cáo tình hình hoạt
động của từng bộ phận do chức trách của từng người, kiểm tra sự hiểu biết của
thuyền viên, của hành khách trên tàu đối phó trong tình huống nguy hiểm.
2. Kiểm tra khả năng đảm bảo an toàn theo thiết kế của hệ thố
ng cầu bến, luồng ra, vào
cảng, báo hiệu Hàng hải và các công trình, thiết bị có liên quan khác.
3. Thực hiện nghiệp vụ điều tra, xác định nguyên nhân, xác định trách nhiệm và rút kinh
nghiệm trong các sự cố và tai nạn Hàng hải.
4. Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng phải có biện pháp sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị
hoặc thay thế để đảm bảo an toàn Hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
5. Yêu cầu các cơ quan quản lý khai thác cảng biển, lu
ồng ra vào cảng, bảo hiểm hàng
hải và các công trình thiết bị khác phải sửa chữa kịp thời để đảm bảo các điều kiện do
pháp luật quy định về an toàn hàng hải.
6. Đề nghị cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam ra lệnh đình chỉ, tạm đình chỉ đối với các
công trình, thiết bị có liên quan của tàu biển không đảm bảo an toàn.
7. Xử lý các hành vi vi phạm pháp lệnh an toàn hàng hải.
18.1.2.3. Tổ chức
1. Được tiến hành bằng cách tổ chức đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên độc lập thanh
tra theo từng lĩnh vực chuyên môn.
2. Thanh tra an toàn cấp trên có thẩm quyền phúc tra kết luận chuyên môn của cấp dưới.
3. Chánh thanh tra an toàn Hàng hải trung ương chịu trách nhiệm tổ chức kế hoạch, xây
dựng nội dung, hình thức hoạt động của thanh tra an toàn Hàng hải trong phạm vi cả
nước, theo quy định của bộ luật Hàng hải Việt Nam.
18.1.2.4. Nhiệm vụ của thanh tra viên
1. Khi thực hiện công vụ thanh tra viên bắt buộc phải sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp
hiệu và thẻ thanh tra viên do cục trưởng cục Hàng hải cấp.
2. Phải là sĩ quan hàng hải Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp Đại học về các chuyên ngành
thiết kế, chế tạo tàu biển, xây dựng các công trình biển, có bằng cấp chuyên môn, sức

khoẻ, tuổi tác phù hợp với chức trách được giao phó.
Chương 18.Kỹ thuật an toàn trong bảo đảm an toàn đường thủy
18-
3

3.Các thanh tra viên được giao nhiệm vụ chuyên trách về công trình biển, báo hiệu Hàng
hải, vỏ tàu, thiết bị xếp dỡ… đều phải là công trình sư, có bằng cấp chuyên ngành, có
thâm niên 10 năm, tuổi đời 32 trở lên.
4. Các thanh tra viên được trang bị: phù hiệu, cấp hiệu, quần áo đồng phục…
5. Khi độc lập tiến hành các hoạt động thanh tra chỉ được phép thanh tra các việc thuộc
thẩm quyền chuyên môn được giao.
6. Khi tiến hành công vụ thanh tra viên được phép xử lý hành chính theo nghị định 141-
HĐBT.
18.2 Quản lý báo hiệu hàng hải
- Được quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước. Cơ quan bảo đảm Hàng hải Việt
Nam được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm đối với hoạt động
của hệ thống báo hiệu Hàng hải trong khu vực mình phụ trách.
- Các luận chứng kinh tế - kỹ thuật về thiết kế, xây dựng, lắp đặt mới hoặ
c hoán cải,
nâng cấp bảo hiểm trong phạm vi toàn quốc do cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
duyệt.
- Cơ quan hàng hải có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu thiết kế, xây dựng, lắp đặt mới hoặc sửa chữa, hoán cải các báo hiệu
hàng hải trong khu vực mình phụ trách.
+ Trực tiếp quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống bảo hiểm Hàng hải.
+ Chịu trách nhiệm về các thông báo trướ
c pháp luật.
+ Kịp thời sửa chữa, hoặc lập hồ sơ giám định mức độ hư hỏng các các thiết bị báo
hiệu hàng hải.
- Việc công bố thông báo hàng hải phải được tiến hành bằng văn bản, rõ ràng, ngắn

gọn, dễ hiểu, chính xác: tên, ký hiệu, hình dạng, kích thước, màu sắc, ánh sáng, tầm
nhìn và các thiết bị vô tuyến lắp trên thiết bị đó.
- Báo hiệu hàng hải coi là không đảm bảo khi:
+ Vị trí tâm đèn cố định bị xê dịch khỏi vị khí ban đầu là 0,3m, đối với kết cấu nổi
thì bị xê dịch≥1,5 lần bán kính quay vòng của báo hiệu theo chiều ngang luồng, >3
lần theo chiều dọc luồng.
+ Hình dạng của báo hiệu về ban ngày không còn khả năng nhận biết.
+ Màu sắc nhận biết ban ngày, ánh sáng ban đêm không đúng với thông báo hàng
hải.
+ Chu kỳ chớp sai lệch +0,5s. Số lần ch
ớp không đúng với quy định trong thông
báo hàng hải.
- Khi các tổ chức hoặc cá nhân nào làm hư hỏng hay mất mát, sai lệch các báo hiệu
hàng hải thì phải kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải.
- Các tổ chức, cá nhân nào có hành động lấy cắp hoặc phá hoại báo hiệu hàng hải
VN thì đều phải xử lý theo pháp luật
- Các tổ chức, cá nhân có thành tích bảo quản tốt báo hiệu hàng hải thì được khen
thưởng theo chế độ của nhà n
ước ban hành.
Chương 18.Kỹ thuật an toàn trong bảo đảm an toàn đường thủy
18-
4

18.3 Kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng công trình báo hiệu và bảo
vệ công trình cố định .
18.3.1. Trong thiết kế và thi công xây dựng.
- Là công trình trên biển, trên đảo có độ cao lớn nên trong thiết kế phải đảm bảo đủ
độ bền, đổ ổn định của công trình khi chịu tải trọng (tĩnh, động) của sóng, gió, thuỷ
triều, nước mặn, và tải trọng động đất có thể xảy ra.
- Phải đảm bảo cho người đi biển nhận biết được cả ban ngày, ban đêm và cả lúc

trời sương mù ….
- Bên trên tháp phải được b
ảo vệ chống mưa gió, phải có cửa sổ nhỏ, các cánh cửa
phải làm bằng gỗ chắc của các xứ nhiệt đới .
- Cột thu lôi chống sét phải được thiết kế đúng quy phạm, phải thường xuyên bảo
dưỡng. Bộ phận dẫn sét xuống đất phải nghiên cứu kỹ khi thiết kế và xây dựng, phải
thường xuyên kiểm tra.
- Phải có biện pháp phòng hoả kỹ lưỡng
đặc biệt chú ý đến nơi để khí đốt và xăng
dầu.
- Phải có phòng khô ráo, kín để bảo vệ các thiết bị điện và điện tử.
- Lồng đèn đượclàm bằng gang, tôn tráng kẽm nóc úp bằng đồng lá hoàn toàn phải
kín mưa nắng, gió, phải thường xuyên sơn phết định kỳ.
- Các hải đăng trên biển không bố trí cho gia đình công nhân ở mà chỉ bố trí cho các
nhân viên làm nhiệm vụ tại đó thay phiên nhau.
- Các nhân viên ph
ụ trách hải đăng phải có hiểu biết về an toàn hàng hải, về cơ khí,
điện, phải tận tụy với công việc như chiến sĩ gác đảo sẵn sàng chiến đấu trong mọi
tình huống.
- Khi thi công xây dựng: đây là 1 hải đăng ngoài biển nên gặp nhiều khó khăn trong
thi công, vận chuyển, lắp ghép… nên đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc về kỹ thuật
an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng đã nêu ở
phần II, III.
Việc chọn các trang thiết bị thi công và vận chuyển phải đúng và hợp lý .
18.3.2. Sự bảo vệ hải đăng chống hoả hoạn.
18.3.2.1. Hải đăng đặc biệt dễ xảy ra hoả hoạn vì các lý do sau:
- Do chiều cao đèn lớn dễ thu sét nếu cột thu lôi không được thiết kế và bảo dưỡng
tốt gây ra hoả hoạn.
- Do cấu trúc của hải đăng có hệ thống thông gió nên dễ kích động thêm lửa.
- Do việc dự trữ nhiên liệu dễ làm thành những khối phát hoả.

- Tại các đèn chạy bằng hơi khí ga dễ cháy.
- Do việc sử dụng vật liệu, việc thao tác các chất dễ cháy, việc tiếp nhiên liệ
u ….sơ
xuất gây ra hoả hoạn.
18.3.2.2. Biện pháp phòng ngừa:
- Các cánh cửa ở các tầng phải làm bằng kim loại đóng mở tự động
- Các nhà làm việc của hải đăng phải trang bị chống hoả hoạn, các nhà chứa vật liệu
dễ cháy phải xây theo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.
Chương 18.Kỹ thuật an toàn trong bảo đảm an toàn đường thủy
18-
5

- Xăng tiếp tế theo số liệu giới hạn, còn lại được để ở hành lang kín nước, gió, song
phải có lối thoát cho xăng ra ngoài
- Nhân viên phục vụ hải đăng phải hiểu rõ nguyên nhân và rủi ro có thể xảy ra hoả
hoạn, phải được đào tạo ở các nơi phục vụ cho chuyên môn của những người gác
hải đăng. Phải hiểu rõ cách báo hiệu hải đăng khi có hoả hoạn xảy ra
- Ngườ
i phục vụ phải tận tuỵ, cẩn thận đề cao cảnh giác, phải có cẩm nang của
người thợ điện.
- Phải giám sát thường xuyên, kiểm tra đường dây điện, các đường ống hút nhiên
liệu. Các nhân viên phải tuân thủ đúng các nguyên tắc tiếp tế, tàng trữ và điều hành
các nguồn sáng như thiết bị điện, bình ắc quy, pháo hiệu….
- Dụng cụ và thiết bị dập lử
a:
+ Nổi cồng lệnh báo hoả hoạn
+ Có các ống lấy nước chữa cháy.
+ Các thiết bị dụng cụ để nhận nhiên liệu lỏng
+ Có các bình chữa cháy, đủ số lượng, phải được kiểm tra bảo dưỡng, ghi chép
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ….

- Đặc biệt phải có hệ thống thông tin liên lạc khi có hoả hoạn xảy ra.
18.4. Kỹ thuật an toàn trong công tác thả và bảo dưỡng phao tiêu
Phao tiêu dùng báo hiệu một chướng ngại vật, d
ẫn luồng bố trí trên các cửa sông
biển…
18.4.1. An toàn khi thả phao
- Trước khi thả, phao phải được sự kiểm tra của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Dùng tàu loại có cần cẩu quay hoặc cần trục có các sức nâng khác nhau: 5T, 14T,
20T. Đối với phao lớn hơn 26m
3
thì dùng tàu lai dắt, còn các loại khác đặt ngay trên
boong tàu thả phao.
- Để vận chuyển phao từ nơi sản xuất đến nơi thả, thì tàu thả phao phải có đầy đủ
các thiết bị như: các vòng móc bắt phao, dây cáp, 1 loạt ma ní với chốt xoáy ốc.
Trước khi vận hành phải kiểm tra các đường dây, neo và sự thay đổi của từng đoạn
xích, kiểm tra các quai rùa, ma ní gắn vào quai rùa.
- Thả rùa xuống nơi cần thả phao bằng cách thả chậm xích do t
ời kéo, khi rùa neo
xuống đáy biển, xích được sắp xếp thành tràng hoa trên mạn tàu, đầu xích được bắt
bằng ma ní vào dây xích quay, phao vẫn còn đặt trên boong.
- Sau đó dùng cần cẩu đưa phao ra khỏi tàu thả dần xuống nước bằng cách nhấc
bổng đuôi phao (cả đối trọng) vượt khỏi mạn tàu. Sau dùng các dây neo, các giá đỡ
cố định sẵn trên tàu giữ phao ở tư thế hơi nghiêng (đứng) xoay dần ra ngoài, khi
phao nằm song song với tàu, các dây luồn vào quai phao phía đ
uôi được quấn vào
cọc bích ở trên tàu, sau đó ta thả từ từ rồi móc cần cẩu phải rút nhanh ra khỏi các
vòng móc, kéo nhẹ dây cáp giữ đuôi phao, phao đứng thẳng lại, sau thả dây cáp hạ
phao tới vị trí thả.
18.4.2. An toàn khi tiếp tế nhiên liệu

×