Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

An toàn lao động - Chương 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.58 KB, 4 trang )

Chương 20.Các giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng.
20-
1

Chương 20.
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG.
20.1. Tính bắt cháy và tính chịu lửa của vật liệu kết cấu xây dựng.
20.1.1. Tính bắt cháy
Tất cả các vật liệu chia thành 3 nhóm:
- Vật liệu không cháy là vật liệu không bốc lửa, không cháy âm ỉ, không biến thành
than dưới tác dụng của nhiệt độ cao, bao gồm tất cả các chất vô cơ thiên nhiên và
nhân tạo, kim loại.
- Vật liệu khó cháy là vật liệu khó bốc lửa khó biến thành than khi gặp nhiệt độ cao
đó là vật liệu hỗn hợp vô cơ và hữu cơ.
- Vật liệu cháy là vật liệu bốc lử
a, sau khi cách ly với nguồn lửa vẫn tiếp tục cháy
và cháy âm ỉ, gồm các chất hữu cơ.
20.1.2. Tính chịu lửa của các kết cấu xây dựng.
Là khả năng giữ được độ bền (chịu lực) và khả năng che chở của chúng trong đám
cháy.
Giới hạn chịu lửa là thời gian mà kết cấu mất khả năng chịu lửa. Giới hạn đó có thể
xác định bằng thực nghiệm hoặc tính toán.
20.1.3. Giới hạn chịu lửa của ngôi nhà.
Ngôi nhà được cấu tạo bởi các kết cấu khác nhau (tường, cột, dầm, sàn…) nó được
tạo từ các vật liệu thuộc các nhóm bắt cháy khác nhau.
Theo mức độ bắt cháy giới hạn chịu lửa tối thiểu các ngôi nhà được phân thành 5
bậc chịu lửa I, II, III, IV, V. Bậc I chịu lửa cao nhất, giảm dần đến bậc V là chịu lửa kém
nhất.
- Căn cứ vào bậc chịu lửa này để có giải pháp an toàn v


ề phòng cháy và chữa cháy.
20.2. Các giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây
dựng.
20.2.1. Giải pháp mặt bằng, mặt cắt kiến trúc dựa vào các nguyên tắc.
Trong giải pháp mặt bằng của mỗi ngôi nhà phải phân chia thành các đoạn chống
cháy được ngăn bằng tường ngăn cháy để tránh cháy lan rộng và cũng có hiệu quả
thoát người an toàn.
- Diện tích các đoạn chống cháy trong nhà ở, nhà công cộng, các công trình phải
đảm bảo đúng quy định an toàn trong tiêu chuẩn Việt Nam.
- Phân chia các đọan chống cháy thành các phân đoạn dựa vào hạng mục sản xuất,
để tránh và loại trừ khả năng các hỗn h
ợp cháy, nổ nguy hiểm lan toả.
- Các phân đoạn lại phân thành các phòng nhỏ hơn theo loại chất chữa cháy hoặc
theo các thiết bị quý được cất giữ.
Chương 20.Các giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng.
20-
2

- Trong các nhà hát, các câu lạc bộ, nhà văn hoá sân khấu phải phân cách với phòng
xem bằng tường chống cháy, cửa sân khấu được bảo vệ bằng màn chống cháy.
- Ở trong các trường học các xưởng, phòng thí nghiệm, kho… phải phân cách với
các lớp học.
20.2.2. Giải pháp mặt cắt.
Để hạn chế đám cháy phát triển theo chiều cao từ tầng dưới lên thì giữa các tầng
phải được ngăn bằng sàn ngăn cháy.
Số tầng tối đa cho phép của các loại nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất, nhà phụ trợ
sản xuất được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam 2622 - 78.
20.3. Kết cấu ngăn cháy.
20.3.1. Tường ngăn cháy
Là tường không cháy, kín hoặc không có lỗ hổng có giới hạn chịu lửa ≥2,5 giờ.

Tường đó được xây từ móng hoặc dầm móng nhô cao hơn mái ≥ 0,6m nếu mái là
vật liệu dễ cháy, ≥ 0,3m nếu mái là vật liệu khó cháy.
Tường ngăn cháy dọc để ngăn ngọn lửa lan từ gian này sang gian khác.
Tường ngăn cháy ngang ngăn ngọn lửa lan rộng trong 1 gian.
20.3.2. Khoang ngăn cháy
Là một khoang nhà trong đó các kết cấu làm từ vật liệu không cháy, có chiều rộng
xác định, trong nhà sản xuất khoang ngăn cháy có chiều rộng ≥ 6m, hai bên nhà tiếp giáp
với khoang ngăn cháy phải có gờ nhô cao hơn 0,6m.
Trong khoang đó tường cột, chịu lửa ≥ 2,5 giờ, mái ≥ 2 giờ.
20.3.3. Sàn ngăn cháy
Là sàn làm bằng vật liệu không cháy để ngăn cản cháy lan theo chiều cao nhà, giới
hạn chịu lửa của sàn phù hợp với cấp chịu lửa của ngôi nhà.
20.3.4. Màn ngăn cháy
Có tác dụng làm phản xạ hoặc hấp thụ năng lượng bức xạ nhiệt gồm:
- Màn chắn cứng và màn nước.
- Màn chắn cứng:
+ Màn chắn không chống nhiệt
+ Màn chắn cách nhiệt
- Màn nước có thể làm kết hợp với các màn cứng.
20.3.5. Khoảng cách ngăn cháy
- Phụ thuộc và bậc chịu lửa và tính cháy nguy hiểm của chúng.
- Khoảng cách giữa các nhà quy định theo quy phạm phòng cháy theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
20.4 Giải pháp tạo điều kiện thoát người an toàn.
20.4.1. Đặc điểm của sự thoát người
Chương 20.Các giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng.
20-
3

Ngay từ thời kỳ đầu có đám cháy xuất hiện thì đã có các yếu tố đe doạ đến sức

khoẻ, tính mạng và tài sản… vì vậy trong nhà đông người có tình trạng chen lấn, xô đẩy
nhau để ra lối thoát, đường thoát làm cho tốc độ thoát bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn.
Điều kiện cơ bản là phải làm cho người thoát ra khỏi phòng, khỏi ngôi nhà trong
thời gian ngắn nhất (thời gian mà đ
ám cháy phát sinh gây nguy hiểm cho người).
20.4.2. Khái niệm về lối thoát người và đường thoát.
20.4.2.1. Lối thoát là những cửa có điều kiện sau:
- Cửa từ phòng tầng 1 trực tiếp ra ngoài nhà hay qua tiền sảnh ra ngoài nhà.
- Cửa từ các phòng từ bất cứ tầng nào đến buồng thang có lối ra ngoài trực tiếp hay
qua tiền sảnh ra ngoài.
- Cửa từ các phòng đến lối đi qua hoặc hành lang có lối ra ngoài hay vào buồng
thang đi ra ngoài.
- Cửa đi từ các phòng vào phòng bên cạnh ở cùng tầng có bậc chịu lực lớn hơn hoặc
bằng cấp III, không chứa các nghành sản xuất có hạng m
ục cháy nổ A, B, C và có
lối ra ngoài trực tiếp hoặc vào buồng thang có lối ra ngoài.
20.4.2.2. Đường thoát người:
Là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự đi lại an toàn trong thời gian nhất
định. Đó là các lối đi qua lại, hành lang, tiền sảnh và buồng thang…
20.4.3. Các thời kỳ thoát người
- Thời kỳ 1: là sự di chuyển của người đi từ điểm xa nhất đến lối thoát, ra khỏi
phòng (là thời kỳ quan trọng nhất).
- Thời kỳ 2: là sự di chuyển của người từ lối thoát khỏi phòng đến lối thoát ra ngoài
theo lối đi qua, hành lang, chỗ giải lao đến tiền sảnh, ra ngoài.
- Thời kỳ 3: là sự di chuyển của người từ lối thoát ra khỏi nhà đi thành các luồng
trong khu dân cư
hoặc trong nhà máy.
20.4.4. Các yêu cầu đảm bảo thoát người an toàn.
Các nguyên tắc:
- Quy định thời gian thoát người cho phép.

- Quy định kích thước của các lối thoát ra đường thoát.
- Chiều rộng lối thoát:
+ Đối với nhà 1-2 tầng tính 1m rộng cho 125 người.
+ Đối với nhà trên 3 tầng tính 100 người/1m
- Chiều dài đường thoát: Tuỳ thuộc vào bậc chịu lửa của các ngôi nhà.
- Cửa đi trên đường thoát người phải mở ra phía ngoài, không bố trí cửa đẩy, cửa
quay, cửa quay.
- Không cho phép làm cầu thang xoắn ốc, bậc thang hình dẻ quạ
t, độ dốc lớn, cầu
thang không có tay vịn.
- Ở các lối đi lại không được quá dốc, không được để tường nhô ra.
Chương 20.Các giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng.
20-
4

- Phải có sơ đồ, dấu hiệu chỉ dẫn đường thoát người, trên đường đó phải có hệ thống
chiếu sáng an toàn.
- Khi xác định tính chịu lửa của các kết cấu trên lối thoát người phải căn cứ cả vào
thời gian chữa cháy có hiệu quả nữa.

×