Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 89 trang )

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Trần Thị Kim Cúc, người đã hướng
dẫn em chu đáo, tận tình trong suốt quá trình làm nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Vì lần đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp, kinh nghiệm và năng lực của bản
thân có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em
xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................9
1.

Lí do chọn đề tài ..................................................................................................9

2.

Mục đích nghiên cứu .........................................................................................11

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................11

4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................11

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................11

4.2.

Khách thể nghiên cứu ...................................................................................11

4.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................11

5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................11

5.1.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................11

5.2.

Phương pháp nghiên cứu bằng Anket ..........................................................11

5.3.

Phương pháp quan sát sư phạm ....................................................................12


5.4.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động .............................................12

6.

Cấu trúc đề tài ...................................................................................................12

NỘI DUNG ...................................................................................................................13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................13
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................13

1.2.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................14

1.2.1.

Một số vấn đề về trò chơi học tập ..........................................................14

1.2.1.1.

Khái niệm ...............................................................................................14

1.2.1.2.

Phân loại ................................................................................................15


1.2.1.3.

Vai trò ....................................................................................................16

1.2.1.4.

Thiết kế trò chơi học tập bằng các phần mềm CNTT ............................17

1.2.1.5.

Một số lưu ý khi sử dụng TCHT .............................................................19

1.2.2.

Tổng quan về VIOLET ...........................................................................19

1.2.2.1.

Khái niệm ...............................................................................................19

1.2.2.2.

Các dạng ứng dụng của Violet trong dạy học .......................................20

1.2.3.
học

Ý nghĩa của việc sử dụng Violet để thiết kế trò chơi học tập ở Tiểu
...................................................................................................................21


1.2.4.

Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học .................................................22
2


1.2.4.1.

Đặc điểm nhận thức ...............................................................................22

1.2.4.2.

Đặc điểm nhân cách ..............................................................................23

1.3.
1.3.1.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................24
Tổng quan về môn TNXH lớp 3 .............................................................24

1.3.1.1.

Mục tiêu môn học ...................................................................................24

1.3.1.2.

Đặc điểm môn học .................................................................................24

1.3.1.3.


Nội dung chương trình ...........................................................................25

1.3.2.
Thực trạng việc sử dụng CNTT và Violet trong việc thiết kế TCHT ở
môn TNXH lớp 3 ở trường TH ..................................................................................26
1.3.2.1.

Mục đích điều tra ...................................................................................26

1.3.2.2.

Đối tượng điều tra .................................................................................26

1.3.2.3.

Nội dung điều tra ...................................................................................27

1.3.2.4.

Phương pháp điều tra ............................................................................27

1.3.2.5.

Kết quả điều tra .....................................................................................27

Chương 2: SỬ DỤNG PHẦM MỀM VIOLET THIẾT KẾ TCHT TRONG MÔN
TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 .......................................................................................41
2.1. Các nguyên tắc sử dụng phần mềm Violet thiết kế TCHT môn TNXH lớp 3 41
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình TNXH lớp 3 ...................41
2.1.2. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HSTH ...................................41

2.1.3. Nguyên tắc phù hợp với các dạng ứng dụng của Violet trong dạy học ..............42
2.2. Quy trình thiết kế TCHT môn TNXH lớp 3 bằng phần mềm Violet ..............42
2.2.1. Thiết kế TCHT môn TNXH lớp 3 .........................................................................42
2.2.2. Thiết kế TCHT môn TNXH lớp 3 trên Violet .......................................................44
2.2.2.1. Thiết lập ban đầu ..............................................................................................44
2.2.2.2. Các dạng trò chơi trong Violet .........................................................................48
2.3. Thiết kế một số TCHT môn TNXH lớp 3 bằng phần mềm Violet ...................55
2.3.1. TCHT chủ đề Con người và sức khỏe .............................................................55
2.3.1.1. Trò chơi Ai nhanh hơn nào ...............................................................................55
2.3.1.2. Trò chơi Cóc vàng tài ba ..................................................................................57
2.3.2. TCHT chủ đề Xã hội .........................................................................................59
2.3.2.1. Trò chơi Tìm kho báu .......................................................................................59
2.3.3. TCHT chủ đề Tự nhiên .....................................................................................63
2.3.3.1. Trò chơi Tìm cặp giống nhau ...........................................................................63
3


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................66
3.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................................66
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .........................................................................................66
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................................................66
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ............................................................................66
3.3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................67
3.4. Kết quả...................................................................................................................68
3.4.1. Tiêu chí đánh giá ...............................................................................................68
3.4.2. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................68
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................71
1.

Kết luận ..............................................................................................................71


2.

Kiến nghị ............................................................................................................71

2.1.

Đối với nhà trường .....................................................................................71

2.2.

Đối với giáo viên ..........................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC .....................................................................................................................74

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSTH


Học sinh tiểu học

TCHT

Trò chơi học tập

TC

Trò chơi

CNTT

Công nghệ thông tin

TNXH

Tự nhiên và xã hội

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1

Mức độ sử dụng TCHT trong môn TNXH


28

Bảng 1.2

Mục đích sử dụng TCHT trong các giờ TNXH

28

Bảng 1.3

Tác dụng của việc sử dụng TCHT môn TNXH

30

Bảng 1.4

Những khó khăn khi thiết kế và tổ chức TCHT

33

Bảng 1.5

Mức độ hứng thú của học sinh đối với TCHT môn TNXH

35

Bảng 1.6

Nội dung trong các TCHT môn TNXH


37

Bảng 1.7

Mong muốn của HS đối với TCHT trong môn TNXH

38

Bảng 3.1

Trình độ học sinh hai lớp 3/1, 3/2

67

Bảng 3.2

Mức độ tiếp thu bài học ở lớp 3/1, 3/2

68

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1


Nội dung được sử dụng trong TCHT môn TNXH

29

Biểu đồ 1.2

Các phần mềm được GV sử dụng khi thiết kế TCHT

31

Biểu đồ 1.3

Đánh giá của GV về thái dộ của HS khi chơi TCHT

32

Biểu đồ 1.4

Mức độ biết phần mềm Violet của GV

34

Biểu đồ 1.5

Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn TNXH

35

Biểu đồ 1.6


Mức độ sử dụng TCHT trong môn TNXH

36

Biểu đồ 1.7

Thời gian tổ chức TCHT

37

Biểu đồ 3.1

Mức độ tiếp thu bài học ở lớp 3/1, 3/2

69

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1

Thuộc tính nội dung

44


Hình 2.2

Cửa sổ nhập liệu

44

Hình 2.3

Cửa sổ trang soạn thảo màn hình

44

Hình 2.4

Thuộc tính công cụ

45

Hình 2.5

Thuộc tính tùy chọn

45

Hình 2.6

Cửa sổ cập nhật chức năng.

46


Hình 2.7

Cửa sổ Đóng gói bài giảng

47

Hình 2.8

Cửa sổ Insert Hyperlink

47

Hình 2.9

Cửa sổ bài tập Ô chữ.

49

Hình 2.10

Trang Trò chơi Ô chữ

50

Hình 2.11

Cửa sổ nhập Game – Đua xe

51


Hình 2.12

Cửa sổ nhập Game – Cóc vàng tài ba

51

Hình 2.13

Cửa sổ thiết kế Game – Tìm kho báu

52

Hình 2.14

Cửa sổ nhập câu hỏi Game – Tìm kho báu

52

Hình 2.15

Cửa sổ nhập liệu Game – Tìm cặp giống nhau

53

Hình 2.16

Cửa sổ nhập liệu trò chơi Kéo – Thả chữ

54


Hình 2.17

Cửa sổ nhập phương án nhiễu

55

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc
của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát
triển như vũ bão, kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất
nhanh đòi hỏi phải đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo
dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học,
bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải
quyết vấn đề. Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương
pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Để đạt
được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh
mẽ ở các trường học, cấp học.
Ngày nay, CNTT là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công
nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. CNTT không chỉ giúp cho hoạt động
của con người đạt hiệu quả hơn mà còn tạo ra những con người năng lực
hơn. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng làm thay đổi
mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học nhất là khi nền giáo dục của
nước ta bước sang thế kỉ 21 – thế kỉ của CNTT. “Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục” là một trong những

nhiệm vụ quan trọng mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân
Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của
ngành Giáo dục vào ngày 08/08/2017. CNTT giúp đổi mới giáo dục theo
hướng giảm thuyết giảng, tăng tự học, thực hiện tiêu chí “giảng ít, học
nhiều” nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy.
“Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến
những ứng dụng của công nghệ thông tin.” là một trong những định hướng
đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Việc sử dụng CNTT giúp GV thu
9


hút HS vào bài học, đặc biệt với tâm – sinh lý lứa tuổi TH (nhất là lớp 1.2.3)
thường khó tập trung, hay lơ đãng,... Một trong những phương pháp dạy học
để thu hút HS là trò chơi học tập (TCHT). CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực
trong việc thiết kế TCHT, làm cho tiết học thêm phần sinh động, lý thú nhờ
hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sống động.
Đối với HSTH, nếu như hai môn Toán và Tiếng Việt là phần quan
trọng trong việc hình thành kiến thức thì môn Tự nhiên và Xã hội lại góp
phần hoàn thiện nhân cách của các em. Thông qua môn học này, các em học
được kiến thức về con người, về chính cơ thể của các em, về thế giới tự
nhiên xung quanh hay về xã hội, gia đình,... Từ đó hình thành những kĩ năng
cơ bản như : biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ứng xử với mọi người xung
quanh, với thiên nhiên,... Vì thế nên mỗi tiết học TNXH, GV phải gây hứng
thú cho HS, giúp các em khắc sâu kiến thức bằng các phương pháp và hình
thức phù hợp.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện
nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe – nhìn
chiếm một vị trí rất quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho
việc giảng dạy như: Microsoft Power Point; Violet; Lecture Maker,...Với đặc
điểm của môn TNXH là trực quan, kiến thức, kĩ năng được hình thành nhờ

vào các hệ thống hình ảnh, âm thanh,.. nên việc sử dụng phần mềm Violet để
thiết kế những bài giảng, trò chơi đơn giản giúp cho chất lượng bài học được
nâng cao. Ứng dụng Violet vào dạy – học sẽ phát huy, kích thích sự hứng
thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học
tập.
Xuất phát từ những lí do thực tiễn và hiệu quả tính năng của Violet
mang lại, tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET THIẾT KẾ
TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Ở TIỂU
HỌC”

10


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng CNTT nói chung
và Violet trong thiết kế TCHT môn TNXH lớp 3. Trên cơ sở đó, đề xuất quy
trình thiết kế và thiết kế một số TCHT môn TNXH lớp 3 cụ thể với sự hỗ trợ
của Violet nhằm nâng cao chất lượng học tập môn TNXH lớp 3.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan TCHT và Violet
- Khảo sát thực trạng thiết kế TCHT có sự hỗ trợ của CNTT và Violet
- Đề xuất quy trình và thiết kế một số TCHT môn TNXH lớp 3 với sự hỗ
trợ của Violet
- Thực nghiệm sư phạm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế TCHT trong dạy học môn TNXH lớp 3 với sự hỗ trợ của
Violet
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn TNXH lớp 3

4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Môn TNXH lớp 3
- GV và HS lớp 3 trường TH Ông Ích Khiêm và trường TH Huỳnh Ngọc
Huệ, thành phố Đà Nẵng
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tài liệu, sách báo, tạp chí và các tài liệu khác, tiến hành đọc và
phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài để thu thập thông tin cần
thiết.
5.2. Phương pháp nghiên cứu bằng Anket
Sử dụng phiếu điều tra lấy ý kiến của HS và GV để thu thập thông tin cần
nghiên cứu.
11


5.3. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát HS: Trong giờ học môn TNXH
- Quan sát GV: Dự giờ và quan sát giờ dạy của GV
5.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các kết quả đạt được sau khi tiến hành thực nghiệm giảng dạy
để đánh giá được hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Sử dụng phần mềm Violet thiết kế TCHT trong môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

12



NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
TCHT là phương pháp và là hình thức học tập mang lại nhiều hiệu quả

trong việc thu hút sự hứng thú, tập trung học tập của HS nên được sử dụng
rất phổ biến ở nhà trường, đặc biệt là trường TH. Có rất nhiều tài liệu bàn về
vấn dề này.
Một số cuốn sách về TCHT ở TH như:
-

Trò chơi phát triển trí tuệ - Bộ giáo dục và Đào tạo - Nxb Giáo

dục (1993),
-

Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí

tuệ, thể lực cho học sinh - Hà Nhật Thăng (chủ biên) – Nxb Giáo dục
-

Học mà vui vui mà học - Vũ Xuân Đỉnh – Nxb Giáo dục (2006)

-

Trò chơi học tập Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3 - Bùi Phương Nga


(chủ biên) – Nxb Giáo dục (2009)
-

Dự án phát triển giáo viên Tiểu học- NXB Giáo dục

Một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:
-

Sử dụng hình thức trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và

xã hội lớp 1,2,3 – Lê Thị Thắm – Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng,
2011
-

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Địa

lí lớp 4 ở Tiểu học – Trần Thị Mận – Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng, 2013
-

Khảo sát một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu

ở Tiểu học – Nguyễn Phúc Khánh Châu – Đại học Sư phạm, Đại học
Đà Nẵng, 2012
Hầu hết các đề tài đều thiết kế TCHT bằng MS Powerpoint. Đề tài này
đi sâu về nghiên cứu thiết kế các TCHT bằng Violet trong các chủ đề của
môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
13



1.2.

Cơ sở lý luận

1.2.1. Một số vấn đề về trò chơi học tập
1.2.1.1. Khái niệm
a. Trò chơi
Trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1994 [1], chữ “trò” được hiểu
là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. chữ “chơi” là một từ
chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích
giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu theo nghĩa chung nhất, đó là sự
giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Theo cách hiểu này,
trò chơi chỉ được xem là một trong những hoạt động sống của con người,
tương ứng với hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động chính trị -xã
hội, mà chưa nhấn mạnh đến vai trò và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển
nhận thức.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát
triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em,
trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các
quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò
chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí
được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên
phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em.
J.Piaget cho rằng: Trò chơi trẻ em là hoạt động trí tuệ thuần túy, là
một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ và sự phát triển ấy
chính là sự thích nghi [2, tr.33]. Do vậy, vui chơi là hoạt động chủ đạo của
trẻ, khi chơi chính là lúc trẻ phát huy tính tự lực, tư duy, tưởng tượng, những
xúc cảm tích cực...Vui chơi giúp cho nhân cách trẻ được phát triển toàn diện,
đặc biệt là sự phát triển trí tuệ vì vậy việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho
trẻ lứa tuổi này là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa giáo dục to lớn.

b. Trò chơi học tập.
Về tên gọi, tùy thuộc vào tác giả nhìn nhận trò chơi theo chức năng và
ý nghĩa giáo dục mà có các khái niệm khác nhau:
14


Theo A.N. Leonchiev: “Trò chơi đó được gọi là TCHT hay trò chơi
dạy học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi
hỏi khi tổ chức phải có tài liệu dạy học kèm theo phù hợp với mục đích của
trò chơi” [3].
Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà
nghiên cứu Xô Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên
cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ
em học toán lớp 1”, khẳng định rằng trò chơi dạy học được hiểu là trò chơi
có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luật chơi
cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ [4]
Các quan điểm này đều có một điểm chung là: TCHT là tất cả những
trò chơi có nội dung gắn với nội dung học tập, nó được sử dụng như một
phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập cho học sinh. Hay nói cách
khác TCHT là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với
sự phát triển trí tuệ.
1.2.1.2. Phân loại
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về việc phân loại trò chơi nói
chung và trò chơi học tập nói riêng. Theo nghiên cứu của nhà giáo dục học
Xô - Viết P.G.Xamarucôva [5], dựa vào tính chất sử dụng đồ chơi và tài liệu
học tập, TCHT được phân thành các nhóm sau:
- Trò chơi học tập với các đồ vật: là những TC với các đồ vật học tập
dân gian, với các hình ghép, với các đồ vật thiên nhiên….Đây là những TC
giúp trẻ phát triển tri giác màu sắc, tri giác độ lớn và tri giác hình dạng .
- Trò chơi học tập in ấn - trên bàn: Được thiết kế theo nội dung nhất

định. Hướng đến việc làm chính xác thêm các biểu tượng về thế giới xung
quanh, hệ thống hóa các kiến thức, phát triển các thao tác tư duy ( phân tích,
tổng hợp, phân loại…). Những TC theo loại này như: TC ghép tranh, TC
lôtô, đôminô…
- Những trò chơi bằng lời: Trong nhóm TC này, có một lượng lớn là
TC dân gian. Nhóm TC này chủ yếu giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, trí
thông minh, phản ứng nhanh.
15


Ngoài ra còn có thể phân loại TCHT theo các yếu tố như chủ đề, dạng
bài, mục đích sử dụng,... Hầu hết các GV đều thiết kế trò chơi theo mục đích
sử dụng. Trong tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM [6], Nguyễn Thị Bích
Hồng đã phân TCHT thành 3 loại theo mục đích sử dụng:
Khởi động

Loại TC
Mục tiêu
Tác dụng
Đặc điểm
Yêu cầu

Kích thích học tập

Tạo hưng phấn trước Kích thích tính tích

Khám phá tri thức
Khám phá tri thức

khi học


cực học tập

Thư giãn, kích hoạt

Học hào hứng, sôi

Trải nghiệm, tạo tình

tâm thế học tập

động

huống có vấn đề

Chơi ra chơi, học ra

Thao tác chơi là hình Thao tác chơi là nội

học

thức học tập

Trò chơi đa dạng

Sử dụng kĩ thuật, Sáng tạo

dung học tập

công nghệ


Tùy vào mục đích của GV muốn trẻ lĩnh hội tri thức mà có thể sử
dụng các loại TCHT khác nhau trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên trò chơi
khám phá tri thức mang lại hiệu quả cao nhất trong việc khích thích tính tích
cực của HS.
1.2.1.3. Vai trò
Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con
người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh tiểu học. Vì vậy, giáo viên phải
tạo cho các em môi trường học tập: chơi mà học, học mà chơi.
Mỗi dạng trò chơi đều có những đặc điểm và có tác dụng nhất định
đối với sự hình thành và phát triển tâm lí - nhân cách của trẻ em. Về phương
diện phát triển trí tuệ, TCHT có thế mạnh hơn cả. Nhiệm vụ giáo dục chủ
yếu của TCHT là phát triển trí tuệ cho trẻ em. TCHT được xem như là dạng
hoạt động mang tính thực hành của trẻ. Trong đó, trẻ vận dụng vốn hiểu biết,
kinh nghiệm và năng lực tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ thông qua
hoạt động vui chơi hấp dẫn, không bị gò bó. TCHT tạo nên nhiều tính huống
đòi hỏi trẻ phải vận dụng tri thức một cách đa dạng, thúc đẩy sự hoạt động trí
16


tuệ. Thêm vào đó, tri thức của trẻ cũng được củng cố, chính xác hơn và phát
triển các quá trình chú ý, ghi nhớ có chủ định.
Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội
thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để trẻ
phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp [8, tr14]. Khi chơi, học
sinh luôn sử dụng các giác quan (5 giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác,
vị giác và khứu giác) để phân tích, so sánh, tổng hợp, qua đó ngôn ngữ và tư
duy được phát triển. Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí còn giúp học sinh
phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự
tin hơn trước đám đông. Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác

vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung
ương sẽ càng phát triển chuẩn xác.
Việc tổ chức TCHT trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần
tạo không khí hào hứng thoả mãn tâm sinh lí HS lứa tuổi TH, thúc đẩy tính
tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng. Ngoài ra, sân chơi
trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ
năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánh giá...
1.2.1.4. Thiết kế trò chơi học tập bằng các phần mềm CNTT
a. MS Powerpoint
Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình
diễn do hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng
văn phòng Microsoft Office có chức năng hỗ trợ việc thiết kế, soạn thảo và
định dạng nội dung tài liệu, rất thuận tiện cho việc trình bày trong giảng dạy,
thuyết trình...
Là một công cụ để tạo và trình diễn các bài giảng, bài thuyết trình với
các tính năng hiện đại giúp GV tạo các bài giảng đa phương tiện bằng cách
hỗ trợ văn bản, hình ảnh (động và tĩnh), âm thanh.
MS Powerpoint còn giúp GV thực hiện nhiều thứ mà cách dạy “bảng
phấn” không thể làm được: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng,... phù hợp
với tư duy trực quan sinh động của trẻ.
17


b. Violet
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson
Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo
viên). Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng
được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với
các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu

học đến THPT.
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng
dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn
bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt
hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình
ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với
người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ
ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển
các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v...
giúp GV linh hoạt hơn trong việc tổ chức dạy học.
c. Lecture Maker 2.0
Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện.
Lecture Maker là phần mềm dễ dùng, giao diện thân thiện.
Việc xây dựng Slide Master trong Lecture Maker giúp GV sắp xếp, tổ
chức bài giảng hợp lý hơn. Lecture Maker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo
trực quan cần thiết: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo
bảng, soạn câu hỏi trắc nghiệm đơn giản,... Bên cạnh đó, Lecture Maker còn
có một số điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file Powerpoint, PDF,
flash, Audio, Video,...có thể thu âm trực tiếp và video. Vì vậy, GV có thể tận
dụng lại các bài giảng đã soạn thảo từ những phần mềm khác vào nội dung
bài giảng của mình.
d. Adobe Presenter 10
Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc
tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.
18


Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang
dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi
tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt

chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên
nghiệp.
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ GV trong việc thiết kế bài giảng một
cách sinh động và hấp dẫn. Tùy thuộc vào thế mạnh và nhược điểm của mỗi
loại phần mềm mà GV lựa chọn phù hợp với nội dung bài giảng, hình thức tổ
chức, phương pháp dạy học,...
1.2.1.5. Một số lưu ý khi sử dụng TCHT
Để sử dụng TCHT một cách hiệu quả, cần lưu ý các điểm sau:
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với
đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế
của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.
- HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho
HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò
chơi và đánh giá sau khi chơi.
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây
nhàm chán cho HS.
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục
của trò chơi.
1.2.2.

Tổng quan về VIOLET

1.2.2.1. Khái niệm
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng
được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với
các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác… rất phù hợp với học sinh từ tiểu
học đến THPT.

19


Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson
Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo
viên).
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng
dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn
bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt
hình Flash…), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình
ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với
người dùng… Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ
ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển
các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v…
1.2.2.2.

Các dạng ứng dụng của Violet trong dạy học

Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn
thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung
cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và
sách bài tập như:


Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều

đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v…


Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô


chữ dọc.


Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả

các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình
ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể hiện dưới dạng bài tập
điền khuyết hoặc ẩn/hiện.
Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ
trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người
dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ
dàng:


Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số

nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị
khi thay đổi các tham số của biểu thức.
20




Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm

Geometer SketchPad, cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và
chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã
làm bằng SketchPad vào Violet.



Ngôn ngữ lập trình mô phỏng: Một ngôn ngữ lập trình đơn

giản, có độ linh hoạt cao, giúp người dùng có thể tự tạo ra được các mẫu mô
phỏng vô cùng sinh động.


Thiết kế mạch điện: Hỗ trợ giáo viên Vật lý và Công nghệ tạo

được các mạch điện tùy ý với mọi loại thiết bị điện, có thể tương tác như
tắt/bật công tắc, điều chỉnh biến trở,… có thể đo đạc các giá trị. Tất cả đều
được thể hiện rất sinh động.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra
thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là
không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy
chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao
tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả
những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng
Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp,
dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa,
Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn
định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
1.2.3.

Ý nghĩa của việc sử dụng Violet để thiết kế trò chơi học tập ở
Tiểu học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hiện nay là điều rất

cần thiết. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng như MS

Powerpint, Violet, Lecture Marker,... Với nhiều tính năng vượt trội giúp cho
việc thiết kế bài giảng cũng như TCHT thì Violet là sự lựa chọn tối ưu của
nhiều GV.
Violet là phương tiện khám phá kiến thức hữu hiệu cho HS và là công
cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức sáng tạo. Phần mềm này giúp cho HS
21


tạo ra kiến thức có hệ thống, lấy được thông tin nhanh và chính xác, phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo. Ngoài ra, việc sử dụng Violet thiết kế TCHT sinh
dộng, nhiều màu sắc giúp thu hút, kích thích trí tò mò của HS vào bài học,
tạo được sự hứng thú của HS bằng các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh sống
động. Từ đó, giảm tính chất căng thẳng của giờ học (nhất là giờ học kiến
thức lý thuyết mới), tạo không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng đáp ứng
được định hướng dạy học tích cực hiện nay.
Việc thiết kế TCHT bằng Violet sẽ giúp GV đơn giản hóa công việc,
tạo ra trò chơi một cách dễ dàng, nhanh chóng với các hình ảnh quen thuộc
hay đa dạng, sinh động giúp kiến thức được chuyển tải một cách tự nhiên,
gây ấn tượng đậm nét với HS.
Khi tham gia TCHT được thiết kế bằng Violet, HS còn được rèn luyện
các kĩ năng cơ bản. Trong khi chơi, HS được rèn luyện kỹ năng phản ứng
nhanh, luyện tập các giác quan, khả năng phán đoán. Đặc biệt trò chơi có
nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS.
Vì vậy, việc sử dụng TCHT được thiết kế bằng Violet là rất cần thiết,
làm đa dạng hình thức dạy học, thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn
cho học sinh nắm bắt mọi nội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác
cao.
1.2.4.

Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học


1.2.4.1. Đặc điểm nhận thức
Tri giác của trẻ ở lứa tuổi TH mang những đặc điểm: Mang tính đại
thể, ít đi vào chi tiết. Nặng nề tính không chủ định, các em phân biệt đối
tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, lẫn lộn. Thường gắn với hành
động, hoạt động thực tiễn (cầm nắm, sờ mó vào sự vật ấy). Vì vậy, cái trực
quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng
tích cực đối với các em. Các hình ảnh, âm thanh sống động được thiết kế
trong TCHT là cơ sở trực quan để các em tri giác
Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh
chú ý một cách có chú ý chưa mạnh. Chú ý không chủ định của HSTH phát
triển nhờ những thứ mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường. Do
22


vậy, việc sử dụng TCHT được thiết kế bằng Violet sẽ giúp thu hút HS vào
bài học, tạo ra sự hứng thú làm cho HS nảy sinh tình cảm đối với môn
TNXH.
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát
triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã
khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh
giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi… TCHT góp phần
phát triển các thao tác tư duy, kính thích trí tò mò để mở rộng hiểu biết của
các em.
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của
học sinh tiểu học. Tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng trong
các em còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Tưởng tượng hình thành
và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Nếu
tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ thì gặp khó khăn
trong hành động, trong học tập.

Trí nhớ trực quan là đặc điểm của HSTH. Hình tượng phát triển
chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, ghi nhớ máy móc của học sinh
thường chiếm ưu thế (đặc biệt là HS lớp 1,2 chưa hiểu được cần ghi nhớ cái
gì và ghi nhớ trong bao lâu). Mỗi TCHT đều chứa đựng các yếu tố dạy học,
đẩy mạnh sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ. Có thể sử dụng TCHT như
những biện pháp để giúp HS khắc sâu tri thức đã học trước đây và bằng cách
đó nâng cao khả năng ghi nhớ của các em.
1.2.4.2. Đặc điểm nhân cách
Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong
quá trình học tập của các em. Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ
thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...
Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và
cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn
nhiên vô tư...Vì vậy giáo viên dạy học cần quan tâm xây dựng môi
trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ
23


tích cực trong học tập. Sử dụng TCHT sẽ tạo ra môi trường học tập thoải
mái, đầy hào hứng, giúp cho HS giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Tóm lại, HS ở lứa tuổi TH chịu tác động và ảnh hưởng nhiều từ môi
trường xung quanh. Các em còn ham chơi, hiếu động, ít chú ý vào bài học
nên GV cần phải sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp thích hợp để
thu hút HS vào bài giảng. Trong đó, TCHT là phương pháp hữu hiệu và phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi TH.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Tổng quan về môn TNXH lớp 3

1.3.1.
1.3.1.1.


Mục tiêu môn học

TNXH là môn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép
của giáo dục tiểu học: tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tốt các môn
học tương ứng ở các lớp, hoặc bước vào cuộc sống lao động.
Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về:
Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh
bệnh tật, tai nạn); Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã
hội xung quanh.
Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: Tự chăm sóc
sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để
phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn; Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt
câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các
sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và hành vi: Có ý thức
thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng; Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
1.3.1.2.

Đặc điểm môn học

Chương trình môn TN-XH có những đặc điểm sau:
a.

Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.

UNESCO định nghĩa như sau: " Dạy học theo tư tưởng tích hợp là
cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự
thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc

24


quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau" (Hội nghị về
khoa học giáo dục của UNESCO - Paris, 1972) [7].
Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp nhất các khoa
học. Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN - XH ở các khía
cạnh sau:
- Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên - xã hội - con người trong một
thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con
người là yếu tố cơ bản.
- Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ,
Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống.
- Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn mà chương
trình có cấu trúc cho phù hợp.
b.

Trong chương trình môn TN-XH, kiến thức được trình bày từ

gần đến xa, từ dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh.
c.

Chương trình môn TN-XH được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo,

thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận dụng các phương
pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống hàng ngày.
1.3.1.3. Nội dung chương trình

Môn TNXH được cấu trúc từ 3 chủ đề: Con người và Sức khỏe, Xã
hội, Tự nhiên. Ba chủ đề này là kết quả từ việc tích hợp 7 chủ đề ở giai đoạn
I của môn học Tự nhiên và Xã hội và môn Giáo dục sức khỏe trong chương
trình Cải cách. Nội dung giáo dục sức khỏe được tích hợp một cách chặt chẽ
trong cả 3 chủ đề của môn học: Con người và Sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.
Nội dung dạy học của chủ đề:
Chủ đề Xã hội là kết quả của việc tích hợp các bài học về gia đình,
trường học và quê hương của chương trình cũ với nội dung giáo dục sức
khoẻ. Nội dung giáo dục sức khoẻ được tích hợp ở đây bao gồm sức khoẻ
25


×