Ứng dụng CNTT trong dạy học môn
Toán ở trường THCS
•
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần
phải chú ý tới việc tích cực hóa hoạt động
học tập của HS.
•
Các bài giảng điện tử (BGĐT) được thiết
kế cần chú trọng đến hoạt động học tập
của HS các nội dung có tính chất nêu vấn
đề, gợi vấn đề.
•
Việc sử dụng PMDH toán làm phương tiện
hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả
cao.
Ứng dụng CNTT trong dạy học môn
Toán ở trường THCS
•
Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú
ý một số điểm quan trọng sau: Lựa chọn chủ đề
dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học
nào cũng cần tới BGĐT. Chủ đề dạy học thích
hợp là những chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ
trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn
khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống.
Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học
mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc
sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả lại không
đáng kể.
Một số trường hợp nên sử dụng
PMDH, thiết kế BGĐT
•
- Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng
khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình
dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô
phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách
trực quan hơn.
•
- Khi cần giúp HS rèn luyện kỹ năng nào
đó, thông qua việc phải hoàn thành số
lượng lớn các bài tập, tổ chức kiểm tra
đánh giá tự động trên máy
Một số trường hợp nên sử dụng
PMDH, thiết kế BGĐT
•
- Cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống
có vấn đề để kích thích hứng thú học tập ở HS;
•
- Cần phải thay đổi các điều kiện, các tham số;
•
- Nội dung mà HS thường mắc sai lầm, cần có bài làm
mẫu, giải mẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm;
•
- Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương;
•
- Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò
chơi giúp củng cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học.
•
- Cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ, vẽ hình phức tạp).
Một số điểm lưu ý khi thiết kế và sử
dụng PMDH, BGĐT
•
Về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp vẫn
phải đảm bảo nguyên tắc và PPDH bộ môn. BGĐT chỉ là
một trong những phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao
hiệu quả dạy học. Nên kết hợp với các phương tiện
truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng
cụ…để phát huy cao nhất hiệu quả tiết học.
•
Các kiến thức được đưa vào BGĐT dưới dạng các slide
phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu thể hiện logic cấu
trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo
điều kiện tốt nhất cho HS làm việc tích cực tránh lạm
dụng trình chiếu một chiều. Hạn chế tối đa kênh chữ,
hiện nay có khá nhiều BGĐT được soạn thảo trên
Powerpoint mang tính chất “trình chiếu” nên hiệu quả dạy
học chưa cao, cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới
dạng kênh hình, đặc biệt là những hình “động”.