Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.35 KB, 66 trang )

Lời cảm ơn
Đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tiểu thuyết
“Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần được thực hiện trong một hoàn cảnh
không ít khó khăn. Đề tài hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân,còn được
sự tận tình giúp đỡ của thầy cô giáo, sự động viên khích lệ của bạn bè.
Với tình cảm trân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo Nguyễn Văn Tri. Người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề
tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, bạn bè gần xa đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành đề tài này.
Vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực nghệ thuật thể hiện
tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần nên chắc chắn không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và
các bạn.

Vinh, Tháng 5 năm 2004.
Tác giả

Lê Thị Nhân

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

1


MỤC LỤC
Mục lục
Phần mở đầu.
1.Lịch sử vấn đề.
2.Lý do chọn đề tài.
3.Mục đích và nhiệm vụ.


4.Đối tượng nghiên cứu.
5.Phươngpháp nghiên cứu.
6.Cấu trúc luận văn.
Phần nội dung.
Chương 1: Hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc.
1.1.Lâm Đại Ngọc là một con người kiêu kỳ, cô độc và hay đa nghi
1.2. Lâm Đại Ngọc là một con người đa sầu đa cảm.
Chương 2: Những thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ.
2.1.1. Ngôn ngữ dẫn dắt của người kể chuyện
2.1.2. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật khác
2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm
2.2.1. Độc thoại nội tâm của nhân vật trước con người
2.2.2. Độc thoại nội tâm của nhân vật trước thiên nhiên
2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua giấc mơ
Chương 3: Sự kế thừa và đổi mới trong việc miêu tả tâm lí nhân vật
3.1. Sự kế thừa những thủ pháp truyền thống trong việc miêu tả tâm
lí nhân vật.
3.2. Sự đổi mới trong thủ pháp miêu tả tâm lí nhân vật
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

2


Phần mở đầu.
1.Lịch sử vấn đề:
“ Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm lớn của văn học Trung Quốc ra đời

vào cuối thế kỷ thứ XVIII, được xem như là một mốc quan trọng trong lịch sử
văn học Trung Quốc, nó đánh dấu sự phát triển mới của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc, bắt đầu từ đây tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có những thay đổi
trong quan điểm sáng tác.
“ Hồng Lâu Mộng” được dịch sang rất nhiều thứ tiếng trên thế giới: Anh,
Nga, Pháp, Đức, Nhật…Bản dịch sang tiếng Việt có rất nhiều, song đáng tin cậy
hơn cả là bản của Nhà xuất bản Văn hoá Hà Nội, 1963 do Vũ Bội Hoàng và
Trần Quảng dịch. Và từ khi xuất hiện ở Việt nam “ Hồng Lâu Mộng” đã được
độc giả Việt Nam đón nhân rất nồng hậu, nhiệt tình và đầy mến mộ. Ngoài ra nó
còn gợi hứng thú nghiên cứu của nhiều thế hệ người Trung Quốc cũng như ở
Việt Nam.
Suốt thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
nghiên cứu, tìm hiểu, như các nhà nghiên cứu nổi tiếng :
Nguyễn Khắc Phi – Lương Duy Thứ ( biên soạn). Giáo trình văn học
Trung Quốc – Tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục, 1988); Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ (Nhà xuất bản giáo dục, 1999);
Trần Xuân Đề trong cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc( Nhà xuất bản giáo
dục, 2001), sở nghiên cứu văn học thuộc viện khoa học xã hội Trung Quốc trong
cuốn lịch sử văn học Trung Quốc tập 3 (Nhà xuất bản giáo dục, 1995). Chương
Bồi Hoàn – Lạc Ngọc Minh (chủ biên) – Phạm Công Đạt (người dịch) trong
cuốn văn học sử Trung Quốc ( Nhà xuất bản phụ nữ - tập 3), Lương Duy Thứ
trong cuốn để hiểu 8 bộ tiểu thuyết Trung Quốc ( Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2002), Trần Xuân Đề trong cuốn lịch sử văn học Trung Quốc( Nhà
xuất bản giáo dục,2002) … Tuỳ vào khả năng tìm hiểu và các vấn đề mà tác giả

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

3



quan tâm, mà mỗi tác giả có một cách hiểu, cách đánh giá, và nhìn nhận riêng về
nhân vật.
Trong cuốn: giáo trình văn học Trung Quốc – Tập 2, do Nguyễn Khắc Phi
và Lương Duy Thứ (chủ biên) tác giả đã khẳng định rằng “ Hồng Lâu Mộng” là
một quá trình phát triển thống nhất. Đó là quá trình ngày càng thành thục của
khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. “ Hồng Lâu Mộng” đã kế thừa và phát triển
đến đỉnh cao những thành tựu nghệ thuật ấy của tiểu thuyết Minh – Thanh.
Trong đó sự kế thừa trong “Hồng Lâu Mộng” là kết cấu trình tự thời gian không
theo diễn biến tâm lí, tính cách nhân vật chủ yếu được bàn giao qua hành động
và ngôn ngữ của bản thân nó mà có ít sự thuyết lí diễn giải của người kể chuyện,
bối cảnh và ngoại cảnh nhân vật chỉ là phác nét nhằm gợi lên thần thái mà không
chú trọng mô tả tỉ mỉ chi tiết.
Bên cạnh đó “Hồng Lâu Mộng” cũng đem đến những sự đổi mới đáng kể,
tư duy nghệ thuật mới mẻ và tài năng sáng tạo lớn lao của nhà văn đã phá vỡ tư
tưởng và cách viết truyền thống đưa tiểu thuyết cổ điển phát triển theo chiều
hướng gần gủi với tiểu thuyết hiện đại. Tác giả đã đưa ra những đặc điểm nổi bật
về mặt nghệ thuật của tác phẩm so với các tác phẩm trước đó.
Bám sát cuộc sống hằng ngày miêu tả một cách chi tiết, cụ thể không tô vẽ,
cường điệu để làm toát lên nghệ thuật của tác phẩm. Các nhân vật đông đúc mỗi
người mỗi vẻ nhưng không có sự lặp lại về tính cách, ngôn ngữ cũng như hành
động. Tính cách đó là những con người bằng xương bằng thịt để lại nhiều ấn
tượng cho người đọc.
Chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật theo chiều sâu tâm lí để qua đó làm toát
lên hình tượng của nhân vật.
Ngôn ngữ có sự cá tính hoá làm cho lời nói từng nhân vật khác nhau phù
hợp với tính cách của họ.
Trong cuốn: Văn học cổ Trung Hoa Mảnh đất quen mà lạ của Nguyễn Khắc
Phi tác giả chỉ nói đến thủ pháp nghệ thuật song quản tề hạ được dùng phổ biến

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.


4


trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” và một số tác phẩm trước đó, ở biện pháp này
là đặt các nhân vật gần nhau để làm toát lên sự giống và khác nhau của một số
nhân vật.
Trong cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc của Trần Xuân Đề: Ngoài việc
cho ta biết cụ thể về tác giả Tào Tuyết Cần ra ở phần cái hay của những bộ tiểu
thuyết hay tác giả cũng đã cho ta biết được những biện pháp nghệ thuật mà tác
giả “ Hồng Lâu Mộng” sử dụng:
Từ hành động khắc hoạ tính cách nhân vật là một trong những đặc điểm nổi
bật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Thường có sự xung đột giữa hai thế lực cũ và mới, tiến bộ và phản động,
làm địa bàn cho nhân vật hoạt động.
Khi sáng tạo hình tượng nhân vật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không
dành riêng một số chương, hồi miêu tả hoàn cảnh chung quanh làm cơ sở cho
việc khắc hoạ tính cách nhân vật.
Chú ý miêu tả tâm lí nhân vật.
Ngôn ngữ trong tác phẩm phát triển theo tâm lý nhân vật.
Trong cuốn: lịch sử văn học Trung Quốc -Tập 3, của sở nghiên cứu văn học
thuộc viện khoa học xã hội Trung Quốc tác giả đã chỉ ra được trong “Hồng Lâu
Mộng” thành tựu to lớn đó là xây dựng nhiều nhân vật cùng một lúc và qua hành
động của nhân vật ta thấy được tính cách của nhân vật hiện lên như thế nào. Bên
cạnh đó tác giả “Hồng Lâu Mộng” đã vận dụng chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt
trong sáng tác, đặt nhân vật vào chính cuộc sống hằng ngày nên tính cách nhân
vật đang rõ nét dần. Nhiều đoạn miêu tả đối thoại của nhân vật.
Trong cuốn: văn học sử Trung Quốc – Tập 3 , Chương Bồi Hoàn và Lạc
Ngọc Minh (chủ biên) – Phạm Công Đạt (dịch) tác giả cho biết “Hồng Lâu
Mộng” là tác phẩm tả thực rất mạnh, đó là hướng vươn tới một cách rõ ràng về

mặt nghệ thuật đặc biệt là hình tượng các nhân vật, xây dựng thành công nhiều
nhân vật cùng một lúc.

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

5


Trong cuốn : để hiểu biết 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc của Lương Duy
Thứ. Tác giả cho biết nghệ thuật của tiểu thuyết giống như cuốn giáo trình văn
học Trung Quốc của Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ.
Trong cuốn: lịch sử văn học Trung Quốc của Trần Xuân Đề tác giả cho
rằng:
Thành tựu về mặt nghệ thuật của “Hồng Lâu Mộng” còn ở chổ xây dựng
nhiều nhân vật cùng một lúc qua ngôn ngữ và hành động làm nôi bật tính cách
nhân vật.
Vận dụng mối quan hệ tình và cảnh khắc hoạ tâm lí nhân vật.
Chú ý vận dụng miêu tả tâm lí ngắn gọn, giản đơn, để khắc hoạ bộ mặt tinh
thần và hoạt động nội tâm của nhân vật.
Ngôn ngữ có sự phù hợp với dáng dấp cử chỉ nhân vật.
Tuy nhiên tất cả các tác giả trên mới chỉ đi vào tìm hiểu nghệ thuật chung
của cuốn tiểu thuyết mà chưa một tác giả nào đi vào tìm hiểu nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật cụ thể.
Riêng về bản thân tôi ở khoá luận này tôi sẽ đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây
dựng nhân vật cụ thể đó là nhân vật Lâm Đại Ngọc. Tôi chọn đề tài này xuất
phát từ quan niệm nhân vật là nơi tập chung những giá trị về tư tuởng nghệ
thuật, những quan điểm về con người và cuộc sống mà người nghệ sĩ gửi gắm
vào tác phẩm. Mặt khác, riêng đề tài mà chúng tôi sẽ nghiên cứu hầu như chưa
có một công trình nào viết về nó. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
“Hồng Lâu Mộng” nói chung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Lâm Đại Ngọc

trong tiểu thuyết nói riêng là đề tài cần tiếp tục nghiên cứu. Vì thế trong khuôn
khổ khoá luận này với năng lực bản thân có hạn chúng tôi đóng góp một phần
nhỏ để khẳng định khả năng của Tào Tuyết Cần để tìm ra giá trị đích thực của
tác phẩm.

2. Lý do chọn đề tài:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

6


Nói đến thành tựu rực rỡ của nền văn học cổ điển Trung Quốc, người ta
không thể không kể đến tiểu thuyết Minh – Thanh. Lại không thể không nói đến
“Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, là tác phẩm đánh dấu sự phát triển của
tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
“Hồng Lâu Mộng” không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở
khắp thế giới đã trở thành một kiệt tác của văn học nhân loại. Đặc biệt là được
độc giả Việt Nam ưa chuộng.
Sức sống mảnh liệt của tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” được toả ra bằng
chính sự thành công của tác phẩm. Đó là nhờ vào tài năng và sự khéo léo của tác
giả Tào Tuyết Cần, với bàn tay nghệ thuật tài ba mà Tào Tuyết Cần đã dựng nên
được hàng loạt nhân vật điển hình. Trong đó có nhiều nhân vật đã đi vào lòng
người đọc như : Giả Bảo Ngọc, Tiết Bảo Thoa, Vương Hy Phượng, Lâm Đại
Ngọc…
Như chúng ta đã biết nhân vật trong tác phẩm văn học có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Nhân vật là mấu chốt của cốt truyện, là cầu nối giữa tác giả và độc
giả nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Hay nói cách khác, nhân vật là yếu
tố mang quan điểm tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Bởi vậy, khi nghiên cứu một
tác phẩm văn học bất kì nào đó, muốn hiểu ra một giá trị đích thực cao cả của nó

phần lớn ta phải đi từ những nhân vật trong tác phẩm.
Trong “Hồng Lâu Mộng” có hơn 400 nhân vật, trong đó mỗi một nhân vật
đều mang một quan điểm nghệ thuật riêng của tác giả. Thông qua nhân vật Lâm
Đại Ngọc ta thấy tác giả Tào Tuyết Cần đã vẻ nên một tính cách điển hình đại
diện cho một xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Trong “ Hồng Lâu Mộng” nhân vật Lâm Đại Ngọc hiện lên với nét tính
cách thâm trầm, với bản tính kiêu kì cô độc, với sự phản kháng quyết liệt đối với
xã hội phong kiến nhưng bên cạnh đó cô còn là một con người đa sầu, đa cảm.
Tác giả đã phản ánh một cách trung thực nét tính cách cũng như tâm lí của nhân
vật, đây là một con người đại diện cho thời đại mà xã hội đã bước vào thời kì

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

7


đổi mới. Nhưng đồng thời, đây cũng là nhân vật có nhiều lời bàn đi nói lại trong
tác phẩm. Một nhân vật mà các nhà nghiên cứu gọi đó là nhân vật chứa đầy
phức tạp, mâu thuẫn, chứa đầy suy tư, dằn vặt trong nội tâm. Một nhân vật có
chiều sâu tâm lí luôn thay đổi.
Nhưng thực tế đây là một nhân vật như thế nào và cái hay, cái đẹp, cái đổi
mới về mặt nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật ra sao, ở khoá luận này bản thân
tôi muốn góp phần tham gia vào việc luận bàn đó. Dựa trên những quan điểm
sáng tác của tác giả Tào Tuyết Cần, tôi muốn làm sáng tỏ đặc điểm tính cách của
nhân vật và các biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả đã sử dụng trong quá
trình xây dựng nhân vật của mình. Mục đích là để phần nào độc giả thấy rõ hơn
hình tượng nhân vật này và những nét tính cách tâm lí của cô, giúp độc giả có
cái nhìn mới mẽ hơn, sâu sắc hơn về nhân vật này. Cũng từ đó mà thấy được tài
năng bậc thầy của tác giả Tào Tuyết Cần trong việc sử dụng bút pháp miêu tả
tâm lí nhân vật đồng thời phục vụ cho việc nghiên cứu của các bạn sinh viên tiếp

sau được tốt hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tiểu thuyết “
Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.
Nhiệm vụ:

- Làm nổi bật hình tượng nhân vật:

- Chỉ ra được các thủ pháp chính trong việc xây dựng nhân vật.
- Sự kế thừa và đổi mới trong xây dựng nhân vật.

4. Đối tượng nghiên cứu:
“Hồng Lâu Mộng” là bộ tiểu thuyết đánh dấu bước phát triển mới của tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc, tác phẩm này bao gồm 120 hồi do hai tác giả Tào
Tuyết Cần và Cao Ngạc viết, trong tác phẩm có hơn 400 nhân vật, ở đề tài khoá
luận này tôi chỉ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một trong số 400 nhân vật đó mà cụ
thể là nhân vật Lâm Đại Ngọc. Có sự khảo sát trong 6 tập của bộ tiểu thuyết do
Vũ Bội Hoàng và Trần Quảng dịch.

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

8


Nghiên cứu thông qua ngôn ngữ, hành động tính cách và tâm lý của nhân
vật Lâm Đại Ngọc, bên cạnh đó có sự mở rộng so sánh đối chiếu với một số
nhân vật khác cùng giai cấp trong tác phẩm. Qua đó làm nổi bật lên được tính
cách, bản chất của nhân vật. Đồng thời làm toát lên được những biện pháp nghệ
thuật mà tác giả đã sử dụng trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và sự kế thừa,

phát triển của tác giả.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết yêu cầu nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng
một số phương pháp cơ bản sau: Khảo sát, thống kê, phân tích theo đặc trưng
thể loại mà ở đây là tiểu thuyết. Ngoài ra ở đây chúng tôi còn sử dụng thêm
phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật đặc trưng của tiểu thuyết.

6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1:

Hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc.

Chương 2:

Những thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

Chương 3: Sự kế thừa và đổi mới trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
Và cuối cùng là danh mục và tài liệu tham khảo.

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

9


Phần nội dung.
Chương 1: Hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc.
“Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại vào
thời Kiềm Long (cuối thế kỷ XVIII). Có thể nói đây là bộ tiểu thuyết đạt đến

đỉnh cao nhất của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cả về mặt nội dung lẫn hình
thức tư tưởng. Nó có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn văn học vì dung lượng đồ
sộ, vì sự thành thục trong phương pháp sáng tác, vì âm vang của sự chuyển mình
lịch sử mà nó mang đến cho người đọc.
“Hồng Lâu Mộng” không chỉ có sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc bởi tính
đặc sắc của nó, mà “Hồng Lâu Mộng” còn giúp người đọc thoả mãn cơn khát
vọng hiểu bết về một thời kì lịch sử đã có những biến đổi sâu sắc của xã hội
Trung Quốc lúc bấy giờ.
Nói đến cái hay, cái đẹp, cái làm nên sự vĩ đại và trường tồn của “Hồng
Lâu Mộng” có nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân và yếu tố
đó làm nên sức sống lớn đối với tác phẩm, và trong đó có một yếu tố không thể
phủ nhận được đó là sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả được thể hiện trên nhiều
bình diện, trong đó phải kể đến tài nằng xây dựng nhân vật. Tác giả “Hồng Lâu
Mộng” đã xây dựng được nhiều nhân vật thành công mang những nét tính cách,
tâm lí riêng, điển hình mà các tác giả khác cùng thời với ông chưa ai làm được.
Nói đến nhân vật Bảo Ngọc là người ta nhớ đến một con người “ngây ngây
ngô ngô”, nhưng lại luôn có sự hành động ngoài vòng quy định của đạo đức tinh
thần phong kiến, luôn là một kẻ phản nghịch để chống lại những cường quyền,
luật lệ của chế độ phong kiến mà anh ta không tuân theo. Tiết Bảo Thoa là con
người “biết cư xử ra con nguời” nàng lúc nào cũng “an phận thủ thường”, “giả
ngu giả dại” nhất cử nhất động đều tỏ ra rất mực “đoan trang hiền thục”, và nhân
vật Lâm Đại Ngọc là một con người kiêu kỳ cô độc hay đa nghi . Nét tâm lí nổi
bật ở nhân vật Lâm Đại Ngọc này là tính đa sầu đa cảm.

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

10


Tào Tuyết Cần là nhà văn hiện thực vĩ đại. Hình tượng nhân vật được ông

xây dựng thành công nhất trong bộ tiểu thuyết này có rất nhiều. Song một trong
số các nhân vật được xây dựng thành công đó phải kể đến nhân vật Lâm Đại
Ngọc. Qua khảo sát trong tác phẩm chúng tôi nhận thấy một điều rằng nhân vật
này xuất hiện khá nhiều trong cuốn tiểu thuyết. Cụ thể là 72 trên 120 hồi, qua đó
chúng ta thấy được đăc điểm tính cách cũng như bản chất tâm lí của nhân vật.
Có thể nói trong “Hồng Lâu Mộng” nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất cho
độc giả cùng thời phải nói đến Tiết Bảo Thoa và một số các nhân vật khác đầy
tài năng và thông minh sắc sảo. Nhưng khi chế độ phong kiến qua đi thì các
nhân vật này lại dễ dàng bị quên lãng mà ấn tượng sâu đậm nhất cho đến ngày
nay vẫn là nhân vật Lâm Đại Ngọc. Quả thật vậy, Đại Ngọc là một trong những
người đại diện cho những con người phụ nữ sống trong thời kỳ lịch sử có những
biến chuyển, họ khát khao tự do, hạnh phúc , đã không ít người mang đặc điểm
tính cách tâm lý như cô. Và để hiểu hơn về hình tượng nhân vật này chúng ta sẽ
thử đi vào tìm hiểu một số tính cách của nhân vật, xem nhân vật đó là một con
người như thế nào.

1.1. Lâm Đại Ngọc là một con người kiêu kỳ,cô độc và hay đa
nghi.
Đọc “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, mọi chúng ta đều nhận thấy
rằng: Lâm Đại Ngọc là một con người có bản chất tốt, thông minh, lanh lợi.
Song ẩn trong đó lại là một con người kiêu kỳ, cô độc, đa nghi, hẹp hòi . Đặc
trưng tính cách này không phải là bẩm sinh và cũng không phải ngẫu nhiên mà
có, gốc gác của nó từ cuộc sống và quá trình tìm đường của cô.
Tuổi thơ Đại Ngọc đã có một hoàn cảnh rất đặc biệt mẹ mất sớm, cha tuổi
gần năm mươi, trên không có mẹ dạy bảo, dưới không có chị em giúp đỡ, cô
phải đến nương nhờ nhà bà ngoại ở đất Kim Lăng. Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu đó
luyện cho cô tính tự trọng cao, lúc nào cũng dè dặt, thận trọng:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.


11


“Ta đến đây càng phải cẩn thận, để ý luôn, nếu lỡ một lời, sai một bước, sẽ
bị chê cười”.[Hồi 3 - Trang 62 – Tập 1].
Hoặc: “Tuy nhà cậu cũng như nhà mình, nhưng mình vẫn là khách. Bây giờ
mẹ chết rồi, không có chỗ nương tựa, mình phải đến đây ở nhờ”.[Hồi 26 – Trang
107 – Tập 2].
Hầu như lúc mới sinh ra, nàng có một vẻ yêu kiều yểu điệu riêng, lại hay
bệnh tật. Nàng có cả một bể nước mắt tình không bao giờ cạn, khi mới đến Phủ
Vinh tuy chưa từng trải mọi éo le của cuộc đời, nhưng tính tình của Đại Ngọc đã
khác hẳn với mọi người con gái khác:
“Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau, đôi
con mắt chứa chan tình tứ, dường như vui mà lại không vui. Má hơi lún, có vẻ
âu sầu, người hơi mệt trông càng tha thướt, lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ
thư nhàn, hoa rọi mặt hồ, dáng đi đứng liễu nghiêng trước gió. Tim đọ Tỉ Can
hơn một khiếu bệnh so Tây Tử trội vài phân”.[Hồi 3 – Trang 76 – Tập 1].
Do đặc điểm tính cách, cộng với hoàn cảnh sống của bản thân là kẻ “ăn nhờ
ở đậu” thì đức tính tự ái trong cô ngày càng xuất hiện, cô chẳng những thay đổi
tính cách “kiêu kỳ cao ngạo” của mình mà ngày càng phát triển thành thái độ
nghi ngờ, mẫn cảm với mọi người xung quanh, chỉ sợ người ta kỳ thị, khinh
miệt mình. Vì vậy mà cô luôn thích lánh mình trong những nơi vắng vẻ, thanh
tịnh. Đại Ngọc đã từng nói:
“Thích ở quán Tiêu Tương, ở đấy có mấy khóm trúc quanh co, một dãy lan
can tĩnh mịch hơn chỗ khác”.[Hồi 23 –Trang 46 – Tập 2].
Đã chứng tỏ được cuộc sống khép mình của cô, cô không thích ở những
nơi ồn ào, náo nhiệt, đông người, phải chăng một phần nó cũng phù hợp với thể
chất con người yếu đuối của cô. Chính sự sống khép mình, sống lánh mọi người
và hoài cảnh thực tại mà cô luôn thích tan chứ không thích hợp:
“Người ta có họp thì phải có tan, lúc họp thì vui đến lúc tan thì tránh sao

được khỏi sự buồn, đã buồn thì đâm ra thương nhớ, chi bằng không họp nữa là

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

12


hơn. Cũng như đoá hoa khi nở thì người ta yêu mến, đến khi tàn khiến người ta
thương tiếc, chẳng thà đừng nở là hơn”.[Hồi 31 – Trang 187 – Tập 2].
Nếu như Tiết Bảo Thoa từ đầu đến cuối tác phẩm lúc nào cũng bình tĩnh,
“an phận thủ thường” thì Đại Ngọc lại luôn có sự phát triển về mặt tính cách,
bản chất ban đầu của cô là người hiền lành, thật thà, thông minh và lanh lợi thì
giờ đây nét bản chất đó lại được giấu đi và thay vào đó là sự kiêu kỳ, cô độc, đa
nghi, mẫn cảm với mọi người xung quanh.
Bất cứ gặp một vật gì hay hoàn cảnh nào, tuy trong lòng không nói ra
nhưng ta cũng thấy được tâm trạng không bình thường của cô thể hiện trong đó.
Điều này được thể hiện khá cụ thể trong khi bà hầu bên nhà Tiết phu nhân sang
biếu hoa cho Đại Ngọc, Đại Ngọc hỏi chỉ đưa cho mình tôi thôi à, hay các cô
khác cũng có cả và nghe bà hầu trả lời lại rằng các cô khác đều có cả, còn hai
cành hoa này là của cô, thì lập tức Đại Ngọc cười nhạt nói:
“Tôi biết rồi, thừa người mới đến phần tôi”.[Hồi 7 – Trang 148 – Tập 1].
Nhận hoa nhưng cô vẫn nói rằng mình nhận của thừa của mọi người, cô
luôn có những suy nghĩ và câu nói mà không cần suy nghĩ, có thái độ không
thân mật với bất kỳ ai mà cô không cảm thấy thoải mái trong lòng.
Không chỉ có thái độ nghi ngờ hoa của Tiết phu nhân mang sang biếu mình
là hoa thừa của người khác, mà sự đa nghi đó còn được nâng lên đến mức độ cao
hơn, đó là hễ ai đó nói gì đến mình thì cô đều nghĩ rằng họ đang mang mình ra
làm trò cười, đang mang mình ra làm trò chơi của họ và họ miệt thị mình, khinh
rẽ mình.
Ngay trong ngày sinh nhật của Tiết Bảo Thoa có một bé trai đóng vai nữ rất

đạt ai cũng thích. Phượng Thư nói: “Thằng bé này lúc đóng vai nữ trông giống
hệt một người thế mà chẳng ai biết”, mọi người đều cười gật đầu chỉ riêng
Tương Vân là nhanh miệng nói: “Tôi biết rồi! Trông giống cô Lâm” thì Đại
Ngọc nghĩ ngay rằng họ đang đem mình ra làm trò cười, lập tức tức giận, hành

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

13


động đóng sập cửa lại khi Bảo Ngọc đến thăm đã chứng tỏ điều đó, và được thể
hiện ngay ở hành động cười nhạt của cô:
“Các người định đem tôi ra làm trò đùa? đem tôi ví với con hát để làm trò
cười cho các người”.[Hồi 22 – Trang 28 – Tập 2].
Sự nghi ngờ này được đẩy lên đến cực điểm và lúc này trong lòng cô không
chỉ riêng có sự nghi ngờ mọi người mang mình ra ví với con hát làm trò cười
cho mọi người mà ẩn hiện trong đó còn có sự ghen tuông, nghi ngờ bụng dạ của
Bảo Ngọc khi nhận thấy Bảo Ngọc đưa mắt sang nhìn Tương Vân.
“Điều ấy còn có thể tha thứ được, nhưng làm sao anh lại còn đưa mắt cho
con Vân? Bụng dạ anh thế nào? Có phải anh cho rằng người ta đùa với tôi là
người ta tự hạ thấp con người xuống không? Người ta là tiểu thư nhà công hầu,
tôi là con nhà bình dân. Người ta đùa với tôi, lỡ tôi nói lại chẳng hoá ra làm mất
giá trị đi hay sao? Có phải anh nghĩ thế không? Có phải là bụng anh tốt, nhưng
người ta lại không nhận cái tốt ấy cũng lại giận anh. Anh lại đem tôi ra để lấy
lòng người ta, bảo tôi là “tính nết nhỏ nhen, động một tí là giận dỗi”. Anh lại sợ
người ta gây chuyện với tôi để tôi giận người ta- tôi giận người ta hoặc người ta
giận tôi thì có liên quan gì đến anh”. [Hồi 22 – Trang 28 – Tập 2].
Bằng hàng loạt các câu hỏi liên tục được đưa ra, đã không còn có chỗ hở
cho Bảo Ngọc trả lời lại, càng khẳng định rằng mức độ nghi ngờ, ghen tuông
của Đại Ngọc đã nằm ở mức cao nhất, từ chỗ nghi ngờ cô đã chuyển sang giận

dỗi ghen tuông nó thể hiện được nét tính cách có sự phát triển ở trong con người
cô.
Một điều đặc biệt hơn nữa cô còn nghi ngờ Bảo Ngọc mang mình ra làm
trò cười, làm đồ chơi giải buồn cho cậu ta. Khi Bảo Ngọc đến thăm và sai Tử
Quyên mang thứ trà ngon của nhà ra pha cho Bảo Ngọc uống, thì ngay lập tức
Đại Ngọc nói: Mặc kệ anh ta, em hãy đi múc nước cho tôi đã. Tử Quyên nói cậu
ấy là khách, nên pha nước cho cậu ấy uống trước đã, rồi đi múc nước. Liền lúc
đó Bảo Ngọc nói ngay:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

14


“Chị a hoàn này tốt đấy! Nếu tôi được cùng tiểu thư đa tình xum vầy
phượng loan, quyết chẳng để chị trải nệm quạt màn”. Đại Ngọc đã nổi ngay cơn
giận lên và cúi gằm mặt xuống liền khóc nói:
“Bây giờ anh lại giở trò, đi ra đường học những câu đầu đường xó chợ, rồi
đem về lắp lại cho tôi nghe. Anh xem những tiểu thuyết nhảm nhí, rồi đem tôi ra
làm trò cười. Tôi là một cái đồ chơi giải buồn cho các người à?”.[ Hồi 26 –
Trang 101 – Tập 2].
Có thể nói tính cách kiêu kỳ, cô độc và lòng tự ái trong con người cô không
bao giờ tắt đi, mà dường như nó càng được nâng cao hơn bởi cuộc sống bản
thân, bởi thân phận là lẻ “ăn nhờ ở đậu”, trong con người cô luôn có sự xung đột
mâu thuẫn trong cách suy nghĩ, cách cảm nhận cuộc sống xung quanh. Và
dường như cuộc sống phồn hao nơi phủ Giả chẳng mang lại được niềm vui gì
cho cô, ở đây cô có tình thương yêu của Giả Mẫu, có người bạn chung tình Bảo
Ngọc, có tất cả những người bạn, người thân như Bảo Thoa, Tương Vân, có cả
những người hầu có tình nghĩa như chị em : Tuyết Nhạn, Tử Quyên…vậy mà
trong cô lúc nào cũng buồn phiền, tâm hồn cô lúc nào cũng trống trải, cô chấp

nhận cuộc sống xa lánh mọi người cũng là một điều thật dể hiểu, cô sống khép
mình trong quán Tiêu Tương mà không thích ở nơi ồn ào, náo nhiệt trong vườn
Đại Quan đó cũng là một điều thật dể hiểu. Và chính trong hoàn cảnh ấy những
đức tính kiêu kỳ, cô độc, cộng với sự đa nghi, hẹp hòi trong con người cô cũng
là một điều dễ hiểu.
Không chỉ mọi người trong phủ Giả nhận thấy được bản chất, tính nết đó
của cô mà ngay bản thân cô, cũng đã ý thức được điều đó, nó được thể hiện
ngay ở câu nói của cô.
Một hôm Bảo Thoa đến thăm, thấy Đại Ngọc ốm lâu chưa khỏi mới khuyên
nên mời thầy thuốc khác có lẽ tốt hơn và cứ mỗi sáng nên ăn yến sào thượng
hạng nấu với đường thành cháo sẽ rất tư âm bổ khí. Nghe BảoThao khuyên vậy
thì cô nói ngay:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

15


“Chị ngày thường đối với mọi người rất tốt, nhưng tôi là người đa nghi cứ
cho chị là ác ngầm. Từ hôm nọ, chị bảo tôi không nên xem sách nhảm, giờ lại
khuyên tôi câu này, tôi rất là cảm động. Trước đây tôi nhầm, nhầm mãi đến bây
giờ. Ngẫm nghĩ từ khi mẹ tôi chết, tôi không có anh chị em, năm nay đã mười
lăm tuổi, không có một người nào dạy bảo tôi như lời chị nói hôm trước. Không
trách được, cô Vân bảo chị là người tốt. Trước đây thấy cô ấy khen chị, tôi vẫn
khó chịu, hôm nọ chính tôi gặp mới hiểu rõ. Ví như chị nói câu nào, tôi hay chấp
nhặt, chị cũng không để ý, lại còn lấy những lời khuyên tôi. Thế mới biết là tự
tôi nhầm” [Hồi 45 – Trang 90-91 – Tập 3].
Rõ ràng Đại Ngọc đã nhận thấy bản chất tính nết đó của mình, song cô
cũng không sao vứt bỏ nó ra khỏi con người cô được, mà đức tính đó cứ trở đi
trở lại trong cô, nó luôn được mang ra sử dụng trong mọi hoàn cảnh.

Mới nhận thấy được Bảo Thoa là người tốt mà từ lâu đến giờ đức tính nhỏ
nhen ích kỷ của mình luôn hiểu lầm cô ta, thì bây giờ trong lần tâm sự với Bảo
Thoa rằng bà thương Bảo Ngọc và chị Phượng hơn như thế mà bọn a hoàn vẫn
còn nhìn chòng chọc chứ huống gì là mình không phải là chủ nhà, đến đây có
chỗ nương thân là tốt lắm rồi, trong khi đó Bảo Thoa có mẹ, có anh, có nhà có
ruộng, thích gì được nấy trong khi mình không có một tí gì, ăn mặc tiêu pha lại
đều được đối đãi như các cô ở nhà này. Như thế bọn tiểu nhân lẽ nào lại không
chán ghét mình. Chính ý nghĩ đó mà lúc nào cô cũng đề phòng, cảnh giác, sợ
mọi người nói cạnh nói khoé, khinh miệt mình.
Hằng ngày bất kể nghe ai nói câu gì Đại Ngọc cũng cứ nghĩ rằng họ đang
nói xấu mình, đang mắng nhiếc mình, sự đa nghi của cô còn được thể hiện rất rõ
khi cô bị mệt Thám Xuân và Tương Vân đến thăm khi họ định đi ra thì chợt
nghe bên ngoài có người kêu ầm lên: Con ranh con kia! Cái thứ mày là hạng gì
mà dám đến phá phách vườn này. Thì Đại Ngọc lại nghĩ rằng bà già đó đang
chửi rủa mình, đang mắng nhiếc mình, đang nói móc mình. Cô ta nghĩ bụng:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

16


“Mình là một vị tiểu thư nghìn vàng, chỉ vì cha mẹ mất cả, không biết
người nào xui xiển bà già ấy đến nhiếc mắng mình như thế. Trong lòng tức tối
không sao chịu nổi, cô ta đau đớn quá ngất người đi”. [Hồi 83 – Trang 45 - Tập
5].
Như vậy gắn với khái niệm nhân vật là khái niệm tính cách, nói đến tính
cách là nói đến đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi thái độ và bộc lộ
cốt cách phẩm chất của nhân vật. Như chúng ta đã biết nhân vật trong văn học
chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật, các
phương thức để biểu hiện nhân vật hết sức đa dạng. Tào Tuyết Cần đã xây dựng

thành công nhân vật này bằng phương thức xây dựng tính cách của nhân vật
luôn có sự thay đổi trong quá trình của cuộc sống và quá trình tìm đường của cô.
Ngay những trang đầu của cuốn tiểu thuyết chúng ta đã được gặp một Lâm
Đại Ngọc thông minh, nhanh nhẹn, có học thức, giỏi đàn, giỏi thơ ca. Nếu như
con người này được sống trong môi trường tốt, có nhiều thuận lợi thì tài năng
của cô đã được phát triển hơn nhiều. Nhưng cô lại rơi vào hoàn cảnh mẹ mất
sớm, cha ngoài năm mươi, bên cạnh anh em ruột không có, cô phải đến ở nhà
bà ngoại ở đất Kim Lăng nên con người cô đã hoàn toàn thay đổi. Từ một cô
thiếu nữ hiền lành, thật thà, cả tin thì giờ đây cuộc sống nơi phủ Giả đã biến cô
thành con người đa nghi, hẹp hòi và nghi ngờ tất cả với mọi thứ xung quanh.
Như vậy để làm toát lên được hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc tác giả
đã tập trung miêu tả những nét tính cách của nàng . Như đã phân tích ở trên,
trong sự thể hiện hình tượng nhân vật, Tào Tuyết Càn đã miêu tả tính cách của
nhân vật thông qua diễn biến cốt truyện gắn với những tình tiết phát triển hợp
lôgic, tính kiêu kỳ, cô độc và sự đa nghi hẹp hòi đã một phần nào đó làm toát lên
hình tượng nhân vật. Song bên cạnh đó hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc còn
được thể hiện với nét tính cách đa sầu đa cảm.

1.2 Lâm Đại Ngọc là một cô gái đa sầu đa cảm:

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

17


Trong “Hồng Lâu Mộng” sự xuất hiện của 443 nhân vật (trong đó 230 nam
và 213 nữ) là có dụng ý của tác giả và tất nhiên mỗi nhân vật hiện lên với một
nét tính cách riêng, bằng khả năng nhìn nhận và cảm nhận của mình, Tào Tuyết
Cần trong khi xây dựng hình tượng nhân vật đã không có sự lặp lại, không nhân
vật nào giống nhân vật nào, mỗi nhân vật đều có một đặc điểm tâm lý, tính cách

khác nhau, từ đó tạo ra sự khác biệt giữa hơn 400 nhân vật trong tác phẩm.
Nếu như Giả Bảo Ngọc là một con người xốc nổi, hồn nhiên, cởi mở, tin
người và rộng lượng, sống giữa vườn Đại Quan, Đại Ngọc như cá tung tăng bơi
lội. Tiết Bảo Thoa là một con người “tam tòng tứ đức” mang đầy đủ nét phẩm
chất của một cô gái phong kiến, luôn “thay đổi theo thời thế”,Vương Hy Phượng
là một người sắc sảo khôn ngoan có phần xảo quyệt, gian trá thì Lâm Đại Ngọc
lại mang trong mình nét thâm trầm, quanh co, kín đáo. Chính những nét tính
cách này nó tạo ra một con người đa sầu đa cảm Lâm Đại Ngọc.
Dường như ngay từ lúc mới sinh ra nàng đã là một con người ốm yếu,
nhiều bệnh tật có cả một bể nước mắt tình không bao giờ cạn, thêm vào đó với
thân phận là kẻ “ăn nhờ ở đậu” trong bốn bức tường của phủ Giả con người
thông minh, kiều diễm ấy lại có đầu óc thức tỉnh, có nhiệt tình chân chính đã
không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Cho dù ở đây nàng được Giả Mẫu
thương yêu, được sống sung túc nhưng cô lại thấy như bị gò bó, ngay đến cả
yêu cầu chính đáng của mình mặc dù đó chỉ là yêu cầu tối thiểu nhất cô cũng
không thực hiện được. Vì thế mà sẵn vẻ âu sầu ngày trước, lại gặp cảnh ngộ bây
giờ, Đại Ngọc càng cảm thấy cô đơn sầu muộn:
“Những lúc cô đơn chiều bóng, thì cười một mình, khóc một mình, nhìn én
bay trò chuyện với én, nhìn cá lội thủ thỉ với cá, những đêm trăng, sao sáng đầy
trời nếu nàng không than vắn thở dài thì cũng càu nhàu trong miệng”.
Nếu như cuộc sống trong vườn Đại Quan luôn ngày đêm ồn ào, náo
nhiệt,vui vẻ thì nàng lại chấp nhận cuộc sống khép mình trong quán Tiêu Tương
thanh tĩnh và vắng vẽ để từ đó nàng thường than thân, trách phận , cám cảnh

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

18


cho thân phân mình. Khóc, cười, đa sầu đa cảm đã trở thành chuyện thường nhật

trong con người nàng, nhiều khi diễn biến tâm lý phức tạp trong con người nàng
đến cùng một lúc.
“Lúc ngồi buồn không cau mày thì cũng thở dài, nhiều khi đang yên lành
không hiểu sao cũng rơm rớm nước mắt”. [Hồi 27 – Trang 109 – Tập 2].
Chỉ bằng vài dòng chữ ngắn gọn tác giả đã cho ta thấy được một Lâm Đại
Ngọc khác hẳn với những con người khác trong tác phẩm. Nàng dễ khóc, dễ
cười, dễ xúc động trước hoàn cảnh đổi thay của cuộc sống. Suốt từ ngày đến ở
đất Kim Lăng trong gia đình họ Giả đến nay dường như nàng chỉ lấy “nước mắt
rửa mặt” và ngâm hờn, nuốt tủi, khóc thầm cho thân phận của mình. Có thể nói
đối với nàng bất cứ một cánh hoa rơi, một cành liễu rũ, tiếng gió mưa trong đêm
thu, cả đến những cảnh nhộn nhịp của phồn hoa vườn Đại Quan cũng đều làm
nàng chạnh lòng, buồn thương man mác. Đây cũng là một tâm hồn nhạy cảm,
mang đậm sắc thái thương cảm.
Nghe tiếng mưa rơi, nghe thấy một làn gió lạnh tràn qua cũng ấn dấu trong
đó biết bao sự buồn phiền, nàng thấy chạnh lòng và trào nước mắt.
“Bỗng nghe giọt mưa róc rách trên tàu lá chuối và cành trúc, gió lạnh thổi
qua màn, tự nhiên nước mắt Đại Ngọc trào ra”. [Hồi 45 – Trang 98 –Tập 3].
Với một con người nhạy cảm như Lâm Đại Ngọc không chỉ nghe mưa mà
chạnh buồn, nàng nhìn cảnh vật xung quanh cũng thấy lòng mình xúc động.
Để miêu tả thành công đặc trưng tính cách này của nhân vật, có lẽ Tào
Tuyết Cần phải hoá thân vào nhân vật, tìm trong đó xem nhân vật của mình thể
hiện được tâm tư tình cảm trước cuộc sống như thế nào. Và quả thật xuyên suốt
từ đầu đến cuối tác phẩm ông đã không hề bỏ rơi nhân vật của mình, mà luôn
bám sát theo dõi một cách sát xao để nắm bắt đặc điểm tâm lý nhân vật .
Có thể nói rằng khi nhìn cánh hoa rơi nàng thương hoa, nghe chim hót nàng
đồng cảm với chim. Trong lúc buồn hay tuyệt vọng dường như ta thường bắt gặp
Đại Ngọc thể hiện lòng mình với một đôí tượng nào đó, tuy rằng cô khó tìm

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.


19


được sự khuyên giải nhưng cô lại nghĩ rằng ở đó có sự đồng cảm. Trong tình yêu
của cô với Bảo Ngọc dường như cũng mang đến nhiều niềm vui và nổi buồn cho
cô, nhưng vui ít buồn nhiều đó là số phận của người con gái sống trong xã hội
phong kiến mà tiêu biêủ hơn cả là Đại Ngọc. Cô đã từng nói với con chim Tử
Quyên:
“ Nói đi ! Chúng mình sống cùng sông, mà không cùng sống nữa thì sẽ
cùng hoá thành tro bụi, thế nào?”.
Miêu tả những lần buồn thương, sầu não, những lần thương tâm của Đại
Ngọc đã rất thành công. Đối với nàng, khóc là sự chống đỡ lại mọi giày vò kìm
hãm, đồng thời cũng là việc bộc lộ uất ức đau thương từ lâu đè kín trong tâm
can.Khi buồn , Đại Ngọc khóc đã đành, khi vui nàng cũng rơm rớm lệ. Cái vui ,
cái buồn đến với nàng đột ngột quá! Cảnh ăn nhờ ở đậu, sống tạm nhà người, lại
thêm cuộc đời thờ ơ phũ phàng, phải sống vất vưởng như chiếc lá vàng khô giữa
bãi tha ma, nên nàng đành lấy tiếng khóc để thổ lộ tâm tình. Bên cạnh đó ông đi
vào miêu tả những niềm vui, tiếng cười của cô cũng thật tài tình, song một
người con gái có thể chất yếu đuối lại mang trong mình tính đa sầu , đa cảm thì
khi cô vui cũng là niềm vui “nhẹ nhàng” phù hợp với đặc điểm yếu ớt trong con
người cô.
Tác giả miêu tả cái cười của Đại Ngọc, sau khi nghe già Lưu nói to: “Già
Lưu, già Lưu, ăn khoẻ như trâu, ăn phàm như lợn, không hề ngẩng đầu” thì :
“Đại Ngọc cười sặc sụa, gục xuống bàn chỉ kêu ‘úi chà’ ”.[Hồi 40 – trang
351 – tập 2].
Cái cười của Đại Ngọc khác với mọi người và bây giờ nàng không còn là
giọt lệ long lanh, mặt buồn rười rượi nữa, mà là một cô gái tươi cười pha chút
năng nổ, trẻ trung, cho nên nàng cũng vui vẻ cười theo, điều này thể hiện được
một nét khác trong tính cách thẳng thắn, hoạt bát của Đaị Ngọcvà cũng phù hợp
với dáng vẻ con người cô.


Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

20


Từ một số chi tiết trên, chúng ta đã đủ để khẳng định hình tượng nhân vật
Lâm Đại Ngọc dưới ngòi bút của tác giả đã vẻ vời nên một nhân vật có thể nói là
đáng chú ý nhất trong “ Hồng Lâu Mộng”. Nhân vật Lâm Đại Ngọc hiện lên đã
có nhiều tác giả cho rằng đây là nhân vật phản nghịch, luôn xa lánh mọi người…
Nhưng lại ẩn hiện trong con người cô một nét tính cách kiêu kì, cô độc, đa nghi
và cũng rất đa sầu đa cảm.

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

21


Chương 2: Một số thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lý
nhân vật.
“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm hay, cái hay ở đây không chỉ được thể
hiện ở mặt nội dung phong phú, chi tiết sinh động, mà cái hay, cái hấp dẫn, thú
vị nhất ở tác phẩm này là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Là bộ truyện viết
theo kết cấu tiểu thuyết chương hồi bao gồm 120 hồi, do hai tác giả Tào Tuyết
Cần và Cao Ngạc viết. ( Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và dự thảo 40 hồi sau.
Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi sau và hoàn chỉnh cốt truyện). Nhưng về cơ bản lại có
sự thống nhất chặt chẽ giữa mặt nội dung và tư tưởng của cốt truỵên. Đây là sự
tiếp nối tài hoa giữa hai tác giả cách nhau trong một thời gian khá lớn mà thời kỳ
này và mãi sau này không ai có thể làm được.
Trong “Hồng Lâu Mộng” việc miêu tả nhân vật có chiều sâu tâm lý để làm

toát lên được hình tượng nhân vật so vớ thời kỳ trước đó là một thành tựu vô
cùng xuất sắc của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Mà trước hết đó là cách nhìn
nhận con người trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có
chiều sâu đầy kịch tính. Nói như Lỗ Tấn: “Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời tư
tưởng và cách viết truyện truyền thống đã bị phá vỡ”.
Tào Tuyết Cần không chuộng những câu chuyện li kỳ, khúc chiết, hoặc
căng thẳng, rùng rợn, cũng không quá chú trọng miêu tả những câu chuyện quá
ư tủn mủn, chi li làm loảng nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ông vận dụng chủ
nghĩa hiện thực một cách nghiêm khắc, phản ánh sâu sắc cuộc sống hằng ngày.
Những việc dù to, dù nhỏ, những mâu thuẩn dù lớn, dù bé trong “Hồng Lâu
Mộng” đều là kết quả phát triển tất yếu của cuộc sống.
Khác với các bộ tiểu thuyết trước đó, khi mà tâm lí nhân vật chỉ được bàn
giao một cách tối thiểu qua hành động và ngôn ngữ, thì trong “Hồng Lâu Mộng”
tâm lí nhân vật được miêu tả một cách chi tiết và đầy đủ hơn. Thành tựu nổi bật
trong “Hồng Lâu Mộng” là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhưng khi nghiên
cứu về mặt nghệ thuật này chúng ta lại bắt gặp những khó khăn và hạn chế

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

22


không thể tránh khỏi được. Chúng tôi là những người bước đầu tập dượt làm
công tác nghiên cứu khoa học, nên trong phạm vi và năng lực cho phép của
mình để làm rõ thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất này thông qua hình tượng
nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.
Với khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu một số
thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Lâm Đại Ngọc và cụ thể đó là
những thủ pháp sau:
1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ .

2. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm.
3. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua giấc mơ.

2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ:
Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, việc tổ chức ngôn từ trong tác
phẩm văn học là một hoạt động mang tính chất thẩm mỹ, thể hiện cá tính sáng
tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Tuy nhiên ngôn ngữ để đạt đến tính
hàm nghĩa và hình thức biểu cảm của nó, cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu
tố khác nhau nhằm tạo nên bầu không khí bao quanh tác phẩm. Đặc biệt đối với
văn xuôi tâm lí (chúng ta khu biệt trong tiểu thuyết) không thể không tính đến
tác động và hiệu quả của việc tổ chức ngôn ngữ . Đó là công cụ hữu hiệu để nhà
văn nắm bắt con người trong những trạng thái khác nhau, dưới những dạng thức
lời nói khác nhau.
Có thể nói xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào
Tuyết Cần ngôn ngữ được xem là phần độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả
hay quan điểm của người kể chuyện. Đối với cuộc sống được miêu tả có những
nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình
và biểu hiện ngôn ngữ của tác giả. Ở đây ngôn ngữ kể chuyện còn mang sắc thái
bổ sung cho lập trường quan điểm tâm lí và tính cách nhân vật.
Trên cơ sở mạch vận động của ngôn ngữ, chúng tôi tạm chia hệ thống ngôn
ngữ trong tác phẩm thành ngôn ngữ dẫn dắt thuyết minh của người kể chuyện và

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

23


ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật khác. Tuy nhiên đội ngũ ngôn từ trong bất
kì một tác phẩm văn học nào cũng đều phải chịu sự “giật dây” của tác giả. Sự
phân chia mang tính chất tương đối này giúp chúng tôi nhìn nhận nghệ thuật

miêu tả tâm lí nhân vật Lâm Đại Ngọc một cách cụ thể hơn.

2.1.1. Ngôn ngữ dẫn dắt thuyết minh của người kể chuyện:
Như chúng ta đã biết lời kể không chỉ mang chức năng kết nối sự kiện,
hoàn chỉnh cốt truyện mà còn phản ánh những gì đang diễn ra trong tâm hồn con
người. Với Tào Tuyết Cần nó đã tạo ra cái khung tâm lí cho toàn bộ tác phẩm.
Vì vậy mà trên cơ sở mạch vận động của người kể chuyện, tác giả đã có mặt ở
khắp mọi nơi để kể lại, thâu tóm lại những diễn biến tâm lí, nội tâm của nhân vật
để từ đó đi đến việc nắm bắt và dẫn giải diễn biến tâm lí nhân vật.
Tuy nhiên ngôn ngữ của tác giả được giàn trải trên toàn bộ cuốn tiểu
thuyết, và nó giúp cho chúng ta nắm bắt rất kỹ diễn biến tâm lí của nhân vật trên
mọi phương diện của cuộc sống mà nhân vật đang trải qua.
Trong “Hồng Lâu Mộng” ngay những trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết
tác giả đã đưa ta đến bắt gặp một Lâm Đại Ngọc khác hẳn với những nhân vật
khác trong tác phẩm. Lời kể của tác giả không vượt ra ngoài ý thức của nhân
vật, Tào Tuyết Cần đã hoàn toàn theo dõi một cách sát sao nhân vật của mình
khiến cho nhân vật được hiện lên một cách rõ nét và mang đầy đủ bản chất tâm
lí của riêng cô.
Để làm tốt được điều này đòi hỏi Tào Tuyết Cần phải hiểu sâu sắc về nội
tâm nhân vật, lối kể theo cách đó tạo nên khả năng vừa miêu tả vừa đi sâu vào
thế giới nội tâm và suy nghĩ của nhân vật.
“Khi mẹ ốm cô hầu hạ thuốc thang, khi mẹ mất cô giữ đủ mọi tang lễ” [Hồi
2 – trang 45 – Tập 1].
Điều này cho ta biết được Đại Ngọc là một con người tuy nhỏ nhưng đã
biết cách cư xử, biết cách chăm sóc mẹ trong điều kiện gia đình neo người chỉ
có mình nàng là con gái độc nhất cuả Lâm Như Hải và Giả Mẫn. Cô không chỉ

Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

24



biết cách cư xử với mẹ, hiếu thảo với mẹ mình, mà trong khi gia đình gặp phải
lúc khó khăn, mẹ mất, bố đã ngoài năm mươi, trên không có mẹ dạy bảo, dưới
không có anh chị em thân thích, phải đến ở nhờ nhà bà ngoại ở đất Kim Lăng cô
cũng luôn có ý thức với chính bản thân mình rằng: “nói không được thừa nửa
lời, đi không được thừa nửa bước…” và nhanh chóng thích nghi dần với hoàn
cảnh sống ở nơi đây: “Ngày thường nhà họ Lâm dạy con phải giữ gìn sức khoẻ,
ăn cơm xong một lúc mới được uống nước để khỏi hại tỳ vị. Bây giờ Đại Ngọc
thấy cảnh uống nước ở đây khác với nhà mình nhưng cũng phải theo”.
Khái quát lên hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc có những nét tính cách
đáng quý, đáng trân trọng từ nhỏ, không chỉ đối với cha mẹ mình mà đối với
mọi người trong gia đình họ Giả cô cũng tỏ ra có cách cư xử đúng đắn và rất
mực người lớn, điều này được thể hiện rất rõ qua lời nói:
“Mợ có lòng yêu cho ăn, cháu không dám từ chối. Nhưng cháu còn phải đi
chào cậu Hai, đến chậm sợ thất lễ. Ngày khác cháu sẽ đến hầu cơm, xin mợ
lượng thứ cho”. [Hồi 3 – Trang 69 – Tập 1 ].
Và qua hành động của cô: “Thấy Đại Ngọc đến, Vương phu nhân mời ngồi
lên nệm bên đông. Đại Ngọc đoán đó là chỗ ngồi của Giả Chính, nhân thấy cạnh
bục có một hàng ba cái ghế phủ vóc hoa hơi cũ, bèn ngồi ngay xuống. Vương
phu nhân hai ba lần kéo lên ngồi trên bục, Đại Ngọc mới chịu lên ngồi cạnh
Vương phu nhân”.[ Hồi 3 – Trang 71 – Tập 1 ].
Chỉ bằng một vài chi tiết nhỏ và cụ thể tác giả đã cho ta biết được một Lâm
Đại Ngọc với đầy đủ nét bản chất và tính cách đáng trân trọng và đáng kính
phục, có thể nói rằng khác với Bảo Thoa, Vương Hy Phượng…, Đại Ngọc lại là
một con người yếu đuối, tác giả không đi vào miêu tả cụ thể, chi tiết hình dáng,
thể chất của nhân vật mà chỉ bằng vài nét phác hoạ sơ qua, hay vài lời tả lại rất
ngắn ngủi thì con người đó vẫn hiện lên một cách rất cụ thể và đầy đủ.
“Người yếu như không mang nổi áo, nhưng có một vẻ yêu kiều yểu điệu
riêng” [Hồi 3- trang 65 – Tập 1 ].


Sinh viªn thùc hiÖn: Lª ThÞ Nh©n.

25


×