Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

giao an dia li 11 day du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.47 KB, 132 trang )

Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014
Tiết TPPCT: 1

Ngày soạn
Lớp dạy
Lớp dạy
Lớp dạy
Lớp dạy

Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.


CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước:
phat triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới
sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng
- nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
3. Thái độ
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Lược đồ phân bố các nước và lãnh thổ trên thế giới theo GDP bình quân đầu
người.
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bảng so sánh chỉ số hai nhóm nước phát triển và đang phát triển
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ



Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

CH: Em hãy kể tên các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.
3. Bài mới
Thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình
phát triển, các nước này đã phân hóa thành hai nhóm nước khác nhau: nhóm nước
phát triển và nhóm nước đang phát triển. Hai nhóm nước này có sự tương phản rõ về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự
khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đối với kinh tế - xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC
chia thành các nhóm nước
NHÓM NƯỚC:
GV: Các nước trên thế giới được xếp vào
hai nhóm nước: đang phát triển và phát
triển.
CH: Hai nhóm nước này có đặc điểm
khác nhau như thế nào ?
Ví dụ: Hoa kì, Nhật Bản, Trung Quốc,
Anh, Pháp, Đức, Canada, Na uy, Thụy
Điển, Phần Lan…

GV: Trong nhóm nước đang phát triển có
một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua

quá trình công nghiệp hóa và đạt được
trình độ phát triển nhất định về công
nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới.

1. Nhóm nước phát triển:
- Có bình quân tổng sản phẩm trong
nước theo đầu người (GDP/người) lớn,
đầu tư ra nước ngoài (FDI) lớn, chỉ số
phát triển con người (HDI) cao.
2. Nhóm nước đang phát triển:
- Có GDP/người nhỏ, nợ nước ngoài
nhiều, và HDI thấp.
- Một số nước trở thành nước công
nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc,
Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ac-henti-na, Malaixia, Mê hi cô.

GV: Để phát triển thành các nước NIC thì
phải có
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
+ GDP/người cao hơn của thế giới
+ Sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm công
nghệ cao
CH: Quan sát hình 1, em có nhận xét gì  GDP/người rất chênh lệch giữa các
về sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ nơi.
trên thế giới theo mức GDP/người ?
+ Khu vực có thu nhập cao là Tây Âu,
Bắc Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản.
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ



Giáo án Địa lí 11
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết
quả.
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
kiến thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tương
phản về trình độ phát triển kinh tế
xã hội của các nhóm nước
CH: Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về
GDP/người của một số nước phát triển và
đang phát triển?
Ví dụ: Bình quân USD/người của Đan
Mạch là 45000, Thụy Điển là 38489,
trong khi Ấn Độ là 637. Trong một khu
vực thu nhập cũng có sự chênh lệch
Xingapo là 25207 thì Lào là 423…
CH: Nguyên nhân nào dẫn tới sự chênh
lệch về thu nhập giữa các nhóm nước?
- Do sự khác nhau về dân số
- Do sự khác nhau về trình độ phát triển
kinh tế
- Do chất lượng cuộc sống của các nước
khác nhau…
CH: Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét tỉ
trọng GDP phân theo khu vực kinh tế của
các nhóm nước?


Năm học 2013 – 2014
+ Khu vực có thu nhập khá là Tây Nam
Á, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, A rập Xê-ut...
+ Khu vực có thu nhập thấp là Trung
Phi, Trung Á, Nam Á...
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH
ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ
HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
1. GDP/người có sự trên lệch lớn giữa
hai nhóm nước
- Các nước phát triển có GDP/người cao
gấp nhiều lần GDP/người của các nước
đang phát triển.

2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế có sự khác biệt
a. Các nước phát triển:
- Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%).
- Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%).
b. Các nước đang phát triển:
- Khu vực I còn chiếm tỉ lệ tương đối
lớn (25%).
- Khu vực III mới đạt dưới 43% (dưới
50%).

GV: Như vậy các nước phát triển đã bước
sang giai đoạn hậu công nghiệp trong cơ
cấu thành phần kinh tế khu vực dịch vụ
đóng vai trò quan trọng. Các nước đang
phát triển trình độ còn thấp, chủ yếu là

các nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu,
vai trò của nông nghiệp vẫn là chủ đạo.
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
CH: Sự khác biệt về các chỉ số xã hội của
các nhóm nước thể hiện như thế nào?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết
quả.
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
kiến thức.
Ví dụ: Tuổi thọ trung bình của người dân
Châu Phi là 52, các nước có tuổi thọ thấp
nhất thế giới là Đông Phi và Tây Phi.
GV: Chỉ số phát triển con người là chỉ số
so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỉ lệ
người biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố
khác của các quốc gia trên thế giới. HDI
tạo ra cái nhìn tổng quát về trình độ phát
triển của một quốc gia.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Năm học 2013 – 2014
3.Các nhóm nước có sự khác biệt về
các chỉ số xã hội

- Các nước phát triển cao hơn các
nước đang phát triển.
a) Tuổi thọ người dân:
- Các nước phát triển là 76.
- Các nước đang phát triển là 65.
- Trung bình thế giới là 67.
b) Chỉ số HDI:
- Các nước phát triển là 0,855.
- Các nước đang phát triển là 0,694.
- Trung bình thế giới là 0,741.

III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI:
1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
CH: Cuộc cách mạng khoa học và công - Thời gian: cuối thế kỉ XX và đầu thế
kỉ XXI.
nghệ hiện đại diễn ra khi nào và có đặc
- Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ
trưng nổi bật gì?
công nghệ cao.
(Đây là các công nghệ dựa vào những
thành tựu khoa học mới nhất và hàm
lượng tri thức cao nhất)
CH: Em hãy nêu một số thành tựu do 4 - Có 4 ngành công nghệ trụ cột là:
công nghệ sinh học, công nghệ vật
công nghệ trụ cột tạo ra.
liệu, công nghệ thông tin, công nghệ
- Công nghệ sinh học: tạo ra các giống
năng lượng.
mới, tạo ra những bước tiến quan trọng

trong chuẩn đoán và điều trị bệnh.
- Công nghệ năng lượng: tạo ra các loại
như hạt nhân, gió, mặt trời, thủy triều, địa
nhiệt…
- Công nghệ vật liệu: vật liệu siêu dẫn,
vật liệu composit…
- Công nghệ thông tin: sử dụng các vi
mạch, con chip điện tử có tốc độ cao, kĩ
thuật số hóa, laze…

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

CH: Cuộc cách mạng và khoa học hiện 2. Ảnh hưởng
đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền
kinh tế thế giới?
(HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kết - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là
trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ,
quả.
tạo ra những bước chuyển dịch cơ
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
cấu mạnh mẽ.
kiến thức.

(Nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức và - Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
công nghệ cao)
Ví dụ: bảo hiểm, thiết kế, giám sát
IV. Củng cố
1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các
nhóm nước phát triển và đang phát triển?
2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến
nền kinh tế-xã hội thế giới?
3/ Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A/ Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo. B/ Sự tương phản về trình độ kinh
tế-xã hội.
C/ Sự khác nhau về chế độ chính trị-xã hội.
D/ Hậu quả kéo dài của chiến
tranh.
4/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của các nước phát triển.
A/ Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn.
B/ Chỉ số phát triển con
người HDI cao.
C/ Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới. D/ Cơ cấu kinh tế chủ yếu là côngnông nghiệp.
V. Dặn dò
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

Tiết TPPCT: 2

Ngày soạn:………..
Lớp dạy
Tiết
Lớp dạy
Tiết
Lớp dạy
Tiết
Lớp dạy
Tiết

Ngày dạy
Ngày dạy
Ngày dạy
Ngày dạy

Sĩ số
Sĩ số
Sĩ số
Sĩ số

Vắng
Vắng
Vắng
Vắng

BÀI 2.
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn
cầu hoá.
- Biết lí do hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh
tế khu vực.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qui mô, vai trò đối với thị trường quốc tế
của các liên kết kinh tế khu vực.
3. Về thái độ
- Nhận biết được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định được
trách nhiệm của bản thân của việc đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ xã hội tại địa
phương.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới
- Các bảng kiến thức và số liệu phóng to từ sách giáo khoa
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế -xã hội của
các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
2. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại đến nền kinh tế-xã hội thế giới?
3. Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
GV: Nguyễn Thị Hà


Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

3. Bài mới
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay đã trở thành một xu thế tất
yếu của nền kinh tế thế giới. Hai xu thế này nó làm cho các nước có cơ hội hòa nhập
với nền kinh tế thế giới, tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia. Ngoài những cơ hội mà các quốc gia nhận được thì xu thế này mang lại những
thách thức không nhỏ. Để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Nghiên cứu xu hướng
toàn cầu hóa kinh tế
Bước 1: GV dùng phương pháp đàm
thoại gọi mở, nêu câu hỏi:
- Toàn cầu hóa là gi?
- Nguyên nhân ra đời toàn cầu hóa?
- Cho ví dụ chứng minh.
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến
thức.
Ví dụ:
- Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ đã tạo ra một số ngành mới
và nguyên liệu mới. Để làm ra một
sản phẩm hoàn thiện thì một quốc
gia không thể tự mình sản xuất
được vì vậy mà phải liên kết với

nhau.
- Thế giới hiện nay đang phải đối mặt
với một số vấn đề mang tính chất
toàn cầu: bùng nổ dân số, ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên…mà bản thân
các quốc gia không thể giải quyết
được.
G V: Trong đó nổi bật vai trò của tổ
chức WTO
- Có 150 thành viên đến tháng 1 năm
2007.
- Chi phối 95% hoạt động thương mại
thế giới.
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại thế
giới làm cho kinh tế phát triển năng
GV: Nguyễn Thị Hà

Nội dung chính
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Toàn cầu hóa kinh tế
a. Khái niệm: Là quá trình liên kết các
quốc gia trên thế giới về nhiều mặt …và có
tác động mạnh mẽ đến mọi mặt nền KTXH thế giới.
b. Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học
-công nghệ .
- Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển của từng
nước.
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu

đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.

c. Biểu hiện (5 biểu hiện)
* Thương mại thế giới phát triển mạnh
Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế
giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của
toàn nền kinh tế.

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

động.

* Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Từ 1990 – 2004 tổng đầu tư nước ngoài từ
- Các nước phát triển tăng 4,6 lần.
1774 lên 8895 tỉ USD.
- Các nước đang phát triển tăng 6,1 - Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn,
lần.
nhất là tài chính ngân hàng, bảo hiểm…
* Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
GV: Nhiều ngân hàng các nước trên thế
giới được liên kết với nhau, các tổ chức
tài chính quốc tế được hình thành như
IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), WB (ngân
hàng thế giới), ADB (ngân hàng phát

triển Châu Á), có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của một số quốc gia
nói riêng và thế giới nói chung.
* Các công ty xuyên quốc gia có vai trò
ngày càng lớn
- Hoạt động ở nhiều quốc gia
Ví dụ: Microsop – Hoa Kì, Booing – - Nắm nguồn của cải vật chất lớn
Hoa Kì…
- Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
CH: Toàn cầu hóa kinh tế tác động tích a. Mặt tích cực:
cực, tiêu cực gì đến nền kinh tế thế - Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc
giới?
độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để
khoa học công nghệ.
- Tăng cường hợp tác giữa các nước theo
hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi
toàn cầu.
b. Mặt tiêu cực:
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp trong xã hội, cũng như giữa các
nước.

* Hoạt động 2: Bài tập

GV: Nguyễn Thị Hà

II. BÀI TẬP
Bài 1/12

- Các biểu hiện của xu hướng:
+ Thương mại thế giới phát triển mạnh
+ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
+ Vai trò ngày càng lớn của các công ty
xuyên quốc gia
Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014
- Hệ quả:
- Tích cực
- Tiêu cực
Bài 2/12
- Sự phát triển không đồng đều
- Những nét tương đồng về văn hóa, xã
hội, địa lí

IV. CỦNG CỐ
Nhắc lại cho HS toàn bộ kiến thức đã học để HS nắm được
V. DẶN DÒ
GV nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ



Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014
Tiết TPPCT: 3

Ngày soạn:………………
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :

Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:

Vắng:
Vắng:
Vắng:

BÀI 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già
hoá dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường.

- Phân tích được hậu quả của ô nhiểm môi trường, nhận thức được sự cần thiết để
bảo vệ môi trường.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế...
3. Về thái độ:
- Nhận thức được để giải quyết vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác
của toàn nhân loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, giáo án
- Một số ảnh ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam
- Một số hình ảnh về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
2. Học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế, hệ quả của toàn
cầu hoá là gì?
2/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực dựa trên những cơ sở nào?
3/ xác định trên bản đồ các nước trên thế giới, các nước thành viên của tổ chức EU,
ASEAN, NAFTA.

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11


Năm học 2013 – 2014

3. Bài mới
Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ví dụ như ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số…Đây là những vấn đề nếu không giải quyết
sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống con người. Các quốc
gia đang nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên hiện nay các vấn đề này
diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi chúng ta phải chung tay góp sức mới giải quyết
được. Vậy một số vấn đề toàn cầu được hiểu như thế nào?Chúng ta tìm hiểu bài hôm
nay.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề dân số
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: dựa vào bảng 3.1/13 so sánh tỉ
suất gia tăng DS tự nhiên của nhóm nước
đang phát triển và phát triển và toàn TG
+ Nhóm 2: DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả
gì?
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 3.2/14 so sánh cơ
cấu DS theo nhóm tuổi của nhóm nước đang
phát triển và phát triển
+ Nhóm 4: DS già dẫn đến hậu quả gì?
- Thảo luận nhóm, HS trình bày, nhóm khác
trao đổi bổ sung
- GV kết luận sửa chữa bổ sung
GV: Nguyên nhân do các nước thuộc địa ở
châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh giành được
độc lập, đời sống được cải thiện, cộng với
những tiến bộ về mặt y tế làm tỉ lệ tử vong
giảm nhanh chóng. Bằng các chính sách dân

số và phát triển kinh tế, nhiều nước tỉ lệ sinh
đã giảm.

Nội dung chính
I. Dân số
1. Bùng nổ DS
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau
thế kỷ XX. Năm 2005:6477 triệu
người.
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các
nước đang phát triển: chiếm 80% dân
số và 95% số dân gia tăng hằng năm
của TG. Do tỷ suất gia tăng tự nhiên
cao

- Tỉ suất gia tăng ở các nước đang phát
triển > mức trung bình thế giới > các
nước phát triển.
- Ảnh hưởng:
+ Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi
dào
+ Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với
tài nguyên môi trường, phát triển kinh
tế và chất lượng cuộc sống.
CH: Tình trạng già hóa dân số được biểu 2. Già hóa dân số
hiện như thế nào?
- Biểu hiện:
HS: Trả lời
+ Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người < 15
GV: Chuẩn kiến thức

tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người > 60
tuổi ngày càng nhiều.
+ Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng
tăng.
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

CH: Dựa vào bảng 3.2 hãy so sánh cơ cấu
dân số theo nhóm tuổi của các nước phát
triển và các nước đang phát triển?
HS: Nêu được: So với các nước phát triển, - Các nước phát triển có dân số già hơn
các nước đang phát triển có tỉ lệ trẻ em >,
song tỉ lệ người trong độ tuổi và trên độ tuổi
lao động nhỏ hơn => các nước phát triển có
dân số già hơn
CH: Dân số già gây những hậu quả gì về mặt - Hậu quả:
KT-XH?
+ Thiếu lao động
HS: Trả lời
+ Chi phí lớn cho phúc lợi người già
GV: Chuẩn kiến thức
+ Nhu cầu tiêu dùng ít
(Quỹ nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi, - Thuận lợi:
trả lương hưu, phúc lợi xã hội)

+ Giảm sức ép về kinh tế xã hội
+ Chất lượng cuộc sống
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề môi
II. Môi trường
trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy
- GV chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm giao giảm tầng ô dôn
1 vấn đề thảo luận và điền vào bảng:
- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà
Các nhóm thảo luận các vấn đề môi trường kính tăng => nhiệt độ Trái đất tăng
theo theo nội dung:
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt =>
mưa axit => tầng ôdôn mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và
Vấn
Hiện
Nguyên Hậu
Giải
đề MT Trạng nhân
quả
pháp đại dương
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí
+ Nhóm 1: Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. => đổ trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm
=> thiếu nước sạch
+ Nhóm 2: Vấn đề suy giảm tầng ôdôn.
+ Nhóm 3: Vấn đề ô nhiễm nước ngọt, biển - Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực
tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu,
và đại dương.
+ Nhóm 4 : Vấn đề suy giảm đa dạng sinh tràn dầu => MT biển bị ảnh hưởng, tài
nguyên suy giảm.

học.
- Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. 3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức =>
* H S trao đổi
sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt
* GV lấy ví dụ bổ sung, chuẩn kiến thức.
chủng => mất nhiều loài SV, gen di
GV cho HS biết nguyên nhân dẫn đến ô
truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu
nhiễm môi trường một phần là do dân số
SX…
đông và tăng nhanh.

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề
khác
- GV cho HS nêu một số biểu hiện của thực
trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, liên hệ thực
tế.
Các hoạt động khủng bố: Bắt giữ con tim,
phá hoại các công trình kinh tế, dùng vũ khí
sinh học, bom nguyên tử…

Năm học 2013 – 2014
III. Một số vấn đề khác

1. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn
giáo và nạn khủng bố
- Cần tăng cường hòa giải các mâu
thuẩn sắc tộc, tôn giáo.
- Chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm
vụ của từng cá nhân.
2. Hoạt động kinh tế ngầm
- Buôn lậu vũ khí, rủa tiền,… tội phạm
liên quan đến sản xuất, vận chuyển
buôn bán ma túy.

IV. CỦNG CỐ
1. DS TG hiện nay:
a. Đang tăng
b. Đang giảm
c. Không tăng không giảm
d. Đang ổn định
2. Bùng nổ DS trong mọi thời kỳ đều bắt nguồn từ:
a. Các nước phát triền
b. Các nước đang phát triển
c. Đồng thời ở các nước phát triển và đang phát triển
d. Ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng không đồng thời
3. Trái đất nóng dần lên là do:
a. Mưa axít ở nhiều nơi trên TG
c. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển
b. Tầng ô dôn bị thủng
d. Băng tan ở hai cực
4. Phần lớn dân số thiếu nước sạch trên thế giới tập trung ở các nước đang phát
triển là do:
a/ Không có nguồn nước để khai thác

b/ Người dân không có thói quen dùng nước sạch
c/ Nhà nước không chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch
d/ Nguồn nuớc bị ô nhiễm do chất thải không dược xử lí đổ trực tiếp vào
5. Ô nhiễm MT biển và đại dương chủ yếu là do:
a. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt b. Các sự cố đắm tàu
c. Việc rửa các tàu dầu d. Các sự cố tràn dầu
6. Sự suy gỉam đa dạng sinh học tạo ra hậu quả:
a. Mất nhiều loài sinh vật, các gen di truyền
b. Mất đi nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh
c. Mất đi nguồn nguyên liệu của nhiều ngành SX
d. Tất cả các câu trên đều đúng
V. DẶN DÒ
Sưu tập tài liệu về vấn đề MT
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

Làm BT3/16/SGK
Chuẩn bị tài liệu về tòan cầu hóa, về nhà chuẩn bị bài TH
V. PHỤ LỤC
* Phiếu học tập :
Dựa vào SGK, kiến thức hoàn thành:
Một số vấn đề MT toàn cầu

Vấn đề MT

Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ô dôn
Ô nhiễm MT biển và đại dương
Suy giảm đa dạng sinh học
Vấn đề MT
Biến đổi khí
hậu tòan cầu

Hiện trạng
Trái đất
nóng lên
Mưa axit

Suy giảm
tầng ô dôn

Tầng ôdôn bị
thủng và lỗ
thủng ngày
càng rộng

Ô nhiễm
nước ngọt,
biển và đại
dương.

Nguyên nhân
Lượng CO2 tăng
nhanh trong khí

quyển→hiệu ứng
nhà kính
Chủ yếu từ ngành
sx điện và các
ngành sx than đốt
Hoạt động công
nghiệp và sinh
hoạt thải ra một
lượng khí thải
CFC lớn .
Chất thải công
nghiệp, nông
nghiệp và sinh
hoạt

Ô nhiễm
nghiêm trọng
nguồn nước
ngọt
Ô nhiễm biển
Ô nhiễm biển nghiêm trọng Việc vận chuyển
dầu và các sản
phẩm từ dầu mỏ

GV: Nguyễn Thị Hà

Hậu quả
Băng tan, mực
nước biển dâng
lên ngập một số

vùng thấp.
Ảnh hưởng đến
sức khỏe con
người, sinh hoạt
và sản xuất
Ảnh hưởng đến
sức khỏe mùa
màng, sinh vật
thủy sinh
Thiếu nguồn
nước sạch, ảnh
hưởng đến sức
khỏe con người.
Ảnh hưởng đến
sinh vật thủy
sinh`

Giải pháp

Giải pháp
Cắt giảm
lượng
CO2,SO2,
NO2,CH4
trong sản
xuất và
sinh hoạt.
Cắt giảm
lượng CFC
trong sản

xuất và
sinh hoạt
Tăng
cường xây
dựng các
nhà máy
xử lí nước
thải.
Đảm bảo
an toàn
hàng hải

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
Suy giảm đa Nhiều loài
dạng sinh học sinh vật bị
tuyệt chủng
hoặc đứng
trước nguy
cơ bị tuyệt
chủng

Năm học 2013 – 2014
Khai thác thiên
nhiên quá mức

Mất đi nhiều loài
sinh vật, nguồn

thực phẩm,
nguồn thuốc chữa
bệnh, nguồn
nguyên liệu…
Mất cân bằng
sinh thái

Toàn thế
giới tham
gia vào
mạng lưới
các trung
tâm sinh
vật, xây
dựng các
khu bảo
tồn thiên
nhiên.

.

Tiết TPPCT: 4
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
Ngày soạn:……………….
Lớp dạy :

Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :

Năm học 2013 – 2014

Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:

Vắng:
Vắng:
Vắng:
Vắng:

Bài 4. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI
VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:

Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát
triển.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện được các kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo
cáo các vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Về thái độ:
Xây dựng ý thức học tập, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội nước nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, giáo án
- Các tài liệu tham khảo như: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình về việc áp dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Chứng minh rằng trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước
đang phát triển, già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển.
Câu 2: Giải thích câu nói: Trong việc bảo vệ môi trường cần tư duy toàn cầu và hành
động địa phương.
Câu 3: Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu thế giới là gì? Tình trạng đó gây ra hậu
quả gì? Trình bày một số giải pháp để giải quyết tình trạng đó.

3. Bài mới
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ



Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt về
kinh tế xã hội môi trường. Toàn cầu hóa giúp cho việc thúc đẩy tự do thương mại và
tăng cường hợp tác quốc tế. Đó là những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các quốc
gia. Bên cạnh những lợi ích đó toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Để
hiểu rõ về vấn đề này ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Cá nhân
GV cho HS đọc SGK xác định yêu cầu
của bài thực hành.
* Hoạt động 2: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ô thông tin
số 1, trả lời các câu hỏi:
- Hàng rào thuế quan dược bãi bỏ tạo
thuận lợi gì cho thị trường, cho sản
xuất?
- Nền sản xuất của các nước lạc hậu sẽ
gặp những khó khăn gì?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến
thức.
* Hoạt động 3: Nhóm
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm
vụ và yêu cầu các nhóm:
- Đọc các ô kiến thức, kết hợp với hiểu

biết cá nhân để rút ra kết luận những cơ
hội và thách thức của toàn cầu hoá đang
đặt ra với các nước đang phát triển.
- Các nhóm trao đổi, bàn luận về các kết
luận của từng cá nhân trong nhóm, cuối
cùng thống nhất kết luận chung.
- Phân công:
+ Nhóm 1: Làm việc với ô kiến thức số
2, 3.
+ Nhóm 2: Làm việc với ô kiến thức số
4, 5.
+ Nhóm 3: Làm việc với ô kiến thức số
6, 7.

I. Xác định yêu cầu:
Xác định cơ hội và thách thức của toàn
cầu hoá đối với các đang phát triển.
II. Nội dung chính:
1. Tự do hoá thương mại
- Cơ hội: Tự do thương mại hóa mở rộng,
hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ,
hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
- Thách thức: Trở thành thị trường tiêu thụ
cho các cường quốc kinh tế.
2. Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ
- Cơ hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền
kinh tế tri thức.
- Thách thức: Khoa học và công nghệ có tác

động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống
kinh tế thế giới. Muốn có sức caanhj tranh
kinh tế mạnh phải làm chủ được các ngành
kinh tế mũi nhọn như điện tử tin học, năng
lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghiệp
hàng không vũ trụ…
3. Sự áp đặt nối sống, văn hoá của các
siêu cường
- Cơ hội: Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của
nhân loại.
- Thách thức: Các siêu cường tư bản chủ
nghĩa tìm cách áp đặt lối sống nền văn hóa
của mình vào các nước khác. Các giá trị
đạo đức xây dựng hàng chục thế kỉ đang có
nguy cơ bị xói mòn.

* Hoạt động 4: Cá nhân

4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

Đại diện các nhóm lên trình bày kết

quả thảo luận. GV cho các nhóm khác
trao đổi, bổ sung.
GV kết luận các ý đúng, nhận xét,
chuẩn kiến thức.

- Cơ hội: Toàn cầu hóa tạo điều kiện để
chuyển giao những thành tựu mới về khoa
học và công nghệ, về tổ chức quản lí, về
sản xuất và kinh doanh đến cho tất cả mọi
người và mọi dân tộc.
- Thách thức: Trở thành bãi thải công nghệ
lạc hậu cho các nước phát triển.
5. Toàn cầu hoá trong công nghệ
- Cơ hội: Trong bối cảnh toàn cầu hóa các
quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng
đón đầu các công nghệ hiện đại áp dụng
ngay vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ
nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.
6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân
loại
- Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh
chóng vào nền kinh tế thế giới.
- Thách thức: Toàn cầu hóa ngày càng gây
áp lực nặng nề đối với tự nhiên làm cho
môi trường suy thoái. Trong quá trình đổi
mới công nghệ các nước phát triển đã
chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm
sang các nước đang phát triển.

7. Sự đa dạng hoá, đa dạng hoá quan hệ
GV: Rút ra kết luận
quốc tế
- Cơ hội:
- Cơ hội: Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các
+ Khắc phục các khó khăn, hạn chế về nước thực hiện chủ trương đa phương hóa
vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ. quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các
+ Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến
để phát triển nền kinh tế xã hội đất của các nước khác.
nước.
- Thách thức: Chảy máu chất xám, gia tăng
+ Gia tăng tốc độ phát triển.
tốc độ cạn kiệt tài nguyên.
- Thách thức:
+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
+ Chịu nhiều thua thiệt, rũi ro: tụt hậu,
nợ nhiều, ô nhiễm, mất quyền tự chủ
nền kinh tế…

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

IV. CỦNG CỐ
- GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang

phát triển. GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài thực hành.
- GV đánh giá kết quả tiết học, đánh giá tinh thần làm việc của từng cá nhân, các
nhóm.
V. DẶN DÒ
- Nhắc HS hoàn thành bài thực hành và chuẩn bị bài mới

Tiết 5
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
Ngày soạn:.......................
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :

Năm học 2013 – 2014

Sĩ số:

Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:

Vắng:
Vắng:
Vắng:
Vắng:

BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Biết được Châu Phi khá giàu có về kkhoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí
hậu khô và nóng…
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp,
bệnh tật, chiến tranh đe doạ.
- Kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.
3. Về thái độ:
- Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, giáo án
- Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi
- Bản đồ kinh tế chung Châu Phi
- Tranh ảnh và cảnh quan Châu Phi
2. Học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1/ Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho
các nước đang phát triển?
2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào
trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?

3. Bài mới
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

Châu Phi là một châu lục nghèo nhất thế giới có tỉ lệ người biết chữ và tỉ lệ
người không có lương thực, hậu quả là hàng năm có hàng chục người bị chết đói.
Điều kiện tự nhiên Châu Phi rất khắc nghiệt, con người nghèo khổ. Để tìm hiểu rõ về
Châu phi chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
*Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề
tự nhiên của Châu Phi
GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1 SGK,
và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
CH: Nêu đặc điểm cảnh quan và khí hậu
của châu Phi ?


NỘI DUNG CHÍNH
I. Một số vấn đề về tự nhiên

- Các loại cảnh quan đa dạng : Rừng xích
đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới
khô, xa van và xa van rừng, hoang mạc và
bán hoang mạc.
- Cảnh quan chiếm ưu thế: Hoang mạc,
bán hoang mạc và xa van.
- Nhiệt độ trung bình năm > 20 độ C
- Khí hậu đặc trưng: Khô nóng.
- 40% diện tích Châu phi có lượng - Tài nguyên nổi bật:
mưa <200mm
+ Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại
(Đây là điều kiện không thuận lợi để màu, đặc biệt là kim cương.
phát triển kinh tế xã hội: nông nghiệp, + Rừng chiếm diện tích khá lớn.
công nghiệp, giao thông)
CH: Nhận xét sự phân bố và hiện trạng - Hiện trạng: Sự khai thác tài nguyên quá
khai thác khoáng sản ở châu Phi ?
mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng
- Hiện trạng khai thác tài nguyên rừng ở hoang mạc hóa, nguồn lợi nằm trong tay
châu Phi ? So sánh với Việt Nam.
Tư Bản nước ngoài.
* Liên hệ Việt Nam: tài nguyên rừng và
khoáng sản đang ngày càng cạn kiệt, độ
che phủ rừng đang giảm, khoáng sản
đang khan hiếm, một số loại có khả năng
bị hao kiệt.
- Biện pháp khắc phục tình trạng khai - Biện pháp:
thác quá mức các nguồn tài nguyên trên + Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

nhiên hợp lí.
+ Tăng cường thủy lợi hóa.
+ Trồng rừng.
+ Liên kết các nước cùng hợp tác phát
triển.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
đề về dân cư và xã hội
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu
cầu các nhóm dựa vào bảng 5.1, kênh
chữ và thông tin bổ sung sau bài học
trong SGK hãy:
- Nhóm 1: So sánh và nhận xét đặc điểm
dân cư của các nước châu Phi với thế
giới, rút ra kết luận.
- Nhóm 2: Từ đặc điểm dân cư, hãy phân
tích những ảnh hưởng của nó.
- Nhóm 3: So sánh và nhận xét đặc điểm
xã hội của các nước châu Phi với thế
giới, rút ra kết luận.
- Nhóm 4: Từ đặc điểm xã hội, nêu
những ảnh hưởng tác động đến phát triển
KT - XH.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình
bày, GV chuẩn kiến thức.

Ví dụ: Cuộc xung đột tại bờ biển Ngà,
Công Gô, Xu Đăng, Xoomali…đã cướp
đi sinh mạng của của hàng triệu người.
Ngoài ra còn gây bất ổn về chính trị, xã
hội.

Năm học 2013 – 2014
1. Dân cư:
a. Đặc điểm:
- Tỷ suất sinh cao 3,8 %
- Tỷ suất tử cao 1,5%
- Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên cao
2,3 %
- Tuổi thọ trung bình thấp 52 tuổi
b. Ảnh hưởng:
- Hạn chế đến phát triển kinh tế.
- Giảm chất lượng cuộc sống.
- Ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng nguồn lao động thấp.
- Thất nghiệp nhiều.
- Tài nguyên cạn kiệt
2. Xã hội:
a. Đặc điểm:
- Nhiều hủ tục lạc hậu.
- Xung đột sắc tộc.

- Trình độ dân trí thấp, chỉ số HDI thấp
hơn nhiều so với thế giới.
Ví dụ: Châu Phi chiếm gần 14 % dân số - Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét...
thế giới nhưng tập trung 2/3 số người

HIV toàn thế giới. Căn bệnh thế kỉ này
đang đe dọa tính mạng của hàng chục
triệu người dân Châu phi. Hiện nay, có
tới 22,9 người chết vì HIV.
Tại Nigieria chiếm 20% số người bị
sốt rét toàn thế giới.
b. Ảnh hưởng:
Gây tổn thất lớn đến sức người, sức của
CH: Các tổ chức thế giới (VN) đã làm gì  Làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội.
để giúp Châu Phi thoát khỏi đói nghèo?
- Các tổ chức y tế, giáo dục, lương
thực đã thực hiện các dự án chống
đói nghèo.
- Cử các chuyên gia sang giúp đỡ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn III. Một số vấn đề kinh tế
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11
đề về kinh tế
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng
5.2 và kênh chữ SGK hãy:
- Nhận xét về tình hình phát triển kinh
tế của châu Phi ?
- So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của
châu Phi so với thế giới.
- Đóng góp vào GDP toàn cầu cao hay
thấp ?

- Những nguyên nhân làm cho nền kinh
tế châu Phi kém phát triển ?
Bước 2: GV gọi một số HS lên trình
bày, các HS khác góp ý bổ sung, GV
chuẩn kiến thức.
(34/tổng số 54 quốc gia thuộc loại kém
phát triển của thế giới)
GV nêu khái niệm nhóm nước kém phát
triển: bình quân đầu người dưới 875
USD, thu nhập quốc dân chủ yếu là
nông, lâm, ngư nghiệp, năng suất lao
động thấp.
CH: Dựa vào bảng 5.2 em hãy nhận xét
tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số
nước Châu Phi so với thế giới.
- Mức tăng trưởng không đều
- Một số nước đã bắt kịp với tỉ lệ tăng
trưởng của thế giới.

Năm học 2013 – 2014
1. Thành tựu:
Nền kinh tế phát triển theo hướng tích
cực: Tốc độ tăng trưởng GDP cao, khá ổn
định.
2. Hạn chế
- Nhìn chung nền khinh tế còn phát triển
chậm:
+ Quy mô nền kinh tế nhỏ bé: Chiếm 1,9
% GDP toàn cầu, nhưng chiếm 13 % dân
số.

+ GDP/ người thấp.
+ Năng suất lao động thấp.
+ Cơ sở hạ tầng yếu kém.
+ Giáo dục y tế kém phát triển.
- Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm
nước kém phát triển nhất thế giới.

3. Nguyên nhân
- Từng bị thực dân thống trị.
- Xung đột sắc tộc.
- Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước.
- Dân số tăng nhanh.

CH: Châu Phi có những giải pháp nào để
tháo gở những khó khăn trên ?
- Giảm gia tăng dân số
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Phát triển kinh tế
- Tăng cường đầu tư nông nghiệp

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014

IV. CỦNG CỐ

A. Trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng:
1. Tình trạng sa mạc hoá ở châu Phi chủ yếu là do:
a. Cháy rừng
b. Khai thác rừng quá
c. Lượng mưa thấp
d. Chiến tranh
2. Ý nào sau không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu Phi
kém phát triển:
a. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển.
b. Xung đột sắc tộc.
c. Khả năng quản lí kém.
d. Từng bị thực dân thống trị.
B. Tự luận:
1. Hãy nêu những nét cơ bản về tự nhiên châu Phi ?
2. Các nước châu Phi có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình
khai thác và bảo vệ tự nhiên?
V. DẶN DÒ
- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Tiết 6
GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ


Giáo án Địa lí 11

Năm học 2013 – 2014


Ngày soạn:...................
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Sĩ số:
Vắng:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy:
Sĩ số:
Vắng:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :
Sĩ số:
Vắng:
Lớp dạy :
Tiết :
Ngày dạy :
Sĩ số:
Vắng:
BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HOC
1. Kiến thức:
- Biết tiềm năng phát triển kinh tế ở các nước Mĩ Latinh.
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc
gia châu Mĩ la tinh
- Ghi nhớ địa danh Amazon
2. Kĩ năng:

Phân tích bảng số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của Mĩ la tinh: so sánh
GDP, nợ nước ngoài của các quốc gia.
3. Thái độ:
Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ Latinh đang cố gắng thực hiện để
vượt qua khó khăn trong gỉai quyết các vấn đề KT-XH.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phóng to hình 5.4/ SGK
- BĐ địa lí tự nhiên châu Mĩ Latinh, KT chung.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a/ Nêu các giải pháp khắc phục khó khăn trong vấn đề khai thác tự nhiên của Châu
phi
b/ Trình bày một số vấn đề xã hội mà các nước châu Phi đang gặp phải?
3. Bài mới
Trước đây Mĩlatinh được mệnh danh là sân sau nhà vườn của Mĩ, lí do là phần
lớn các nước thuộc khu vực này là thuộc địa của Mĩ. Vì là thuộc địa nên các nước này
gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế cúng như chinhsnh trị xã hội. Hiện nay đa số các
quốc gia Mixlatinh là những quốc gia độc lập, kinh tế đã có những bước khởi sắc mới.
Để hiểu rõ về khu vực này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

GV: Nguyễn Thị Hà

Trường THPT Mậu Duệ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×