Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

báo cáo thực tập may mặccông ty may TNHH PS Vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 98 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

LỜI MỞ ĐẦU
Từ cơ chế tập trung - bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là
sự đổi mới sáng suốt của Đảng ta. Thực tế cho thấy nền kinh tế đã có những bước khởi
sắc thần kỳ đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ngành
may mặc Việt Nam đang đứng lên khẳng định mình trong cơ chế mới, chủ động và
sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình. Trong nền kinh tế thị trường với sự
cạnh tranh khắc nghiệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được một cách bền
vững cần quan tâm tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Để làm tốt
những công việc này đòi hỏi phải có những người lao động giỏi và hăng say làm việc
vì doanh nghiệp của mình. Bản thân mỗi cán bộ, công nhân viên ngành May cũng phải
đặt ra mục tiêu học hỏi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện bản thân
mình.
Qua 6 tuần thực tập tại công ty may TNHH PS Vina, bằng sự nỗ lực của bản thân,
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty, và đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Sinh bản thân em đã tiếp nhận thêm được
một số kiến thức nhất định về thực tiễn sản xuất bổ ích và có lợi cho công việc của
mình sau này. Tuy nhiên, bản báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp ý kiến của cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp chúng em có điều kiện trải nghiêm với
thực tế, cán bộ công nhân viên công ty May TNHH PS Vina đã giúp đỡ tận tình trong
thời gian chúng em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Thị Huệ

SV: Vũ Thị Huệ


MSV: 0741100245

1


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

Nhận xét của giáo viên:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

2


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY....................................................................6
1. Sơ lược hình thành và phát triển công ty................................................................6
1.1. Giới thiệu về công ty TNHH PS Vina.................................................................6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH PS Vina..........................6
2. Cơ cấu tổ chức của công ty.....................................................................................8
2.1. Sơ đồ mặt bằng công ty.......................................................................................8
2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.......................................................................9
3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty..............................................9

4. Nội quy, quy chế của công ty................................................................................11
4.1. Thời gian làm việc.............................................................................................11
4.2. Thời gian nghỉ ngơi...........................................................................................11
4.3. Phạm vi làm việc và đi lại, quan hệ giao tiếp...................................................12
4.4. Tác phong, trang phục và thái độ làm việc........................................................12
4.5. Học tập nội quy, quy chế của cơ quan...............................................................12
4.6. Trách nhiệm của người lao động trong công tác bảo vệ tài sản công nghệ........12
4.7. Hành vi vi phạm kỷ luật giờ giấc làm việc........................................................13
4.8. Bồi thường thiệt hại...........................................................................................13
4.9. Điều khoản thi hành..........................................................................................13
5. Các loại đơn hàng, khách hàng thường xuyên, mặt hàng thế mạnh của công ty
đang sản xuất............................................................................................................13
5.1. Khách hàng thường xuyên.................................................................................13
5.2. Các loại đơn hàng..............................................................................................13
5.3. Mặt hàng thế mạnh............................................................................................14
6. Quy trình ký kết hợp đồng và nhận đơn đặt hàng.................................................14
6.1. Quy trình ký kết hợp đồng.................................................................................14
6.2. Giá..................................................................................................................... 14
7. Các nhà cung cấp vật tư: tên. địa chỉ....................................................................15
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG
ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT TƯ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP..........................................16
1. Vẽ sơ đồ mặt bằng................................................................................................17
2. Quy trình và phương pháp thực hiện....................................................................18
2.1. Tiếp nhận...........................................................................................................18
2.2. Dỡ kiện..............................................................................................................18
2.3. Kiểm tra số lượng, chất lượng...........................................................................18
2.4. Phân khổ phân loại............................................................................................19

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245


3


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

2.5. Báo khổ.............................................................................................................20
2.6. Lập bảng màu....................................................................................................20
2.7. Bảo quản, cấp phát............................................................................................22
3. Phương pháp tính định biên lao động kho nguyên phụ liệu..................................22
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG
ĐOẠN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT................................................................................24
1. Lựa chọn sản phẩm..............................................................................................24
2. Nghiên cứu quá trình triển khai sản xuất công đoạn chuẩn bị kỹ thuật................24
2.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng.............................................................................................25
2.1.1. Sơ đồ mặt bằng phòng cad............................................................................25
2.1.2. Sơ đồ mặt bằng phòng kỹ thuật......................................................................26
2.2.1. Quy trình nhận tài liệu kỹ thuật......................................................................27
2.2.2. Bộ tài liệu kỹ thuật cần thiết trong sản xuất may công nghiệp.......................27
2.2.3. Hệ thống cỡ vóc của quần áo đối với các nước..............................................28
2.3. Thiết kế mẫu các loại.........................................................................................29
2.3.1. Quy trình và phương pháp thiết kế mẫu mỏng...............................................29
2.3.2. Quy trình và phương pháp chế thử.................................................................36
2.3.3. Quy trình và phương pháp thiết kế mẫu chuẩn...............................................38
2.3.4. Quy trình và phương pháp thiết kế mẫu mực, mẫu thành phẩm, mẫu may.....38
2.3.5. Xây dựng mức tiêu hao nguyên phụ liệu: để đặt hàng và cấp cho sản xuất....39
2.3.6. Định mức phụ liệu:.........................................................................................41

3.7, Quy trình và phương pháp nhảy mẫu các cỡ.....................................................47
2.4. Phương pháp tính định biên lao động công đoạn chuẩn bị kỹ thuật..................51
2.5. Nhận xét và so sánh và so sánh với kiến thức đã học........................................52
2.5.1. Nhận xét.........................................................................................................52
5.2, So sánh với kiến thức đã học.............................................................................53
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC
CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH..........................................................................56
1. Công đoạn cắt......................................................................................................56
1.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng.........................................................................56
1.2. Xây dựng tác nghiệp cắt....................................................................................57
1.3. Xây dựng tiêu chuẩn cắt....................................................................................58
1.4. Phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật giác sơ đồ.................................................59
1.5. Xây dựng quy trình công đoạn trải vải..............................................................60
1.7. Xây dựng quy trình cắt......................................................................................62
1.8. Xây dựng quy trình và phương pháp đánh số, phối kiện...................................63
1.9. Tính định biên công đoạn cắt............................................................................64
1.10. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã học........................................................65
SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

4


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

2. Công đoạn may.....................................................................................................66
2.1. Vẽ mặt bằng phân xưởng...................................................................................66

2.2. Xây dựng bản tiêu chuẩn thành phẩm...............................................................67
2.3. Phương pháp thiết kế dây chuyền may..............................................................67
2.4. Phương pháp dải chuyền 1 mã hàng mới...........................................................80
2.5. Xây dựng chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm................................................81
2.6. Cách tính toán chia và nhồi lông của áo lông vũ...............................................81
2.7. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã học.........................................................82
3. Công đoạn hoàn tất sản phẩm...............................................................................84
3.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng.............................................................................................84
3.1.1. Sơ đồ mặt bằng phòng hoàn thiện..................................................................84
3.2. Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn là, sấy, gấp, đóng gói, đóng thùng...............86
3.2.1. Là...................................................................................................................86
3.2.2. Sấy................................................................................................................. 86
3.2.3. Gấp gói...........................................................................................................86
3.2.4. Đóng thùng....................................................................................................87
3.3. Phương pháp tính định biên lao động công đoạn hoàn thiện.............................88
CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC
CÔNG ĐOẠN PHỤC VỤ VÀ XỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM...........................90
1. Công đoạn ép mex, cắt dập...................................................................................90
1.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng.............................................................................................90
1.2. Quy trình ép và thiêu........................................................................................90
2. Công đoạn in........................................................................................................91
3. Công đoạn thêu....................................................................................................92
3.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng.............................................................................................92
3.2. Quy trình và tiêu chuẩn.....................................................................................93
3.3. Cách tính định mức chỉ thêu..............................................................................93
4. Công đoạn giặt mài..............................................................................................94
4.1. Sơ đồ mặt bằng:.................................................................................................94
4.2. Quy trình và tiêu chuẩn giặt mài.......................................................................95
5. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã học............................................................96
CHƯƠNG 6: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT..................97

KINH DOANH CỦA CÔNG TY...............................................................................97
1. Nhận xét chung....................................................................................................97
2. Ưu nhược điểm của từng bộ phận, công đoạn đã nghiên cứu...............................97
3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả.....................................................................99

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY
SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

1. Sơ lược hình thành và phát triển công ty.
1.1. Giới thiệu về công ty TNHH PS Vina.



Tên đầy đủ của công ty: Công ty TNHH PS Vina



Tên giao dịch: Công ty TNHH PS Vina




Tên viết tắt: PS Vina co., ltd



Tên tiếng Anh: PS Vina company limited



Địa chỉ: KCN Gia Lễ - Đông Hưng - Thái Bình



Giám đốc PARK JONG WOON



Điện thoại: 0363.568.184/183



Fax: 0363.568.182



Ngày cấp giấy phép: 22/10/2007



Ngày hoạt động: 01/12/2007


1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH PS Vina.
 Công ty TNHH PS Vina được thành lập năm 2007.
 Có giấy phép kinh doanh số 081043000030 do Công an tỉnh Thái Bình cấp ngày
22/10/2007.
 Công ty mẹ: Công ty Cổ phần Poongshin Vina có trụ sở tại 50-60 Soongin-Dong,
Jongro-Gu Seoul- Korea.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

6


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

 Do có trụ sở chính ở Hàn quốc nên công ty không gặp khó khăn về cơ sở vật chất, mà
chủ yếu gặp khó khăn trong bước đầu khai thác thị trường Việt Nam, các chính sách
pháp luật đặc điểm văn hóa xã hội của người Việt Nam.

Vốn điều lệ công ty: 45.000 triệu đồng.


Thời kì đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn trong công tác thuê đất



để xây dựng nhà xưởng vì phần đất mà công ty dự kiến thuê. Tuy nằm trong quy

hoạch khu công nghiệp của tỉnh nhưng lại thuộc đất trồng trọt nông nghiệp của
người dân địa phương nên công tác đền bù gặp không ít những khó khăn.
Bên cạnh những khó khăn công ty cũng có thuận lợi nhất định:
 Được sự khuyến khích và tạo điều kiện về mặt pháp lý của ban quản lý các khi
công nghiệp Thái Bình giúp công ty nhanh chóng hoàn tất và đi vào xây dựng
 Ban quản lý công ty rất nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành doanh
nghiệp của mình.
 Công ty được sự hỗ trợ rất lớn về cơ sở vật chất của Tổng công ty mẹ bên Hàn
Quốc nên việc nhanh chóng ổn định đi vào sản xuất là tương đối thuận lợi.
 Trong quá trình phát triển công ty có đội ngũ công nhân có tay nghề tương đối



tốt so với yêu cầu của khách hàng.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty luôn lấy chữ tín là đầu,



năng suất lao động phải đi đôi với chất lượng của sản phẩm, chính vì thế từ khi
thành lập tới nay công ty luôn giữ vững niềm tin với khách hàng đặc biệt là những
khách hàng may mặc khó tính như: Mỹ, Italia…
Về mặt pháp lý công ty luôn xác định tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt
Nam trong sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động,
luôn làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

7



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1. Sơ đồ mặt bằng công ty.
P. mẫu

Bảo vệ

Văn phòng

Phòng cắt
Nhà
xe Kho vật tư
P.
thêu

KV tiếp khách
P.welding
Y tế

P.giặt

Cơ điện

Khu
Xưởng may 3

máy
phát
điện,
nồi là P. Hoàn thiện
Khu nhà ăn công nhân
hơi

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

Xưởng may 1

Kỹ thuật
chuyền

Xưởng may 2

8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Tổng giám đốc

GĐ kỹ thuật


GĐ tài chính
Phòng nhân sự

P.
vật


P.
XN
K

Phòng kế toán

P.
kế
hoạch

P.
cad+
mẫu

Quản đốc

P.
thiết
kế

P.

điện


P.
thêu

KT xưởng

PX.
May

P.
cắt

PX.
hoàn
thiện

3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm tất cả các bộ phận các đơn vị, các cá
nhân là một khối thống nhất giữa các phòng ban có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có
những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định tùy theo từng phòng ban, từng cấp bậc khác
nhau để đạt được một cơ cấu khoa học ổn định và có hiệu quả.
- Giám đốc:
+ Là người đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty, Nhà nước
và pháp luật về việc quản lý và điều hành trong công ty.
+ Ký kết các hợp đồng sản xuất.
+ Phê duyệt tào bộ kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về công tác sản xuất, kinh doanh
- Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của công ty,
đồng thời kiêm công tác quản lý nhân lực của công ty.
- Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm khâu kỹ thuật sản xuất của công ty, các mã
hàng mới hay các kỹ thuật cần đòi hỏi kỹ thuật cao, chịu trách nhiệm bố trí kỹ thuật

chuyền may hợp lý, chất lượng sản phẩm trước khách hàng.
- Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý lao động, đảm bảo đủ nguồn lao động cho
sản xuất, lập các công tác tuyển dụng và đào tạo lao động, thu thập các phản hồi của
công nhân về các ông tác quản lý lao động của công ty từ phía lao động.
- Phòng kế toán:

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

9


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

+ Theo dõi vấn đề thu chi của công ty, thanh toán hợp đồng sản xuất: Xuất - nhập,
quản lý tài chính, đọ báo cáo tài chính báo cáo lên Giám đốc
+ Theo dõi tình hình lao động, ngày công thời gian làm thêm của xí nghiệp.
- Quản đốc: Là người giúp giám đốc đặc biệt trong các công tác pháp lý tại Việt
Nam, bao quát chung các hoạt động của công ty và báo cáo lên cấp trên.
- Kỹ thuật xưởng: là bộ phận có trình độ về bố trí các chuyền may hợp lý và hoạt động
có hiệu quả là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc kỹ thuật.
- Phòng xuất nhập khẩu (XNK): Chịu trách nhiệm về các thủ tục hải quan cho các lô
hàng là nguyên vật liệu công ty nhập từ nướ ngoài về để sản xuất hay các lô sản phẩm
của công ty xuất ra nước ngoài để giao hàng cho khách hàng.
- Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý vật tư có trong kho hàng của công ty, mọi
hoạt động liên quan đến xuất hay nhập vật tư sản xuất trong kho vật tư của công ty.
- Phòng kế hoạch: Căn cứ vào các lịch đơn hàng và năng lực sản xuất của công ty để

lập ra kế hạch sản xuất chi tiết cho từng tổ sản xuất trong công ty.
- Phòng cad: Chịu trách nhiệm sáng tác mẫu chào hàng, đưa mẫu cho khách hàng
duyệt sau đó chuyển cho phòng thiết kế.
- Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ đưa ra các bản vẽ chi tiết cho sản phẩm mẫu mà khách
hàng đã duyệt, chịu trách nhiệm kỹ thuật trong công ty.
- Phòng mẫu: May mẫu các đơn hàng mà công ty nhận gia công lấy sản phẩm làm mẫu
cho công nhân may, đôi khi chỉ may các sản phẩm mẫu cho khách hàng theo đơn đặt
hàng.
- Phòng cắt: Cắt các mã hàng theo chỉ định của tác nghiệp sản xuất, đảm bảo về số
lượng, chất lượng và thời gian tiến độ sản xuất.
- Phòng thêu: Chịu trác nhiệm thêu các chi tiết mà tác nghiệp của sản phẩm yêu cầu,
đảm bảo số lượng chất lượng các chi tiết đó có khớp với phân xưởng may và phòng
mẫu.
- Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm bảo quản và sửa chữa các loại máy móc trong công
ty.
- Phân xưởng may: Đây chính là bộ phận chính của công ty, sản xuất ra sản phẩm, các
chuyền may được bố trí và hoạt động liên tục, sản phẩm được công nhân trực tiếp may,
và được kiểm tra chất lượng tại chỗ.
- Phòng hoàn thiện: Là khâu cuối của quá trình sản xuất, phòng này chịu trách nhiệm
kiểm hàng, khâu cuối và đóng gói sản phẩm vào các hiện hàng.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

10


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Sinh

- Phòng Welding: Đây là phòng đặc biệt của công ty, các công nghệ ép welding đều
được chuyển giao từ Hàn Quốc mang tính chất bản quyền và được công ty hết sức giữ
kín. Chịu trách nhiệm ép welding công nghệ cao các chi tiết mà trong tác nghiệp yêu
cầu.
4. Nội quy, quy chế của công ty.
4.1. Thời gian làm việc.
 Thời gian làm việc: quy định: 8h/ngày, 18h/ tuần.
 Thời gian làm việc được rút ngắn mỗi ngày 1h đối với những người làm việc nặng
nhọc độc hại, nguy hiểm, phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên, phụ nữ nuôi con nhỏ
dưới 12 tháng tuổi, người già, người tàng tật, trẻ em dưới 18 tuổi.
 Hàng tuần người lao động được nghỉ 1 ngày ( ngày chủ nhật).
 Giám đốc công ty được phép thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ nhưng
phải đảm bảo nguyên tắc mà nhà nước quy định.
 Giám đốc không được sử dụng phụ nữ có thai từ 7 tháng tuổi trở lên, phụ nữ nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người già người tàn tật người chưa đủ tuổi vị thành
niên làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ban đêm, đi công
tác xa.
4.2. Thời gian nghỉ ngơi.
 Người làm việc ca ngày liên tục 8 tiếng liên tục được 30 phút, làm việc ca đêm 8
tiếng liên tục được nghỉ 45 phút tính vào thời gian làm việc.
 Phụ nữ trong thời gian hành kinh mỗi ngày được nghỉ 30 phút, phụ nữ có thai từ 7
tháng tuổi trở lên, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút
tính vào thời gian làm việc.
 Người lao động được nghỉ lễ có hưởng lương, nghỉ hàng năm (nghỉ phép năm),
người lao động nghỉ phép riêng được hưởng nguyên lương theo quy định của luật
lao động.
 Người lao động nghỉ việc riêng không hưởng lương phải có đơn đề nghị và được sự
chấp nhận của lãnh đạo.

 Người lao động bị ốm, bị tai nạn, rủi ro phải nghỉ việc, phụ nữ có con nhỏ dưới 7
tuổi bị ốm phải nghỉ để chăm sóc, được nghỉ và hưởng chế độ theo quy định của luật
BHXH.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

11


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

 Người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, xảy thai, hút thai, thai chết lưu được
nghỉ và hưởng chế độ theo quy định.
4.3. Phạm vi làm việc và đi lại, quan hệ giao tiếp.
 Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người trực tiếp quản lý
hoặc cấp trên. Nhưng mệnh lệnh đó không được làm phương hại đến sản xuất kinh
doanh của công ty.
 Người lao động chỉ được phép thực hiện trong khuôn khổ, làm việc có liên quan tới
nhiệm vụ được giao.
 Khi đi ra ngoài cơ quan phải được sự đồng ý của cấp trên theo quy định
 Người lao động chỉ được phép quan hệ với người nước ngoài, chỉ được trao đổi, bàn
bạc đề xuất những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao. Khi bị người nước
ngoài ngược đãi hay xâm phạm tình dục hoặc có những biện pháp không đúng đắn
trái với luật lao đọng của nước CHXHCN Việt Nam phải đề nghị với ban chấp hành
Công đoàn can thiệp.
 Người sử dụng lao động có quyền từ chối bố trí công việc cho người lao động khi

người lao động mất khả năng nhận thức lao động hoặc mất khả năng điều khiển
hành vi của mình.
4.4. Tác phong, trang phục và thái độ làm việc.
 Tất cả mọi người lao động phải có thái độ làm việc trang nhã ăn nói lịch sự, mặc
trang phục thích hợp với từng môi trường, công việc.
 Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong giờ làm việc, uống rượu bia
không được điều khiển ô tô xe máy.
 Không đánh bạc trong giờ làm việc, trong phạm vi cơ quan.
4.5. Học tập nội quy, quy chế của cơ quan.
 Người lao động khi đến làm việc tại cơ quan phải được học tập nội quy, các quy
định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy
 Khi thực hiện nhiệm vụ công việc được giao phải sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động và trang bị an toàn lao động, an toàn kỹ thuật theo quy định của nhà nước.
4.6. Trách nhiệm của người lao động trong công tác bảo vệ tài sản công nghệ.
 Người lao động trong công ty phải trung thực, chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản giữ bí
mật công nghệ.Nếu làm thất thoát, hư hoảng phải bồi thường

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

12


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

 Không được sao chép mang máy móc thiết bị vật tư ra ngoài khi chưa được lệnh của
ban lãnh đạo cơ quan

4.7. Hành vi vi phạm kỷ luật giờ giấc làm việc.
 Các hành vi vi phạm nội quy về giờ giấc làm việc, không chấp hành mệnh lệnh cấp
trên vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, các hành
vi về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, hành vi trộm cắp, tham ô, phá hoại tài sản
đều coi là vi phạm pháp luật.
 Mọi hành vi vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo các hình thức
khiển trách, kéo dài thời gian không lên lương, chuyển làm công tác khác có mức
lương thấp hơn, sa thải hoặc tạm đình chỉ công việc.
4.8. Bồi thường thiệt hại.
Người lao động làm hư hỏng, thất thoát thiết bị máy móc, vật tư hoặc có hành vi
khác gây thiệt hại tài sản cơ quan phải bồi thường theo pháp luật.
4.9. Điều khoản thi hành
 Tất cả mọi người lao động làm việc trong công ty theo mọi hình thức, theo mọi loại
hình hợp đồng lao động đều phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trên.
5. Các loại đơn hàng, khách hàng thường xuyên, mặt hàng thế mạnh của công ty
đang sản xuất.
5.1. Khách hàng thường xuyên.


Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn hàng FOB



Công ty TNHH PS Vina là công ty chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu.



Thị trường xuất khẩu của PS Vina chủ yếu được xuất khẩu ra các nước châu Âu như
Mỹ, Italya…




Ngoài ra các sản phẩm còn được đưa ra thị trường Hàn Quốc.



Khách hàng quen thuộc của PS Vina là LUFUMA, MERRELL, SCHNEIDER,
MONTBELL, WILDROSES...

5.2. Các loại đơn hàng.
 Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc trừ những sản phẩm từ da và lông
thú.
 Nhưng mặt hàng chủ yếu của công ty thường là quần áo jacket, quần áo thể thao, áo
trần bông.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

13


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

 Cuối năm 2015 công ty đã có xu hướng sản xuất các loại quần áo thiên về thời trang
như JOM, META, HANTH…



Ngoài ra công ty còn sản xuất hàng thể thao như LAUFUMA, BEAN POKE,
MERBELL, E-LAND, MONTH BELL, NORTH CAPE…

 Mặt hàng chủ chốt của công ty là áo jacket một lớp.
 Công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng đầu năm 2016 công ty đã có sản
xuất thêm hàng nội địa.
5.3. Mặt hàng thế mạnh.
- Mặt hàng thế mạnh của công ty là áo jacket.
- Do thị trường để PS đưa sản phẩm vào là các nước Châu Âu có khí hậu khắc nghiệt.
- Công ty đã nhiều năm sản xuất các mặt hàng về áo jacket nên đã có nhiều kinh
nghiệm.
- Các máy móc thiết bị chủ yếu để phục vụ cho áo jacket.
6. Quy trình ký kết hợp đồng và nhận đơn đặt hàng.
6.1. Quy trình ký kết hợp đồng.
- Công đoạn này do phòng Cad đảm nhiệm.
- Để ký kết được hợp đồng thì người ký hợp đồng phải nắm được khả năng của công
ty cũng như nhu cầu của khách hàng.
- Trước khi ký kết hợp đồng phải xem xét đến thế mạnh của công ty, khả năng của
công ty và tìm hiểu rõ về đối tác.
- Khi ký kết hợp đồng cần theo các bước sau:
 B1: Nhận, dịch tài liệu của khách hàng ( thông số, hình dáng sản phẩm…)
 B2: Phát triển mẫu (thiết kế, nhảy cỡ, tính định mức cho 1 sản phẩm…)
 B3: May mẫu sản phẩm, mẫu QC.
 B4: Chuyển cho khách hàng duyệt.
 B5: Đàm phán (giá, sửa mẫu).
 B6: Chuyển cho khách hàng duyệt.


B7: Ký kết và nhận đơn hàng để gia công.


6.2. Giá
- Giá của đơn hàng gia công được tính dựa vào kinh nghiệm sản xuất và đặc điểm mã
hàng.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

14


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

- Giá của 1 sản phẩm được chia chia cho từng công đoạn và phụ thuộc vào tay nghề và
công việc của công nhân.
- Giá được phân bổ như sau:
STT
1

Khoản mục
Bộ phận quản lý doanh nghiệp

Cách tính
32%

2
3
4


Bộ phận kỹ thuật
Công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí nhiên liệu, điện nước

26%
15%
5%

5
6

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội

3%
18%

7
8

Bảo hiểm thất nghiệp
Tổng

1%
100%

7. Các nhà cung cấp vật tư: tên. địa chỉ.
Do Công ty TNHH PS Vina chỉ là 1 công ty con nên hầu hết vật tư được cung cấp từ
công ty mẹ là Công ty Cổ phần Poongshin Vina.


SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

15


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT
CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT TƯ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

Giá để nguyên liệu

Giá để phụ liệu

- Nhiệm vụ:
+ Là tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, xác định lại số lượng, chất lượng, chủng loại của các
nguyên liệu cần trong sản xuất của từng đơn hàng.
+ Tiếp nhận thông tin từ phòng kế hoạch.
+ Thông báo lại cho bộ phận chuẩn bị kỹ thuật và phòng kế hoạch để có biện pháp
giải quyết an toàn và bổ sung đầy đủ trước khi vào sản xuất.
+ Phân loại, bảo quản và cấp phát nguyên phụ liệu để sản xuất các mặt hàng theo từng
mã hàng ( đơn hàng) đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, hạ giá thành.
+ Đo khổ vải.

SV: Vũ Thị Huệ

MSV: 0741100245

16


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

1. Vẽ sơ đồ mặt bằng

10

Bàn kiểm nguyên phụ liệu

Văn phòng

240cm

240cm

NL

10

NL

NL


NL

P
L

150

P
L

P
L

P 100 P
L
L

P10
L

BLV
P
L
Máy đo vải

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

17


P
L

P
L

P
L


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

Ký hiệu:

P
L

NL
Giá để phụ liệu

BLV

Giá để nguyên liệu

Bàn làm việc

2. Quy trình và phương pháp thực hiện.

 Quy trình của công đoạn chuẩn bị vật tư:
- B1: Tiếp nhận
- B2: Dỡ kiện
- B3: Kiểm tra chất lượng, số lượng
- B4: Phân khổ, phân loại
- B5: Báo khổ
- B6: Lập bảng màu
- B7: Bảo quản, cấp phát
2.1. Tiếp nhận.
 Khi nguyên phụ liệu đã được chuyển đến bắt đầu tiếp nhận đúng đơn hàng.


Vải được cuộn thành từng cuộn.



Phụ kiệu như khóa được đóng vào trong các thùng.



Phải có văn bản kèm theo.

2.2. Dỡ kiện.
Nguyên phụ kiệu được để trong nhiều lớp thùng nên ta phải dờ kiện nhiều lần.
 Dỡ kiện lần 1: Dỡ các thùng lớn.
 Dỡ kiện lần 2: Dỡ các thùng nhỏ.
 Dỡ kiện lần 3: Lấy nguyên phụ liệu ra.
2.3. Kiểm tra số lượng, chất lượng.
 Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên liệu.
- Khi đã dỡ kiện xong cho lên máy đo vải để đo chiều dài và khổ vải.


SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

18


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

- Sau khi đo chiều dài và khổ vải xong thì chuyển sang máy kiểm vải để kiểm tra chất
lượng vải, đồng thời cần công nhân cùng kiểm tra.
+ Kiểm tra trên bề mặt vải (lỗi sợi, rút sợi…)
+ Kiểm tra đối chiếu độ đồng màu của vải (loang màu, ố sợi…)
+ Kiểm tra đối chiếu các chi tiết về cơ lý của vải (mật độ sợi,tính chất cơ lý, độ bền cơ
học…)
 Kiểm tra số lượng, chất lượng phụ liệu:
- Đối với tùng loại phụ liệu cần phải kiểm tra số lượng, chất lượng theo những yêu cầu
cụ thể riêng như:
+ Chỉ: Kiểm tra về chủng loại, màu sắc, chi số, độ kéo đứt…
+ Khóa: Kiểm tra màu, độ dài khóa, chủng loại khóa, cỡ răng khóa…
+ Ôzê: Kiểm tra chủng loại, màu sắc, kích cỡ, độ cứng…
+ Cúc: Kiểm tra đường kính, màu sắc, độ dày, chủng loại…
+ Nhãn các loại: Kiểm tra kích thước, màu sắc, họa tiết…
+ Chun: Kiểm tra kích thước, bản to, độ kéo dãn, độ co dãn…
+ Dây viền: Kiểm tra đường kính dây, màu sắc, độ xoắn…
+ Chốt: kiểm tra đối chiếu với mẫu gốc (về hình dáng, kích thước, màu sắc, độ bền
màu…)

+ Túi nylon: Kiểm tra kích thước, kiểu cách, đường kính lỗ thông hơi, chất liệu, độ
dày…
+ Thùng carton: Kiểm tra kích thước (DxRxC), trọng lượng thùng, độ dai, chữ in…
Nếu nguyên phụ liệu không đúng yêu cầu, không đủ số lượng cần báo cho phòng kỹ
thuật và phòng kế hoạch để có kế hoạch giải quyết.
2.4. Phân khổ phân loại.
- Sau khi đã kiểm tra chất lượng và số lượng của nguyên phụ liệu thì tiến hành phân
loại nguyên liệu được đưa vào giá để nguyên liệu, phụ liệu được đưa vào giá để phụ
liệu.
- Yêu cầu:
+ Loại không đủ điều kiện đưa vào sản xuất để riêng, loại đủ điều kện sản xuất để
riêng.
+ Nguyên phụ liệu của mã hàng sắp đưa vào sản xuât để ở tầng dưới và gần cửa ra
vào.
2.5. Báo khổ.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

19


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

- Sau khi đã kiểm tra được chất lượng và số lượng nguyên liệu thì báo ngay cho phòng
kỹ thuật để cấp định mức cho sản xuất.
- Phải ghi khổ vải vào sổ rõ ràng.

2.6. Lập bảng màu.
- Sau khi đã kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu xong tiến hành lập bảng màu để
chuyển cho các chuyền sản xuất và nhà cắt.
- Dùng để làm tiêu chuẩn nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu bảng màu được ghi đầy đủ chủng loại của nguyên phụ liệu
- Thể hiện đầy đủ nguyên phụ liệu cần dùng cho sản phẩm.
 Một số nguyên tắc khi lập bảng màu
- Dán mặt phải của nguyên phụ liệu ra ngoài, mặt trái úp vào trong. Trên mặt trái của
nguyên liệu phải đánh dấu bằng bút chì theo chiều dọc vải.
- Khi dán nguyên liệu, chiều canh sợi dọc của nguyên liệu theo hướng thẳng đứng
(trùng với chiều thẳng đứng từ trên xuống) của bảng màu.
- Các mẫu nguyên phụ liệu trình bày trên bảng màu phải được gắn chính xác,chắc
chắn, ngay ngắn và đúng vị trí quy định.

Công ty PS Vina

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

20


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

Khách hàng: MERREL
Mã hàng: 5216FJ327.328


Tổ sản xuất: Tổ 5

BẢNG HƯỚNG DẪN NGUYÊN PHỤ LIỆU
Vải chính

Vải phối

Vải lót 1

Dây luồn

Dựng

Khóa nẹp

Khóa sườn

Ôze

Chỉ may

Cúc

Nhám mũ

Nhãn sử
dụng

Ngày ….tháng…..năm…


SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

Quả chốt

Người lập

21


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

2.7. Bảo quản, cấp phát.
 Bảo quản:


Sau khi phân loại xong phụ liệu được đưa vào giá phụ liệu, nguyên liệu được đưa



vào giá nguyên liệu để bảo quản.
Với nguyên liệu:
+ Bảo quản theo cuộn, đặt lên giá để nguyên liêu theo yêu cầu:
 Giá cách tường 10cm,
 Cách mặt đất 15cm,
 2 giá cách nhau 150cm,
 Mỗi giá có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau 120cm


+ Bảo quản theo thứ tự hàng sản xuất trước, xếp trước để tiện vận chuyển khi vào sản
xuất.
+ Phân loại theo tên khách hàng.
 Với phụ liệu:
+ Bảo quản theo túi nilon theo từng đơn hàng
+ Để vào giá để phụ liệu theo yêu cầu:

Giá cách tường 10cm,


Cách mặt đất 15cm,



Mỗi giá có 4 tầng, mỗi tầng cách nhau 80cm



2 giá cách nhau 100cm

 Cấp phát:


Cấp phát theo đúng định mức đã cho và phải có văn bản rõ ràng.



Đảm bảo cấp phát đúng số lượng và chất lượng.




Thủ kho thống kê tình hình thừa thiếu nguyên phụ liệu của mã hàng, để báo cáo lại

cho phòng kế hoạch kịp chuẩn bị cho sản xuất, đảm bảo tiến độ.
3. Phương pháp tính định biên lao động kho nguyên phụ liệu.
Kho nguyên phụ liệu gồm 40 người trong đó có:

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

22


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

ST
T

Số lao động

1

1 trưởng
phòng
3 người tiếp
nhận

10 người dỡ
kiện
7 người kiểm
tra nguyên liệu
7 người kiểm
tra phụ liệu
5 người phân
loại

2
3
4
5
6

7

2 người báo số
lượng
3 người bảo
quản cấp phát
2 lập bảng
màu

8
9

Phương pháp tính
Cần 1 người để điều hành phòng cắt
1 ngày,1 người có thể tiếp nhận được 3 xe hàng mà 1 ngày

có 3 xe nguyên phụ liệu về nên cần 3 nguời tiếp nhận
10 người dỡ 1 xe hàng mất 3 giờ, mà trung bình 1 ngày có 3
xe hàng và 1 ngày làm việc 9 giờ nên cần 10 người dỡ kiện
1 người kiểm tra phụ liệu có thể phục vụ cho 4 chuyền sản
xuất nên cần 7 người kiểm tra nguyên liệu
1 người kiểm tra phụ liệu có thể phục vụ cho 4 chuyền sản
xuất nên cần 7 người kiểm tra phụ liệu
5 người phân loại 1 xe nguyên phụ liệu trong 3 giờ, mà
trung bình 1 ngày làm việc 9 tiếng và có 3 xe nguyên phụ
liệu nên cần 5 người phân loại.
Người báo số lượng chỉ cần ghi lại vào biên bản và báo lên
phòng kế hoạch nên chỉ cần 2 người báo số lượng
1 người có thể cấp phát cho 1 tổ cắt nên cần 3 người bỏ
quản cấp phát.
1 người làm bảng màu ó thể phục vụ được 14 chuyền sản
xuất nên cần 2 người làm bảng màu

 Nhận xét:


Kho có 3 cửa, 1 cửa để nhận nguyên phụ liệu, 1 cửa để cấp phát nguyên phụ liệu



và 1 cửa thông sang nhà cắt.
Kho vật tư của công ty được bố trí gần xưởng may và nhà cắt, cách sắp xếp hợp lý

nguyên phụ liệu hợp lý, tạo điều kiện thuận tiệp cho quá trình tiếp nhận và cấp phát
cho công đoạn sản xuất.
 So sánh với kiến thức đã học:

Giống

Khác

Trong công ty
Trong trường học
Quy trình của công đoạn chuận bị vật tư là giống nhau: Tiếp nhận-> Dỡ
kiện-> Kiểm tra chất lượng, số lượng-> Phân khổ, phân loại-> Báo khổ> Bảo quản, cấp phát
Làm bảng màu
Không phải làm bảng màu

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT
CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

23


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Sinh

1. Lựa chọn sản phẩm
Sản phẩm áo jacket nữ 1 lớp.
Mã hàng MERRELL 16SS 5216FJ327-328




Mặt trước
Đặc điểm hình dáng:

Mặt sau.

 Áo jacket nữ 1 lớp.
 Cổ tàu, có mũ.
 Có khóa túi.


Lý do lựa chọn:

- Công ty PS Vina chuyên sản xuất áo jacket
- MERRELL là khách hàng quen thuộc của công ty
- Trong quá trình thực tập công ty đang sản xuất mã hàng này.
2. Nghiên cứu quá trình triển khai sản xuất công đoạn chuẩn bị kỹ thuật.
- Công đoạn chuẩn bị kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, quyết định năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng như của toàn bộ cơ sở
sản xuất.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ từ đó đề ra phương án sản xuất đơn hàng.
+ Thiết kế rập mẫu cho sản xuất.
+ May mẫu
+ Tính định nức tiêu hao nguyên phụ liệu

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

24



Trường
Đại họcphòng
Công nghiệp Hà Nội
Bàn trưởng

Giá treo áo
nhân viên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Điện
GVHD: Nguyễn Thị Sinh
thoại
phòng

+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Viết quy trình
mã hàng
Bàn sản
táchxuất
mẫu
Nhảy mẫu
Thiết kế mẫu
+Triển khai về mặt
kỹ thuật đến các bộ phận liên quan
giấy
+Theo dõi, xử lý vấn đề phát sinh về mặt
kỹmẫu
thuật trong quá trình sản xuất.
Tách

Thiết kế mẫu
2.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng.
Máy in
2.1.1. Sơ đồ mặt bằng phòng cad.

Nhảy mẫu

Giác sơ đồ
Thiết kế mẫu

100

Tách mẫu

Nhảy mẫu

Giác sơ đồ
100

Thiết kế mẫu
Kệ để
tài liệu

Tách mẫu

Nhảy mẫu

Máy in
mẫu


Khu để
nước

2.1.2. Sơ đồ mặt bằng phòng kỹ thuật.

SV: Vũ Thị Huệ
MSV: 0741100245

25

120


×