MỤC LỤC
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................................
1.1. Giai đoạn 1 (từ ngày đầu thành lập 1993 đến cuối 1996)....................
1.2. Giai đoạn 2 (từ 1996 đến nay)..............................................................
II. Sơ lược về ngành may mặc Việt Nam ........................................................
III. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................
3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý Công ty .............................................................
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban...................................................
3.3. Nhân sự của Công ty ...........................................................................
IV. Hoạt động của Công ty................................................................................
4.1. Sản phẩm đầu vào................................................................................
4.2. Đầu ra cho sản phẩm ...........................................................................
4.3. Quy trình sản xuất ...............................................................................
4.4. Tình hình tài chính...............................................................................
4.5. Đặc điểm về quản lý vật tư...................................................................
4.6. Chính sách nhân sự...............................................................................
V. Những vấn đề còn tồn tại..............................................................................
1 1
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH May Nam Sơn
Công ty TNHH May Nam Sơn được thành lập vào ngày 27/09/1993
theo giấy phép đăng ký do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày
29/09/1993. Trụ sở chính của Công ty TNHH May Nam Sơn tại Kim Âu-
Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội.
Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển cùng với sự thay đổi, đổi
mới cả về tư duy lãnh đạo cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của Công
ty để công ty ngày càng phát triển, có thể chia quá trình xây dựng và phát
triển đó của Công ty làm 2 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1 (từ những ngày đầu mới thành lập 1993 đến cuối 1996)
Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH May Nam Sơn
hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất hàng may mặc phục vụ thị trường
trong nước (chủ yếu là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với các
sản phẩm chính như áo Jacket, quần âu, áo sơ mi nam, nữ… sản phẩm làm ra
của Công ty TNHH May Nam Sơn lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc thâm nhập thị trường, chưa có một chỗ đứng ổn định trên thị trường bởi
lẽ sản phẩm làm ra của Nam Sơn thời gian đầu còn quá đơn điệu về chủng
loại, mẫu mã. Hơn nữa là một công ty nhỏ lại mới thành lập thiếu vốn, thiếu
nhân lực, thiếu kinh nghiệm lại gặp phải sự cạnh tranh từ các công ty có quy
mô lớn hơn, đã có uy tín nhiều năm trên thị trường… Trong tình hình đó đã
có lúc tưởng như công ty không thể tồn tại được thì cùng với sự cố gắng tìm
ra giải pháp tối ưu để đưa công ty phát triển của ban lãnh đạo công ty và
chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước, ban lãnh đạo công ty Nam Sơn đã
mạnh dạn vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, tuyển dụng tuyển mộ, nâng cao
trình độ tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý của bộ phận hành
chính. Thay đổi hình thức kinh doanh từ phục vụ thị trường trong nước sang
hình thức nhận "gia công xuất khẩu" phục vụ thị trường quốc tế.
1.2. Giai đoạn 2 (từ cuối 1996 đến nay)
2 2
Từ 1996 sau khi đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ quản lý
và thay đổi hình thức kinh doanh từ sản xuất phục vụ thị trường trong nước
sang hình thức nhận gia công xuất khẩu cho các bên đặt gia công nước ngoài
thì Công ty TNHH May Nam Sơn đã dần phát triển, tạo dựng được uy tín
thiết lập được nhiều quan hệ làm ăn với nhiều đối tác đặt gia công lớn trong
lĩnh vực may mặc như:
TESCO (Anh)
Mango (Tây Ban Nha)
Sunlong (Hồng Kông)
Antaylo (USD)
Eddiebauer
Lance Bryant
Thiết lập được các mối quan hệ với các đối tác có uy tín và có một thị
phần rất lớn trên thị trường thế giới đã giúp cho sản phẩm của Công ty TNHH
May Nam Sơn có mặt ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada,Thuỵ
Sĩ, Nam Mỹ… với số lượng ngày càng lớn theo các đơn đặt hàng của các
công ty đặt gia công nói trên.
Là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu nhưng Công ty TNHH
May Nam Sơn đã không ngừng phát triển qua thời gian. Bởi vì sản phẩm của
Nam Sơn luôn đáp ứng rất tốt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, phẩm chất,
quy cách, mẫu mã hàng hoá mà bên đặt gia công yêu cầu. Hơn thế nữa ban
giám đốc Công ty TNHH May Nam Sơn còn có những chính sách phát triển
rất hợp lý, đặc biệt là các mối quan hệ cũng như cách thích ứng với từng đối
tác. Họ coi trọng đối tác, đáp ứng các yêu cầu hợp lý của đối tác, tìm hiểu một
cách chi tiết và cụ thể về từng đối tác. Với mỗi khách hàng khác nhau do đó
họ có quốc tịch khác nhau cũng chính vì vậy mà phong tục tập quán, cách
thức làm ăn, cách thức thực hiện hợp đồng họ cũng có những yêu cầu khác
nhau: về giao nhận
về đóng gói
3 3
về các thủ tục chứng từ có liên quan…
Nam Sơn đã có những chiến lược thích nghi hợp lý với từng đối tác
khách hàng. Để từ đó nâng cao uy tín của công ty với các công ty đặt gia
công, tạo dựng được nhiều các mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững đôi bên
cùng có lợi với nhiều đối tác trên thế giới.
Hơn 13 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH May Nam Sơn đã
trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ công nhân
viên cùng với các chiến lược kinh doanh hợp lý của ban lãnh đạo thì Công ty
TNHH May Nam Sơn cũng đã đạt được những thành công nhất định. Điều đó
được thể hiện ở những kết quả đã làm được trong một số năm gần đây.
Bảng 1: Kết quả đạt được trong 2 năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005
1. Doanh thu bán hàng 7.809 19.707
2. Thuế và các khoản nộp ngân
sách nhà nước
125 275
- Thuế VAT 40,5 50
- Thuế xuất nhập khẩu 10 56,5
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 57,5 164,5
- Thuế khác 17 4
3. Tổng nguồn vốn 15.918 16.500
- Vốn vay 13.070 8.450
- Vốn chủ sở hữu 2.848 8.050
4. Tài sản cố định 8.258 7.435
- Nguyên giá 14.326 14.801
- Hao mòn luỹ kế -6.068 -7.366
5. Lợi nhuận sau thuế 118 253
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Nam Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả đạt được của Công ty năm sau cao
hơn năm trước, tất cả các chỉ tiêu đạt được của năm 2005 đều cao hơn năm
2004, đặc biệt là về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế đều tăng gấp
hơn 2 lần so với năm trước. Điều đó cũng giúp cho đời sống của cán bộ công
4 4
nhân viên trong công ty được nâng cao, từ đó sẽ giúp họ có một cuộc sống ổn
định hơn và họ sẽ có tâm huyết hơn trong việc cùng nhau thúc đẩy sự phát
triển của công ty.
III. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH May Nam Sơn
3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty
Hình: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty TNHH May Nam Sơn
Ban giám đốc
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng Kế hoạch
Phòng Kế toán
Phòng hành chính nhân sự
Phòng Kỹ thuật
Nhà kho
Phân xưởng
I
Nhà
cắt
Phân xưởng II
5 5
Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty TNHH May Nam Sơn
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng xuất nhập khẩu
Đứng đầu là trưởng phòng có nhiệm vụ thâu tóm tổng hợp, truyền đạt
hướng dẫn nhân viên về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu theo kế
hoạch đã đề ra của Ban giám đốc, chịu mọi trách nhiệm liên quan đến các
nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Nhân viên trong phòng được bố trí theo từng nhiệm vụ cụ thể, nhân
viên chuyên về nghiệp vụ hàng xuất, nhân viên chuyên về các vấn đề liên
quan đến hàng nhập…
Phòng xuất nhập có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban khác trong
công ty để biết được khả năng sản xuất của Công ty Nam Sơn từ đó lập ra kế
hoạch xuất nhập khẩu phù hợp với năng lực của Công ty. Có nhiệm vụ liên hệ
với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu đối tác để biết được nhu cầu cũng như
khả năng đáp ứng các nhu cầu của đối tác từ đó đi đến kí kết các hợp đồng
trong xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ kê khai các
giấy tờ có liên quan (hoá đơn, vận đơn, tờ khai…) với các cơ quan nhà nước
có liên quan như hải quan, bộ thương mại…
* Phòng kế hoạch
Phòng Kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH May Nam Sơn dựa trên các điều khoản trong các
hợp đồng nhận gia công với các đối tác nước ngoài làm sao để cho tiến độ sản
xuất kinh doanh không bị chậm trễ so với hợp đồng.
Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển của
Nam Sơn, trình ban giám đốc để có ý kiến chỉ đạo cũng như quyết định chính
thức.
6 6