Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN “HỨNG THÚ học tập môn tập đọc của học SINH TIỂU học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.65 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên hoà, ngày 21 tháng 9 năm 2010

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN:

“HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TẬP ĐỌC CỦA
HỌC SINH TIỂU HỌC”

Họ và tên:

ĐẬU THỊ LƠNG

Năm sinh:

1963

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị:

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Tháng 09/2010


Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thi đua Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN:



“HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TẬP ĐỌC
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC”

Họ và tên:

ĐẬU THỊ LƠNG

Năm sinh:

1963

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị:

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

2


I. Xuất xứ:
Môn học Tiếng Việt trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường tiểu học
riêng, là một môn rất quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Đặc
trưng cơ bản của môn này là cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ
bản nhằm đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học vừa là công cụ để
học tập tất cả các môn học khác. Trẻ muốn nắm được kỹ năng học tập trước hết cần
nghiên cứu tiếng mẹ đẻ, chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí

tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Ở Việt Nam
môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, nó là môn học chính, trong đó không thể
không kể đến môn Tập đọc.
Dạy môn Tập đọc trong các Trường Tiểu học đang là vấn đề được các nhà
nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học
tập, để giao tiếp, để nắm bắt mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Thông
qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người cảm nhận được về tình cảm, về
thiên nhiên, nảy nở những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy năng lực hành động, sức
mạnh cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn. Tập đọc là phân môn trong bộ môn
Tiếng Việt ở bậc tiểu học, nó giữ vai trò quan trọng giúp học sinh luyện các kỹ
năng đọc (đọc đúng, đọc diễn cảm) một văn bản.
Chính vì vậy, dạy tập đọc có ý nghĩa to lớn ở bậc tiểu học, đòi hỏi đầu tiên đối
với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu
biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, dạy các em
biết suy nghĩ, biết tư duy logic các hình ảnh, những kỹ năng mà các em sẽ sử dụng
suốt đời.
Vì những lý do trên tôi xin mạnh dạn trình bày vài quan điểm của bản thân về
việc tạo hứng thú học tập môn Tập đọc của học sinh tiểu học.
II. Hiệu quả:
Việc học môn Tập đọc rất có ích cho học sinh Tiểu học đó là:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc thầm cho các em thông qua các bài tập
đọc thuộc các loại văn bản khác nhau: văn bản văn học, văn bản khoa học, báo chí,
hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, mục lục sách,…). Rèn kỹ năng đọc hiểu văn
bản thông qua phần chú giải và giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài, giúp
các em nắm được ý chính của đoạn, tập nhận xét về một hình ảnh, nhân vật, chi tiết
trong bài đọc.
Qua việc hướng dẫn các em luyện đọc và tìm hiểu bài, giúp các em rèn kỹ
năng nghe nói (nghe giáo viên nói và các bạn đọc, nghe hướng dẫn học bài hoặc
3



nghe các bạn trả lời câu hỏi, nói trước lớp hoặc trao đổi với bạn bè về nội dung bài
học, ….).
Mặt khác, các bài tập đọc trong sách còn phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau
giữa gia đình và nhà trường, giữa bạn bè và trường học, giữa ông bà với cha mẹ,
giữa thiên nhiên với môi trường xung quanh đến cuộc sống con người trên đất nước
Việt Nam hay các nước bạn. Thông qua hệ thống bài tập đọc khai thác nội dung
bài, cung cấp cho các em hiểu biết về thiên nhiên, xã hội con người, cung cấp vốn
từ, vốn diễn đạt, mở rộng vốn sống, rèn luyện nhân cách cho các em, giúp các em
có cách ứng xử, những hình ảnh và hành động đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ra việc tạo hứng thú học môn Tập đọc còn tạo cho các em thói quen đọc
sách báo, tìm hiểu thêm về thiên nhiên, con người có nền văn hóa khác mà các em
chưa được học ở nhà trường. Giúp các em thư giãn lành mạnh, bổ ích sau những
giờ học căng thẳng. Góp phần làm gia tăng vốn từ cũng như tư duy của học sinh.
Từ đó giúp các em có thể chọn những từ, những câu văn hay, đặc sắc vào các bài
văn của các em, biết lựa chọn từ ngữ để đặt câu, tìm từ phù hợp với văn cảnh, yêu
cầu của môn Luyện từ và câu, giúp các em phân tích được các đề toán để làm bài
logic hơn, chính xác hơn. Qua việc đọc thường xuyên và đọc đúng còn giúp các em
không bị lẫn và tránh được cái sai sót thường mắc phải trong khi viết chính tả. Rèn
luyện cho các em sự nhanh nhạy, đoàn kết, tự tin, mạnh dạn, phát hiện ra những
năng khiếu từ đó có biện pháp cho các em một số hành trang cần thiết để các em có
thể tự tin, lạc quan bước vào đời.
Do đó chúng ta cần phải có biện pháp và phương hướng như thế nào để lôi
kéo, thu hút sự chú ý của các em để các em có hứng thú học môn này?
Trình độ đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bài dạy.
Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi chuẩn mực, chính xác, có tác dụng làm cơ sở
định hướng cho học sinh. Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trình đọc mẫu giáo viên biết
sử dụng các thủ thuật ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ
giọng, lên giọng, … để làm nổi bật ý nghĩa và hình ảnh của tác giả đã gửi gắm vào

bài Tập đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào cuộc tìm
hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.
Ngoài ra giáo viên cần hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hai hoạt động chính
tiết học là luyện đọc và tìm hiểu bài trong đó việc luyện đọc được coi là trọng tâm.
Hai hình thức luyện đọc chủ yếu mà giáo viên cần lưu ý quan tâm là đọc thành
tiếng (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch) và đọc thầm. Khi học sinh đọc thành tiếng,
giáo viên cần giúp học sinh luyện đọc những từ, cụm từ, câu khó đọc trong bài.
Phân tích cho học sinh thấy sự khác biệt của phát âm đúng và phát âm sai mà các
em mắc phải. Giáo viên dùng trực quan hay nghe, nhìn để hướng dẫn học sinh đọc,
hướng dẫn học sinh cách ngắt, nghỉ hơi (nhất là đối với các câu dài), giải nghĩa từ
(đối với câu khó cần giải thích không áp đặt, không mớm sẵn, không đưa ra kết
4


luận sẵn bắt buộc, mà cần gợi mở, dẫn dắn học sinh để các em tìm tòi, khám phá, tự
tìm ra kết luận). Tùy theo từng từ mà giải nghĩa để cho học sinh hiểu. Hướng cho
học sinh đọc thầm có kết quả, yêu cầu học sinh tập trung bài đọc kết hợp với tham
gia đặt câu hỏi, kiểm tra bằng cách hỏi học sinh đọc đến đâu và định hướng nội
dung cần tìm. Có như vậy các em mới chú ý và tập trung trong khi đọc thầm và
kích thích tinh thần học tập của học sinh.
Cần cải tiến hệ thống câu hỏi để học sinh dễ hiểu, dễ cảm nhận trực tiếp các
hình ảnh cụ thể trong bài để học sinh tập trung vào bài đọc. Phát hiện giọng đọc của
từng đọan cả bài để khơi nguồn cảm xúc khi rèn đọc cho học sinh. Hệ thống câu
hỏi phải được thể hiện từ thấp đến cao và cuối cùng chốt lại ở phần tổng kết bài,
mở rộng và liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp trực quan
bằng giọng đọc của giáo viên, bằng hình ảnh thật, tranh ảnh, bằng một đoạn văn
chép sẵn, được ngắt theo cụm từ để các em đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đặc biệt là
hình thức tổ chức sao chô phù hợp từng đối tượng để phát huy tính tích cực học tập
của các em làm cho em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Từ đó giúp các em yêu

thích môn học và học tập tích cực hơn. Lôi kéo sự chú ý của các em bằng cách
củng cố lại kiến thức dưới hình thức trò chơi học tập để tiết dạy đạt hiệu quả tốt
hơn.
Còn những học sinh yếu kém thì sao?
Chúng ta có thể dạy thêm cho các em vào 15 phút ra chơi, trong bài đầu giờ,
giữa giờ. Giao thêm bài tập đọc về nhà cho các em hay có thể phối hợp với ban cán
sự lớp phân công đôi bạn cùng tiến để giúp các em có thể theo kịp chương trình lên
lớp. Kết hợp với cha mẹ các em để hướng dẫn các em đọc thêm ở nhà nhiều lần.
Luôn động viên khuyến khích các em trong học tập.
III. Bài học kinh nghiệm:
Đối với giáo viên phải có lòng say mê với nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi
và sáng tạo trong dạy học. Luôn tự học hỏi, tự nâng cao nhận thức, mở rộng tầm
nhìn, tích lũy kinh nghiệm. Nắm vững đặc trưng phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ
của phân môn Tập đọc, nghiên cứu kỹ năng bài dạy, phương pháp dạy phải phù hợp
có tác dụng phát triển tư duy và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hết sức coi
trọng việc rèn luyện đọc, đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu, phải giáo dục lòng ham
đọc sách và thói quen làm việc với văn bản cho học sinh.
Đối với học sinh thì cần đọc trước bài, suy nghĩ về nội dung bài học, tự mình
có thể nêu ra những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, hay. Trong
quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ thể tích cực trong các hoạt động để có
được kỹ năng cần thiết, đó là kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt. Cần phát huy tính chủ
động, năng động, sáng tạo trong hoạt động học, tự do phát biểu ý kiến để rèn luyện
5


",
8D 8=

+
@ "


L

;

(

% &

C
-

01 !Y

C

0

6

L^

"

IV. Kiến nghị:
.S j
R 1
7
A
1

0
8

C % & 84 @
N "
; 8
$ % &
3
Z8
6
D
; )&
2 - ,
$
"
& 1
! % & 8
J*
8 5
% 1 + -u-

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

D
#

Y

Biên hoà, ngày 21 tháng 9 năm 2010


Người viết

Đậu Thị Lơng

v



×