Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.01 MB, 126 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Thị Hải Vân
Sinh viên Khóa 2011 – 2015
Lớp Đ7.KT3 – Khoa Kế toán – Trường Đại học Lao Động – Xã Hội
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên

Lê Thị Hải Vân

SVTH: Lê Thị Hải Vân

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị trong
Phòng Kế toán tài chính và các phòng ban liên quan đã giúp đỡ em trong quá trình thực
tập tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn – ThS. Tạ Thị Thúy Hằng
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập, làm chuyên đề và hoàn thành khóa


luận tốt nghiệp này.
Với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, chắc chắn em sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót khi làm khóa luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
cô giáo và các cô chú, anh chị Phòng Kế toán tài chính Công ty Xăng Dầu Cao Bằng để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lê Thị Hải Vân

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
BHYT
BCTC
CĐKT
CPKD
CPQLDN
CCDV
CTKT
GTGT
KQHĐKD
KPCĐ
HĐKD
NH

MT
QLDN
PMKT
PXK KVCNB
TSCĐ
TK
TGNH
VNĐ

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Báo cáo tài chính
Chế độ kế toán
Chi phí kinh doanh
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cung cấp dịch vụ
Chứng từ kế toán
Giá trị gia tăng
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kinh phí công đoàn
Hoạt động kinh doanh
Ngân hàng
Môi trường
Quản lý doanh nghiệp
Phần mềm kế toán
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Tài sản cố định
Tài khoản
Tiền gửi ngân hàng
Việt Nam Đồng


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SVTH: Lê Thị Hải Vân

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý..........................................................
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình tổ chức kinh doanh.............................................................
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính.......................................................
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán......................................................................
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa..................................................
Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng hóa.................................................
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển CTKT tiêu thụ bán lẻ...............................................
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển CTKT tiêu thụ bán buôn..........................................
Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán giá vốn hàng hóa............................................................
Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán chi phí kinh doanh.........................................................
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong năm 2013 và 2014...............................................
Bảng 2.1: Danh sách nghiệp vụ tích hợp.......................................................................
Biểu 2.5: Sổ chi tiết TK 5111........................................................................................
Biểu 2.6: Sổ chi tiết công nợ phải thu CHXD Số 7.......................................................
Biểu 2.7: Sổ chứng từ kế toán TK 511..........................................................................
Biểu 2.8: Sổ cái tổng hợp TK 511.................................................................................
Biểu 2.12: Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng......................................................
Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 632111..................................................................................
Biểu 2.14: Sổ chi tiết TK 15611....................................................................................

Biểu 2.15: Sổ chứng từ kế toán TK 632........................................................................
Biểu 2.16: Sổ cái tổng hợp TK 632...............................................................................
Biểu 2.17: Sổ chi tiết TK 511111..................................................................................
Biểu 2.18: Bảng tổng hợp cân đối nhập – xuất – tồn hàng hóa....................................
Biểu 2.19: Báo cáo tiêu thụ...........................................................................................
Biểu 2.20: Bảng thanh toán tiền lương..........................................................................
Biểu 2.21: Bảng thanh toán tiền lương khoán...............................................................
Biểu 2.22: Bảng tính trích khấu hao TSCĐ...................................................................
Biểu 2.26: Sổ chi tiết TK 641101..................................................................................
Biểu 2.27: Sổ chi tiết TK 641104..................................................................................
Biểu 2.28: Sổ chi phí kinh doanh..................................................................................
Biểu 2.29: Sổ chứng từ kế toán TK 641........................................................................
Biểu 2.30: Sổ cái tổng hợp TK 641...............................................................................
Biểu 2.31: Báo cáo CPBH và chi phí QLDN................................................................
Biểu 2.32: Sổ cái tổng hợp TK 911...............................................................................
Biểu 2.33: Báo cáo chi tiết kết quả hoạt động KD........................................................

5
7
9
10
14
22
24
42
47
67
8
21
36

37
38
39
46
53
54
55
56
60
62
63
69
70
72
77
78
79
80
81
83
89
91

MỤC LỤC
SVTH: Lê Thị Hải Vân

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ KINH
DOANH Ở CÔNG TY XĂNG DẦU CAO BẰNG.....................................................
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.....................
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty................................................................................
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các thời kỳ..........................
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng..........
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty................................................................
1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty..........................................................
1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng một số năm gần đây..........
1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng..................................
1.4.1. Hình thức kế toán trong Công ty..........................................................................
1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty................................................................
1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.....................................................................
1.4.4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty..........................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU CAO BẰNG............
2.1. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng...................................
2.1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty................................................
2.1.2. Chứng từ kế toán..................................................................................................
2.1.3. Tài khoản sử dụng................................................................................................
2.1.4. Sổ sách kế toán.....................................................................................................
2.1.5. Một số quy định trong kế toán tiêu thụ hàng hóa.................................................
2.1.6. Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hóa....................................................................
2.1.6.1. Hạch toán doanh thu bán hàng hóa.................................................................
2.1.6.2. Hạch toán giá vốn hàng hóa...........................................................................
2.1.6.3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.......................................................

2.1.7. Lập báo cáo kế toán chi tiết..................................................................................
2.2. Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.................................
2.2.1. Đặc điểm chi phí kinh doanh tại Công ty.............................................................
2.2.2. Chứng từ kế toán..................................................................................................
2.2.3. Tài khoản sử dụng................................................................................................
2.2.4. Sổ sách kế toán.....................................................................................................
2.2.5. Một số quy định trong kế toán chi phí kinh doanh..............................................
2.2.6. Trình tự hạch toán chi phí kinh doanh.................................................................
2.2.7. Lập báo cáo kế toán chi tiết..................................................................................
2.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng........
2.3.1. Đặc điểm công tác xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty.....................
2.3.2. Chứng từ kế toán..................................................................................................
2.3.3. Tài khoản sử dụng................................................................................................
2.3.4. Sổ sách kế toán.....................................................................................................
2.3.5. Một số quy định trong kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa.....................
SVTH: Lê Thị Hải Vân

1
4
4
4
4
5
5
7
8
8
8
10
11

13
14
14
14
16
16
18
18
22
23
47
57
61
64
64
65
66
66
66
67
82

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

2.3.6. Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa........................................

2.3.7. Lập báo cáo kế toán chi tiết..................................................................................
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng..........................................................................................
2.4.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty..................................................
2.4.2. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại
Công ty............................................................................................................................
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU CAO BẰNG......................
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng
hoá tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng..............................................................................
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.....................................................................
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng........................................................
3.4. Điều kiện hoàn thiện................................................................................................
3.5. Ý nghĩa......................................................................................................................
KẾT LUẬN....................................................................................................................

84
84
84
84
84
85
90
92
92
92
99
99

99
100
110
112
113

SVTH: Lê Thị Hải Vân

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kế toán là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý, truyền đạt những thông
tin về tình hình tài chính của một đơn vị kinh doanh. Kế toán cung cấp thông tin phục vụ
cho công việc ra quyết định của rất nhiều đối tượng khác nhau như người quản lý, nhà
đầu tư, ngân hàng… Những thông tin này giúp người sử dụng lựa chọn, phân tích, tổng
hợp, từ đó đề ra các quyết định phù hợp với mục đích, nhu cầu và năng lực của mình.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, thì việc phân tích, nắm giữ thông tin lại càng được coi trọng. Do đó, công việc kế
toán lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập Đoàn
Xăng Dầu Việt Nam, là đại diện của PETROLIMEX tại Cao Bằng với nhiệm vụ chủ yếu
là kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và vật tư tổng hợp khác đáp ứng nhu cầu
kinh tế, an ninh, quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Để tồn tại và phát triển, Công ty đã và đang cố gắng không ngừng khẳng định vị trí

của mình trên thương trường. Một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của
Công ty là phải thực hiện đồng bộ công tác quản lý mà trong đó, tổ chức công tác kế toán
tốt là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Đối với
một doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng thiết yếu xăng dầu thì quá trình tiêu
thụ hàng hóa được coi là quan trọng nhất vì quá trình này quyết định đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty. Muốn nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu thụ, Công ty
cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tiêu
thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa. Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ hàng hóa là công việc phức tạp nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công tác
kế toán của Công ty. Việc tổ chức quá trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hóa trong công tác kế toán phải có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau và đáp
ứng được nhu cầu quản lý trong Công ty. Vì vậy, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có một vị trí đặc biệt trong toàn
bộ hoạt động kinh doanh, từ đó định hướng được các bước đi chính xác, góp phần to lớn
cho sự thành công và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Là một sinh viên chuyên nghành kế toán, em đã nhận thức rõ được tầm quan trọng
của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa
trong doanh nghiệp thương mại, cùng với những kiến thức đã được học ở nhà trường, sau
một thời gian thực tập tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng
Dầu Cao Bằng” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

1

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Hàng năm, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng luôn có kế hoạch nhận sinh viên thực tập
để tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận và tìm hiểu từ lý luận đến thực tiễn về công
tác kế toán ngành kinh doanh xăng dầu. Đã có không ít đề tài được sinh viên nghiên cứu
có ý nghĩa đặc biệt và cần thiết cho công tác kế toán của Công ty, trong đó nổi bật là đề tài
hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, đề tài hoàn
thiện kế toán công nợ phải thu và phải trả cũng được sinh viên quan tâm nghiên cứu bên
cạnh đề tài hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu:
 Mục đích:
Tìm hiểu sâu hơn và hoàn thiện mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ (chủ yếu là kế toán tiêu
thụ bán lẻ) và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng, từ đó
có cái nhìn tổng quát hơn, có thể so sánh giữa lý luận và công tác hạch toán thực tế, rút ra
được một số nhận xét ưu điểm, tồn tại về thực tế đó.
Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
 Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ đối với hàng hóa là xăng dầu thông qua số liệu do Công ty Xăng Dầu Cao Bằng cung
cấp trong tháng 12/2014. Lấy đó làm ví dụ cho các quá trình hạch toán về tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ hàng hóa của Công ty trong kỳ kế toán.
Thời gian nghiên cứu khóa luận từ 15/12/2014 đến 20/03/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp sau để phân tích, đánh giá công tác kế
toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin.

- Phương pháp phân tích số liệu thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán.
- Phương pháp tổng hợp.
5. Đóng góp của khóa luận:
Khóa luận đưa ra một số đề xuất về hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ hàng hóa, hy vọng sẽ có ích phần nào đó trong việc hoàn thiện công tác này tại
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
Khóa luận là kết quả tổng hợp của quá trình học tập cũng như tìm hiểu thực tế trong
thời gian thực tập. Qua đó, em cũng đã rút thêm được kinh nghiệm thực tế cũng như kinh
nghiệm trong viết báo cáo.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

2

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

6. Bố cục của khóa luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, nội dung khóa luận tốt nghiệp của em được
chia làm 3 Chương:
- Chương 1: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh có ảnh hưởng đến
kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
- Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cô

giáo trong nhà trường và các anh, chị kế toán trong Công ty. Tuy nhiên, do trình độ nhận
thức, góc độ nhìn nhận của một sinh viên và thời gian tiếp cận thực tế còn hạn chế nên
khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy, cô giáo để em có thể hoàn thiện khóa luận cũng như kiến thức
cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lê Thị Hải Vân

3

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU CAO BẰNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Xăng Dầu Cao Bằng.
- Logo của Công ty:

- Họ tên và chức vụ đại diện: Hoàng Văn Điển – Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Vốn điều lệ Công ty: 16.000.000.000 đồng.
- Mã số thuế: 4800105513.
- Địa chỉ trụ sở chính: Đường Lê Lợi, Phường Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng,

tỉnh Cao Bằng.
- Loại hình kinh doanh: Thương mại.
- Lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh:
 Chính: Xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu.
 Phụ: Vật tư tổng hợp khác.
- Quy mô đơn vị:
 Hệ thống cơ sở vật chất: Văn phòng Công ty, 01 Kho hàng dự trữ (Kho A), 02
Cửa hàng chuyên kinh doanh Gas và 22 Cửa hàng bán lẻ Xăng dầu.
 Nguồn nhân lực: Trên 130 lao động.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các thời kỳ:
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập Đoàn Xăng
Dầu Việt Nam (Petrolimex Việt Nam) được thành lập từ năm 1968, cụ thể:
- Chi cục vật tư Cao Bằng được thành lập vào ngày 23/01/1968 theo Quyết định Số:
60/TVT-QĐ của Tổng cục vật tư, với tiền thân là Trạm xăng dầu 63 trực thuộc Chi cục
xăng dầu Hà Bắc (Cục nhiên liệu Tổng cục vật tư) có nhiệm vụ cấp phát xăng dầu.
- Tại Quyết định Số: 800/VT-QĐ ngày 20/11/1970 của Bộ Vật tư đã chuyển Chi cục
vật tư Cao Bằng thành Công ty Vật tư tổng hợp Cao Bằng trực thuộc Bộ Vật tư có nhiệm
vụ cung ứng vật tư theo kế hoạch Nhà nước giao phục vụ cho người tiêu dùng.
- Năm 1994, Bộ Thương mại quyết định Công ty Vật tư tổng hợp Cao Bằng là
Doanh nghiệp Nhà nước có đăng ký kinh doanh theo Quyết định Số: 361/TM-TCCB ngày
15 tháng 04 năm 1994.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

4

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

- Ngày 11 tháng 01 năm 1995, Bộ Thương mại ra Quyết định Số: 28/TM-QĐ về việc
chuyển Công ty Vật tư tổng hợp Cao Bằng về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam với nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, vật tư tổng hợp.
- Ngày 20 tháng 07 năm 2000, Bộ Thương mại ra Quyết định Số: 1029/2000/QĐBTM về việc đổi tên doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Xăng dầu Việt Nam và Công
ty vật tư tổng hợp Cao Bằng có tên gọi mới là “Công ty Xăng Dầu Cao Bằng”.
- Ngày 28 tháng 6 năm 2010, Hội đồng Quản trị Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam
ra Quyết định Số: 381/XD-QĐ-HĐQT về việc chuyển Công ty Xăng Dầu Cao Bằng thành
Công ty TNHH một thành viên do Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam (Nay là Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam) làm chủ sở hữu.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, với nhiệm vụ cung ứng, điều phối và kinh
doanh các mặt hàng xăng dầu, sản phẩm hóa dầu, gas, vật tư tổng hợp và các loại hình
dịch vụ khác, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình,
phục vụ và đáp ứng nhu cầu kinh tế, an ninh, quốc phòng và đời sống nhân dân trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, Công ty vẫn luôn giữ vững vị trí là một
trong những đơn vị nộp Ngân sách cao nhất tỉnh Cao Bằng và hoàn thành tốt vai trò, trách
nhiệm xã hội được giao. Với những thành tích trên, Công ty đã được Đảng, Nhà nước, các
cấp, các ngành Trung ương và địa phương ghi nhận. Công ty đã vinh dự đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhì, Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng
và nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty:
Bộ máy quản lý của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng được tổ chức theo mô hình trực
tuyến – chức năng, thể hiện qua Sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
Tổ Chức
Hành Chính


CH
Số 1

CH
Số 2

Phòng
Kế Toán
Tài Chính

CH
Số 3

CH
Số 5

Phòng
Quản Lý
Kỹ Thuật

Phòng Kinh
Doanh

CH
Số ...

Đội xe
vận tải


Kho A

Cửa hàng
Gas

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
SVTH: Lê Thị Hải Vân

5

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Hiện nay, Công ty có 4 Phòng chức năng và 24 Đơn vị cơ sở trực tiếp hoạt động
kinh doanh phục vụ cho Công ty:
 Ban giám đốc:
- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty: Là Người điều hành chung, quản lý giám sát mọi
hoạt động của Công ty thông qua tham mưu các Phòng chức năng. Giám đốc Công ty có
quyền tổ chức xây dựng, triển khai các phương án kinh doanh khi đã được Tập đoàn Xăng
Dầu Việt Nam phê duyệt và là người chịu trách nhiệm về hiệu quả của nó.
- Các Phó giám đốc (Phó giám đốc Kinh doanh và Phó giám đốc Nội chính): Giúp
Giám đốc quản lý, điều hành một số mặt hoạt động kinh doanh, thường trực điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng.
 Các Phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức
cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, quản trị hành chính, thanh tra pháp

chế, an toàn lao động vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy… Đồng thời, phục vụ
công tác hành chính cho mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của Công ty.
- Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý kinh tế – tài chính. Tổ
chức công tác kế toán ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xây dựng kế
hoạch và phân tích tài chính, tiến hành các hoạt động kinh doanh khi có yêu cầu, quản lý
thu – chi, sử dụng tiền vốn sao cho có hiệu quả nhất. Theo dõi, thực hiện ghi sổ sách kế
toán, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán để thường xuyên cung cấp số liệu về tình hình
biến động tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính và kinh doanh của Công ty. Là một bộ
phận có quan hệ mật thiết với các Phòng ban khi diễn ra các hoạt động kinh doanh.
- Phòng Kinh doanh: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác kinh
doanh, có nhiệm vụ nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch lưu
chuyển hàng hóa, khai thác mở trộng thị trường và đề ra những quyết định chính xác
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng Quản lý kĩ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công
tác quản lý kĩ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản trên phạm vi toàn Công ty theo quy định.
Tổ chức mua sắm, xây dựng, sửa chữa thiết bị kho hàng, cửa hàng, cơ sở vật chất, kĩ thuật
cho việc bán hàng… và chịu trách nhiệm về chất lượng sau khi đã kiểm nghiệm theo đúng
tiêu chuẩn, phối hợp với các Phòng ban để xử lý hàng hóa kém chất lượng, kiểm tra xét
duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, quyết toán xây dựng công trình.
 Đơn vị cơ sở trực tiếp hoạt động kinh doanh:
- Kho Xăng dầu (Kho A nằm trong Trụ sở chính của Công ty): Làm nhiệm vụ giao
nhận, bảo quản dự trữ hàng hóa, xuất bán buôn, đại lý và điều chuyển nội bộ hàng hóa,
nhằm đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thị trường được thường xuyên và liên tục, mọi thủ tục
luân chuyển hàng hóa trong Kho đều thực hiện theo kế hoạch của Công ty.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

6

Lớp: Đ7.KT3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

- Các Cửa hàng bán lẻ Xăng dầu và Cửa hàng Gas (chuyên kinh doanh Gas và phụ
kiện Gas…) nằm trên địa bàn thành phố và các huyện trong tỉnh Cao Bằng, nhằm trực
tiếp bán hàng cho mọi đối tượng. Các Cửa hàng bán lẻ nằm dưới sự điều hành trực tiếp
của Giám đốc, chịu sự quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ của các Phòng chức năng. Nhiệm vụ
chủ yếu của các Cửa hàng là bán lẻ hoặc bán buôn xăng dầu, gas, sản phẩm hóa dầu, vật
tư và các dịch vụ khác mà Công ty đang kinh doanh phục vụ cho người tiêu dùng.
- Đội xe vận tải: Chịu sự quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ của Công ty, có nhiệm vụ
vận chuyển hàng hóa về nhập vào Kho A của Công ty, đồng thời, thực hiện tốt việc điều
động hàng hóa từ Kho giao cho khách hàng hoặc giao đến các Cửa hàng bán lẻ trực thuộc
Công ty khi có yêu cầu.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty:
Hiện nay, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã và đang kinh doanh các loại mặt hàng
mang thương hiệu Petrolimex do Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam cung cấp, cụ thể:
- Xăng các loại: Xăng RON 92, Xăng RON 95.
- Dầu Điêzen các loại: DO 0,25S, DO 0,05S. Mazut các loại: Mazut 3,5S.
- Dầu mỡ nhờn các loại như: Dầu mỡ nhờn lon hộp, Dầu nhờn động cơ, Dầu nhờn
công nghiệp, mỡ bôi trơn.
- Gas: Gas dân dụng.
- Vật tư hàng hóa khác: Nước giặt, sơn, nồi, chảo, bếp gas, phụ kiện gas…
- Dịch vụ: Bảo hiểm, vận tải…
Hàng hóa kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là các loại mặt hàng thuộc nhóm
xăng dầu đạt tiêu chuẩn cơ sở theo quy định với mức doanh thu cao trong năm.
 Quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty:
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng tiến hành tổ chức kinh doanh theo nhiệm vụ được giao
của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam, thể hiện qua Sơ đồ sau:

Bán lẻ
Các Đơn vị
Nhập vào Kho
Vận chuyển
Người tiêu
đầu mối trong
và các Cửa hàng hoặc bán buôn
dùng
Nghành
bán lẻ
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức kinh doanh
Đến nay, với vai trò, chức năng của Petrolimex Việt Nam là đơn vị kinh doanh xăng
dầu chủ đạo trên thị trường nội địa, Công ty xác định mục tiêu trở thành doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu hàng đầu của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Tập trung nâng cao
chất lượng hoạt động nhằm mục tiêu thỏa mãn tốt nhất khách hàng và phát triển thêm
nhiều khách hàng mới. Đẩy mạnh bán ra tại thị trường địa phương, trong đó, chú trọng
đến các vùng nông thôn và các vùng sâu, xa. Khai thác thêm các thị trường tiêu thụ mới
và các thị trường tiềm năng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa nhằm phát triển thị
phần và nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

7

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng


1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng một số năm gần đây:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng năm 2013 và 2014
ĐVT: VNĐ
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2013

Sản lượng hàng hóa xuất bán (M3)
Doanh thu bán hàng và CCDV

Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN

Năm 2014

43.582.123
966.356.140.187
32.184.650.173
934.171.490.014
878.405.884.352
55.765.605.662
210.472.856
2.607.760.242
53.073.030.366
295.287.910
854.283.897
522.003.926
332.279.971

627.567.881

44.556.391
959.722.535.259
32.975.281.686
926.747.253.573
869.485.342.467
57.261.911.100
463.026.429
1.076.905.644
55.359.715.731
435.637.907
136.368.272
4.734.877
131.633.395
567.271.302

627.567.881

567.271.302

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – Văn phòng Công ty)
Năm 2014, Doanh thu của Công ty đạt 959 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2013; Lợi
nhuận sau thuế của Công ty đạt 567 triệu đồng, giảm 10% so với năm 2013. Tuy nhiên,
Công ty vẫn là đơn vị nộp Ngân sách Nhà nước cao nhất tỉnh trên 38 tỷ đồng bằng 110%
so với năm 2013. Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Tập
Đoàn Xăng Dầu Việt Nam giao: Xăng dầu đạt 101% kế hoạch, Dầu mỡ nhờn đạt 103% kế
hoạch, gas đạt 103% kế hoạch, nộp ngân sách đạt 110% kế hoạch. Tiêu thụ xăng RON 92
trên 20.000 m3; 802 m3 xăng RON 95; trên 22.000 m3 dầu Điêzen…
Để đạt được kết quả trên, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã mở rộng mạng lưới cửa

hàng, định hướng phát triển kinh doanh của Công ty cùng với sự đoàn kết thống nhất cao
giữa Ban lãnh đạo, Ban chi ủy và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn nỗ
lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:
1.4.1. Hình thức kế toán trong Công ty:
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng áp dụng Hình thức kế toán trên máy vi tính theo quy
định của Bộ Tài Chính, phần mềm kế toán do Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam cung cấp
cho toàn bộ mạng lưới các Công ty Xăng Dầu trực thuộc Tập Đoàn trên toàn quốc.

SVTH: Lê Thị Hải Vân

8

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Năm 2012, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng bắt đầu triển khai kế hoạch vận hành Hệ
thống Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP – ERP (Enterprise Resource
Planning) phục vụ cho Bộ phận Kế toán và Quản lý của Công ty.
Hệ thống SAP - ERP có đặc điểm khác với các phần mềm kế toán khác vì nó bao
gồm các phân hệ ứng dụng sau: Kế toán tài chính; Kế toán quản trị; Quản lý kho bể và
mua hàng; Quản lý bán hàng đặc thù kinh doanh hạ nguồn xăng dầu và Quản lý hàng hóa
khác thuộc khối Công ty kinh doanh xăng dầu. Trong phân hệ Kế toán, công tác kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính bao gồm đầy đủ
hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo theo quy định.
 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI

MÁY VI TÍNH

- Sổ Tổng Hợp
- Sổ Chi Tiết
- Báo Cáo Tài Chính
- Báo Cáo Kế Toán
Quản Trị

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Đối chiếu, kiểm tra

Giải thích sơ đồ:
(1) Hàng ngày, Kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,
tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn

trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng (quý, năm), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập
BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và
luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các
thao tác để in BCTC theo quy định. Định kỳ, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
cũng được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

9

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty:
Bộ máy kế toán trong Công ty Xăng Dầu Cao Bằng được tổ chức theo mô hình kế
toán tập trung (tại Trụ sở chính của Công ty), thể hiện qua Sơ đồ sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Trưởng Phòng)
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(Phó Trưởng Phòng)

Kế Toán
Hàng hóa


Kế Toán
Thanh Toán

Kế Toán
Thuế

Thủ Quỹ

Các Cửa hàng trưởng
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán
 Phòng Kế toán tài chính gồm có 6 Cán bộ trong đó có 1 Kế toán trưởng, 1 Kế
toán tổng hợp, 3 Kế toán viên và 1 Thủ quỹ, cụ thể:
- Kế toán trưởng (Trưởng Phòng Tài chính kế toán): Là Người đứng đầu bộ máy kế
toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả hoạt động kế toán tỏng Công ty. Có trách
nhiệm quản lý chung, theo dõi và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, điều hành các công việc có
liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán trong Phòng. Theo dõi nguồn vốn, đầu tư xây
dựng cơ bản, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân tích tình hình tài chính và xây dựng kế
hoạch tài chính triển nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
- Kế toán tổng hợp (Phó Phòng Tài chính kế toán): Giúp Kế toán trưởng quản lý
Phòng, hàng ngày, có nhiệm vụ phản ánh, theo dõi công nợ (phải thu – phải trả), đôn đốc
thu hồi công nợ cho Công ty, đồng thời, quản lý, theo dõi tình hình tăng – giảm, tính khấu
hao và đánh giá lại TSCĐ, kiểm kê TSCĐ trong Công ty. Cuối kỳ, có nhiệm vụ tổng hợp,
tập hợp chứng từ và sổ sách, bảng kê, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ để xác định kết
quả kinh doanh, lập báo cáo quyết toán theo quy định. Bên cạnh đó, thay mặt Kế toán
trưởng giải quyết những công việc của Phòng khi Kế toán trưởng đi vắng.
- Kế toán hàng hóa: Có nhiệm vụ thu nhận chứng từ, báo cáo hàng ngày của các
Cửa hàng trưởng gửi lên để thường xuyên theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho của
hàng hoá, vật tư về mặt số lượng và giá trị tại Kho A và các Cửa hàng trực thuộc Công ty.
Định kỳ, kiểm kê, đối chiếu dữ liệu với Thủ kho/Cửa hàng trưởng và lập Bảng tổng hợp
nhập – xuất – tồn kho hàng hoá, vật tư. Đồng thời, có nhiệm vụ theo dõi dữ liệu hàng hoá,

vật tư đã được xác định tiêu thụ, cuối kỳ, lập Báo cáo tiêu thụ theo quy định.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

10

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

- Kế toán thanh toán: Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán
vốn bằng tiền. Lập chứng từ thu – chi trong Công ty khi có các nhu cầu cần thanh toán
(các khoản phải thu – phải trả) bằng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản. Hàng ngày, có trách
nhiệm phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và
kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ, thực hiện giao dịch với ngân hàng:
rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ, sổ phụ ngân hàng.
- Kế toán thuế: Hàng ngày, kiểm tra chứng từ gốc đảm bảo đúng quy định của Nhà
nước về sử dụng hoá đơn và các loại thuế như thuế GTGT, thuế môn bài… Có nhiệm vụ
tính ra các khoản thuế phải nộp theo quy định, lập báo cáo, bảng kê khai thuế cũng như
quyết toán thuế, theo dõi tình hình nộp và thực hiện thanh toán với Ngân sách Nhà nước.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện việc thu – chi và quản lý quỹ tiền mặt của
Công ty, đảm bảo quỹ tiền mặt được quản lý đúng và hiệu quả. Chịu trách nhiệm mở sổ
quỹ riêng để theo dõi tồn quỹ tiền mặt trong ngày.
 Các Cửa hàng trưởng tại Cửa hàng Xăng dầu, Cửa hàng Gas trực thuộc Công ty
có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hoạt động bán hàng và chứng từ, tiền, hàng hóa, công nợ…
tại Cửa hàng phụ trách theo quy định. Hàng ngày, thực hiện truyền dữ liệu đầu vào liên
quan đến hoạt động bán hàng trên hệ thống máy tính qua mạng Internet đến Công ty, lập
sổ sách, báo cáo kèm chứng từ gốc gửi lên Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán tài chính

đảm bảo toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh đều được tập
trung tại Văn phòng Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính chính xác, trung
thực số liệu báo cáo và chứng từ kế toán kèm theo.
1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:
1.4.3.1. Một số đặc điểm chính trong chế độ kế toán đã đăng ký và chính sách
kế toán áp dụng cho một số khoản mục quan trọng:
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế
toán doanh nghiệp theo Quyết định Số: 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Bên cạnh
đó, là một trong những Công ty Xăng Dầu trực thuộc Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam,
Công ty đã và đang áp dụng Chế độ kế toán áp dụng tại Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam do
Tập Đoàn ban hành theo quy định của Bộ Tài Chính.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Kế toán trên máy vi tính.
- Niên độ kế toán tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm. Công ty tổ chức lập Báo cáo kế toán theo quý, năm.
- Đồng tiền sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo: Việt Nam Đồng.
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Hóa đơn GTGT do Công ty
tự in và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính.
- Phương pháp ghi nhận giá hàng hóa là xăng dầu theo giá hạch toán.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

11

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng


- Công ty sử dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp
nhập trước xuất trước.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Hàng năm, có Kiểm toán Nhà nước kiểm tra công tác kế toán của Công ty.
1.4.3.2. Chế độ kế toán áp dụng:
a) Hệ thống tài khoản kế toán:
Các TK cấp 1 của Công ty được ban hành tuân thủ theo CĐKT hiện hành, các TK
cấp 2, cấp 3 được quy định phù hợp với đặc điểm quản lý ngành xăng dầu và cơ chế điều
hành kinh doanh của toàn ngành.
- Nhóm TK nợ phải thu được quy định chi tiết đồng thời theo đối tượng khách hàng
và theo phương thức bán hàng của ngành xăng dầu.
- Nhóm TK hàng tồn kho bao gồm các TK cấp 2 được xây dựng theo từng nhóm
hàng hóa chính như xăng dầu, dầu mỡ nhờn, hóa chất, gas, bếp gas và phụ kiện…
- Nhóm TK về doanh thu, giá vốn, xác định kết quả kinh doanh được xây dựng theo
phạm vi cung cấp hàng hóa ra thị trường hoặc nội bộ ngành, đồng thời chi tiết theo mã
loại hình kinh doanh và theo đối tượng khách hàng.
- Công ty tập hợp chung chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thành: “Chi
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp”, sử dụng TK 641 “Chi phí kinh doanh” để hạch
toán các nghiệp vụ phát sinh, không sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
b) Hệ thống chứng từ kế toán:
Về cơ bản, hệ thống chứng từ của Công ty tuân thủ theo CĐKT hiện hành. Ngoài
danh mục chứng từ theo quy định của CĐKT, Công ty quy định sử dụng chứng từ “Phiếu
kế toán” trong các trường hợp hạch toán bổ sung, các bút toán kết chuyển, phân phối lợi
nhuận… Phiếu kế toán được lập để nhằm diễn giải chi tiết cho một hoặc một số nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh, hoặc tổng hợp từ một số nghiệp vụ có cùng tính chất chưa
được thể hiện trên các loại chứng từ kế toán khác.
c) Hệ thống sổ kế toán:
Công ty sử dụng Hình thức Kế toán trên máy vi tính và mở hệ thống sổ kế toán tổng
hợp đã được cài đặt sẵn trên Phần mềm kế toán (Sổ chứng từ kế toán và Sổ cái tổng hợp)
để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan. Đồng thời, Công ty tổ

chức hệ thống sổ, thẻ kế toán chi tiết đảm bảo yêu cầu theo dõi chi tiết bao gồm: kế toán
tiền, hàng tồn kho, công nợ, các khoản đầu tư, TSCĐ, nguồn vốn, quỹ.
d) Hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo của Công ty được xây dựng khá hoàn chỉnh bao gồm ba Hệ thống
báo cáo chính theo quy định là: Hệ thống Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối kế toán, Báo
cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC), Hệ
thống Báo cáo quản trị và Hệ thống Báo cáo kiểm kê.
1.4.4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty:
SVTH: Lê Thị Hải Vân
Lớp: Đ7.KT3
12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Công ty Xăng Dầu Cao Bằng sử dụng Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
SAP – ERP phục vụ cho công tác kế toán của Công ty. Đặc điểm của Hệ thống này là có
tính tích hợp dữ liệu bao gồm các phân hệ sau: Phân hệ Kế toán tài chính: Phân hệ Kế
toán Tiền, Kế toán Tài sản, Kế toán Công nợ phải trả – phải thu, Kế toán Sổ cái tổng hợp.
Phân hệ Quản lý mua hàng và kho, Bán hàng và phân phối, Kế toán quản trị chi phí…
Công tác kế toán của Công ty hầu hết đều được thực hiện trên máy vi tính, chương
trình hạch toán, phần mềm và hệ thống kết nối mạng Internet được trang bị, hỗ trợ và
thống nhất trong toàn Hệ thống của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam. Dữ liệu được kế toán
cập nhật ở phân hệ nào sẽ lưu ở phân hệ đó và có chức năng xử lý số liệu, trực tiếp
chuyển sang phân hệ khác trong những nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan,
tùy theo điều kiện cụ thể để tổng hợp lên hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán theo quy định.
Bên cạnh đó, Công ty đã vận hành Phần mềm Quản lý cửa hàng xăng dầu – Egas
cho tất cả Cửa hàng Xăng dầu trực thuộc. Egas được xây dựng theo yêu cầu của Tập

Đoàn Xăng Dầu Việt Nam với vai trò cung cấp dữ liệu đầu vào cho Hệ thống SAP – ERP.
Phòng Kế toán tài chính được trang bị 06 máy vi tính hiện đại và 03 máy in để phục
vụ cho công tác kế toán. Bên cạnh đó, để hỗ trợ công tác kế toán Phòng Kế toán tài chính
còn sử dụng Phần mềm khác như Microsoft office 2007 bao gồm Word, Excel.
 Hình ảnh Phần mềm kế toán SAP – ERP của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:

SVTH: Lê Thị Hải Vân

13

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU CAO BẰNG
2.1. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng:
2.1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty:
2.1.1.1. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa:
Để củng cố, nâng cao thị phần trên thị trường và thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị
trường, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng xác định phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phát
triển mạng lưới kinh doanh, đồng thời, triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hóa tại địa phương. Hệ thống tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Công ty
thể hiện qua Sơ đồ sau:
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH
VĂN PHÒNG CÔNG TY


KINH DOANH
XĂNG DẦU

KINH DOANH
SẢN PHẨM
HÓA DẦU

KINH DOANH
GAS VÀ PHỤ
KIỆN GAS

HỆ THỐNG CÁC CỬA HÀNG TRỰC THUỘC CÔNG TY
- Xuất bán lẻ qua hệ thống các cửa hàng
- Xuất bán buôn cho các đối tượng ký hợp đồng
- Xuất bán đại lý qua hệ thống các đại lý
Sơ đồ 2.1: Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa
Đến nay, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã có được hệ thống cơ sở vật chất với quy
mô rộng khắp tỉnh Cao Bằng, bao gồm: 22 Cửa hàng bán lẻ Xăng dầu, 02 Cửa hàng
chuyên kinh doanh Gas và hoàn toàn chủ động trong việc đưa xăng dầu về các huyện,
thành phố trong toàn tỉnh nhằm phục vụ trực tiếp ngày càng tốt hơn cho người tiêu dùng.
2.1.1.2. Hàng hóa tiêu thụ:
Hàng hóa tiêu thụ chủ yếu hàng năm của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng bao gồm:
- Nhóm xăng dầu sáng: Xăng RON 92, Xăng RON 95, Dầu Điêzen DO 0,25S, Dầu
Điêzen DO 0,05S, Dầu Mazut 3,5S.
- Nhóm dầu mỡ nhờn: Dầu mỡ nhờn lon hộp, Dầu nhờn động cơ, Dầu nhờn công
nghiệp, mỡ bôi trơn.
- Nhóm Gas: Gas, bếp Gas và phụ kiện.
Đặc điểm chung của các hàng hoá trên là có tính chất rất dễ bay hơi, dễ hao hụt
trong quá trình vận chuyển, dễ gây cháy nổ. Bên cạnh đó, xăng dầu là một mặt hàng nhạy
SVTH: Lê Thị Hải Vân


14

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

cảm, thiết yếu của quốc gia đòi hỏi công tác quản lý phải được tiến hành rất nghiêm túc
và chặt chẽ, tránh xảy ra những sai sót, rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Tại Công ty, nguồn
cung cấp hàng hóa chủ yếu từ Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam cung cấp và đảm bảo chất
lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người tiêu
dùng nên lượng xăng dầu tiêu thụ hàng ngày của Công ty luôn là một số lượng lớn. Điều
này ảnh hưởng đến công tác kế toán trong Công ty do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thường xuyên diễn ra ở các đơn vị trực thuộc trực tiếp kinh doanh (các Cửa hàng bán lẻ)
và liên tục yêu cầu kế toán phải kịp thời nắm bắt và thống nhất thông tin về tình hình
nhập – xuất – tồn của từng mặt hàng (kết nối với hệ thống cột bơm, hệ thống đo bồn bể
xăng dầu, quy đổi dung tích xăng dầu), dòng tiền, hóa đơn chứng từ, công nợ… để tránh
sai sót, nhầm lẫn nhằm đảm bảo an toàn tài chính và hoạt động kinh doanh cho Công ty.
2.1.1.3. Phương thức tiêu thụ hàng hóa và phương thức thanh toán:
a) Phương thức tiêu thụ hàng hóa:
Công ty Xăng Dầu Cao Bằng xuất bán hàng hóa trực tiếp phục vụ cho mọi đối
tượng, bao gồm các phương thức bán hàng sau:
 Phương thức bán lẻ:
Công ty thực hiện phương thức bán lẻ thông qua Hệ thống các Cửa hàng xăng dầu
trực thuộc Công ty trên địa bàn thành phố và các huyện trong tỉnh Cao Bằng, các Cửa
hàng xăng dầu đều được xây dựng, nâng cấp, cải tạo và trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ

cho việc đáp ứng nhu cầu về xăng dầu sáng, dầu mỡ nhờn cho các tổ chức, cá nhân có
nhu cầu với số lượng ít, thường là để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nhỏ, lẻ. Ngoài ra,
các Cửa hàng xăng dầu còn có dịch vụ cấp lẻ cho một số khách hàng lâu dài. Đối với
phương thức bán lẻ tại các Cửa hàng xăng dầu, khi nhân viên bán hàng xuất hàng qua cột
bơm giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại Cửa hàng và giá bán hiện ngay thời
điểm đó thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
 Phương thức bán buôn (bán buôn trực tiếp, bán buôn cho đại lý):
Công ty thực hiện phương thức bán buôn cho các cơ quan Nhà nước, các doanh
nghiệp, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, đại lý trong địa bàn tỉnh Cao Bằng và các
tỉnh lân cận. Đối với phương thức bán buôn trực tiếp, Công ty thực hiện ký hợp đồng bán
hàng với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn. Theo hợp đồng bán
hàng đã ký khi nào bên mua có nhu cầu sẽ lập kế hoạch đặt mua hàng gửi lên Công ty.
Công ty căn cứ theo nhu cầu của bên mua và xuất hàng thông qua bể chứa lượng hàng hóa
tại kho A của Công ty (bán buôn qua kho) hoặc các Cửa hàng bán lẻ trực thuộc sẽ tổ chức
bán hàng theo lệnh của Công ty (bán buôn vận chuyển thẳng) giao cho bên mua. Sau khi
vận chuyển giao hàng hóa đến tại Kho của bên mua và xuất hóa đơn bán hàng thì quyền
sở hữu hàng hóa thuộc về bên mua và lúc này hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

15

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

b) Phương thức thanh toán:
Tùy theo phương thức bán hàng của Công ty Xăng Dầu Cao Bằng mà áp dụng

phương thức thanh toán cũng khác nhau:
- Đối với phương thức bán lẻ, phương thức thanh toán của khách hàng là thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên bán hàng theo giá bán lẻ niêm yết tại Cửa hàng ngay
sau khi đã giao hàng xong. Cuối mỗi ngày, các Cửa hàng trực thuộc sẽ nộp tiền vào Ngân
hàng hoặc nộp lên Công ty.
- Đối với phương thức bán buôn, phương thức thanh toán của khách hàng có thể là
thanh toán bằng tiền chuyển khoản qua Ngân hàng hoặc chấp nhận thanh toán sau cho
Công ty theo thời hạn được ghi trong hợp đồng bán hàng đã ký. Công ty chỉ bán chịu cho
những đối tượng khách hàng thường xuyên, có uy tín đối với Công ty.
2.1.1.4. Một số đặc điểm khác trong công tác tiêu thụ hàng hóa:
- Về quy định của ngành: Công ty thực hiện nhiệm vụ phân phối xăng dầu phải tuân
theo đúng Nghị định Số: 83/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- Về quản lý hàng hóa: Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình
hình nhập – xuất – tồn và tiêu thụ hàng hóa của Công ty, đồng thời, có nhiệm vụ lập kế
hoạch mua – bán – dự trữ, điều động hàng hóa từ Kho đến các Cửa hàng bán lẻ trực
thuộc. Là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hàng tồn kho, lưu chuyển
hàng hóa để đảm bảo an toàn phục vụ tốt cho mọi đối tượng tiêu dùng.
- Về hóa đơn bán hàng: Hóa đơn GTGT do Công ty tự in theo Thông tư Số:
153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 09 năm 2010 quy định về hóa đơn bán hàng.
- Về giá bán hàng hóa: Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước. Giá bán lẻ niêm yết tại các Cửa hàng trực thuộc Công ty do Tập
Đoàn Xăng Dầu Việt Nam quyết định bằng văn bản theo quy định của Nhà nước về cơ
chế điều hành giá bán, đối với giá bán buôn của Công ty thì sẽ có giá thấp hơn so với giá
bán lẻ niêm yết theo điều kiện hợp đồng bán hàng đã ký.
- Về các khoản thuế phải nộp khi tiêu thụ hàng hóa: Công ty phải nộp thuế GTGT
(10%) và thuế bảo vệ môi trường đối với kinh doanh mặt hàng xăng dầu theo quy định
của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Công ty phải chịu phí xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu.
2.1.2. Chứng từ kế toán:
- Hóa đơn GTGT.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

- Phiếu thu, Giấy báo Có, Giấy nộp tiền vào Ngân hàng…
- Bảng kê xuất bán hàng hóa dịch vụ, Bảng kê xuất khác hàng hóa.
- Bảng kê hao hụt hàng hóa.
- Các chứng từ kế toán khác có liên quan theo quy định.
2.1.3. Tài khoản sử dụng:
SVTH: Lê Thị Hải Vân

16

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

Để thuận tiện việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trên toàn
hệ thống máy vi tính, Công ty Xăng Dầu Cao Bằng đã xây dựng hệ thống TK như sau:
 TK 511 “Doanh thu bán hàng và CCDV”: Nội dung phản ánh TK 511 như sau:
Bên nợ:
- Số thuế phải nộp (thuế BVMT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được
xác định đã bán trong kỳ kế toán.
- Số chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết
chuyển trừ vào doanh thu.
- Kết chuyển số doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả.
Bên có: Doanh thu bán hàng hóa và CCDV của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.
TK 511 cuối kỳ không có số dư và có hai TK cấp 2:
- TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
 TK 5111000000: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu tiêu thụ hàng

hóa là xăng dầu, hóa dầu, gas và phụ kiện gas, hàng hóa khác trong kỳ kế toán.
 TK 5111100000: Doanh thu bán hàng hóa_Thuế BVMT: Phản ánh số thuế
BVMT phải nộp tính từ doanh thu tiêu thụ hàng hóa là xăng dầu trong kỳ kế toán.
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
 TK 5113000000: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu cung cấp
dịch vụ trong kỳ kế toán.
 TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Nội dung phản ánh TK 632 như sau:
Bên nợ:
- Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ để xác định kết quả.
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính.
TK 632 cuối kỳ không có số dư và có hai TK cấp 2:
- TK 6321: Giá vốn hàng bán.
 TK 63211100000: Giá vốn hàng hóa: Phản ánh trị giá vốn của hàng hóa tiêu
thụ trong kỳ kế toán.
 TK 63211200000: Giá vốn hàng hóa_Chênh lệch: Phản ánh trị giá phân bổ
chênh lệch giá cho hàng hóa là xăng dầu trong kỳ kế toán.
 TK 63211300000: Giá vốn cung cấp dịch vụ: Phản ánh trị giá vốn của dịch vụ
cung cấp trong kỳ kế toán.
SVTH: Lê Thị Hải Vân

17

Lớp: Đ7.KT3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

-

TK 6322: Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho.
 TK 6322100000: Hao hụt hàng hóa: Phản ánh trị giá hao hụt của hàng hóa
tiêu thụ khi vận chuyển (hoặc hao hụt định mức) trong kỳ kế toán.
 TK 156 “Hàng hóa”: Tài khoản này có bốn TK cấp 2:
- TK 1561: Xăng dầu.
 TK 1561100000: Hàng hóa_Xăng dầu_Nội địa.
 TK 1561190000: Chênh lệch giá_Hàng hóa_Xăng dầu_Nội địa.
- TK 1562: Hóa dầu.
 TK 1562000000: Hàng hóa_Hóa dầu.
- TK 1563: Gas, bếp, phụ kiện.
 TK 1563000000: Hàng hóa_Gas, bếp, phụ kiện.
- TK 1568: Hàng hóa khác.
 TK 1568000000: Hàng hóa khác.
 TK 131 “Phải thu khách hàng”: Tài khoản này có hai TK cấp 2:
- TK 1311: Phải thu khách hàng.
 TK 1311100000: Phải thu khách hàng.
- TK 1312: Phải thu cửa hàng.
 TK 1312000000: Phải thu cửa hàng trực thuộc.
 TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”: Tài khoản này có TK cấp 2:
- TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
 TK 3331100000: VAT đầu ra.
- TK 3338: Các loại thuế khác.
 TK 3338100000: Thuế bảo vệ môi trường.
- TK 3339: Tiền phí và lệ phí khác.

 TK 3339200000: Tiền phí và lệ phí khác.
2.1.4. Sổ sách kế toán:
Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng cho các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ hàng hoá
tại Công ty Xăng Dầu Cao Bằng gồm:
- Sổ chi tiết tùy chọn kế toán TK 156, 511, 632, 131.
- Sổ chứng từ kế toán TK 156, 511, 632, 131.
- Sổ cái tổng hợp TK 156, 511, 632, 131.
- Sổ sách kế toán khác có liên quan khác theo quy định.
2.1.5. Một số quy định trong kế toán tiêu thụ hàng hóa:
- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán tiêu thụ, lập sổ kế
toán, báo cáo liên quan do Kế toán hàng hóa trong Phòng Kế toán tài chính thực hiện.

SVTH: Lê Thị Hải Vân

18

Lớp: Đ7.KT3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Tạ Thị Thúy Hằng

- Phòng Kế toán tài chính có quan hệ mật thiết với Phòng Kinh doanh trong các
nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa với phương thức bán buôn và bán lẻ. Cùng với nhiệm vụ
quản lý hàng hóa, Phòng Kinh doanh thực hiện luân chuyển chứng từ liên quan đến bán
hàng giữa các Cửa hàng trực thuộc và Văn phòng Công ty đảm bảo tất cả các chứng từ kế
toán sẽ được tập trung đầy đủ tại Phòng Kế toán tài chính để phục vụ cho công tác kế
toán. Bên cạnh đó, khi Phòng Kinh doanh có nhu cầu thì Phòng Kế toán tài chính có trách
nhiệm cung cấp các báo cáo về tình hình kinh doanh của Công ty cho Phòng Kinh doanh.

- Công tác hạch toán tiêu thụ trong các phương thức bán lẻ có sự quản lý và theo dõi
giữa Phần mềm Quản lý Cửa hàng xăng dầu Egas và Hệ thống quản trị nguồn lực doanh
nghiệp SAP – ERP. Phần mềm Egas được thực hiện ở các Cửa hàng bán lẻ trực thuộc
Công ty có chức năng tích hợp các nghiệp vụ lên Hệ thống SAP – ERP qua mạng Internet.
Từng nghiệp vụ, mã số và quy định về cách hạch toán trong công tác tiêu thụ hàng hóa
đều đã được cài đặt đầy đủ trên Phần mềm Egas.
- Xăng dầu là một mặt hàng đòi hỏi công tác lưu chuyển phải chặt chẽ, tuy nhiên,
không tránh khỏi hao hụt hàng hóa trong khi vận chuyển nên Phần mềm Egas sẽ có chức
năng tính toán, kết nối từ các cột bơm cũng như xác định được lượng tiêu thụ và lượng
hao hụt xăng dầu. Công việc của kế toán là theo dõi các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, đối
chiếu dữ liệu trên Hệ thống SAP – ERP, Phần mềm Egas với các chứng từ gốc liên quan.
- Trước đây, Công ty có xây dựng các mã TK chi tiết cho doanh thu bán hàng hóa,
giá vốn hàng hóa theo từng nhóm hàng hóa để theo dõi nhưng do Phần mềm kế toán mới
cung cấp có những chức năng hiện đại nên Công ty sẽ không sử dụng mã TK chi tiết cho
doanh thu bán hàng hóa, giá vốn hàng hóa theo từng nhóm hàng hóa mà xây dựng các mã
số đã được cài đặt thống nhất cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng hóa, từng phương thức
tiêu thụ để theo dõi trên Phần mềm.
 Phương pháp xác định doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu:
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa được chuyển giao cho người mua.
- Tại Công ty, khách hàng đều thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán nên hầu hết các
nghiệp vụ bán hàng được coi là tiêu thụ và ghi nhận doanh thu bán hàng chi tiết cho từng
loại hàng hóa. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy, doanh thu bán
hàng của Công ty chính là toàn bộ số tiền bán hàng không bao gồm thuế GTGT.
- Thuế bảo vệ môi trường phải nộp của Công ty sẽ được tính trên đơn giá và phản
ánh luôn vào doanh thu bán hàng theo quy định.
Số lượng hàng hoá xuất
Doanh thu bán hàng
=
x

Đơn giá
bán trong kỳ
- Công ty phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất bán hàng hóa là xăng dầu nên
thuế bảo vệ môi trường phải nộp sẽ được coi như một khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần
=
Doanh thu bán hàng và
- Thuế bảo vệ môi
SVTH: Lê Thị Hải Vân
Lớp: Đ7.KT3
19


×