Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề số 7 đề thi thử THPT quốc gia môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.73 KB, 8 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2017 - Đề số 7
ĐỀ BÀI
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) Cách đây ba năm, con tôi học lớp 12 ở một trường trung học tại Indiana, Mỹ.
Trong một dịp lễ hội đã có kẻ trộm vào trường và lấy cắp một số đồ dùng của học
sinh, trong đó có chiếc máy ảnh mini của con tôi. Sau khi nhà trường biết sự việc đã
báo cáo cho cảnh sát vào cuộc. Một tháng sau thì chúng tôi được biết tên trộm đã
bị bắt và các học sinh phải kê khai giá trị của các món đồ đã mất để làm thủ tục
buộc tên tội phạm hoàn trả. Trị giá chiếc máy ảnh lúc đó chỉ khoảng 100 USD,
chúng tôi cũng không quá bận tâm về chuyện này. Tuy nhiên khi con tôi trở về Việt
Nam, chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được thông tin về diễn biến sự việc đã và
đang được giải quyết đến đâu. Và mới đây, ngày 12.8.2015, sau ba năm, nay con tôi
đã vào năm thứ ba đại học ở một tiểu bang khác, chúng tôi lại nhận được thông tin
từ gia đình người đỡ đầu của cháu: cảnh sát đã chuyển tiền bồi hoàn và lời xin lỗi
của tên trộm đến cháu. Kết quả này có được là do nhà trường và người đỡ đầu của
cháu đã kiên trì theo đuổi và nhắc nhở cảnh sát không được quên, vì cháu là học
sinh thuộc diện trao đổi văn hóa.
(2) Nước Mỹ cũng có ăn trộm đó thôi! Những người được xem là làm mất thể diện
quốc gia ở đâu cũng có. Nhưng cách hành xử của nhà trường và những người dân
tốt bụng đã âm thầm, kiên trì đòi lại cái họ bị mất, và chứng minh rằng “quốc thể”
phải được bảo vệ từ những việc rất nhỏ, từ những người dân bình thường, và những
điều đó diễn ra hằng ngày như một việc hiển nhiên, chứ không có gì là to tát.
(Đặng Mai)
1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản trên.
2. Xác định câu chủ đề của đoạn văn (1)
3. Nêu nội dung chính của văn bản.
4. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu ý kiến của anh (chị) về những điều người Việt
Nam cần thực hiện để giữ thể diện quốc gia khi đi ra nước ngoài.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:


1|Trang


Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Mẹ - Bằng Việt)
5. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.
6. Hãy cho biết vì sao tác giả lại viết:
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!

2|Trang



7. Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì trong văn bản trên?
8. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu để so sánh hai đoạn thơ sau:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
(Mẹ- Bằng Việt)
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn bùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
(Việt Bắc - Tố Hữu)

Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 2 (3 điểm):
Thầy giáo cho cả lớp đề làm văn về nhà: “Nghề nghiệp em mơ ước”. Một học sinh
đã viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài nổi tiếng. Người bố vô tình đọc
được, phê bình học sinh ấy: “Con không có chí lớn”. Khi bài văn được chấm điểm
và phát ra, thật bất ngờ, thầy giáo đã ghi trong phần nhận xét như sau: “Thầy chúc
em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề “thái
độ đối với ước mơ của trẻ em” rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 3 (4 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
3|Trang



(Việt Bắc - Tố Hữu)
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

ĐÁP ÁN
Phần 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: (1.5 điểm)
1. Hai phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: nghị luận, tự sự. (0.25)
2. Câu chủ đề trong đoạn văn (1): Kết quả này có được là do nhà trường và người
đỡ đầu của cháu đã kiên trì theo đuổi và nhắc nhớ cảnh sát không được quên, vì cháu
là học sinh thuộc diện trao đổi văn hóa. (0.5)
3. Nội dung chính của văn bản: nêu lên cách giữ gìn quốc thể của người Mĩ thông
qua những hành động cụ thể, những việc làm âm thầm và kiên trì đối diện với sự
việc du học sinh bị kẻ trộm vào trường và lấy cắp một số đồ dùng. (0.5)
4. (0.25) Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến những
nội dung cụ thể sau:
- Đọc kĩ cuốn cẩm nang “Những điều cần biết khi du lịch nước ngoài” được phát
cho du khách.
- Không gây ồn ào, xếp hàng trật tự, văn minh, không xả rác bừa bãi, không lãng phí
thức ăn; trang phục cư xử phù hợp xã giao chuẩn mực; có ý thức bảo vệ môi trường
và tài nguyên.
- Tuân thủ giờ giấc và trật tự công cộng, đạo đức xã hội và phong tục địa phương;
hỗ trợ đoàn kết nhau; không lấy những gì không thuộc về mình; không ở lại quốc
gia du lịch quá thời gian cho phép.
(Lưu ý: phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: (1.5 điểm)
4|Trang



5. Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên: biểu cảm (0.25)
6. Tác giả viết: “Con nói mớ những núi rừng xa lạ/ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành
quê”! vì muốn nhấn mạnh chính người mẹ nuôi quân này và những tình cảm, sự
chăm sóc của bà khiến tác giả cảm thấy bình yên, gần gũi, thân thuộc, gắn bó sâu
sắc như chính mẹ là quê hương của ông. (0.5)
7. Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ, trân trọng, biết ơn, xúc
động chân thành và kính yêu tha thiết trước những gì người mẹ nuôi quân đã làm
cho ông. (0.5)
8. (0.25) Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến những
nội dung cụ thể sau:
- Tương đồng: ngợi ca tình quân dân thắm thiết qua việc liệt kê những sản vật giản
dị bình thường nhưng ấm áp ân tình; thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn của người
chiến sĩ với những gì đã nhận được từ nhân dân.
- Khác biệt:
+ Mẹ: thể thơ tự do dạt dào cảm xúc, tình cảm ngợi ca hướng về người mẹ nuôi quân.
+ Việt Bắc: Thể thơ lục bát quen thuộc, tình cảm ngợi ca hướng về người dân Việt
Bắc, tình cảm quân dân lồng trong tình cảm đồng chí - đồng đội.
(Lưu ý: phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh).
Câu 2 (3 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện
1. Giải thích vấn đề: (0.5)
- Đối diện với ước mơ của em học sinh trong câu chuyện, người bố đã không hài
lòng khi con mình trở thành diễn viên hài; ngược lại, thầy giáo lại đưa ra lời chúc
vừa mang tính động viên vừa cho thấy ý nghĩa mà công việc em mơ ước sẽ mang
đến cho xã hội.
- Câu chuyện trên đặt ra hai thái độ ứng xử của người lớn với những ước mơ của trẻ
em: khuyến khích ủng hộ hoặc lên án đả kích. Mỗi thái độ này dù đúng dù sai vẫn
có những tác động sâu sắc tới tâm lí của trẻ em nên cần nhìn nhận đầy đủ về vấn đề
này.

2. Bàn luận về vấn đề: (2.0)
a. Thái độ lên án, đả kích:
5|Trang


- Thái độ này bắt nguồn từ việc người lớn thường đặt ra những yêu cầu, kì vọng quá
cao đối với trẻ em. Người lớn cũng có sự sai lầm khi có sự phân loại về ước mơ của
con trẻ: những ước mơ phù hợp với ý định, quan điểm sống của họ sẽ được xem là
đúng đắn, phụ huynh cũng dựa vào mơ ước để đánh giá sự chín chắn của con trẻ.
(0.5)
- Khi thái độ này gắn với ước mơ lập nghiệp, chọn ngành nghề của trẻ em, vô tình
người lớn đã khiến các em chạy theo lối sống thực dụng, có sự phân biệt nghề nghiệp
trên cơ sở thu nhập, danh vị chứ không ở ý nghĩa cống hiến cho xã hội. (0.5)
b. Thái độ ủng hộ, khuyến khích:
- Thái độ này rất cần thiết vì qua sự động viên, khuyến khích, người lớn sẽ thể hiện
được tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, thấu hiểu và đồng cảm với những nguyện
vọng, ước mơ của con trẻ. (0.5)
- Quan trọng hơn, khi ủng hộ các em thực hiện những khao khát của bản thân, người
lớn đã mở rộng khái niệm thành công để trẻ em thỏa sức mơ ước. Đồng thời, người
lớn đã giúp các em thu nhận được bao nhiêu bài học trên con đường thực hiện ước
mơ (tích cực mở rộng kiến thức, khả năng ứng phó với khó khăn và đương đầu cùng
thất bại, việc điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và năng lực của
bản thân…). Những bài học này là vô giá và chỉ có ý nghĩa khi nảy sinh từ những
trải nghiệm thực tế. (0.5)
3. Bài học nhận thức và hành động: (0.5)
- Người lớn cần tránh thái độ ép con cái đi theo con đường mình vạch sẵn, buộc các
em thực hiện những mơ ước trước đây của bản thân. Người lớn cần học cách chấp
nhận những quan điểm khác biệt (do khoảng cách về thế hệ, do xã hội biến chuyển
không ngừng), cần cùng trẻ em nuôi dưỡng ước mơ, không chỉ là lắng nghe và chấp
nhận mà còn phải sát cánh bên trẻ để định hướng và động viên các em tiếp tục theo

đuổi mục tiêu, đạt thành mơ ước.
- Trẻ em cũng cần lắng nghe những lời khuyên bảo của người lớn trên con đường
thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ từ gia đình. Các em
cũng cần học cách thuyết phục ngời khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng
tất cả sự tự tin, cầu thị và kiên định.
Câu 3: Cảm nhận hai đoạn thơ trong Việt Bắc và Đất Nước (4 điểm)
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0.5)
6|Trang


- Tố Hữu (1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam
hiện đại. Thơ của Tố Hữu là thơ trữ tình, chính trị, mang đậm tính dân tộc, chất
truyền thống. Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã được lấy làm tên chung cho
cả tập thơ Việt Bắc (1947-1854). Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là
một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên - Huế. Thơ ông hấp dẫn bởi sự
kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,
con người Việt Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở
chiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiến
miền Nam xuống đường tranh đấu. Đoạn trích này (trích từ phần đầu chương V của
trường ca) thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về đất nước và khẳng định
tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
2. Cảm nhận hai đoạn thơ (3 điểm)
a. Đoạn thơ trong “Việt Bắc”:
- Nội dung:
+ Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữa người ra đi và người ở
lại, đặt trong không khí buổi chia tay đầy lưu luyến. Cách so sánh “bao nhiêu - bấy
nhiêu” mang đậm màu sắc ca dao và tô đậm nghĩa tình son sắt. Sự tương đồng này
rất lớn lao, không thể đong đếm được. Thêm vào đó, hai từ “mặn mà – đinh ninh”
khiến tình cảm càng thêm sâu nặng. (0.5)

+ Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” như một lời khẳng định không bao giờ đánh
mất những tình cảm quí giá một thời đã qua. Sự hoán đổi vị trí “mình – ta” thể hiện
tình cảm quất quýt, hòa quyện, gắn bó, sâu nặng, bền chặt; đồng thời củng cố niềm
tin cho người ở lại. (0.5)
- Nghệ thuật: Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “mình”, “ta” cùng nhiều yếu tố
gợi ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những
lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể
trữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương, day dứt
khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đằm thắm, thiết tha. (0.5)
b. Đoạn thơ trong “Đất Nước”:
- Nội dung:

7|Trang


+ Tác giả mở rộng khái niệm Đất Nước gắn với những gì gần gũi, thân thiết của mỗi
người – đó là không gian quen thuộc như “nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta
hẹn hò”, cả nỗi lòng tương tư đôi lứa cũng là một phần trong Đất Nước. (0.5)
+ Đất Nước là sự kết hợp hài hòa của riêng chung, là “nơi ta hẹn hò”, là không gian
của tình yêu, của anh và em. Đất Nước bất chợt trở thành nơi chứng kiến, ghi dấu
của tình yêu, nơi se kết nên bao mối lương duyên tốt đẹp. Và từ tình yêu đôi lứa ngọt
ngào, say đắm ấy, dần dần nhà thơ kết nối với tình yêu khác ý nghĩa hơn. (0.5)
- Nghệ thuật: Sử dụng đậm đặc, đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn
từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi cảm, giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt, sức
truyền cảm lớn từ sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình. (0.5)
3. So sánh hai đoạn thơ (0.5)
a. Tương đồng: Hình thức thể hiện của hai đoạn thơ mang tính chất tình cảm lứa đôi
nhưng mục đích hướng đến lại là tình cảm đối với đất nước, cách mạng. Cái tôi trữ
tình phân thân tạo hình thức đối thoại để da dạng hóa cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi,
quen thuộc, vừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết. Vận dụng

sáng tạo những chất liệu dân gian (chủ yếu là ca dao) để thể hiện những ý nghĩa sâu
sắc.
b. Khác biệt:
- Việt Bắc: Thời điểm sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoành thành,
trong không khí cuộc chia tay lịch sử đầy lưu luyến. Đoạn thơ chủ yếu thể hiện tình
cảm gắn bó sâu sắc, thủy chung của người chiến sĩ cách mạng với Việt Bắc, đề cao
ân tình cách mạng thiêng liêng, là lời đối thoại những đồng thời cũng là lời tự hứa
để thể hiện tấm lòng thủy chung, sắt son. Thể thơ lục bát quen thuộc, kết cấu “mình
– ta”, vận dụng từ ca dao khiến đoạn thơ đậm đà tính dân tộc.
- Đất Nước: Thời điểm sáng tác vào lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ rất khốc liệt.
Đoạn thơ nêu bật ý nghĩa: Đất Nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất của
mỗi người, từ đó khơi gợi lòng yêu nước, như lời trò chuyện, tâm tình để thuyết phục
người nghe về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân cộng đồng.
Thể thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ
nhưng vẫn nhiều suy tưởng.

8|Trang



×