Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đề án BVMT chợ ngã sáu hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.27 KB, 34 trang )

Đề án bảo vệ môi trường

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ iv
MỞ
ĐẦU……………………………………………………………………………………….iv

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA “CHỢ NGÃ SÁU”1
1.1 Các thông tin chung..................................................................................................1
1.1.1 Tên đầy đủ.........................................................................................................1
1.1.2 Đơn vị chủ quản Chợ Ngã Sáu..........................................................................1
1.1.3 Vị trí địa lý của Chợ Ngã Sáu............................................................................1
1.2 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của Chợ Ngã Sáu...................................2
1.2.1 Loại hình hoạt động...........................................................................................2
1.2.2 Quy trình hoạt động...........................................................................................2
1.2.3 Trang thiết bị máy móc......................................................................................3
1.2.4 Nhu cầu về nguyên liệu.....................................................................................3
1.2.5 Nhu cầu về nhiên liệu........................................................................................3
1.2.6 Nhu cầu về nước cấp.........................................................................................3
1.2.7 Hệ thống cấp điện..............................................................................................3
1.2.8 Sản phẩm đầu ra.................................................................................................4
1.2.9 Diện tích và bố trí các hạng mục công trình......................................................4
1.2.10 Nhu cầu lao động tại Chợ................................................................................4
1.2.11 Năm Chợ đi vào hoạt động..............................................................................5
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH PHÁT SINH
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỢ NGÃ SÁU ..............................................................................6

2.1. Đối với nước thải các loại........................................................................................6
2.1.1 Nước thải sinh hoạt và nước thải kinh doanh....................................................6


2.1.1.1 Thống kê các nguồn gây ô nhiễm................................................................6
2.1.1.2. Đánh giá các tác động đến môi trường của nước thải phát sinh tại Chợ....6
2.1.1.3 Hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đầu ra...........................8
2.1.2 Nước mưa chảy tràn...........................................................................................9
2.1.2.1 Tính toán lưu lượng phát sinh.....................................................................9
2.1.2.2. Đánh giá tác động do nước mưa chảy tràn.................................................9
2.1.2.3. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn........................................9
2.2 Đối với các loại chất thải rắn..................................................................................10
2.2.1 Đối với rác thải sinh hoạt và rác thải kinh doanh............................................10
2.2.1.1 Thống kê nguồn thải..................................................................................10
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

i


Đề án bảo vệ môi trường

2.2.1.2. Đánh giá các tác động đến môi trường do rác thải sinh hoạt và rác thải
kinh doanh.............................................................................................................10
2.2.1.3. Hệ thống thu gom và quản lý rác thải......................................................10
2.2.2 Đối với rác thải nguy hại.................................................................................10
2.2.2.1. Thống kê nguồn thải.................................................................................10
2.2.2.2. Đánh giá các tác động đến môi trường do chất thải nguy hại..................11
2.2.2.3. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại...................................11
2.3. Đối với không khí và tiếng ồn................................................................................11
2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm..................................................................................11
2.3.2. Đánh giá tác động đến môi trường của không khí và tiếng ồn.......................12
2.3.2.1. Tác động của khí thải...............................................................................12

2.3.2.2. Tác động của tiếng ồn và bụi....................................................................14
2.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động.................................................................15
2.3.3.1 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn...................................................................15
2.3.3.2. Hạn chế mùi từ khu vực Chợ....................................................................15
2.3.3.3. Cải thiện yếu tố vi khí hậu.......................................................................15
2.3.4. Chất lượng môi trường không khí trong khu vực Chợ...................................15
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...........................................................17

3.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện......................................................17
3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường chưa thực hiện, còn tồn tại trong quá trình hoạt
động của Chợ...............................................................................................................17
3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện bổ sung.............................................17
3.3.1. Hệ thống xử lý nước thải................................................................................17
3.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn từ hoạt động của ghe thuyền trên sông.....20
3.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác........................................................20
3.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.......................................................21
3.4.1. Chương trình quản lý môi trường...................................................................21
3.4.2. Chương trình giám sát môi trường.................................................................21
3.4.2.1 Giám sát môi trường xung quanh..............................................................21
3.4.2.2. Giám sát chất lượng chất thải...................................................................21
3.4.2.3. Giám sát khác...........................................................................................21
3.4.3. Chế độ báo cáo................................................................................................22
3.5. Cam kết bảo vệ môi trường....................................................................................22
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 24

Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777


ii


Đề án bảo vệ môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Đề án bảo vệ môi trường. .vi
Bảng 2: Danh sách thiết bị, máy móc phục vụ tại Chợ...................................................3
Bảng 3: Nhu cầu lao động của Chợ....................................................................................5
Bảng 4: Chất lượng nước thải đầu ra của hầm tự hoại tại Chợ....................................8
Bảng 5: Mức độ gây độc phụ thuộc nồng độ CO trong máu.......................................12
Bảng 6: Tác hại của NO2 đối với người và động vật......................................................13
Bảng 7: Tác hại của SO2 đối với con người và động vật...............................................13
Bảng 8: Tác động của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khỏe con người...........14
Bảng 9: Thời gian chịu đựng tiếng ồn tối đa của tai người..........................................15
Bảng 10: Kết quả phân tích các mẫu không khí tại khu vực Chợ..............................16

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí của Chợ Ngã Sáu trên bản đồ....................................................................1
Hình 2: Sơ đồ quy trình buôn bán hàng hóa tại chợ.......................................................2
Hình 3. Quy trình xử lý nước thải tại Chợ......................................................................19
Hình 4: Sơ đồ cấu tạo hầm tự hoại 3 ngăn......................................................................21
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học


DO

Disolve Oxygen – Oxy hòa tan

SS

Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng

COx

Oxit của cacbon

NOx

Oxit của nitơ

SOx

Oxit của lưu huỳnh

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế Giới

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên – Môi trường

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

UBND

Ủy ban nhân dân

Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

iii


Đề án bảo vệ môi trường

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nằm cách trung tâm thành phố tỉnh lỵ là
thành phố Vị Thanh khoảng 50km về hướng Tây và cách trung tâm thành phố Cần Thơ
20km về hướng Đông. Trong địa bàn huyện có hệ thống giao thông thủy - bộ rất thuận
lợi, bao gồm nhiều tuyến đường tỉnh lộ và hệ thống sông ngòi chằn chịt.

Thị trấn Ngã Sáu- trung tâm của huyện có nhiều ưu thế phát triển đô thị, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ mang tính chất tiểu vùng, có tác dụng chi phối kinh tế - xã
hội các vùng của địa phương và các khu vực lân cận.
Nói về thế mạnh của thị trấn Ngã Sáu thì phải kể đến thương mại, dịch vụ. Nơi
đây đã và đang là trung tâm thương mại giao dịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa, cung
cấp dịch vụ cho các địa phương lân cận, các nông sản hàng hóa như lúa, cá,…. Ngoài
ra, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thị trấn Ngã Sáu nói riêng và huyện Châu
Thành nói chung đang từng bước hoàn chỉnh, nhất là mạng lưới giao thông thủy bộ,
thông tin liên lạc, điện, thủy lợi,… là tiền đề đẩy nhanh phát triển kinh tế bền vững với
cơ cấu hợp lý thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong thời gian tới.
Với những tiềm năng về kinh tế, lợi thế về vị trí địa lý và giao thông thủy bộ, có
thể khẳng định thị trấn Ngã Sáu có nhiều cơ hội đẩy nhanh đô thị hóa, phát triển thương
mại – dịch vụ, văn hóa- xã hội và nhiều loại hình dịch vụ khác.
Với sự thúc đẩy của điều kiện khách quan như trên kinh tế nơi đây ngày càng
phát triển, thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, mức sống của người dân
ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là yêu cầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện là nguyên nhân chính hình thành nên “Chợ Ngã Sáu” theo quy hoạch tại thị trấn
Ngã Sáu, huyện Châu Thành.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đồng thời để phát triển thương mại- dịch vụ trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững chung của huyện Châu Thành. UBND
tỉnh Hậu Giang đã thống nhất điều chỉnh một phần diện tích đất từ Công ty TNHH –
ĐTXD Thiện Phúc để giao cho Công ty Cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Hợp Cần Thơ
đầu tư xây dựng Chợ Ngã Sáu, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành quy hoạch chi tiết
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Chợ bước đầu đã đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Chợ sẽ phát sinh những tác động tiêu
cực đến môi trường. Trước tình hình đó, Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến
hành lập Đề án bảo vệ môi trường nhằm đánh giá hiện trạng môi trường gây ra từ hoạt
động của Chợ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thực hiện đúng các quy định của pháp
luật về Bảo vệ môi trường hiện hành.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

iv


Đề án bảo vệ môi trường

2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ Môi trường 2005;
- Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận Đề án Bảo vệ Môi trường và
kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Đề án Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nguồn
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nguồn
nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Và các tài liệu tham khảo khác như:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương khu vực Chợ và tỉnh
Hậu Giang;
+ Số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại nơi tọa lạc của Chợ.
2.3. Tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình lập Đề án bảo vệ môi trường
a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Cục thống kê tỉnh Hậu Giang 2010, Niên giám thống kê tỉnh Hậu
Giang.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, Báo cáo hiện trạng môi
trường, năm 2010.
b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
Thông tin cung cấp của chủ Cơ sở về “Chợ Ngã Sáu”
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập Đề án bảo vệ môi trường
Các phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện báo cáo Đề án bảo vệ môi
trường như sau:
- Phương pháp điều tra, thu thập: Phương pháp này được sử dụng để thu thập
thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và các thông tin khác có
liên quan trong khu vực tọa lạc của Chợ;
- Phương pháp khảo sát hiện trường: tiến hành khảo sát, đo đạc hiện trạng môi
trường tại khu vực Chợ.

Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

v


Đề án bảo vệ môi trường

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ
sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam tương ứng.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để dự đoán về thải lượng và thành phần ô
nhiễm đối với các nguồn phát sinh ô nhiễm.
4. Tổ chức thực hiện Đề án
4.1. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện: “Công ty TNHH đầu tư chợ Hậu Giang”
- Địa chỉ: chợ Ngã Sáu, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang;
- Điện thoại: 07113. 606. 737
- Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn Xây dựng và Môi Trường MTVC
+ Địa chỉ: 32 B24, Khu DC 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ;
+ Email:
+ Điện thoại: 071 0222 0777
Fax: 07103 783 246
+ Mã số thuế: 1801202553
Công ty TNHH đầu tư chợ Hậu Giang đã yêu cầu Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng
và Môi Trường MTVC là đơn vị có chức năng tư vấn môi trường và thiết kế xây dựng
các công trình xử lý ô nhiễm môi trường để thực hiện viết báo cáo Đề án bảo vệ môi
trường cho Chợ Ngã Sáu. Ngay sau khi có yêu cầu, đơn vị tư vấn đã cho triển khai
những nội dung sau:
+ Thu thập, chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến khu vực hoạt động của “Chợ

Ngã Sáu, tọa lạc tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”, hồ sơ kỹ
thuật của dự án, nghiên cứu dự án đầu tư;
+ Khảo sát thực tế vị trí dự án nhằm đưa ra những nhận định ban đầu về tác động
môi trường đã và sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động của Chợ Ngã Sáu;
+ Tổ chức nghiên cứu, quan trắc, lấy mẫu hiện trường các yếu tố môi trường nền
tự nhiên, thực hiện các phân tích trong phòng thí nghiệm;
+ Phân tích, đánh giá các số liệu, bổ sung số liệu đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn;
+ Tổng hợp số liệu và viết bản Đề án bảo vệ môi trường hoàn chỉnh.
Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Đề án bảo vệ môi trường
Danh sách thành viên

Đơn vị công tác
Chức vụ
Công ty TNHH đầu tư chợ
Nguyễn Văn Phương
Giám đốc
Hậu Giang
Công ty CP tư vấn xây dựng
Nguyễn Mai Trọng Nghĩa
Giám Đốc
và môi trường MTVC
Nguyễn Ngọc Anh
Ks Môi trường
Nguyễn Trường Phúc
Th.S Môi trường
Lê Văn Công
Ks Xây dựng
Nguyễn Cao Thịnh
Ks Xây dựng
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện báo cáo này, đơn vị tư vấn đã liên hệ và nhận

được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng như:
- UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành.
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

vi


Đề án bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 1:
SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA “CHỢ NGÃ SÁU”
1.1 Các thông tin chung
1.1.1 Tên đầy đủ
+ Tên: Chợ Ngã Sáu
+ Địa chỉ: ấp Thị Trấn, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
+ Điện thoại: 07113.606.737
1.1.2 Đơn vị chủ quản Chợ Ngã Sáu
+ Công ty TNHH Đầu Tư Chợ Hậu Giang
+ Loại hình doanh nghiệp: công ty tư nhân
+ Người đại diện: Nguyễn Văn Phương
Chức vụ: Giám đốc
1.1.3 Vị trí địa lý của Chợ Ngã Sáu
+ Diện tích của Chợ Ngã Sáu khoảng 2800m2
+ Tọa độ địa lý của Chợ Ngã Sáu: X: 0588596
Y: 1096788
+ Chợ Ngã Sáu có tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp nhà dân ven tỉnh lộ 925 ;

- Phía Tây: giáp với đường nội ô thị trấn (rộng 5m) và cầu;
- Phía Đông: giáp với nhà dân sống ven sông Cái Dầu;
- Phía Tây Nam: giáp với kênh Ngã Cái.
+ Vị trí Chợ Ngã Sáu trên bản đồ như sau:

Vị trí dự án

Hình 1: Vị trí của Chợ Ngã Sáu trên bản đồ

Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

1


Đề án bảo vệ môi trường

1.2 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của Chợ Ngã Sáu
1.2.1 Loại hình hoạt động
Chợ Ngã Sáu hoạt động dưới hình thức tổ chức, bố trí nơi kinh doanh, trao đổi
hàng hóa cho các tiểu thương và những người dân khác có nhu cầu mua - bán hàng hóa.
1.2.2 Quy trình hoạt động
Hoạt động kinh doanh của các tiểu thương tại “Chợ Ngã Sáu” thuộc Công ty
TNHH Đầu Tư Chợ Hậu Giang chủ yếu là thu mua, bán lại (trao đổi) các mặt hàng cần
thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân như: cá, thịt, rau, cải,.... Quy
trình thu mua, trao đổi hang hóa tại chợ bao gồm các công đoạn được thể hiện như sau:
Các nơi cung cấp
nguyên liệu, hàng
- Tiếng ồn

hóa cho chợ
- Khói, bụi
- Nước thải
Xe máy, xe tải,
- Chất thải rắn
ghe, xuồng
- Sự cố
Các nhà lồng
và khu tự sản
tự tiêu
- Nước thải
- Mùi hôi
- Chất thải rắn
- Tiếng ồn

Phân phối
Các tiểu
thương buôn
bán tại chợ,...
Xe máy, ghe,
Bán sỉ
xuồng
và lẽ
Người tiêu
dùng

- Tiếng ồn
- Bụi
- Nước thải
- Khí ô nhiễm

- Sự cố

Hình 2: Sơ đồ quy trình buôn bán hàng hóa tại chợ
Thuyết minh quy trình:
- Các tiểu thương sẽ tự đi mua các mặt hàng ở khu vực khác và vận chuyển lại chợ
để bán lại cho người dân. Hoặc các tiểu thương sẽ thu mua lại các mặt hàng của người
dân từ các nơi mang lại chợ và sau đó bán lại cho khách hàng khác. Việc vận chuyển
hàng hóa lại chợ chủ yếu bằng các phương tiện giao thông như: xe máy, xe tải, ghe,
xuồng. Bên cạnh đó, chợ còn bố trí khu vự tự sản tự tiêu có diện tích khoảng 70m 2 để
cho những người dân ở khu vực xung quanh có nhu cầu bán những mặt hàng rau, cá, và
các loại sản phẩm khác,
- Hàng hóa sẽ được kiểm soát chặc chẽ bởi ban quản lý chợ và các đơn vị có chức
năng trước khi xuất bán cho người dân, đặc biệt là các mặt hàng như thịt, rau, cải. Việc
trao đổi buôn bán tại chợ phải được thực hiện dưới sự quản lý và điều hành của ban
quản lý chợ.
- Hàng hóa trong chợ phải được bảo quản tốt, phải đảm bảo hàng hóa bán cho
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

2


Đề án bảo vệ môi trường

người dân là sản phẩm còn tươi, tốt. Để đảm bảo được điều này thì chợ chỉ hoạt động
đến khoảng 5h chiều hằng ngày.
- Các hàng hóa không tiêu thụ được, hoặc hết hạn sử dụng, sản phẩm bị hỏng… sẽ
được tiểu thương thu gom để tiến hành xử lý. Các mặt hàng tươi sống đã bị hỏng (thịt
hư, cá chết sìn, rau, cải úa,…) sẽ được vận chuyển ra điểm tập kết rác của chợ để được

xư lý như rác thải. Các mặt hàng đã bị hỏng khác sẽ lưu trữ tại khu vực riêng trong kho
của chợ hoặc các tiểu thương tự mang về nhà sau đó trả về các đơn vị sản xuất để xử lý.
1.2.3 Trang thiết bị máy móc
Để phục vụ cho quá trình hoạt động của Chợ, Chủ đầu tư đã trang bị các thiết bị,
máy móc sau:
Bảng 2: Danh sách thiết bị, máy móc phục vụ tại Chợ
STT

Tên thiết bị

1
2
3

Máy chữa cháy Honda
Bình MFZ8
Cuộn vòi và lăng xịt

Số
lượng
01
05
05

Công
suất
5,5Hb
08 kg
-


Năm sản
Ghi chú
xuất
2008
Nhật
2009
Việt Nam
2009
Việt Nam
(Nguồn: Chủ đầu tư)

1.2.4 Nhu cầu về nguyên liệu
Chợ Ngã Sáu là chợ trung tâm của cả huyện Châu Thành nên thành phần và số
lượng hoàng hóa tiêu thụ mỗi ngày của chợ cũng tương đối phong phú. Ước tính bình
quân mỗi ngày các tiểu thương của chợ cần khoảng hơn 500 kg thịt các loại; hơn 300 –
400 kg cá các loại; hơn 02 tấn rau, cải, trái cây các loại. Bên cạnh đó, vào những ngày
lễ, tết thì sức tiêu thụ của người dân tăng lên. Do vậy, vào những ngày này nhu cầu về
hàng hóa được buôn bán tại chợ cũng tăng theo.
1.2.5 Nhu cầu về nhiên liệu
Chợ chỉ là nơi diễn ra các hoạt động dưới hình thức trao đổi hàng hóa giữa tiểu
thương và người dân nên lượng nhiên liệu tiêu thụ tại Chợ chỉ là nhiên liệu mà các tiểu
thương dùng để vận chuyển hàng hóa đến Chợ. Tại Chợ không sử dụng nhiên liệu cho
quá trình nấu ăn hay vận chuyển nào khác.
Tuy nhiên, tại Chợ có bố trí 1 máy chữa cháy hiệu Honda chạy bằng xăng, nên
trong chợ có dữ trữ xăng để phục vụ cho thiết bị khi cần. Lượng xăng dự trữ khoảng 5
lít và được đựng trong can nhựa có nắp đậy kín.
1.2.6 Nhu cầu về nước cấp
Nước sinh hoạt tại Chợ được cung cấp bởi hệ thống cấp nước của Chi nhánh cấp
nước huyện Châu Thành. Nước sẽ được sử dụng vào mục đích là sinh hoạt của các tiểu
thương cũng như nước phục vụ cho quá trình buôn bán của họ. Bên cạnh đó, nước cấp

sinh hoạt cũng sẽ được cung cấp nhằm phục vụ cho việc sinh hoạt của ban quản lý và
đội bảo vệ Chợ.
Bình quân mỗi tháng cả khu vực Chợ sử dụng khoảng 250m3 nước cấp.
1.2.7 Hệ thống cấp điện
Chợ Ngã Sáu và các công trình đơn vị khác của Chợ được sử dụng chủ yếu để
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

3


Đề án bảo vệ môi trường

phục vụ cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữ các tiểu thương và người dân. Do đó,
năng lượng phục vụ cho quá trình hoạt động của các công trình này chủ yếu là điện
năng dùng để thắp sáng và vận hành các thiết bị khác như: máy thổi khí ở chợ cá, quạt
điện ở khu tạp hóa, thắp sáng....
Lượng điện năng tiêu thụ của Chợ trung bình khoảng 1100 kWh/tháng. Nguồn
điện sử dụng trong khu vực Chợ được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia.
1.2.8 Sản phẩm đầu ra
Chợ chỉ là nơi người dân và tiểu thương tập trung lại trao đổi, buôn bán hàng hóa
với nhau nên gần như là không có quá trình chế biến tạo ra các sản phẩm tại đây.
Nguyên liệu đầu vào của chợ là thịt, cá, rau, cải, trái cây các loại thì sản phẩm đầu ra
cũng chính là các loại hàng hóa này.
1.2.9 Diện tích và bố trí các hạng mục công trình
Chợ được xây dựng và hoạt động trong khuôn viên có diện tích khoảng 2800m 2.
Diện tích tất cả các hạng mục của Chợ bao gồm các nhà lồng, nhà ở nhân viên, nhà vệ
sinh, bãi giữ xe.
+ Diện tích nhà lồng:

- Khu vực bán rau và cá:
950 m2
- Khu vực bán thịt các loại:
650 m2
- Khu vực bán tạp hóa, vật dụng khác:
930 m2
- Khu vực tự sản tự tiêu:
70 m2
+ Diện tích các công trình phụ trợ:
Văn phòng BQL chợ và nhà ở bảo vệ: 50 m2
Nhà vệ sinh:
24 m2
Lối đi và bãi giữ xe:
126 m2
(Nguồn: chủ đầu tư cung cấp)
(Bản vẽ chi tiết mặt bằng Chợ sẽ trình bày trong phần phụ lục)
1.2.10 Nhu cầu lao động tại Chợ
a. Các hộ tiểu thương:
Chợ Ngã Sáu bao gồm 3 nhà lồng chợ, có tổng sức chứa hơn 170 tiểu thương
hoạt động buôn bán các mặt hàng như: thịt, cá, rau cải, tạp hóa, quần áo, các vật dụng
khác,… Trong đó, gồm 26 hộ buôn bán các loại thịt (heo, gà, vịt, bò,…); 38 hộ buôn
bán các loại cá; 62 hộ buôn bán rau, cải, trái cây (hàng bông); 15 hộ buôn bán tạp hóa;
còn lại là các hộ kinh doanh các mặt hàng khác như: quần áo, hàng ăn uống, giải khát,...
Mỗi hộ tiểu thương cần từ 1 – 2 người để phụ vụ cho quá trình buôn bán tại Chợ.
Do đó, số lượng lao động của các hộ tiểu thương luôn túc trực tại chợ dao động từ 170 –
340 người.
b. Tổ chức quản lý chợ:
Chợ Ngã Sáu là chợ trung tâm huyện Châu Thành hoạt động dưới hình thức chủ
yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa qua lại gữa người
dân và tiểu thương. Chợ có quy mô hoạt động khá lớn và được xây dựng khá kiên cố và

hiện đại. Do đó, lượng lao động mà Chợ cần sử dụng để quản lý quá trình hoạt động của
Chợ không nhiều, cụ thể như sau:
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

4


Đề án bảo vệ môi trường

Bảng 3: Nhu cầu lao động của Chợ
STT
1
2
3

Chức vụ, công việc
Trưởng ban quản lý chợ
Bảo vệ
Giữ xe
Tổng số lao động

Số lượng (người)
01
06
02
09
(Nguồn: chủ đầu tư)


1.2.11 Năm Chợ đi vào hoạt động
Chợ Ngã Sáu bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 09 năm 2010.

CHƯƠNG 2:
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

5


Đề án bảo vệ môi trường

THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỢ NGÃ SÁU
2.1. Đối với nước thải các loại
2.1.1 Nước thải sinh hoạt và nước thải kinh doanh
2.1.1.1 Thống kê các nguồn gây ô nhiễm
Nước thải phát sinh từ các hoạt động tại Chợ chủ yếu là nước thải sinh hoạt của
công nhân, tiểu thương và nước thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động buôn bán của
các tiểu thương:
a. Nước thải sinh hoạt của công nhân:
Áp dụng TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –
Tiêu chuẩn thiết kế, ước tính khối lượng nước cấp khoảng 100 lít/người/ngày đêm và
lượng nước thải chiếm khoảng 80% lượng nước cấp. Trong đó, số lượng công nhân
thường xuyên có mặt tại Chợ là khoảng 9 người. Do đó, lượng nước thải phát sinh của
công nhân là khoảng 0,72 m 3/ngày đêm.
b. Nước thải sinh hoạt của tiểu thương:
Đa số các tiểu thương chỉ buôn bán tại chợ từ khoảng 6h sáng đến 5h chiều. Bên
cạnh đó, phần lớn các tiểu thương là người địa phương nên các hoạt động như sinh hoạt

ăn uống, tắm rửa thường được họ thực hiện tại nhà. Khi buôn bán ở chợ, nước thải sinh
hoạt phát sinh chủ yếu từ các tiểu thương là nước thải khi đi vệ sinh. Do đó, áp dụng
TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết
kế, ước tính khối lượng nước cấp khoảng 100 lít/người/ngày đêm, lượng nước thải
chiếm khoảng 80% lượng nước cấp và chỉ bằng 1/4 so với người bình thường đối với
170 người (170 hộ tiểu thương). Do đó, lượng nước thải phát sinh của tiểu thương là
khoảng 3,4 m3/ngày đêm.
c. Nước thải phát sinh từ các hoạt động buôn bán:
Với khoảng 170 hộ tiểu thương đang hoạt động buôn bán tại Chợ thì mỗi ngày
lượng nước thải kinh doanh phát sinh khoảng 4,75m3
(Nguồn: chủ đầu tư cung cấp)
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của Chợ, nước thải còn phát sinh trong
việc người dân đi chợ thải ra khi họ đi vệ sinh. Lượng nước thải này sẽ rất ít vì người
dân đi chợ trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hệ thống xử lý
nước thải, có thể ước lượng rằng lượng nước thải này là 0,5m 3/ngày. Do đó, tổng lượng
nước thải kinh doanh, mua – bán của cả Chợ phát sinh ra mỗi ngày vào khoảng 5,25m3.
Như vậy, tổng lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Chợ là
khoảng 9,37 m3/ngày. Lượng nước thải này bao gồm nhiều thành phần nhưng có tính
chất khá giống nhau nên chúng sẽ được thu gom và xử lý chung trong 1 hệ thống là hầm
tự họai 3 ngăn trước khi thải vào cống xả thải chung của thị trấn Ngã Sáu.
2.1.1.2. Đánh giá các tác động đến môi trường của nước thải phát sinh tại Chợ
Nguồn nước thải chủ yếu của Chợ là nước thải vệ sinh chợ rau quả thực phẩm và
gian hàng thực phẩm tươi sống, nước sinh hoạt của các tiểu thương buôn bán trong chợ,
nước rỉ từ khu vực tập trung và vận chuyển rác. Thành phần ô nhiễm chủ yếu do chất
hữu cơ dễ phân huỷ (BOD5, COD,), thành phần dinh dưỡng và vi sinh.
a. Tác động của các chất hữu cơ dễ phân hủy:
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777


6


Đề án bảo vệ môi trường

COD và BOD5 là hai chỉ số dùng để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong nguồn
nước. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng nước trong thuỷ vực.
Dựa vào chỉ số COD trong nước có thể đánh giá cơ bản mức độ ô nhiễm của
nước, như sau::
- Nếu COD > 8mg/l
: ô nhiễm nhẹ;
- Nếu COD: 8 - 30mg/l
: ô nhiễm vừa;
- Nếu COD >30mg/l
: ô nhiễm nặng.
Tác động của các chất hữu cơ có trong nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ bởi vi sinh vật.
Làm thiếu trầm trọng Oxy hoà tan (DO) trong môi trường nước do vi sinh vật sử
dụng để phân huỷ các chất hữu cơ, gây ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật thuỷ
sinh;
Tạo ra các khí độc do quá trình phân huỷ sinh học của vi sinh vật như H 2S, NH3 …
và các mầm móng gây bệnh từ các vi khuẩn lan truyền trong môi trường nước.
b. Tác động của chất rắn lơ lửng:
Cản trở quá trình quang hợp của hệ thực vật thuỷ sinh...Chất rắn lơ lửng là tác
nhân gây ảnh hưởng đến đời sống động thực vật phiêu sinh trong nước, ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi ôxy trong nước, làm giảm chất lượng nguồn nước tiếp nhận vì độ đục
tăng cao, gây bồi lắng kênh rạch sông ngòi.
c. Tác động của các chất dinh dưỡng:
Các chất dinh dưỡng chứa thành phần Nitơ, photpho ở hàm lượng cao sẽ gây ra

hiện tượng phú dưỡng nguồn nước tiếp nhận mà kết quả là sự bùng phát đột biến của
các loại tảo và các thực vật trôi nổi màu xanh tầng mặt, làm giảm khả năng quang hợp
tầng đáy và sự suy giảm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước, gây ra tình trạng thiếu ôxy
trầm trọng trong nước.
Tác động của Nitơ tổng:
Hàm lượng Nitơ trong môi trường nước là một nhân tố cần thiết cho các vi sinh
vật do Nitơ là một thành phần cấu tạo protein và axit nucleic của vi sinh vật. Do đó, số
liệu về Nitơ trong môi trường nước là rất cần thiết để đánh giá mức độ có thể xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học. Nitơ trong nước có thể tồn tại ở các dạng sau: NH 3
(amoniac), muối amon (NH4NO3, (NH4S)2O4,….), NO2-, NO3- và N2.
Quá trình chuyển hoá nitơ trong môi trường nước do sự phân huỷ của các chất
hữu cơ có thể biểu diễn qua chuỗi sau:
Chất hữu cơ
(Protein)

Oxy hóa bởi

Oxy hóa bởi

NH3 vk nitrosomonas NO2 vk nitrobatera

NO3

-

Khử

NO3-

N2


Tác động của photpho:
Photpho là chất dinh dưỡng đầu tiên cần thiết cho sự phát triển của thực vật sống
dưới nước. Cũng như Nitơ, Photpho là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát triển
trong các công trình xử lý nước thải. Nếu nồng độ Photpho và Nitơ trong nước thải xả
ra sông quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng “tảo nở hoa”.
Hiện tượng “tảo nở hoa” là quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh, tảo nở khắp
thuỷ vực tạo thành một màn kín che phủ bề mặt nước làm ánh sáng và oxy không
khuếch tán vào môi trường nước làm cho các thuỷ sinh vật ở vùng giữa và vùng đáy
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

7


Đề án bảo vệ môi trường

thuỷ vực thiếu oxy, ánh sáng và chất độc tiết ra từ tảo có thể dẫn đến hiện tượng chết
hàng loạt của các thuỷ sinh vật.
d. Tác động do nhiễm vi sinh hàm lượng cao trong nước thải: đặc biệt là khi
nguồn nước này chảy vào các nguồn tiếp nhận là sông rạch có thể lan truyền các mầm
bệnh trong môi trường nước. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường
nước như: bệnh tiêu chảy, bệnh giun sán, bệnh ngoài da ... có tác động xấu đến sức khoẻ
người lao động.
2.1.1.3 Hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đầu ra
a. Hệ thống xử lý nước thải:
Hiện tại, tại Chợ Ngã Sáu có bố trí hầm tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh
hoạt cũng như nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Chợ. Hầm tự hoại này
có thể tích khoảng 5m3 (2,5m x 2m x 1m), được đặt ngay dưới nhà vệ sinh của Chợ.

(Bản vẽ chi tiết sẽ được trình bày ở phần phụ lục)
Đối với nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được thải trực tiếp vào hầm tự hoại. Nhưng
đối với nước thải kinh doanh của các tiểu thương thì sẽ được dẫn vào hầm tự hoại bởi
hệ thống cống nội bộ.
Nguyên tắc hoạt động của hầm tự hoại:
Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân hủy, lên men
cặn lắng hữu cơ. Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía
trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể
là hơn 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả
lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60 % phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận
hành bể. Qua thời gian 3 – 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ
yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Cặn trong bể tự hoại được lấy ra theo
định kỳ 3 tháng một lần. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại
trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình phân hủy cặn sau này.
Nước thải đầu ra của hầm tự hoại được thải vào hệ thống cống xả thải chung của
thị trấn Ngã Sáu.
b. Chất lượng nước thải đầu ra:
Để tiến hành đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của hầm tự hoại, Đơn vị tư vấn
đã tiến hành thu mẫu nước thải đầu ra của hầm tự hoại này. Kết quả phân tích chất
lượng nước thải đầu ra của hầm tự hoại như sau:
Bảng 4: Chất lượng nước thải đầu ra của hầm tự hoại tại Chợ
QCVN 14:
Tỉ lệ vượt
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả 2008/BTNMT
QCVN
(cột B)

(lần)
1 pH
7,2
5-9
Đạt
2 TSS
mg/L
525
100
5,25
3 BOD5
mg/L
280
50
5,6
34 PO4
mg/L
27,3
10
2,7
5 NO3
mg/L
63,7
50
1,3
+
6 NH4
mg/L
48,0
10

4,8
*
5
7 T. Coliform
MPN/100mL 17 10
5.000
340
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

8


Đề án bảo vệ môi trường

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm định - Tư vấn và Đầu tư Xây dựng, Kiểm định Nam
Mekong, 2012)
Nhận xét:
Phần lớn các chỉ tiêu đều vượt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) nhiều lần (trừ
pH), cụ thể là TSS (tổng chất rắn lơ lửng) vượt 5,25 lần; BOD 5 (chất hữu cơ có khả
năng phân hủy sinh học) vượt 5,6 lần;; PO43- (photphat) vượt 2,7 lần; NO3- (nitrat) vượt
1,3 lần; NH4+ (amoni) vượt 4,8 lần và tổng Coliform vượt cao nhất là 340 lần.
Nguyên nhân của việc phần lớn các chỉ tiêu vượt QCVN 14:2008/BTNMT là do
hầm tự hoại của Chợ chỉ có thể tích là 5m 3, trong khi lượng nước thải phát sinh hằng
ngày tại chợ là gần 10m3. Do đó, thời gian lưu của nước thải trong hầm tự hoại là không
đủ để các chất ô nhiễm được xử lý trước khi được thải ra môi trường bên ngoài.
Vì vậy, Chợ nên có một hầm tự hoại khác, lớn hơn và thể tích của nó có thể chứa
được và đảm bảo thời gian lưu của nước thải tối thiểu là 3 ngày. Do đó, thể tích của hầm
tự hoại mới tối thiểu phải là hơn 30m3.

2.1.2 Nước mưa chảy tràn
2.1.2.1 Tính toán lưu lượng phát sinh
Lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực Chợ được tính như sau:
Q q a S (m 3 / ngày)
q : lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất năm
2010:
265,4
q
8,82 (mm / ngày) 0,00882 ( m / ngày)
30
a : hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp Chợ
hoạt động trong nhà lồng kín, vì vậy chọn a = 0,95;
S: diện tích đất, S = 2800 m2;
Vậy Q = 0,00882 x 0,95 x 2800 = 23,46 m3/ngày (đây là lưu lượng của trận mưa lớn
nhất trong năm).
2.1.2.2. Đánh giá tác động do nước mưa chảy tràn
Chợ được đầu tư xây dựng các nhà lồng kiên cố, các công trình phụ trợ còn lại
như: nhà giữ xe, nhà ở của quản lý chợ và bảo vệ,… đều được xây dựng kiên cố và có
mái che. Do đó, nước mưa không thể tiếp xúc và chảy tràn trên nền Chợ được, nước
mưa được hứng bởi các máy nhà lợp bằng tole.
Bên cạnh đó, xung quanh khu vực tọa lạc của Chợ không có công trình kiến trúc
cao tầng, cây cao,… nên không khí trên các máy nhà lồng rất thông thoáng và sạch sẽ.
Trên các máy nhà lồng rất ít các chất ô nhiễm như bụi, lá cây,... Do đó, có thể nói nước
mưa chảy tràn trên các máy nhà lồng của Chợ là tương đối sạch và có thể thải trực tiếp
vào môi trường tiếp nhận là Sông Cái Dầu.
2.1.2.3. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn
Hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn khá đơn giản, bao gồm: các tấm tole được
dùng để làm mái của các nhà lồng, các máng xối và các ống thoát nước Ø90 được làm
từ nhựa PVC.
Các tấm tole được đặt nghiên một góc nhất định sao cho nước mưa chảy tràn trên

đó được thoát đi nhanh và không bị đọng nước. Các máng xối được đặt dưới chân của
các mái nhà để hứng nước mưa chảy từ cao xuống. Đồng thời, các máng xối này cũng
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

9


Đề án bảo vệ môi trường

có một độ nghiêng nhất định để thoát nước tốt, tránh đọng nước. Mặt dưới của các
máng xối được nối với các ống nhựa PVC dẫn nước Ø90, các ống nhựa này có nhiệm
vụ dẫn nước thoát ra sông Cái Dầu.
2.2 Đối với các loại chất thải rắn
2.2.1 Đối với rác thải sinh hoạt và rác thải kinh doanh
2.2.1.1 Thống kê nguồn thải
Rác thải sinh hoạt và rác thải kinh doanh tại Chợ có thành phần khá giống nhau:
Các loại rác thải sinh hoạt phát sinh tại chợ bao gồm: thức ăn thừa, giấy, bọc, vỏ hộp
cơm,…. Trong khi đó, rác thải phát sinh từ các hoạt động mua bán của người dân và tiểu
thương (rác thải kinh doanh) tại chợ là: rau cải bị thối, bọc, giấy, dây, đầu – đuôi – vảy
cá,… Các thành phần kể trên trong rác thải nếu không được quản lý và xử lý tốt thì
nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh tại khu vực Chợ là rất cao.
Chợ Ngã Sáu có tổng số hộ tiểu thương kinh doanh là 170 hộ. Theo tiêu chuẩn
Xây dựng TCXDVN 361:2006 mục 8 phần 8.6 trung bình từ 2- 3kg/hộ kinh doanh (lấy
trung bình là 2,5kg/ngày). Vậy lượng rác tổng cộng ước tính của các lô hộ vào khoảng
425kg/ngày. Bên cạnh đó, lượng rác của 9 nhân viên quản lý chợ phát ra trung bình
hàng ngày vào khoảng 4,5kg.
Bên cạnh đó, do Chợ Ngã Sáu nằm ven sông Cái Dầu nên có nhiều ghe thuyền
cập bến chợ để trao đổi, mua bán hàng hóa. Do vậy, các hoạt động này đã phát sinh ra

rác thải. Rác thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt và trao đổi mua bán của ghe thuyền
neo đậu trên sông chủ yếu là thành phần rác thải hữu cơ. Tổng lượng rác thải trung bình
ngày vào khoảng 50 kg/ngày.
Như vậy, tổng lượng rác sinh hoạt và kinh doanh phát sinh tại Chợ vào khoảng
479,5kg/ngày.
2.2.1.2. Đánh giá các tác động đến môi trường do rác thải sinh hoạt và rác thải
kinh doanh
Chất thải rắn sinh hoạt có chứa thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho
các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi, chuột, gián... là vật trung gian truyền
bệnh cho người, và có thể phát triển thành dịch. Hơn nữa, chất hữu cơ trong chất thải
rắn sinh hoạt lâu ngày bị phân hủy nhanh tạo ra các sản phẩm trung gian, sản phẩm
phân hủy bốc mùi hôi thối, khó chụi gây ảnh hưởng đến con người và môi trường đất,
nước, không khí.
2.2.1.3. Hệ thống thu gom và quản lý rác thải
Lượng rác thải phát sinh hàng ngày sẽ được tập trung tại trạm trung chuyển rác
trong khu vực Chợ. Tại Chợ được bố trí 5 thùng chứa rác cỡ lớn (có sức chứa 100kg/
thùng), có nắp đậy kín để tạm trữ rác. Định kỳ hàng ngày vào khoảng 4 giờ chiều, lượng
rác này được đội thu gom rác bởi Chi nhánh Công ty Công trình đô thị và Cấp nước
Châu Thành thu gom và chuyển đến bãi rác tập trung trong ngày.
2.2.2 Đối với rác thải nguy hại
2.2.2.1. Thống kê nguồn thải
Đây là công trình thương mại phục vụ cho quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa
giữa người dân và tiểu thương nên rất ít thải ra chất thải độc hại ảnh hưởng lớn đến môi
trường. Lượng rác độc hại chỉ phát sinh là do: bóng đèn hỏng, giẻ lau dầu mỡ,… hàng
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

10



Đề án bảo vệ môi trường

tháng phát sinh với lượng không lớn, lượng phát thải này đồng thời cũng không liên tục,
ước tính trung bình hàng tháng vào khoảng 10kg.
2.2.2.2. Đánh giá các tác động đến môi trường do chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại như đã liệt kê ở trên có tính độc hại rất cao đối với con
người và môi trường, đặc biệt là môi trường đất nếu không được quản lý và xử lý tốt.
Nếu các chất này phân tán vào đất sẽ gây nhiễm độc cho đất, thực vật, gián tiếp gây độc
cho các động vật ăn cỏ và con người. Các chất khó phân huỷ trong chất thải độc hại sẽ
tích tụ lại trong đất, gây độc mãn tính cho sinh vật và con người.
2.2.2.3. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại
Hiện tại, Chợ Ngã Sáu đã được Công ty chủ quản là Công ty TNHH Đầu tư Chợ
Gậu Giang lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Chi Cục Bảo Vệ Môi
Trường tỉnh Hậu Giang đúng như quy định.
Bên cạnh đó, tại Chợ cũng đã có thùng chứa rác thải nguy hại bằng nhựa, thể tích
khoảng 100lít, có nắp đậy kín và có dán chữ cảnh báo. Sau thời gian nhất định, ban
quản lý Chợ sẽ liên hệ và kí hợp đồng với các đơn vị có năng lực để tiến hành thu gom
và xử lý đúng như quy định của thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
2.3. Đối với không khí và tiếng ồn
2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm
+ Ô nhiễm tiếng ồn từ khu vực Chợ: quá trình hoạt động của Chợ, nguồn ồn phát
sinh chủ yếu từ khu vực bán các hàng thịt, cá, rau, cải, trái cây,.....mức độ ồn sẽ khác
nhau ở các thời điểm trong ngày, nguồn ồn sẽ giảm dần vào thời điểm trưa và chiều,
buổi sáng thì độ ồn là cao nhất. Nguồn ồn này mang tính chất thường xuyên. Bên cạnh
đó nguồn ồn còn phát ra từ phương tiện giao thông trong khu vực Chợ.
+ Nhiệt độ: do khu vực hoạt động của Chợ hàng ngày có rất đông người qua lại,
mua sắm hàng hóa nên nhiệt độ tại khu vực thường cao hơn mức bình thường, nếu
không được thông thoáng tốt sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người mua lẫn người bán
hàng.

+ Mùi: đối với khu vực Chợ tùy từng khu vực mua bán các loại hàng hóa, thực
phẩm khác nhau sẽ có mùi khác nhau. Đối với khu vực mua bán các loại hàng nông sản
thực phẩm tươi sống thì mùi tanh là rất đặc trưng, mùi phát sinh từ việc giết mổ cá, lấy
nội tạng,..đặc biệt, mùi này sẽ không phát sinh nặng nếu được lưu trữ và sử dụng hợp lý.
Đối với khu vực bán tương chao, khô, mắm: có mùi hôi là rất đặc trưng, mùi hôi này
không độc nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của các hộ kinh doanh mua bán. Còn đối
với các khu vực khác như: khu bách hóa công nghệ, mỹ nghệ, giày dép, kim chỉ,....ít và
hầu như là không phát sinh mùi hôi.
Bên cạnh đó, mùi còn phát sinh tại khu vực tập kết rác, đây là khu vực phát sinh
mùi nặng nhất vì toàn bộ rác thải sinh hoạt và buôn bán của tập trung tại đây. Mùi phát
sinh tại khu vực này sẽ là nguyên nhân sinh ruồi, muỗi lây lan mầm bệnh…. Mùi, khí
thải sinh từ quá trình phân hủy rác trong khu tập trung rác như CH 4, NH3, H2S, …gây
mùi khó chịu, gây các căn bệnh đường hô hấp.
Mùi hôi từ khu vực tập kết rác cũng như mùi phát sinh tại khu vực bán các loại
thực phẩm có mùi như: khô, các loại mứt, các loại thịt cá…; các nguồn này sẽ cuốn hút
ruồi muỗi, và chúng là tác nhân lan truyền dịch bệnh. Vì vậy, chúng tôi đã đề ra biện
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

11


Đề án bảo vệ môi trường

pháp giảm thiểu ruồi, muỗi phát sinh bằng cách lưu trữ rác trong các thùng rác bằng
nhựa và có nắp đậy kín.
+ Các nguồn phát sinh bụi: trong quá trình hoạt động ổn định thì tại Chợ ít phát
sinh bụi. Bụi chỉ phát sinh từ các phương tiện giao thông trong khu vực, nhưng nguồn ô
nhiễm này rất khó kiểm soát.

+ Khí thải: Các phương tiện vận chuyển hàng hóa trong chợ và các phương tiện
giao thông trong khu vực sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diezel. Bên cạnh đó, dự án
cũng bố trí 1 máy bơm chữa cháy DH 5,5 Hb chạy bằng xăng. Khi hoạt động các máy
móc này sẽ thải ra môi trường một khối lượng khí thải chứa các chất ô nhiễm như: NO x,
COx, SO2,….
2.3.2. Đánh giá tác động đến môi trường của không khí và tiếng ồn
2.3.2.1. Tác động của khí thải
+ Tác động của cacbon oxyt (CO):
CO là một chất khí, không mùi, không màu và có tỷ trọng gần bằng tỷ trọng của
không khí (1,25g/l ở điều kiện chuẩn), CO có độ hòa tan trong nước kém. Đây là một khí
độc, phần lớn tác động lên động vật máu nóng. Vì vậy, là chất độc cho con người ở nồng
độ cao CO gây thay đổi sinh lý và có thể gây chết người (ở nồng độ >750ppm). Thực vật
tiếp xúc ở nồng độ cao (100 - 1.000 ppm) sẽ bị rụng lá, xoắn quăn, cây non chết yểu (Hóa
học môi trường tập I, Đặng Kim Chi, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội 1998).
Do đó, sự hiện diện CO trong không khí ở nồng độ cao sẽ là tác nhân gây tác hại
đến sức khỏe con người và động vật máu nóng. Người và động vật có thể chết đột ngột
khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) mạnh gấp 250
lần so với ôxy. Các triệu chứng bệnh xuất hiện tương ứng với các nồng độ CO và mức
Hb.CO trong máu như sau:
Bảng 5: Mức độ gây độc phụ thuộc nồng độ CO trong máu
Nồng độ CO trong Nồng độ Hb.CO trong
Mức gây độc
không khí (ppm)
máu (phần đơn vị)
50
0,07
Nhiễm độc nhẹ
100
0,12
Nhiễm độc vừa và chóng mặt

250
0,25
Nhiễm độc nặng và chóng mặt
500
0,45
Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch
1.000
0,60
Hôn mê
10.000
0,95
Tử vong
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2006)
Ghi chú: Nồng độ Hb.CO: nồng độ CO có trong Hemoglobin (huyết sắc tố)
+ Tác động của NOx:
Sự hiện diện của NO và NO2 có thể gây ra hiện tượng khói quang học. Khí NO 2 có
thể hấp thụ phần lớn các bức xạ nhìn thấy làm giảm khả năng nhìn trong cả lúc trời ít mây và
ít các hạt lơ lửng, NO2 gây nguy hiểm cho sức khỏe ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Ở nồng độ
0,06ppm, nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây ra bệnh phổi.
Là một chất khí màu nâu nhạt, mùi của nó có thể được bắt đầu phát hiện ở nồng
độ 0,12ppm. Khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan
vào nước bọt vào đường tiêu hóa, sau đó vào máu. Trong không khí NO 2 kết hợp với
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

12


Đề án bảo vệ môi trường


hơi nước tạo thành axit HNO3 theo mưa rơi xuống đất tạo thành mưa axit gây hại cho
mùa màng, cây cối, nhà cửa.
Bảng 6: Tác hại của NO2 đối với người và động vật
Nồng độ (ppm)
Tác hại
>100

Có thể làm chết người và động vật khi tiếp xúc vài phút

>50 – 100

Có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau vài phút tiếp xúc

15-50

Gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc

0,06

Có thể gây bệnh phổi nếu tiếp xúc lâu dài
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2006)

+ Tác động của SO2:
Khí SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình
thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO 2 sau khi hít thở vào sẽ phân
tán trong máu tuần hoàn.
Bảng 7: Tác hại của SO2 đối với con người và động vật
Nồng độ ô nhiễm
Ảnh hưởng

3
30-20mg SO2/m
Giới hạn của độc tính
3
50mg SO2/m
Kích thích đường hô hấp, ho
3
260 - 130mg SO2/m
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)
3
1300 – 1000mg SO2/m
Liều gây chết nhanh (30 – 60phút)
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2006)
Độc tính chung của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B
và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thụ lượng lớn SO 2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo
huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.
Đối với thực vật: đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả.
Nồng độ SO2 chỉ khoảng 0,03ppm đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau quả. Đối
với các loại thực vật nhạy cảm, giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 – 0,30 ppm.
Nhạy cảm nhất đối với SO2 là các thực vật bậc thấp, rêu, địa y. Ở nồng độ thấp nhưng
với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá úa vàng và rụng. Khi nồng độ SO 2 trong
không khí khoảng 1-2ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ. Ở nồng độ
cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh chết đối với thực vật.
SO2 là chất chủ yếu của mưa axit. Mưa axit làm tổn thương lá cây, trở ngại quá
trình quang hợp, làm cho lá cây bị vàng úa và rụng, phá hoại các tổ chức bên trong,
khiến cho cây trồng mọc khó khăn. Mưa axit còn cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ làm
suy giảm khả năng chống bệnh và sâu hại của cây. Mưa axit làm axit hoá đất, giải phóng
các ion kim loại gây độc cho thực vật.
Đối với vật liệu: sự có mặt của các khí axit trong không khí ẩm làm tăng cường
quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông, các công trình xây dựng, nhà cửa.

Đối với khí hậu khu vực: sự tích luỹ SO 2, NO2 trong khí quyển dẫn đến axit hoá
nước mưa. Khí SO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit đang xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới. Sự lan truyền chất ô nhiễm khí axit diễn ra trên quy mô rộng lớn,
không biên giới nhưng trong khu vực có nguồn thải SO 2 lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp.
Do vậy, quá trình công nghệ có sử dụng nhiên liệu dù quy mô nhỏ chưa gây ô nhiễm
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

13


Đề án bảo vệ môi trường

một cách trực tiếp cũng gián tiếp góp phần làm ô nhiễm tầng khí quyển. Mưa axit sẽ gây
thiệt hại tài nguyên sinh học trong khu vực.
Nhận xét: Các tác động từ máy chữa cháy hoạt động không thường xuyên và dựa
theo mức phát thải để tính toán thành phần ô nhiễm đã được trình bày ở nội dung trên
cho thấy mức độ ảnh hưởng của khí thải máy chữa cháy ở mức thấp, không đáng kể.
2.3.2.2. Tác động của tiếng ồn và bụi
Nguồn phát sinh tiếng ồn trong quá trình hoạt động của khu vực Chợ, nguồn phát
sinh này chủ yếu do quá trình buôn bán trao đổi, và do quá trình vận chuyển lưu thông.
+ Tác động do ô nhiễm bụi: bụi phát ra chủ yếu là do phương tiện giao thông di
chuyển qua lại, khách hàng mua sắm di chuyển tới lui các tuyến đường lối đi phát sinh
ra bụi. Thành phần bụi nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ gây khó chịu cho các hộ
buôn bán, ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh thực phẩm.
+ Tác động do tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án: tiếng ồn là âm thanh
không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe có thể là một âm thanh
hay nhưng nó không xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ.
Bảng 8: Tác động của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khỏe con người

Mức ồn (dBA)
Tác dụng lên người nghe
0
Ngưỡng nghe thấy
100
Bắt đầu làm biến đổi nhịp tim
110
Kích thích mạnh màng nhĩ
120
Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135
Gây bệnh thần kinh, nôn mửa làm yếu xúc giác và cơ bắp
140
Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
150
Nếu nghe lâu sẽ thủng màng tai
160
Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190
Chỉ nghe trong thời gian ngắn đã nguy hiểm
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003)
Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ quan thính giác:
Cơ quan thính giác của con người có một khả năng chịu đựng sự tác động của
tiếng ồn và có khả năng phục hồi lại độ nhạy cảm rất nhanh. Sự thích nghi của tai người
cũng có một giới hạn nhất định;
Khi tiếng ồn được lặp lại nhiều lần, thính giác không có khả năng phục hồi hoàn
toàn về trạng thái bình thường. Sau một thời gian dài sẽ sinh ra các bệnh lý như bệnh
nặng tai và điếc.
Bảng 9: Thời gian chịu đựng tiếng ồn tối đa của tai người
Thời gian tác động (giờ/ngày)

Mức độ ồn (dBA)
1
105
2
100
4
95
6
92
8
90
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003)
2.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

14


Đề án bảo vệ môi trường

2.3.3.1 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Tại Chợ tiếng ồn phát sinh chủ yếu là vào buổi sáng (khoảng 2-3 giờ/ngày). Tuy
nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động do tiếng ồn gây ra, Ban quản lý chợ
đã đặt ra các nội quy về hoạt động của từng khu vực cụ thể (giới hạn giờ giấc sinh hoạt)
nhằm bảo đảm sự yên tĩnh cho các hộ dân ở khu vực dân cư xung quanh Chợ. Tuy nhiên,
do tính chất Chợ là nơi tập trung đông người nên rất khó có thể kiểm soát được nguồn ô
nhiễm này.
Còn tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực không liên tục, mức ồn

cũng rất biến thiên khó xác định được. Tuy nhiên, trong trường hợp Chợ Ngã Sáu, số lượng
các phương tiện vận chuyển lại chợ không nhiều và thường phân bố đều vào mọi thời điểm
trong ngày. Do đó, tác động do yếu tố này là không đáng kể.
2.3.3.2. Hạn chế mùi từ khu vực Chợ
Đối với các khu vực mua bán trong Chợ phát sinh mùi hôi, đặc biệt là khu chợ cá,
thịt. Để hạn chế mùi thì sau khi tan chợ, Ban quản lý chợ đã thường xuyên đi kiểm tra
và nhắc nhở các tiểu thương làm vệ sinh, dọn dẹp, rửa sạch sẽ trước khi về để hạn chế
phát sinh mùi hôi.
Đối với mùi hôi của rác thải tại Chợ: chúng tôi đã đề ra biện pháp giảm thiểu,
khống chế bằng cách thu gom rác thải vào 5 thùng rác lớn có nắp đậy đã được bố trí ở
khu vực nhất định. Hàng ngày, vào lúc 4h chiều, nhân viên thu gom rác thải sinh hoạt
của Chi nhánh Công trình đô thị và Cấp nước huyện Châu Thành sẽ đến thu gom và vận
chuyển đến bãi chôn lắp rác hợp vệ sinh. Mục tiêu là nhằm tránh lượng rác thải phát
sinh trong quá trình hoạt động của chợ bị ứ đọng gây mùi hôi, ảnh hưởng đến quá trình
buôn bán của các hộ kinh doanh trong khu vực chợ và những người dân sống xung
quanh và làm mất mĩ quan khu vực Chợ.
2.3.3.3. Cải thiện yếu tố vi khí hậu
a. Giảm tác động của bụi:
- Thường xuyên phun xịt nước vệ sinh các tuyến đường, giảm thiểu khói bụi
xe cộ lưu thông;
- Các xe cộ lưu thông trong khu vực chợ đảm bảo vận tốc < 5km/h nhằm giảm
thiểu khói thải và bụi ảnh hưởng đến khí hậu cục bộ tại khu Chợ.
b. Giảm tác động do nhiệt độ:
- Cấm các hoạt động chế biến thức ăn hay đốt cháy trong khu vực Chợ;
- Nhà lồng chợ được xây thông thoáng đảm bảo không khí lưu thông tốt nhằm
giảm đi tình trạng nóng nực vào những lúc cao điểm tại Chợ.
2.3.4. Chất lượng môi trường không khí trong khu vực Chợ
Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí trong khu vực Chợ, đơn vị tư vấn
tiến hành khảo sát, lấy mẫu không khí ngay tại nhà lồng của Chợ, kết quả kiểm nghiệm
mẫu như sau:

Bảng 10: Kết quả phân tích các mẫu không khí tại khu vực Chợ
QCVN 05: 2009/ BTNMT
Kết
quả
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số TT
xác định
tình
KK1
KK2
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

15


Đề án bảo vệ môi trường

1

Tiếng ồn

dB

75,8

71,2


70**

2

Bụi tổng

μg/m3

35,8

280,6

300

3

SO2

μg/m3

114,5

217,0

350

4

NO2


μg/m3

95,2

124,1

200

5

CO

μg/m3

11.240

19.342

30.000

6

NH3

μg/m3

97,5

36,7


200*

7

H2S

μg/m3

25,3

6,7

42*

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm định - Tư vấn và Đầu tư Xây dựng, Kiểm định Nam
Mekong, 2012)
Ghi chú: + KK1: Không khí bên trong nhà lồng Chợ
+ KK2: Không khí xung quanh Chợ
+ **: QCVN 26: 2010/BTNMT
+ *: QCVN 06: 2009/BTNMT
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực nhà lồng Chợ và không xung
xung quanh Chợ như bảng trên và so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN
06:2009/BTNMT cho thấy tất cả các thông số kiểm nghiệm điều đạt quy định của các
quy chuẩn này. Đều này cho thấy chất lượng không khí trong khu vực Chợ vẫn còn khá
tốt.
Đối với tiếng ồn thì khi so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT, ta thấy cường độ ồn
ở mức cao và đã vượt quy định của quy chuẩn này. Điều này cho thấy, khu vực Chợ đã
bị ô nhiễm tiếng ồn. Nguyên nhân của sự ô nhiễm tiếng ồn là do tính chất đặc thù của
Chợ là nơi tập trung đông người, lưu lượng xe cộ qua lại nhiều, việc trao đổi qua lại

giữa người dân và tiểu thương đã phát sinh ra tiếng ồn. Tuy nhiên, mức ô nhiễm tiếng
ồn tại Chợ chỉ vào những lúc cao điểm, còn những thời điểm bình thường thì khu vực
Chợ không ồn ào quá mức.

CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
3.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

16


Đề án bảo vệ môi trường

Trong quá trình hoạt động của Chợ Ngã Sáu, các biện pháp và hạng mục công
trình bảo vệ môi trường đã được đầu tư xây dựng như sau:
+ Hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn, là các mái của nhà lồng
Chợ. Tuy nhiên, do Chợ chưa xây dựng hoàn chỉnh nên còn một số khu vực trong Chợ
chưa được lắp kín;
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên, do hệ thống đang quá tải
nên Chợ sẽ tiến hành đầu tư lại hầm tự hoại 3 ngăn mới có thể tích thích hợp để có khả
năng xử lý hết lưu lượng nước thải phát sinh tại Chợ;
+ Nhà lồng Chợ được xây dựng cao ráo, thoáng mát nhằm giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường không khí tại khu vực Chợ;
+ Bố trí 5 thùng rác lớn có sức chứa 10kg/thùng và có nắp đậy kín để tạm
chứa rác thải phát sinh tại Chợ trước khi được Cơ quan có chức năng thu gom vào 16h
mỗi ngày;

+ Bố trí các thiết bị chữa cháy gồm 5 bình chữa cháy (8kg/bình) và một máy
chữa cháy bằng nước có công suất 5,5Hb;
+ Bố trí thùng lưu trữ chất thải nguy hại ngay kho của Chợ. Thùng bằng nhựa,
có sức chứa khoảng 100kg/thùng có nắp đậy kín và dán chữ cảnh báo đúng quy định.
+ Chợ đã được chủ đầu tư lập hồ sở đăng kí nguồn thải chất thải nguy hại tại
Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Hậu giang;
3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường chưa thực hiện, còn tồn tại trong quá trình
hoạt động của Chợ
+ Hệ thống thu gom và thoát nước mưa tại khu vực chưa hoàn chỉnh. Nguyên
nhân là do các nhà lồng của Chợ chưa được xây dựng xong. Do đó, chủ đầu tư sẽ sớm
tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các nhà lồng để đảm bảo toàn bộ khu vực Chợ được che
chắn bởi các mái tole của nhà lồng.
+ Hầm tự hoại của Chợ hiện tại chỉ có 5m 3, trong khi lượng nước thải phát sinh
tại Chợ mỗi ngày là gần 10m3. Thời gian lưu của hầm tự hoại tối thiểu phải là 3 ngày, do
đó, hầm tự hoại của Chợ đã bị quá tải. Chủ đầu tư sẽ sớm tiến hành xây dựng hầm tự
hoại mới có thể tích tối thiểu là 30m3 để đáp ứng cho việc xử lý lượng nước thải phát
sinh tại Chợ;
+ Chợ chưa được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động;
+ Khu vực ven sông Cái Dầu của Chợ chưa bố trí các thùng chứa rác tạm thời cho
những người dân và
tiểu thải
thương
chuyển bằng ghe, xuồng;
Nước
sinhdihoạt
+ Chợ chưa có sơ đồ bố trí hoàn chỉnh;
3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện bổ sung
3.3.1. Hệ thống xử lý nước
thải cống, ống
Hệ thống

Theo tính toán ở chương
thì tổng lượng nước thải sinh hoạt, nước thải phát sinh
thu2gom
từ việc buôn bán của tiểu thương trong Chợ vào khoảng 9,37 m3/ngày. Để xử lý lượng
nước thải sinh hoạt này của công nhân, chủ đầu tư sẽ xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn.
+ Quy trình xử lý nước thải: Hầm tự hoại
Nước thải hoạt động
Cống thu nước ra
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

Nguồn tiếp nhận

17


Đề án bảo vệ môi trường

Hình 3. Quy trình xử lý nước thải tại Chợ
+ Thuyết minh quy trình:
Nước thải phát sinh từ việc buôn bán của các tiểu thương và nước thải sinh hoạt
của cả Chợ sẽ được thu gom về hầm tự hoại 3 ngăn thông qua hệ thống cống rãnh và
ống thu nước. Nước thải sau khi vào bể tự hoại sẽ được lưu giữ lại và được xử lý đạt
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) trước khi được thải ra nguồn tiếp nhận
Sông Cái Dầu.
+ Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn:
Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân hủy, lên men
cặn lắng hữu cơ. Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía
trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể

là hơn 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả
lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60 % phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận
hành bể. Qua thời gian 3 – 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ
yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Cặn trong bể tự hoại được lấy ra theo
định kỳ 3 tháng một lần. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại
trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình phân hủy cặn sau này.
+ Cấu tạo của hầm tự hoại 3 ngăn:
Hầm tự hoại 03 ngăn bao gồm:
- Ngăn chứa phân: có kích thước lớn nhất, chiếm 1/2 dung tích hầm. Nơi đây
là nơi tích trữ phân. Phần bùn và các váng nổi bọt bị giữ lại bên ngăn chứa phân.
- Ngăn lắng: Chiếm 3/4 thể tích còn lại, nơi này chỉ nhận nước từ ngăn chứa
phân đi qua bằng các lỗ thông trên vách.
- Ngăn lọc: Chiếm 3/4 thể tích còn lại, nước từ ngăn lắng sau khi đã lắng cặn sẽ
đi qua ngăn lọc bằng các lỗ thông trên vách. Nơi đây, phần nước sẽ được lọc qua các lớp
cấu tạo và đặt sẵn.
Tùy thuộc vào lượng nước thải được thải ra mỗi ngày mà việc thiết kế, bố trí các
công trình xử lý nước thải sinh hoạt một cách thích hợp nhất.
+ Tính thể tích của bể tự hoại:
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

18


Đề án bảo vệ môi trường

Theo Trần Đức Hạ (2006), thể tích bể tự hoại cần thiết cho hoạt động của kho
được tính toán như sau:

- Phần lắng:
Trong đó
 q: tiêu chuẩn thải nước của một người trong một ngày
 N: số người bể tự hoại phục vụ
(Theo chương 2 thì Q = q x N = 9,37m3/ngày, chọn Q = 10 m3/ngày)
 T1: thời gian nước lưu lại trong bể tự hoại - 3 ngày;
Vậy W1 = 30 m3
- Thể tích phần chứa cặn và lên men cặn:

Trong đó
 a: tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của bể tự hoại của một
người trong một ngày, lấy bằng 0,27 l/người.ngày;
 b: hệ số kể đến độ giảm thể tích bể do bùn cặn nén, lấy bằng 0,7;
 c: hệ số kể đến việc giữ lại một phần bùn cặn đã lên men sau mỗi lần
hút và lấy bằng 1,2;
 p1: độ ẩm của bùn cặn khi mới bắt đầu lắng giữ lại trong bể, lấy bằng
95%;
 p2: độ ẩm của bùn cặn sau khi nén, lấy là 90%;
 T2: thời gian giữa hai lần hút bùn cặn lên men (thường lấy từ 90 đến
180 ngày) - 180 ngày;
Vậy W2 = 2,83 m3
Tổng thể tích của bể tự hoại (W), m3
W = W1 + W2 = 30 + 2,83 = 32,83m3 ≈ 33 m3

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo hầm tự hoại 3 ngăn
(bản vẽ chi tiết xem ở phần phụ lục kèm theo)
3.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn từ hoạt động của ghe thuyền trên sông
Đối với thành phần rác thải từ các ghe thuyền buôn bán cần tuân theo quy định:
+ Chợ sẽ bố trí thêm 5 thùng chứa rác có nắp đậy kín tại khu vực bến sông Cái
Dầu và khu vực tự sản tự tiêu.

Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Môi Trường MTVC
ĐC: 32, đường B24, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
ĐT: 0710 222 0 777

19


×