Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CHUYÊN đề HƯỚNG dẫn học SINH ôn THI THPT QUỐC GIA LỊCH sử VIỆT NAM lớp 11 bài 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.89 KB, 17 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA
BÀI 20 LỊCH SỬ LỚP 11.
A. Đặt vấn đề.
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ năm 2015, Bộ GD-ĐT đã đổi mới
phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực
và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng
năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp.Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc
gia và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã đạt được những mục tiêu cơ bản,
được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc
gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Đối với môn Lịch sử, phương án thi THPT quốc gia sẽ như năm 2017 là sử dụng
hình thức thi trắc nghiệm khách quan (40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời
gian là 50 phút). Tuy nhiên kì thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GD – ĐT sẽ mở
rộng đơn vị kiến thức đó là 30% chương trình Lịch sử 11 và 70% chương trình Lịch
sử lớp 12; các câu hỏi về vận dụng (vận dụng thấp và cao) cũng sẽ tăng lên. Chính vì
vậy việc ôn tập cho học sinh thi THPT quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với việc
nâng cao chất lượng.
Để đáp ứng với yêu cầu đó tôi chọn chuyên đề “HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN
TẬP THI THPT QUỐC GIA BÀI 20 LỊCH SỬ LỚP 11” giúp cho việc ôn tập thi
THPT quốc gia có nhiều thuận lợi. Chuyên đề cũng là tài liệu tham khảo cho học sinh
và giáo viên trong việc ôn tậ.p
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
1.1 Câu dẫn là một câu hỏi.
Phải có từ để hỏi. Các phương án trả lời là một câu độc lập nên được viết hoa ở đầu
câu và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868)ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực
nào?


A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.


D. Chính trị, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.
1.2 Câu dẫn là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh.
Câu dẫn là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh (câu bỏ lửng) thì nối với các phương án trả
lời phái trở thành câu hoàn chỉnh nên không viết hoa (trừ tên riêng, tên địa danh) ở
đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Phái Cấp tiến của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ do Ti-lắc cầm đầu chủ trương
A. đấu tranh kiên quyết chống thực dân Anh.
B. phản đối đạo luật chia đôi xứ Bengan
C. buộc Anh thu hồi đạo luật đôi xứ Bengan.
D. hòa hoãn với thực dân Anh
1.3. Câu dẫn là câu phủ định.
Câu dẫn là câu phủ định phải in đậm từ phủ định để học sinh xác định đúng câu trả
lời.
Ví dụ: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ đối với khu
vực Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX?
A. Gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Độc chiếm khu vực Mĩ latinh.
C. Đoàn kết các dân tộc châu Mĩ.
D. Khống chế các nước Mĩ la-tinh.
1.4.Câu điền thế.
Điền một chố trỗng hoặc nhiều hơn một chố trống.
Chọn một câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về nội
dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng:
Ví dụ: Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây:
“Bên cạnh các Đế quốc “già” ( Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các

Đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng.......Mâu
thuẫn giữa các nước Đế quốc về vẫn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi”
A. thái độ hung hãn.


B. có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
C. có sức mạnh về quân sự.
D. có ít thuộc địa.
1.5.Câu TNKQ sử dụng tranh ảnh.
Đây là hình ảnh sự kiện mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến
độc lập dần trở thành một nước nửa thuộc địa. Hãy cho biết đó là sự kiện gì?
A.

Nga ép Trung Quốc kí hiệp ước bất bình đẳng.

B.

Triều đình Mãn Thanh kí với thực dân Anh Hiệp ước Nam Kinh.

C.

Triều đình Mãn Thanh kí kết với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu.

Thực dân Pháp buộc Trung Quốc kí hiệp ước cắt một số vùng đất.
2. YÊU CẦU XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
-

Ý chính để hỏi phải nằm trong câu dẫn (tốt nhất nên để ở đầu câu), không được
đưa vào các đáp án.


-

Xác định rõ ràng nhiệm vụ cần giải quyết của câu hỏi

-

Phải có chắc chắn một câu trả lời đúng (có thể có phương án đúng hoặc đúng
nhất).

-

Phương án trả lời không được gợi ý cho nhau, câu sau không là đáp án của câu
trước.

-

Không sử dụng xu hướng phương án đúng luôn dài hơn các phương án còn lại

-

Những phương án nhiễu tránh quá khác biệt so với phương án đúng.

-

Câu hỏi phải đánh giá nội dung nằm trong chương trình, SGK;

-

Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;


-

Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

-

Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững
kiến thức;

-

Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của
học sinh;


-

Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi
khác trong bài kiểm tra;

-

Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

-

Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có
phương án nào đúng” hoặc có hai hoặc ba phương án đúng.

-


Các phương trả lời nên có độ dài tương tự nhau. Nếu độ dài khác nhau thì xếp
thứ tự từ ngắn đến dài hoặc ngược lại, khi có các mốc thời gian nên sắp xếp
theo thứ tự thời gian .

-

Không nên viết phương án trả lời câu sau là đáp án hoặc kết quả của câu trước.

-

Các phương án đúng nên được đảo lộn và có thể lặp lại với số lần tương đương
nhau, phương án đúng không nên tập trung vào B hoặc C…

-

Xây dựng đáp án đúng trước khi xây dựng các phương án nhiễu

-

Câu hỏi không được vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của
Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử.

3. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA
CHỌN
3.1 Lưu ý chung
- Tập trung vào một vấn đề duy nhất:
Một câu hỏi tự luận có thể KT được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy
nhiên, đối
với câu hỏi nhiều lựa chọn, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là

duy
nhất).
- Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các
câu độc
lập với nhau
Các HS giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc
nghiệm để trả
lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân
chung, cần


phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này.
Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh.
- Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân
- Tránh việc sử dụng sự khôi hài:
-

Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có
sức thuyết

phụcà làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo.
- Sự khôi hài cũng có thể làm cho HS xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn
3.2. Kỹ thuật viết phần dẫn
- Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử
dụng từ ngữ cho phép HS biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì
Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ
ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.
- Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:
Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên
quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các

tiểu mục nhìn thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường
hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong
chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề.
3.3 Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
- Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu
chọn 1 phương án đúng/đúng nhất
- Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…)
Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài
hơn các phương án khác.
Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, độ dài, loại từ.


- Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi
- Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương
án nào”
Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là
đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả
những phương án trên hoặc Không có phương án nào
- Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như
“thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, chủ yếu... hoặc các từ hạn định cụ
thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”…
Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm
nên câu trả lời đ
- Lưu ý đối với phương án nhiễu
+ Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;
Ví dụ:
Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga quân chủ chuyên chế theo thế chế chính trị
nào ?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Dân chủ đại nghị

C. Quân chủ chuyên chế
D. Quân chủ lập hiến
Thí sinh sẽ dễ dàng biết được là nước Nga theo chể chế chính trị quân chủ chuyên
chế.
+ Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp HS
nhận biết câu trả lời
Đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức còn có tên gọi khác là gì?
A. Đảng Quốc xã.
B. Đảng Cộng sản.


C. Đảng Liên minh xã hội.
D. Đảng Liên mình dân chủ.
Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì khơng cùng dạng ngữ pháp.
4. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI 20 LỊCH SỬ 11
(CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM
1873
ĐẾN NĂM 1884 . NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG)
I. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ
NHẤT ( 1873), KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ.
2. Thực dân Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ nhât (1873)
- Sau khi thiêt lâp bơ may cai tri ơ Nam Ki. Phap rao riêt chn bi cho vi êc đanh
chiêm Bắc Ki.
- Phap
́ dưng nên vu Đuyquy ở Hà Nội. Lấy cơ giải quyết “vụ
Đuy quy”, 1873, Pháp đưa quân đánh Hà Nội (20/11/1873) va
sau đó chiêm các tỉnh đờng bằng Bắc Ki (23/11 => 12/12/1873)
3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những
năm 1873 -1874

- Khi Phap đanh thanh Ha Nơi, 100 binh sĩ đa chiên đâu đên ngươi ci cung tai ơ
Quan Chương.
- Tởng đơc Nguyễn Tri Phương đa dũng cảm chiên đâu va hy sinh.
- Nhân dân chu đơng khang chiên ơ Hưng n, Nam Đinh, Thai Binh.
- Ngày 21/12/1873, quân ta giành thắng lợi ở trận Cầu
Giấy, tương Gacniê tư trân. Thưc dân Phap hoang mang lo sơ va tm cach thương
lương vơi triều đinh H.
- Hiêp ước Giap Tuất (15/3/1874) đươc ki, Phap
́ rút khỏi Bắc Kì
nhưng triều đinh lai dâng toan bơ sau tinh Nam Ki cho Phap .
II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ
HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KỲ
TRONG NHỮNG NĂM 1882-1883.


1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh
Bắc Kì lần thứ hai (1882 -1884)
a.Bới cảnh lịch sử:
+ Trong khoảng gần 10 năm sau Hiêp ước Giap Tuất, chủ qùn cua dân tơc
bi vi pham nghiêm trong, đât đai bi mât, nơi tri, ngoai giao bi l ê thu ơc.
- Nền kinh tê TBCN ơ Phap ngay cang phat triển, giơi cầm qùn Phap thơng nhât
đương lơi mơ rơng xâm lươc thc đia.
- 1882, Phap qut đinh đanh ra Bắc Kì lần II.
b.Diễn biến
- 1882, vin
̣ cơ triều đinh H vi pham Hiêp ước Giap Tuất, qn Phap kéo ra
Bắc.
- 3/4/1882, chúng bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
- 25/4/1882, quân Pháp đánh chiếm thanh Hà Nội.
- 3/1883, Phap

́ chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Đònh.
2.Nhân dân Hà Nội và
chiến.

các tỉnh Bắc Kì kháng

- Nhân dân tư tay đơt cac day phơ, tao thanh hang rao lưa cản giặc. ( Ha Nội va Nam
Đinh)
- Tai Ha Nơi, quan qn triều đinh do Hòang Diệu chi huy đa chiên đâu anh dũng
bảo vê thanh.
- Qn dân cac tinh quanh Ha Nơi tch cưc chn bi chơng gi ăc, nhiều trung tâm
khang chiên xt hiên.
- Ngay 19/5/1883, quân dân ta chiên thắng trận Cầu Giấy lần hai,
Rivie tư trân. Chiến thằng Cầu Giây lần hai đã thể hiện rõ
quyết tâm tiêu diệt giặc Pháp của nhân dân ta.
III.
THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN
AN.HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
2.Hai bản hiệp ước 1883 và 1884.Nhà nước phong
kiến Nguyễn đầu hàng.


a. Hiệp ước Hác – măng
- Hồn cảnh lịch sử.
+ Thưc dân Phap tân cơng va chiêm đươc cua biển Thuận An.
+ Triều đinh nha Nguyễn vơ cung bơi rơi va xin đinh chiên
- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước
Hácmăng do Phap thảo sẵn.
- Nội dung: (SGK)
- Hậu quả:

+ Lam cho chu qùn độc lập cua dân tộc ta bi vi pham một cach trắng trơn.
+ Tiêp tuc gây nên nởi bât binh trong nhân dân.
b. Hiệp ước Pa tơ nốt 1884
- Hồn cảnh
+ Phong trao đâu tranh chơng Phap cua nhân dân ta vẫn tiêp diễn gây cho Phap
nhiều khó khăn
+ Để xoa diu dư luận va mua chuộc cac phần tư phong kiên đầu hang, ngay 6-6-1884,
nha Nguyễn ki vơi Phap hiệp ươc Pa tơ nơt
- Nội dung:
+ Về cơ bản giơng Hiệp ươc Hac – măng
+ Thưc dân Phap giao Binh Thuận va ba tinh Thanh- Nghệ - Tĩnh cho triều đinh H
cai quản.
Hậu quả :
+ Thu tiêu nền độc lập dân tộc cua đât nươc.
-

+ Việt Nam trơ thanh thuộc đia nưa phong kiên.
5. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ƠN TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ
NHẬN THỨC.
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


I. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp có âm mưu gì?
A. Mở rộng chiến tranh ra cả nước.
B. Tiến hành đánh chiếm kinh thành Huế.
C. Đánh ra Bắc Trung Kì.
D. Buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng.
Câu 2. Sau khi tới Hà Nội, Gác ni ê đã gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu
cầu

A. đầu hàng.
B. giải tán quân đội, nộp khí giới
C. mở cửa thành Hà Nội.
D. đàm phán với chúng.
Câu 3. Chỉ huy quân đội triều đình trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp đánh
chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3. Chỉ huy quân đội triều đình trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp đánh
chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) là
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 4. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, triều đình Huế đã kí kết với thực dân
Pháp bản Hiệp ước
A. Nhâm Tuất


B. Hác măng
C. Giáp Tuất.
D. Pa tơ nốt.
Câu 5. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 đã tiêu diệt tên chỉ huy nào của thực dân
Pháp?
A. Cuốc bê.
B. Ri vi e.
C. Gác ni e.
D. Duy –puy.

Câu 6 Trận Cầu Giấy lần thứ hai 1883 đã tiêu diệt tên chỉ huy nào của thực dân Pháp?
A. Cuốc bê.
B. Ri vi e.
C. Gác ni e.
D. Duy –puy.
Câu 7. Cuộc nổi dậy tiêu biểu nào phản đối hiệp ước Giáp Tuất 1874 ?
A. Khởi nghĩa do Trần Tấn, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi Hương Khê
D. Khởi nghĩa Ba Đình
Câu 8. Để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai, thực dân Pháp đã
A. dựng lên vụ Duy – puy
B. vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874
C. giở trò khiêu khích
D. gửi tối hậu thư cho triều đình nhà Nguyễn.
Câu 9. Để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ nhất , thực dân Pháp đã
A. dựng lên vụ Duy – puy.


B. vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874
C. giở trò khiêu khích
D. gửi tối hậu thư cho triều đình nhà Nguyễn.
Câu 10. Sau khi Pháp đánh chiếm kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã kí với thực dân
Pháp bản hiệp ước nào?
A. Nhâm Tuất
B. Hác măng
C. Giáp Tuất.
D. Pa tơ nốt.
II. Câu hỏi thông hiểu.
Câu 11. Trước hành động của Đuy-puy, triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế

nào?
A. Nhờ thực dân Pháp giải quyết “vụ Đuy-puy”
B. Kiên quyết yêu cầu Đuy-puy chấm dứt các hành động khiêu khích.
C. Hợp tác với nhà Thanh để giải quyết “vụ Đuy-puy”
D. Mời Đuy-puy đến thương thuyết.
Câu 12. Nhân dân Hà Nội đã làm gì khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ
nhất 1873.
A. Nhanh chóng tan rã trước cuộc xâm lược.
B. Tiếp tục chiến đấu.
C. Chiến đấu cùng quân đội triều đình.
D. Đầu hàng thực dân Pháp.
Câu 13. Nhân dân Hà Nội đã làm gì khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ
hai 1883.
A. Nhanh chóng tan rã trước cuộc xâm lược.
B. Chiến đấu cùng quân đội triều đình.
C. Đầu hàng thực dân Pháp.


D. tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.
Câu 14. Mục đích của thực dân Pháp kí hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm
A. xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
B. chống lại phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
C. hợp tác với triều đình nhà Nguyễn về kinh tế
D. tăng thêm quyền lợi của Pháp ở Việt Nam.
Câu 15. Các văn thân sĩ phu yêu nước đã làm gì khi thực dân Pháp chiếm thành Hà
Nội lần thứ nhất 1873.
A. Nhanh chóng tan rã trước cuộc xâm lược.
B. Lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp.
C. Chiến đấu cùng quân đội triều đình.
D. Đầu hàng thực dân Pháp.

Câu 16. Sau khi kí hiệp ước Hác-măng, để chấm dứt chiến sự quân Pháp đã
A. kí hiệp ước Pa-tơ-nốt
B. Thương lượng với nhà Thanh.
C. Tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại.
D. thiết lập bộ máy cai trị trên cả nước.
Câu 17. Khi thực dân Pháp tấn công vào kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã có thái độ
như thế nào?
A. Bối rối, xin đình chiến.
B. Kiên quyết chống trả.
C. Kêu gọi nhân dân kháng chiến.
D. Nhờ sự giúp đỡ của nhà Thanh.
Câu 18. Hiệp ước nào sau đây nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là
đất thuộc Pháp?
A. Nhâm Tuất
B. Hác măng


C. Giáp Tuất.
D. Pa tơ nốt.
Câu 19. Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược Bắc Kì năm 1873
A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Trận Cầu Giấy lần thứ hai.
C. Trận chiến đấu ở ô Quan Chưởng.
D. Trận chiến chống Pháp ở Nam Định.
Câu 20. Theo hiệp ước Hác – măng, vùng đất nào thực dân Pháp giao cho triều đình
nhà Nguyễn quản lí?
A. Bắc Kì
B. Nam Kì
C. Trung Kì

D. Bắc Kì và Trung Kì.
III. Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu 21. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 đã tác động như thế nào đến
thực dân Pháp?
A. Tiếp tục tiến hành các cuộc hành quân xâm lược.
B. Hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
C. Từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
D. Rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần
thứ nhất 1873.
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn
khởi.
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ
C. Buộc thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn.


D. Kí hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai 1883?
A. Làm cho Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
B. Thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
C. Buộc thực dân Pháp từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
D. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác măng với thực dân Pháp.
Câu 24. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873
A.Nhân dân vô cùng phấn khởi, làm cho Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương
lượng.
B. Thể hiện quyết tâm chống triều đình nhà Nguyễn của nhân dân ta.
C. Buộc thực dân Pháp từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
D. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác măng với thực dân Pháp.
Câu 25. Những văn bản ngoại giao nào đánh dấu Việt Nam cơ bản trở thành thuộc địa
của thực dân Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Hác-măng.
B. Hiệp ước Hác măng và Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Giáp Tuất và Hiệp ước Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Pa tơ nốt và Hiệp ước Hác măng.
IV. Vận dụng cao.
Câu 26. Bài học lớn nhất rút ra từ sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc
kháng chiến chống Pháp 1858-1884 là gì?
A. Đoàn kết, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến.
B. Kết hợp quân sự với ngoại giao.
C.Chớp thời cơ.
D. Nghệ thuật quân sự độc đáo.
Câu 27. Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn
trong việc để mất nước?


A. Nhà Nguyễn không chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
B. Nhà Nguyễn chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc nước ta rơi vào tay thực dân
Pháp.
C. Nhà Nguyễn chịu một phần trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân
Pháp.
D. Nhà Nguyễn khước từ các cải cách duy tân đất nước.
Câu 28. Nguyên nhân khách quan khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
của quân và dân ta từ 1858 đến 1884 thất bại?
A. Do thái độ thỏa hiệp của nhà Nguyễn với thực dân Pháp.
B. Thực dân Pháp còn mạnh.
C. Chưa có đường lối đúng đắn.
D. Bỏ lỡ nhiều cơ hội giành thắng lợi.
Câu 29. Thái độ của thực dân Pháp sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-051883) có gì khác so với thất bại trận Cầu Giấy lần thứ nhất?
A. Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ.
B. Tìm cách thương thuyết với nhà Nguyễn.

C. Củng cố dã tâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.
Câu 30. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
của quân và dân ta từ 1858 đến 1884 thất bại?
A. Các cuộc kháng chiến còn diễn ra lẻ tẻ, tự phát.
B. Chưa biết chớp thời cơ.
C. Thực dân Pháp còn mạnh.
D. Triều đình nhà Nguyễn chưa lãnh đạo nhân dân đoàn kết tiến hành cuộc kháng
chiến.


C. KẾT LUẬN.
Chuyên đề “HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA
BÀI 20 LỊCH SỬ LỚP 11.” sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng trong việc ôn thi
THPT quốc gia. Bài học có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1858-1884. Nắm vững kiến thức cơ bản bài 20 không những giúp học sinh
ôn tập tốt mà còn có thể liên hệ đến tình hình thực tiễn. Tuy nhiên chuyên đề cũng
không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của đồng nghiệp để cho
chuyên đề hoàn thiện.



×