Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.58 KB, 25 trang )

B Ộ G IÁ O DỤ C VÀ ĐÀ O T ẠO
T R Ư ỜN G ĐẠ I H Ọ C K INH DO AN H VÀ C Ô NG NG H Ệ HÀ N Ộ I

HÀ THỊ THU PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2018

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đã trở thành viên chính thức của WTO được hơn mười năm ( 20072017). Thời gian ấy, trong “sân chơi quốc tế” nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển
biến đáng kể về cơ cấu nền kinh tế, quản lý xã hội và tốc độ tăng trưởng sản xuất – kinh
doanh. Sự tiến bộ này thể hiện ở chỗ định hướng xây dựng kinh tế thị trường đã rõ nét,
tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gia tăng, cơ chế quản lý doanh nghiệp đã
được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên nhìn lại một thập kỷ qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống
NHTM vẫn còn biểu hiện nhiều bất cập. Những bất cập này có thể thấy rõ đó là:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn là nền kinh tế kém phát triển với năng suất lao động quá
thấp. Năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và bằng 1/15
của Singapore… và kém rất xa các nước Tây Âu.
Thứ hai, tốc độ cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước còn chậm và không triệt để.
Thứ ba, về hệ thống NHTM Việt Nam số lượng lớn, trải rộng các chi nhánh trên địa


bàn cả nước. Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hệ thống
NHTM Việt Nam còn biểu hiện nhiều cấp cập: (1) Năng lực tài chính kém, (2) Chất
lượng nhân lực không cao, (3) Phân bố không hợp lý, (4) Năng lực cạnh tranh yếu và
không lành mạnh. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam phát triển rộng
nhưng năng lực quản lý tài chính của Ngân hàng không cao.
Được thành lập từ ngày 26/3/1988, đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam (Agribank) đã có lịch sử 30 năm xây dựng và phát triển. Trong thời gian
qua NHNo&PTNT Việt Nam đã đồng hành cùng nền kinh tế và nỗ lực thực hiện các đề
án cải cách cơ cấu hoạt động, kiện toàn bộ máy, đổi mới các sản phẩm dịch vụ đến mọi
đối tượng khách hàng, triển khai dịch vụ “ tam nông”, đẩy mạnh truyền thông tiếp thị…
Đơn vị này được đánh giá là Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, số lượng chi nhánh và
phòng giao dịch nhiều nhất và có lượng khách hàng giao dịch đông nhất. Bên cạnh
những “điểm nhất” nêu trên, NHNo&PTNT Việt Nam vẫn còn một số bất cập thể hiện ở
chỗ:
2


Một là, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của NHNo&PTNT Việt Nam quá
lớn, dàn trải mọi khu vực trong phạm vi cả nước. Hiện tại trên thị trường tiền tệ Việt
Nam có tới 100 NHTM, trong đó có 43 NHTM nội địa với số lượng 9.200 chi nhánh và
phòng giao dịch. Trong đó riêng NHNo&PTNT Việt Nam có 2.300 chi nhánh chiếm
25% tổng của cả hệ thống NHTM nội địa.
Hai là, vốn điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam tuy lớn tư trong hệ thống NHTM
Việt Nam, nhưng là rất thấp không đủ năng lực tài chính trong cạnh tranh tự do khi Việt
Nam hội nhập đầy đủ về tài chính – ngân hàng với Thế giới.
Ba là, năng lực quản trị hệ thống của bộ máy lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam rất
hạn chế.Việt Nam là một nước nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp lại rất đa dạng,
phong phú, thu hút nhiều lao động và có đóng góp lớn vào NSNN. Đầu tư của Chính
phủ xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam là đúng
hướng. Tuy nhiên trong cả thời gian dài vừa qua NHNo&PTNT Việt Nam chưa có

những sản phẩm tín dụng mới đáp ứng với từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp Việt
Nam.
Bốn là, nợ xấu lớn vượt tầm kiểm soát gây bất ổn lớn không chỉ với NHNo&PTNT
Việt Nam, mà cả với hệ thống NHTM và nền kinh tế Việt Nam.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp
khó khăn, nên nợ xấu gia tăng tại các NHTM là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên hiện
tượng này tại NHNo&PTNT Việt Nam lại là “không bình thường”. Bởi vì theo Kiểm
toán Nhà nước, tổng nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam tháng 10/2013 là 33.519 tỷ
đồng . So với tổng nợ xấu của toàn hệ thống NHTM VN, được NHNN công bố 139.000
tỷ đồng, thì nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chiếm 24,11%. Với lý do nêu trên tác
giả cho rằng đề tài : “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại NHNo&PTNT Việt
Nam , trong điều kiện hội nhập quốc tế” được chọn nghiên cứu là có tính thời sự đối
với kinh tế Việt Nam nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam nói riêng.
1.2. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề về lý luận cơ bản, về nâng cao năng lực tài
chính, và hoàn thiện quản trị tài chính của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường.

3


Đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank), đề tài nghiên cứu phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại trong
quá trình hoạt động của ngân hàng này, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực
tài chính, với mục tiêu NHNo&PTNT Việt Nam sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa
ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực, có thể vững vàng trong “ sân chơi quốc tế” khi
Việt Nam hội nhập toàn diện về tài chính – ngân hàng theo lộ trình WTO.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết về năng lực tài

chính và vai trò năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Từ đó vận dụng vào việc
nghiên cứu nâng cao năng lực tại NHNo&PTNTVN; đề xuất hệ thống tiêu chí, đánh giá
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.2. Về thực tiễn: Vận dụng lý luận với hệ thống tiêu chí đánh giá đề xuất để “
thẩm định” hiệu quả kinh doanh tại NHNo&PTNTVN trong thời gian 2012-2016
( khẳng định những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân yếu kém), từ đó đề
xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao NLTC tại NHNo&PTNTVN, bối cảnh
hội nhập quốc tế sâu rộng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: NHNo&PTNTVN, NLTC và giải pháp nâng cao
NLTC của ngân hàng này (cả về lý luận và thực tiễn) trong nền kinh tế thị trường và
trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tài chính và
NLTC tại NHNo&PTNTVN trong giai đoạn 2012 - 2016; Từ kết quả đánh giá thực
trạng, nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao NLTC của
NHNo&PTNTVN trong bối cảnh hội nhập Quốc tế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận: Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu năng lực tài chính
tại NHNo&PTNTVN, đi từ việc làm rõ các vấn đề lý thuyết đến nhận dạng đối tượng
nghiên cứu và từ đó xác định giải pháp nâng cao năng lực tài chính của đối tượng
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án sử dụng các phương
pháp chủ yếu sau: (1). Phương pháp phân tích thống kê: (2). Phương pháp phân tích hệ
thống: (3). Phương pháp chuyên gia. (4). Phương pháp dự báo. (5). Phương pháp diễn
4


giải và quy nạp: Được sử dụng trong khi phân tích thực trạng NLTC và đề xuất định
hướng phát triển, giải pháp nâng cao NLTC của NHNo&PTNTVN.
4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án

4.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Từ các nghiên cứu về năng tài
chính, có thể thấy, một ngân hàng có năng lực tài chính tốt, kết quả đều được thể
hiện qua hoạt động cuối kỳ. Cho nên, đánh giá tình hình tài chính ngân hàng bằng
các chỉ tiêu định lượng rất quan trọng để có thể kiểm soát tình hình hoạt động và
đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của NHTM trên thị
trường. Tác giả luận án phân loại các công trình nghiên cứu đã có thành 2 nhóm
sau:
Một là: Các nghiên cứu lý thuyết chứng minh sự tồn tại khách quan của Năng
lực tài chính, các chỉ số tài chính được phân tích chủ yếu là ROA, ROE. Chỉ tiêu tài
chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. Các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm:
Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời (lợi nhuận trước thuế/chi phí nhân viên, lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản sinh lợi, lợi nhuận biên); an toàn vốn (vốn
chủ sở hữu/tài sản sinh lợi, vốn chủ sở hữu/cho vay).
Hai là: Tác động mang tính chu kỳ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
theo nguyên tắc Basel II”, trong đó tác giả sử dụng tiêu chuẩn của Basel II để đo lường
năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng. Các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn kinh doanh (tổng
tài sản) có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khả năng tài chính của
các ngân hàng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố như:
đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, quy mô tài sản của ngân
hàng, đặc biệt quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ cho thấy sức mạnh của ngân hàng,
đồng thời đa dạng hóa được hoạt động của các ngân hàng..và có điều kiện để làm tăng
lợi nhuận cho các ngân hàng.
4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam: Các thành phần chính ảnh hưởng đến năng lực tài
chính của các NHTM Việt Nam , tác giả đo lường năng lực tài chính của các Ngân hàng
thương mại theo các khung an toàn Camel. Tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó
đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Các học giả quan tâm đến vấn
đề này cho rằng ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng ngàn
5



năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. NHTM cũng ngày càng được hoàn
thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.Tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và nước ngoài cho thấy hầu hết các nghiên cứu mang tính định lượng
đều ở các nước phát triển, còn các nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính định tính.
Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực tài
chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương
mại có thể rút cho luận án một số gợi ý trong việc lựa các biến liên quan đến NLTC
như: quy mô tài sản, khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản, tỷ suất sinh lời, chất
lượng quản lý trong mô hình đánh giá năng lực tài chính của ngành ngân hàng. Qua đó,
có thể rút ra kết luận rằng cho đến nay chưa có luận án tiến sĩ nào đề cập về năng lực tài
chính của NHNo&PTNTVN trong giai đoạn phát triển kinh tế, đổi mới toàn diện hiện
nay ở Việt Nam. Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp Nâng cao năng
lực tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều
kiện Hội nhập Quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ.
5. Kết cấu của luận án: Được kết cấu thành 3 chương:

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
1.1.1.Những nội dung cơ bản về hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng
theo lộ trình WTO.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu

rộng trên nhiều lĩnh vực qui mô gia tăng.Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995,
tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập APEC năm
1998, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết nhiều hiệp
định thương mại, đầu tư khác. Đáng chú ý là từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thực tế cho thấy,
ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa
khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu
thế hội nhập kinh tế QT.
1.1.2. Tác động của hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng đối với các
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam thu hút và gia tăng vốn kinh
doanh. Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo
điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ
thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ... Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập
WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà
còn mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
1.1.3. Biện pháp ứng phó để hội nhập Quốc tế của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Theo lộ trình đã cam kết, Việt Nam sẽ phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong
ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.Với sự hội nhập mạnh mẽ trong thời gian
vừa qua trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, các NHTM cần chuẩn bị
những gì để tăng tính cạnh tranh của NHTM trong nước so với các ngân hàng nước
7


ngoài khi các ngân hàng này sẽ tiếp tục vào Việt Nam ngày càng nhiều trong thời gian
tới. Vì vậy “ việc phải làm ngay” của từng cá thể NHTM là:
- Tăng cường vốn điều lệ.
- Nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Nâng cao năng lực quản trị .
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành
1.2. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1. Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại.
1.2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Có nhiều định nghĩa về NHTM. Trong đó theo tác giả khái niệm sau đây là phổ
thông nhất. “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính, kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, trong đó tín dụng ( đi vay để cho vay ) là hoạt động
thường xuyên và quan trọng nhất”.
1.2.1.2. Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại.
- Khái niệm năng lực tài chính ( NLTC)
Năng lực tài chính của Ngân hàng là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ tỷ trọng vốn chủ
sở hữu đủ lớn trong tổng vốn kinh doanh và lợi nhuận gia tăng hàng năm đảm bảo đủ
nguồn lực để Ngân hàng thương mại phát triển trong điều kiện cạnh tranh hiện tại
- Nguồn tài chính sử dụng trong kinh doanh của NHTM
+ Vốn tự có ( hay vốn chủ sở hữu )
* Vốn điều lệ ( do NSNN cấp) nếu là NHTM nhà nước hoặc vốn do các cổ đông
góp, nếu là NHTMCP.
* Vốn liên doanh do các bên góp, mức là các NH liên doanh ( với đối tác trong nước
hoặc nước ngoài)
* Lợi nhuận không chia ( nếu là NHTMCP) hoặc lợi nhuận được để lại tăng vốn
chủ sở hữu nếu là NHTMVN.
* Các nguồn khác được ghi tăng vốn chủ sở hữu theo luật NHTM…

8


1.2.2. Các yếu tố cấu thành Năng lực tài chính của NH thương mại.

1.2.2.1. Các nguồn tài chính của Ngân hàng thương mại
Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại ( NHTM) không những thể hiện sức
mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển
vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM. Năng lực tài chính thể hiện
trên các phương diện chủ yếu như vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn CADR, cũng như tỷ lệ
sinh lời ROA và ROE.
Tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là vốn, bao gồm: Vốn điều lệ
và Quỹ dự trữ. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gửi của khách hàng,
một khi gặp rủi ro trong kinh doanh (như nợ khó đòi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán
thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản
nợ của khách hàng).
1.2.2.2. Năng lực quản trị Tài chính và kinh doanh của NHTM.
- Quản trị tài chính luôn là việc quan trọng hàng đầu trong một doanh nghiệp, nhất
là trong thời kỳ thị trường mở rộng với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay. Quản
trị tài chính tốt mang lại rất nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Quản lý và giám sát hoạt
động tiền tệ – tín dụng – ngân hàng đã được thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và
hoạt động có hiệu quả.
- Năng lực quản trị điều hành vĩ mô của NHNN đã tác động đến nâng cao năng lực
tài chính của các NHTM, thể hiện bằng các chính sách . Lãi suất : qui định trần lãi suất
huy động vốn và cho vay. Một số thay đổi trong điều hành lãi suất những năm qua luôn
tuân thủ nguyên tắc không gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực
hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. NHNN đã có những đánh
giá, nhận diện khá chính xác tình hình để có được hướng điều hành hợp lý nhất.
1.2.2.3. Khả năng sinh lời và bảo toàn vốn kinh doanh của NHTM
Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh và
mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ từ NHTM, thì một NHTM có khả
năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích luỹ cao, sẽ có điều kiện trang bị, đầu tư công nghệ,
từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng; mặt khác đứng trên góc độ nhà
đầu tư, người gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó có thể an toàn do
có thể bù đắp rủi ro, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tổng tài sản.


9


Bảo toàn vốn kinh doanh được hiểu chung nhất là bảo đảm giá trị thực tế của tiền
vốn tại các thời điểm khi có trượt giá trên thị trường. Như vậy bảo toàn và phát triển
vốn kinh doanh đối với ngân hàng là rất cần thiết, xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế
có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động do đó phải thường xuyên điều chỉnh giá vật
tư, tài sản theo hệ trượt giá trên thị trường.
1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM
1.2.3.1. Khái quát về tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM
“Tài chính doanh nghiệp” là quỹ tiền tệ tập trung, được tạo lập và hình thành
trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội…”
NHTM là một doanh nghiệp, nên nguồn tài chính của nó cũng được hình thành
theo qui trình trên.
Như vậy, “ Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM” chính là khả năng tài
chính để ngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả
1.2.3.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM
( 1) Hệ số vốn chủ sở hữu vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =

---------------------------------- x 100
Tổng vốn kinh doanh

-Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực trong
kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là được hình thành từ một hoặc nhiều
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
-Vốn chủ sở hữu là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
( 2 ) Nhóm hệ số an toàn vốn

Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn an toàn

=

( CAR)

-----------------------------

x 100

Tổng giá trị tài sản “Có” rủi ro

Tỷ lệ này là thước đo cơ bản để đánh giá sự lành mạnh về tài chính của ngân
hàng.Tỷ lệ này tại Việt Nam là ≥ 9%.
( 3 ) Nhóm khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế
( ROA) = ------------------------------- x 100
Tổng giá trị tài sản
10


Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): chỉ tiêu càng cao chứng tỏ việc sử dụng hiệu
quả là tốt, sức sinh lời của tài sản cao,đây là nhân tố giúp ngân hàng đầu tư theo chiều
rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. ROA càng cao thì càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
( ROE) = ---------------------------------- x 100
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là nhân tố giúp ngân hàng tăng vốn
chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Xác định lãi thu được trên số vốn đầu tư,

sức sinh lời của ROE càng cao càng tốt.
Tổng lãi – chi phí lãi ( tạo lãi)
NIM

=

----------------------------------------- x 100
Tổng giá trị tài sản

Chênh lệch lãi ròng (NIM): Đo hiệu quả trong việc tạo vốn và sử dụng vốn của
ngân hàng, NIM càng lớn càng tốt.
( 4) Khả năng thanh toán
Hệ số thanh
toán nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền
=

------------------------------------------- x 100
Tổng nợ phải trả

Hệ số thanh toán nhanh là phản ánh khả năng thanh toán thực hiện hơn, loại trừ
yếu tố giá trị hàng tồn kho là yếu tố không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền để
thanh toán nợ.
Hệ số thanh
toán tức thời

Tiền mặt tại quỹ
=


----------------------------- x 100
Tổng nợ phải trả

-Hệ số thanh toán tức thời là phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền
mặt ở mức hiện thực nhất của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao ( ≥ 0,5%) chứng tỏ tiền
trong ngân hàng đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ngân hàng tự chủ được tài chính
trong việc trả nợ. Nếu ngược lại ,< 0,5% chứng tỏ lượng tiền quá thấp không đủ thanh
toán nợ. Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng trả các khoản nợ.
- Để chủ động thanh toán được khoản này, NHTM cần theo rõi tình trạng này từ
các năm trước. Đồng thời có dự báo thị trường theo nhu cầu thời gian.

11


1.2.3.3.Ý nghĩa của việc đánh giá năng lực tài chính đối với NHTM.
Ý nghĩa đánh giá năng lực tài chính của một NHTM không chỉ được thể hiện ở
chất lượng tài sản có sinh lời, khả năng quản lý và kiểm soát được các rủi ro trong hoạt
động tín dụng, chất lượng nguồn vốn, mà còn được biểu hiện thông qua khả năng đảm
bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH đó.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương
mại.
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
1.3. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.3.1. Năng lực tài chính quyết định đến định hướng và qui mô đầu tư.
Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo
điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ
thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ... Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập
WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động trong việc nâng cao năng

lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà
còn mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
1.3.2. Năng lực tài chính là cơ sở quyết định đổi mới công nghệ và tạo sản
phẩm mới trên thị trường.
1.3.2.1.Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
1.3.2.2. Nguồn nhân lực
1.3.2.3. Năng lực công nghệ
1.3.3. Năng lực tài chính là nhân tố góp phần quyết định thắng lợi trong cạnh
tranh.
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thắng bại trong hoạt động kinh doanh
của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Năng
lực tài chính cao là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy năng lực
quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan
trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số tiêu
chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng;

12


Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả; Sự tăng
trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC NƯỚC.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại trong
khu vực và quốc tế.
1.4.1.1. Trung Quốc
1.4.1.2. Citibank tại Nhật Bản
1.4.1.3. Ngân hàng Union – Philippine
1.4.1.4. Standard Chartered ở Singapore
1.4.1.5. Ngân hàng Bangkok-Thái Lan

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam:
Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á,
Nhật Bản trong phát triển dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể rút ra được một số bài học
kinh nghiệm cho ngân hàng hàng thương mại Việt Nam nói chung và NHNo&PTNTVN
nói riêng, đó là ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì nên giữ năm yếu tố then
chốt:
- Thứ nhất là chính sách và chiến lược kinh doanh rõ ràng để thực thi tái cấu trúc
tổ chức được hiệu quả.
- Thứ hai là các cấp quản lý phải tham gia cam kết đầy đủ trong quá trình tái cấu
trúc.
- Thứ ba, các kế hoạch tái cấu trúc phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh
doanh
- Thứ tư, nhân viên phải có sự cam kết đảm bảo chất lượng hoạt động, trung thành
cao và cùng tham gia vào tái cấu trúc.
-Thứ năm, nâng cao thu nhập từ dịch vụ (các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng)
1.4.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
NHNo&PTNTVN có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng
cao năng lực tài chính để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế như
sau:
13


Một là, phải nhận thức được những yêu cầu và thách thức cạnh tranh trong hội nhập
kinh tế quốc tế, từ đó NHNo&PTNTVN phải có lộ trình và bước đi cụ thể để không
ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có.
Hai là, hiện nay NHNo&PTNTVN đang trong tình hình tài chính chưa đủ mạnh để
cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực thể hiện ở số nợ xấu không có khả năng thu
hồi lớn, tỷ lệ an toàn vốn thấp, vì vậy để nâng cao năng lực tài chính trước hết cần tập

trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, để lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản, nhằm
tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản.
Thông qua việc lành mạnh hoá năng lực tài chính, đồng thời phải có các giải pháp tăng
vốn:
Ba là, thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù
hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập. Việc cơ cấu lại ngân hàng ở các nước đang
phát triển nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng lành mạnh hơn. Để đẩy nhanh quá trình
cơ cấu lại ngân hàng, nhiều nước đã thành lập cơ quan cơ cấu lại ngân hàng.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.2. Tổ chức bộ máy tại NHNo&PTNTVN
- Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch: Tính đến hết năm 2016, để điều hành
hoạt động tại trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch với trên 2.300 chi nhánh và
phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước, chi nhánh
Campuchia;. NHNo&PTNTVN có biên chế có mạng lưới gần 40.000 cán bộ, nhân
viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương gồm trụ sở chính, 2 văn phòng đại
diện, 1 chi nhánh tại Campuchia, 3 đơn vị sự nghiệp, 1 sở giao dịch, 144 chi nhánh loại
1 và loại 2, 795 chi nhánh loại 3, 1.353 phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn 63
tỉnh/thành phố trong cả nước.
- Số lượng cán bộ, nhân viên trong các giai đoạn phát triển.Số lượng cán bộ,
nhân viên tại NHNo&PTNTVN đã có bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn vừa
qua, cụ thể: năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại ngân hàng là 37.945

người, năm 2013 số lượng CBNV tăng so với 2012 là 500 người tương ứng 1,3%. Tuy
nhiên đến năm 2014 con số này đã là 38.975 người tăng 1.030 người ( 2,7%).
NHNo&PTNTVN cũng gây ấn tượng với mức nhân lực như năm 2015 tăng lên 39.586
người, tăng 2,0% so với 2014. Sang năm 2016 số cán bộ, nhân viên tăng đến 40.000
người. NHNo&PTNTVN không những tăng qua các năm mà so sánh với các NHTM
như Vietinbank, BIDV, Vietcombank thì Agribank luôn dẫn đầu về số lượng nguồn nhân
lực.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ:
2.1.3.1. Chức năng. Ngân hàng NHN0&PTNTVN có các chức năng chủ yếu sau: Chức năng trung gian tín dụng; - Chức năng trung gian thanh toán; - Chức năng "tạo
tiền"
2.1.3.2. Nhiệm vụ.- Huy động vốn;- Cho vay; - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

15


2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
2.2.1. Tổng vốn kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
2.2.1.1. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của NHNo&PTNTVN là vốn tự có do
NSNN giao NHNo&PTNTVN quản lý phục vụ kinh doanh. Ngoài ra còn có các quỹ dự
trữ được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN theo
cơ chế tài chính hoặc quyết định của chủ sở hữu vốn như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự
phòng tài chính....
Đến 31/12/2013, tổng tài sản của NHNo&PTNTVN đạt 697.140 tỷ đồng, tăng
13,3% so với năm 2012; tiền mặt chiếm tỷ trọng 1,4%, tiền gửi NHNNVN là 4,5%.
Năm 2014, tổng tài sản của NHNo&PTNTVN tiếp tục trên đà tăng trưởng, đạt 763.589
tỷ, tăng 66.449 tỷ (+9,5%) so với năm 2013. Tại thời điểm 31/12/2014, tiền gửi tại
Ngân hàng Nhà nước đạt 14.268 tỷ đồng đảm bảo đáp ứng yêu cầu an toàn thanh khoản
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Tổng tài sản có của NHNo&PTNTVN không

chỉ tăng về quy mô mà còn luôn đảm bảo nâng cao chất lượng tài sản.Tính đến thời
điểm 31/12/2015 tỷ trọng tài sản sinh lời của NHNo&PTNTVN luôn duy trì ở mức cao
từ 92% (năm 2014) đến 94% (năm 2015) trong tổng tài sản. Trong khi đó, tỷ trọng tiền
mặt, vàng bạc đá quý chiếm rất ít khoảng 1,5%. Với cơ cấu tài sản như vậy, ngân hàng
này luôn hướng đến mục tiêu tối đa hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn
thanh khoản.
Đến 31/12/2016, tổng tài sản của NHNo&PTNTVN đạt 980.010 tỷ đồng, tiền,
vàng gửi tại NHNNVN và cho vay các tổ chức tín dụng khác đạt 57.820 tỷ đồng tăng
33,9% so với năm 2015;
Năm 2012 đến năm 2016, tổng nguồn vốn tăng đều, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao 94,2% - 95,1%.. Vốn chủ sở hữu của NHNo&PTNTVN có
tăng qua các năm nhưng thấp, vốn điều lệ (do NSNN cấp) năm 2012 là 26.078 tỷ, năm
2016 tăng lên 29.330 tỷ nhưng chỉ đứng vị chí thứ tư so với Vietinbank là 49.209 tỷ,
Vietcombank 39.575 tỷ, BIDV là 34.187 tỷ.
2.2.1.2. Vốn huy động: Tổng vốn huy động của NHNo&PTNTVN trong năm 2012
là 540.378 tỷ đồng đến năm 2013 tăng 86.012 tỷ đồng tương đương tăng 16%. Nguồn
vốn huy động của NHNo&PTNTVN tăng trưởng ổn định, đến thời điểm 31/12/2015 đạt
16


804.259 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối năm 2014, năm 2016 đạt 890.000 tỷ đồng hoàn
thành vượt mục tiêu tăng trưởng 2016.
2.2.2. Quản trị vốn kinh doanh
- Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNTVN tăng dần qua các năm từ 480.453 tỷ
đồng năm 2012 , đến năm 2014 dư nợ cho vay là 546.692 tỷ đồng, sang năm 2016 đạt
785.545 tỷ đồng, là mức dư nợ lớn nhất hệ thống NHTMVN. Dư nợ cho vay bằng VND
năm 2013 đạt 424.480 tỷ đồng, tăng 136.209 tỷ (tăng 47%). Năm 2016 cho vay VND
667,713 tỷ đồng tăng so với 2015 là 95.663 tỷ đồng ( 17%). Năm 2016 dư nợ ngoại tệ
USD, EUR đã quy đổi đạt 117.832 tỷ, tăng 16.882 tỷ ( 17,5%) so với 2015.
- Tổng doanh thu hoạt động: năm 2012 là 17.059,348 tỷ đồng, chi phí hoạt động

10.758,640 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.626,00 tỷ đồng . Sang năm 2014 tổng
doanh thu khá cao là 26.446,924 tỷ đồng, chi phí hoạt động giảm so với 2013 là
14.897,989 tỷ đồng, chi phí rủi ro tín dụng 8.310,935 tỷ đồng, lợi nhuận là 3.238,000 tỷ
đồng. Sang năm 2015, NHNo&PTNTVN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, về đích với
chặng cuối của 3 năm thực hiện Để án tái cơ cấu (2013-2015) với những kết quả đáng
khích lệ và tự hào, tổng thu nhập hoạt động 30.837,132 tỷ đồng, chi phí 16.006,300 tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.700,000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh 2016 tăng không
nhiều so với 2015 là do ngân hàng đã có chính sách trích lập dự phòng rủi ro thận trọng
hơn, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNTVN thu
nhập ngoài lãi có phần không cao, trong khi chi phí hoạt động tăng 9,9% so năm 2015,
lợi nhuận của NHNo&PTNTVN đạt 4.000,000 tỷ đồng, đứng thứ 4, là em út so với
Vietinbank, Viecombank, BIDV…
- Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNTVN lại không thể so sánh được
với 3 ngân hàng nói trên. Tính từ 2012 đến nay, NHNo&PTNTVN chưa năm nào đạt
nổi lợi nhuận trước thuế vượt trên 4.000 tỷ, thấp nhất trong 4 ngân hàng và thậm chí chỉ
bằng phân nửa của 3 ngân hàng “ đàn em”
- Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNTVN với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng ta
thấy: tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNTVN Đặc biệt, năm 2012 – 2013 “đứng đầu” toàn
ngành tỷ lệ nợ xấu cao 6,14% - 6,54%. Sang năm 2015 NHNo&PTNTVN đã giảm tỷ lệ
nợ xấu xuống còn 2.01%, đây là điều đáng mừng đối với NHNo&PTNTVN, sang năm
2016 tỷ lệ nợ xấu có tăng 2,45% cao hơn không đáng kể so với 2015 nhưng vẫn đạt
mục tiêu của đề án tái cơ cấu (dưới 3%).
17


2.2.3 .Đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNTVN trong
thời gian 2012 -2016
2.2.3.1. Huy động vốn
2.2.3.2. Sử dụng vốn kinh doanh
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG TÀI

CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ( 2012 – 2016).
2.3.1. Những kết quả đạt được về nâng cao năng lực tài chính.
-Tổng vốn kinh doanh lớn.
- Đầu tư trọng điểm theo chủ trương của Chính Phủ
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại
Những kết quả đã đạt được nêu trên, tác giả cho rằng NHNo&PTNTVN còn
những tồn tại trong hoạt động KD thể hiện như sau:
- Thứ nhất, Năng lực quản trị vốn còn hạn chế
- Thứ hai, Khả năng sinh lời Vốn kinh doanh chưa bền vững
- Thứ ba, Vốn bị thất thoát trong đầu tư còn lớn và gia tăng
-Thứ tư, Nợ xấu gia tăng
-Thứ năm, Khả năng sinh lời thấp
2.3.3. Nguyên nhân về sự yếu kém
- Chiến lược về tổ chức kinh doanh chưa theo kịp sự phát triển nhanh và đa dạng
của thị trường
- Vốn kinh doanh nhỏ nhưng “ tham vọng” đầu tư lớn
- Năng lực quản trị và trình độ nghiệp vụ không tương xứng với nhiệm vụ
được Chính Phủ ủy thác.

18


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2025.

3.1.1. Định hướng kinh doanh phù hợp với sự phát triển thị trường và hội
nhập quốc tế.
NHNo&PTNTVN cổ phần hóa khi có chỉ đạo của Chính phủ, sau tái cơ cấu toàn
diện, bước sang giai đoạn phát triển mới, NHNo&PTNTVN xác định năm 2017 có ý
nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chuẩn bị cho cổ phần hóa khi đủ điều kiện, theo chỉ
đạo của Chính phủ.
NHNo&PTNTVN xác định củng cố nền tảng tài chính, quản trị, tăng trưởng quy
mô hoạt động gắn với nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn
hoạt động, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp nông thôn.
3.1.2. Năng lực tài chính quyết định sự đổi mới mở rộng kinh doanh của
NHNo&PTNTVN
Tăng vốn tự có cho NHNo&PTNTVN bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn
lực tài chính tự bản thân NHNo&PTNTVN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các
giải pháp như tăng vốn từ NSNN, phát hành cổ phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ
chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để NHNo&PTNTVN có đủ điều kiện về qui
mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển
và hội nhập.
3.1.3. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng chuyên môn của cán bộ.
- Quản trị tốt ngân hàng là một trong những yếu tố cốt lõi cho thành công của NH
- Quản trị tài chính của NHNo&PTNTVN còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc
độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động:
Theo tác giả, NHNo&PTNTVN việc cần làm là kiện toàn hệ thống chi nhánh,
phòng giao dịch . Đây là nhân tố quyết định sự thành công của NHNo&PTNTVN trong
tương lai, sắp xếp lại hệ thống bộ máy KD trong các năm tiếp theo đó là.
19


+ Giảm số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, đầu tư nâng cấp các phòng tổng
hợp.
+ Áp dụng khoa học công nghệ tăng tiện ích, tạo thuận lợi trong giao dịch với

khách hàng.
+ Nâng cao NL cán bộ nghiệp vụ, đến 2020 giảm 30% số nhân viên tác nghiệp.
+ Đổi mới qui trình giao tiếp với khách hàng. Quy định nghiệp vụ rõ ràng, hướng
dẫn khách hàng chu đáo, giải quyết nhanh gọn để giảm thời gian làm việc của KH.
+ Xử lý công việc dứt điểm, kết luận rõ ràng. Việc được giao phải hoàn thành
đúng kế hoạch, Quy định trách nhiệm của “ cán bộ đứng đầu”, công việc hoàn thành
đều có đánh giá và kết luận rõ ràng, người chịu trách nhiệm.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ .
3.2.1. Thay đổi tư duy kinh tế phù hợp với sự phát triển thị trường và hội
nhập Quốc tế.
- Xác định phạm vi kinh doanh và đầu tư. NHNo&PTNTVN là NHTM kinh
doanh đa lĩnh vực, địa bàn chủ yếu là “nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
- Hiệu quả kinh doanh là tiêu chí cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của
NHNo&PTNTVN. Mục tiêu, giải pháp kinh doanh phù hợp, đầu tư đúng hướng phục
vụ chủ yếu cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn
định, đảm bảo khả năng tài chính của NHNo&PTNTVN và thu nhập cho người lao
động.
3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay và đầu
tư của nền kinh tế.
3.2.2.1. Tăng vốn chủ sở hữu, yếu tố quyết định năng lực tài chính để mở rộng
kinh doanh..- Thực hiện giải pháp này theo lộ trình từ 2017 – 2025 Để tăng vốn kinh
doanh cho chính ngân hàng. NHNo&PTNTVN phải chủ động thực hiện quy mô tăng
vốn trong thời gian tới như:
+ Cổ phần hóa NHNo&PTNTVN trong giai đoạn 2018 - 2020, vốn Chính Phủ
chiếm 51% vốn chủ sở hữu trong giai đoạn đầu.
+ Đưa cổ phiếu của NHNo&PTNTVN lên “ sàn giao dịch chứng khoán”, tập hợp
“cổ đông chiến lược” với tổng giá trị vốn góp đạt khoảng 29% vốn điều lệ.
+ Vốn của cổ đông nước ngoài khoảng 20 % vốn điều lệ


20


- Kế hoạch đến 2025 vốn chủ sở hữu của NHNo&PTNTVN phải ở mức tương
đương một số NHTM lớn ở các quốc gia phát triển trong khu vực ( Hàn quốc, Thái lan,
Singapo..).
3.2.2.2. Đổi mới phương thức huy động vốn, là cơ sở quan trọng để mở rộng cho
vay và đầu tư. - Vốn huy động là vốn kinh doanh chủ đạo. - Khai thác tối đa nguồn
vốn rẻ
3.2.2.3. Xác định đúng phạm vi đối tượng cho vay và đầu tư. Không “ lấn sân” các
đối tượng cho vay của NHCSXH. Đảm bảo qui trình thẩm định các khoản cho vay đầu
tư: Các dự án cho vay và đầu tư đã có kế hoạch, kết luận thẩm định phải chỉ rõ các đối
tượng cho vay có hiệu quả đối với kinh tế - xã hội và đảm bảo lợi nhuận định mức cho
NHNo&PTNTVN.
3.2.2.4. Bảo toàn vốn kinh doanh trong cho vay đầu tư, là điều kiện tiên quyết,
quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của NHNo&PTNTVN
3.2.3. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng chuyên môn của từng cán bộ,
là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của NHNo&PTNTVN hiện tại và
tương lai.
3.2.3.1. Sắp xếp và kiện toàn hệ thống tổ chức kinh doanh.
- Giảm các chi nhánh và phòng giao dịch, kinh doanh không hiệu quả.
NHNo&PTNTVN tập trung đầu tư cho các chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung
tâm hành chính – kinh tế. Đầu tư nâng cấp các phòng quản lý tổng hợp. Đến năm 2020
giảm khoảng 20% tổng chi nhánh và phòng giao dịch. Giữ vững vai trò chủ lực trên thị
trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước khôi phục vị thế
hoạt động tại khu vực thành thị.
- Nâng cao hiệu quả trong giao dịch với khách hàng, và xử lý các nghiệp vụ KD.
3.2.3.2. Nâng cao NL công tác và trách nhiệm chuyên môn của mọi cán bộ.
3.2.3.3. Lương, thưởng và chế độ hưởng thụ vật chất

3.2.4. Bảo toàn và nâng cao thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.
- Không để sẩy ra sự cố trong qui trình thực hiện nghiệp vụ.
- Vốn kinh doanh và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm.
3.2.5.Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các Ngân hàng thương
mại lớn trong nước và ngoài nước.
Đối với nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, liên kết trong sản xuất kinh doanh
luôn được khuyến khích và nhân rộng. Theo tác giả từ nay đến năm 2025,
21


NHNo&PTNTVN tiếp tục chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ TTQT bằng việc triển
khai chính thức dịch vụ chuyển tiền đa tệ trong hệ thống;
3.2.6. Phát triển dịch vụ NH số, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào các
hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Nếu ứng dụng được kỹ thuật Ngân hàng số / Digital Banking, các NHTM có thể
thực hiện được các dịch vụ :
1. Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng.
2. Thanh toán các loại hóa đơn của khách hàng.
3. Xử lý các dịch vụ tín dụng
4. Giải quyết nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội.
5. Thực hiện các dịch vụ quản lý do các tổ chức và thể nhân ủy quyền…
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.
3.3.1. Đối với Chính Phủ
- Có lộ trình cổ phần hóa định chế tài chính này
- Có cơ chế chính sách riêng cho NHNo&PTNTVN trong cho vay nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Một số đối tượng cho vay đặc thù có thể chuyển sang NHCSXH, nếu vẫn để
NHNo&PTNTVN quản lý, thì không dùng nguồn vốn thương mại ( như cho vay xây
dựng kênh mương, tưới tiêu cánh đồng mẫu lớn, phát triển giống cây trồng và vật nuôi

mới, công việc đóng tàu vở sắt…)
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu đã tồn tại nhiều năm. Để từ 2017 Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bước sang “ trang hoạt động mới”.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước phải chủ động hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ các tổ chức vay vốn, bao gồm: (i) Tích cực
phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để
xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng
hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu; (ii) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh
tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử
lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để
mở rộng tín dụng cho nền kinh tế; (iii) Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường
bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành
mạnh.
22


3.3.3. Với Bộ Tài chính
Hiện nay có một số ngân hàng thương mại, đã lạm dụng chức quyền làm thất thoát
tiền của Nhà nước và người dân. Hoạt động tín dụng không lành mạnh, dẫn đến ảnh
hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam . Vì vậy, Bộ Tài chính thông qua chính
sách điều tiết mức độ của các hoạt động kinh tế; Với tư cách và vị thế của cơ quan điều
tiết vĩ mô, cùng với NHNN cần siết chặt hơn tăng trưởng tín dụng cho toàn nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng hiện nay đang phân bổ một cách bất hợp lý cho khu vực doanh
nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân có quan hệ thân hữu, lấn át tín dụng
dành cho những khu vực khác, trong đó có các khu vực được ưu tiên. Bởi thế, nếu Bộ
tài chính cùng NHNN mạnh tay dẹp bỏ được những tồn tại, những hoạt động mờ ám
này thì tự khắc sẽ mở lối hơn nữa cho hoạt động tín dụng của các NHTMi Việt Nam.

3.3.4. Đối với chính quyền Địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về xây dựng cơ sở
hạ tầng, mở rộng địa bàn hoạt động.
- Góp phần cùng Ngân hàng Nông nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ với khách
hàng trên địa bàn.
- Đảm bảo an ninh cho hoạt động và sử dụng tài sản của Ngân hàng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng và doanh
nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín
dụng và doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với từng Bộ,
ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng...)
nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ cụ thể, phù
hợp đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là xử lý vấn đề hàng tồn kho để có cơ sở mở rộng tín
dụng cho doanh nghiệp.
Tóm lại: Năng lực tài chính ( NLTC) của NHNo&PTNTVN muốn được nâng cao
nhất thiết phải có sự can thiệp đúng mức của Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN, tác giả
mong muốn Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN cần xem xét và thực hiện nhằm nâng
cao Năng lực tài chính (NLTC) cho NHNo&PTNTVN hiện nay.

23


KẾT LUẬN
Toàn bộ nội dung Luận án với tên đề tài “ Giải pháp nâng cao năng lực tài
chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, đã tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính về hiệu quả hoạt
động kinh doanh, áp dụng vào đánh giá đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
tài chính tại NHNo&PTNTVN, đó là: cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn
đề sau:Tăng cường vốn chủ sở hữu; Giải quyết nợ xấu gia tăng đột biến; Cải thiện khả
năng thanh khoản; Tăng hiệu quả hoạt động; Nâng cao chất lượng quản lý…,và các
điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao NLTC cho hệ thống các NHTM Việt

Nam nói chung và nâng cao NLTC của NHNo&PTNTVN nói riêng. Đánh giá năng lực
tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của
NHNo&PTNTVN, để từ đó nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính của Ngân hàng, đồng thời nghiên cứu có thể đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNTVN
cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu của tác giả đã có những đóng góp chính sau:
( 1) Tác giả đã chỉ rõ các công trình nghiên cứu đều có xu hướng nhìn nhận ngân
hàng và các yếu tố chi phối năng lực tài chính của ngân hàng. Hệ thống chỉ tiêu dùng để
đánh giá năng lực tài chính chưa tính hết sự thay đổi của thị trường khiến cho những chỉ
tiêu đã sử dụng không phản ảnh hết được những đòi hỏi của thực tiễn. Những hạn chế
trong nghiên cứu trước chính là yếu tố tác giả cần bổ sung trong luận án.( 2) Đưa ra
quan điểm riêng của tác giả về cơ sở lý luận và thực tiễn NLTC của NHNo&PTNTVN
trong bối cảnh hội nhập Quốc tế. Trong nội dung này, điểm đặc biệt là tác giả đã nhìn
nhận NHNo&PTNTVN dưới góc độ là một doanh nghiệp dịch vụ - sản xuất đánh giá
năng lực tài chính và mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính
của NHNo&PTNTVN để từ đó đưa ra một mô hình phù hợp hoạt động kinh doanh tại
ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của NHNo&PTNTVN (giai
đoạn 2012 - 2016) , đặc biệt là trong thời gian hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế
đang phát triển sâu rộng. Những đòi hỏi của quá trình tự do hóa tài chính buộc
NHNo&PTNTVN phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt có như thế mới đứng vững được
trên sân nhà và từ đó cạnh tranh được với các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam.
( 3) Luận án đã đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng
lực tài chính của NHNo&PTNTVN giai đoạn từ nay đến 2025 cụ thể là;
24


- Cổ phần hóa NHNO & PTNT Việt Nam,
- Hoàn thiện bộ máy quản lý từ Trung ương đến các phòng giao dịch,

- Nâng cao năng lực quản trị tài chính.
- Tăng quy mô vốn chủ sở hữu, xử lý nợ xấu, tăng chất lượng sử dụng tài sản,
tăng khả năng thanh khoản, tăng chất lượng quản lý.
- Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước như tạo sân chơi bình
đẳng cho NHNo&PTNTVN, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành lang pháp lý có
hiệu lực, chuyển đổi NHNo&PTNTVN thực sự trở thành ngân hàng thương mại cổ
phần nhằm nâng cao năng lực tài chính trên thị trường ngân hàng. Đối với chính quyền
Địa phương.Tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về xây dựng
cơ sở hạ tầng, mở rộng địa bàn hoạt động.Góp phần cùng Ngân hàng Nông nghiệp giải
quyết tốt mối quan hệ với khách hàng trên địa bàn.
Tác giả đưa ra 6 nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam. Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chắc chắn sẽ giúp năng
lực tài chính của NHNo&PTNTVN được nâng cao đạt khung an toàn CAMEL.Và từ
đó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam.

25


×