Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát Tiên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.4 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LẦM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
CƠ SỞ
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐĂNG HIỆP PHỐ

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1: GS. NGUYỄN NGỌC CƠ
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH
Phản biện 3: PGS.TS. NGÔ VĂN DOANH

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi …giờ … phút, ngày …
tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


-

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

-

Thư viện Học viện khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Sinh kế của người Mạ ở Nam Tây Nguyên-Đông Nam bộ hiện nay, Tạp
chí KHXH, số 9 (217), 2016, tr.56-69.
2. Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh
kế của người Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Tạp chí Khoa học Đại học
Đồng Nai, số 2, 2016, tr.101-111.
3. Tác động của chính sách đối với văn hóa và sinh kế của cộng đồng người
Mạ ở Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã hội Tây Nguyên, số
3(23), 2016, tr.62-72.
4. Tri thức bản địa của người Mạ trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng, Tạp chí KHXH, số 2 (222), 2017, tr 40-53.
5. Tri thức địa phương của người Mạ trong canh tác nương rẫy ở vườn
Quốc gia Cát Tiên, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2017, tr. 84- 96.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
VQG Cát Tiên được thành lập theo Quyết định 01/CT của Thủ
tướng Chính phủ ngày 13 tháng 1 năm 1992, trên cơ sở mở rộng khu rừng

cấm Nam Cát Tiên (thành lập 7/7/1978), nhằm bảo tồn các hệ sinh thái
rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng, bảo tồn nguồn gen động thực vật
quý hiếm, bảo tồn và phục hồi cảnh quan thiên nhiên, phục vụ cho việc
nghiên cứu khoa học đồng thời phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.
Sự thành lập các khu bảo tồn và VQG Cát Tiên cùng với việc ngăn
cấm khai thác rừng đã làm cho các cộng đồng cư dân sống trong và xung
quanh các khu vực này mất đi nguồn lợi từ việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên, gây khó khăn cho các tộc người thiểu số tại chỗ, đặc biệt là người
Mạ. Hoạt động sinh kế của các dân tộc thiểu số trong đó có người Mạ như
canh tác nương rẫy, các hoạt động săn bắn, khai thác lâm sản hiện vẫn còn
diễn ra.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở
khu vực VQG Cát Tiên, song, chưa có một nghiên cứu hệ thống và toàn
diện về sinh kế của người Mạ, xem xét sinh kế trong mối quan hệ với văn
hoá tộc người và tài nguyên thiên nhiên.
Do đó, nghiên cứu đề tài “Sinh kế của người Mạ ở Vườn Quốc
gia Cát Tiên” với mục đích làm sáng rõ những tri thức, những kinh nghiệm
trong hoạt động sinh kế truyền thống của người Mạ (canh tác nương rẫy,
khai thác sản phẩm từ rừng, ứng xử với môi trường tự nhiên), những biến
đổi trong hoạt động sinh kế kể từ sau khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát
Tiên, từ đó xây dựng các hướng giải pháp sinh kế bền vững, góp phần nâng
cao đời sống của đồng bào, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nhằm góp phần tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn sinh kế của
người Mạ ở VQG Cát Tiên trong truyền thống cũng như hiện tại. Trên cơ sở
đó, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp khoa học phục vụ công tác bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa sinh kế của tộc người Mạ ở VQG Cát
Tiên nói riêng và người Mạ ở Việt Nam nói chung, nhằm góp phần xây
dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tộc người trong bối cảnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.


2
2.2. Nhiệm vụ
- Luận án cung cấp nguồn tư liệu một cách hệ thống về hoạt động
sinh kế truyền thống của người Mạ ở VQG Cát Tiên.
- Phân tích và làm sáng tỏ những biến đổi về hoạt động sinh kế của
người Mạ từ sau năm 1975, đặc biệt là từ 1978, sau khi thành lập Khu rừng
cấm Nam Cát Tiên đến nay.
- Xác định những vấn đề đặt ra cho hoạt động sinh kế hiện nay của
người Mạ trong mối quan hệ với phát triển bền vững và đặc biệt là quản lý
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Cát Tiên,
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng chính sách để phát triển sinh kế của người Mạ một cách bền vững
trong quá trình quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt đông sinh kế của
người Mạ, bao gồm các hoạt động sinh kế truyền thống và các biến đổi sinh
kế ở VQG Cát Tiên.
- Phạm vi không gian: Chúng tôi chọn một số làng người Mạ ở xã
Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), Xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng) và xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) làm
điểm nghiên cứu.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các hoạt động sinh kế
của người Mạ qua hai giai đoạn, trước khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát
Tiên và từ khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978) đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu về sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên, chúng tôi dựa

trên cơ sở lý luận là Phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Xem xét
sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hình thái kinh tế trong mối quan hệ
biện chứng với các thành tố khác trong đời sống như môi trường tự nhiên, môi
trường văn hoá - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có sẵn
- Phương pháp điền dã dân tộc học/nhân học: Đây là phương pháp
nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Các kỹ thuật được áp dụng bao gồm: quan
sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.


3
- Phương pháp điều tra Xã hội học bằng bản câu hỏi: Nhằm thu
thập các thông tin sơ cấp của hộ, các thông tin về đời sống kinh tế hộ, các
hoạt động sinh kế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế. Số liệu sau
khi thu thập được tiến hành mã hoá và sử dụng phần mềm SPSS 13 xử lý,
các số liệu được tính toán giá trị trung bình, theo tỷ lệ phần trăm.
- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu sinh kế của các
tộc người thiểu số, vai trò của cộng đồng và phát triển bền vững tài nguyên
KBTTN, VQG.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Phân tích, so sánh Dân
tộc học nhằm đánh giá, giải mã các tài liệu định tính và định lượng đã có,
nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa người Mạ và các tộc người
cùng cộng cư, giữa hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải
sự biến đổi đó.
5. Đóng góp mới của luận án
- Xây dựng hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ về hoạt động sinh kế
của người Mạ ở VQG Cát Tiên, góp phần dựng lại bức tranh về hoạt động
sinh kế của người Mạ ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

- Phân tích một cách hệ thống và toàn diện về sự tác động của hoạt
động mưu sinh của người Mạ đến sự quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên VQG Cát Tiên từ đó, tìm ra những bất cập và hướng giải quyết trong
phát triển sinh kế của người Mạ trong giai đoạn hiện nay.
- Bổ sung nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
hoạch định các chương trình, chính sách liên quan đến đất đai, môi trường,
giảm nghèo và phát triển bền vững, bảo tồn các VQG một cách có hiệu quả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Xác định và vận dụng cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế cộng
đồng cư dân ở VQG cho nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động và thực trạng biến đổi hoạt
động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên.
- Trên cở sở kết quả nghiên cứu đề xuất những định hướng giải
pháp cho sinh kế của người Mạ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học ở khu vực VQG Cát Tiên.


4
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn
nghiên cứu
Chương 2: Sinh kế của người Mạ trước khi thành lập khu rừng
cấm Nam Cát Tiên (1978)
Chương 3: Biến đổi sinh kế của người Mạ từ sau khi thành lập
khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978) đến nay
Chương 4: Vấn đề phát triển bền vững sinh kế của người Mạ
trong bối cảnh bảo tồn VQG Cát Tiên



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động sinh kế
1.1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Nghiên cứu về sinh kế đã được các tác giả nước ngoài quan tâm từ
những năm 80 của thế kỷ XX. Trong đó nổi bật là các nghiên cứu của V.D.
Blavatski - A.V. Nikitin; N.N. Tsebocsarop - IA.V; G.G. Gromop - IU.F.
Nôvichkop; A. Schultz và H. Lavenda. Một cách khái quát những nghiên cứu
này bước đầu cung cấp những miêu thuật ban đầu về sinh kế, chưa đưa ra
những phát hiện mang tính chuyên sâu. Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX,
Sinh kế được các nhà nhân học tiếp cận theo hướng phát triển nông thôn và xóa
bỏ đói nghèo, với các đại diện như F. Ellis; EsWarappa; Koos Neefies.
1.1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước
Ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người
được các nhà nghiên cứu lưu tâm từ những năm 60 của thế kỷ XX, trong đó
nổi bật là các nghiên cứu của các tác giả Lê Sĩ Giáo, Trần Bình.
Nghiên cứu về nông thôn, sinh thái nông nghiệp, tri thức địa
phương trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ đề thu hút khá
nhiều các nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc,
Đào, Lâm Minh Châu, Nguyễn Xuân Hồng.Các nghiên cứu đều khẳng định
tri thức bản địa là những kinh nghiệm quý giá, phải trân trọng và khai thác
triệt để trong phát triển kinh tế ở vùng các tộc người thiểu số.
Bên cạnh đó nghiên cứu về sinh kế của các tộc người luôn là vấn đề
quan trọng, là một trong những hướng nghiên cứu rất được ưu tiên, chú
trọng trong những năm gần đây, như: Tổng quan về an ninh lương thực; Cơ
chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực của các dân tộc thiểu số ở

vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào: Nâng cao năng lực và hợp tác
nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học (Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Văn hoá
(Lào) của tác giả Phạm Quang Hoan; Khung sinh kế bền vững: Một cách
phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo của Nguyễn Văn Sửu và
các nghiên cứu khác.
1.1.2. Nghiên cứu về sinh kế của người dân ở VQG
1.1.2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài


6
Nghiên cứu sinh kế của người dân ở VQG là một trong những xu
hướng được đặt ra trong bối cảnh thành lập hàng loạt các KBTTN, VQG.
Tiêu biểu là nghiên cứu của Abiyot Negera Biressu và Krisna B.Ghimire,
qua các nghiên cứu các tác giả đã đi đến khẳng định: Việc thành lập các
VQG và KBTTN mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của
cộng đồng sống xung quanh nhưng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của người
dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này.
1.1.2.1. Nghiên cứu của các học giả trong nước
Nghiên cứu phương thức mưu sinh của các tộc người thiểu số và
vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học quan trọng là vấn
đề cấp bách được nhiều học giả quan tâm, trong đó có các giả như Nguyễn
Xuân Hồng,Nguyễn Thị Mỹ Vân, Phạm Công Trí. Nghiên cứu về hoạt động
sinh kế của cư dân trong khu vực VQG Cát Tiên chưa thực sự có nghiên
cứu nào đề cập đến toàn diện. Một số các Dự án Bảo vệ rừng và phát triển
rừng trên đất trồng ở Việt Nam của ANZDEC hay các tài liệu hỗ trợ kỹ
thuật - Kế hoạch quản lý bảo tồn VQG Cát Tiên đã nêu ra được một số yếu
tố kinh tế - xã hội, nhưng cũng chỉ ở mức độ nhận dạng và chưa phân tích
đến các yếu tố văn hóa, quan hệ tộc người trong quá trình phát triển cộng
đồng trong chiến lược quản lý và bảo vệ VQG Cát Tiên.
Một số nghiên cứu của các tác giả thuộc Trung tâm Dân tộc học thuộc

Viện Khoa học xã hội vùng Nam bước đầu cung cấp những chi tiết về biến đổi
kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư tại một số nơi trong vùng đệm, về một số
kết quả và trở ngại của dự án bảo vệ rừng và phát triển trồng rừng, vấn đề di
dân và những tác động của nó đến sự phát tiển bền vững.
1.1.3. Nghiên cứu về sinh kế của người Mạ
1.1.3.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Từ những năm đầu thế kỷ 20, công việc nghiên cứu cộng đồng
người Mạ phần lớn đều do các nhà nghiên cứu người Pháp thực hiện mà
tiêu biểu là các tác giả Henri Maitre; Shrock J. L. and Others và đặc biệt là
J. Boulbet. Trong hầu hết các nghiên cứu của người Pháp một bức tranh
chung về người Mạ được khắc họa với các lĩnh vực khác nhau được đề cập
đến như kinh tế, văn hoá, xã hội…
1.1.3.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước
Việc nghiên cứu về người Mạ được các nhà nghiên cứu trong nước
thực hiện ở các công trình biên soạn khảo cứu địa phương như Đại Nam


7
Nhất thống chí tỉnh Biên Hòa của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Địa chí
Đồng Nai, Địa chí Tp Hồ Chí Minh, Địa chí Lâm Đồng.
Từ sau năm 1975 trở lại đây, việc nghiên cứu đời sống kinh tế, văn
hóa, chính trị của các tộc người ở Tây Nguyên trong đó có người Mạ đã
được các nhà dân tộc học triển khai như Phan Xuân Biên với Một số ý kiến
về thành phần dân tộc của cư dân bản địa Lâm Đồng; Những vấn đề dân
tộc học vùng Lâm Đồng; Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do giáo sư Mạc
Đường chủ biên. Năm 1984, công trình nghiên cứu “Các dân tộc ít người ở
Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” của nhóm tác giả viết về các dân tộc thiểu
số khu vực phía Nam tổ quốc, trong đó có những đặc điểm văn hóa truyền
thống, hoạt động kinh tế của dân tộc Mạ. Ngoài ra một số luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ cũng đề cập đến người Mạ.

Tóm lại có thể khái quát rằng ở những công trình viết về vấn đề
sinh kế của các tộc người nói chung, sinh kế của các tộc người ở VQG cũng
như sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên nói riêng bước đầu đã được đề
cập ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những phân tích, đánh giá, lý
giải những hiện tượng biến đổi cũng như sự thích ứng của sinh kế của
người Mạ ở VQG Cát Tiên trong điều kiện và hoàn cảnh mới, việc tìm hiểu
về sự tác động của nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững hiện vẫn
còn là một khoảng trống.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm
Luận án làm rõ các khái niệm: Sinh kế, sinh kế bền vững, phát triển
bền vững, biến đổi, biến đổi sinh kế, vườn quốc gia, vùng lõi, vùng đệm
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên, luận
án áp dụng các lý thuyết và cách tiếp cận của nhân học văn hóa như thuyết
Vùng văn hóa; Tương đối luận văn hóa; Giao lưu tiếp biến văn hóa, Biến
đổi văn hóa; Sinh thái học nhân văn; Khung sinh kế bền vững trong đó
thuyết Sinh thái học nhân văn và khung sinh kế bền vững được áp dụng
xuyên suốt quá trình nghiên cứu.


8
1.3. Khái quát về địa bàn khảo sátvà người Mạ tại khu vực Vườn quốc
gia Cát tiên
1.3.1. Khái quát về địa bàn khảo sát - VQG Cát Tiên
1.3.1.1. Sự hình thành VQG Cát tiên: Khu dự trữ sinh quyển của thế giới –
Di tích quốc gia đặc biệt
Thực hiện chủ trương bảo tồn tính đa dạng sinh học của môi trường
thiên nhiên ở khu vực miền Đông Nam Bộ, ngày 7/7/1978, Nhà nước Việt
Nam ra quyết định số 360/TTg thành lập Khu rừng cấm Nam Cát Tiên.

Trước áp lực Khu bảo tồn bị xâm phạm (do mở rộng đất nông nghiệp, khai
thác gỗ, phá rừng do du canh...) và ý thức về tầm quan trọng của việc bảo
tồn và phục hồi thiên nhiên ở khu vực này cũng như việc thực hiện các dự
án bảo vệ rừng - phát triển nông thôn, năm 1992, VQG Cát Tiên được thành
lập trên cơ sở mở rộng thêm các phần đất về phía tình Bình Phước (Sông
Bé cũ) và tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định 01-CT, ngày 13/1/1992.
1.3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ở VQG Cát Tiên
Vị trí địa lý, VQG Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh: Huyện
Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), huyện Tân Phú, Định Quán (tỉnh
Đồng Nai), huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Đặc điểm địa hình và địa
mạo, VQG Cát Tiên với đặc điểm nổi bật là phần cuối cùng của dãy Trường
Sơn, vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ nên có cả địa
hình núi và địa hình đồi. Đặc điểm khí hậu, VQG Cát Tiên nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm có 2 mùa mưa và mùa khô rõ
rệt. Điều kiện thủy văn ở VQG Cát Tiên liên quan đến chế độ dòng chảy
của sông Đồng Nai và các hệ thống suối, các bàu nước.
VQG Cát Tiên một trong những rừng nhiệt đới tiêu biểu của Việt
Nam, nơi có tính đa dạng sinh học cao, nơi bảo tồn những quần thể động
thực vật đang có nguy cơ bị diệt chủng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên
phạm vi thế giới.
1.3.2. Khái quát về người Mạ tại địa bàn nghiên cứu
Dân số và phân bố dân cư, theo báo cáo kết quả tổng điều tra dân
số và nhà ở 1/4/2009 của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung
ương, hiện cư dân Mạ có 41.405 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông và Đồng Nai. Dựa vào các tiêu chí xác định thành phần


9
dân tộc người Mạ được định danh là một tộc người riêng biệt trong 54 cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ

Môn – Khmer. Người Mạ là một trong những tộc người có mặt ở khu vực
Nam Tây Nguyên và Đồng Nam Bộ khá sớm mà địa bàn cư trú của họ vào
các thế kỷ trước rộng hơn hiện nay, có thể họ đã cư trú giáp biển Đông và
các khu vực giáp đồng bằng Sông Cửu Long. Người Mạ ngày nay cư trú
chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm
Đồng và một bộ phận cư trú ở huyện Định Quán, Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Tổ chức xã hội truyền thống của người Mạ về cơ bản là một hệ
thống cấu trúc thống nhất. Xã hội được hình thành tiên cơ sở quyền sở hữu
rừng công cộng của từng làng và sự kết hợp của những gia đình nhỏ theo
dòng họ cùng chung sống trong một nhà dài.
Người Mạ có tập quán cư trú trên nhà sàn, họ tự sáng tạo ra trang
phục cho mình. Sản phẩm dệt của người Mạ thường là khố cho đàn ông,
váy cho đàn bà, các loại chăn, khăn. Người Mạ ăn cơm gạo tẻ, gạo nếp là
lương thực quý, họ thường dành làm các loại bánh để cúng thần. Người Mạ
thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ tộc người, việc hôn nhân ở vùng
người Mạ, quyền quyết định thuộc về cha mẹ và chủ động phía bên đàng
trai. Về tang ma, người Mạ quan niệm chết là từ giã cuộc sông trần gian để
qua một thế giới khác, vì thế tang chủ thường chia cho người chết một số tài
sản như: công cụ lao động gồm gạc, rìu, gùi; đồ dùng gồm nồi gốm, bát
sành, vỏ trái bầu khô, dao, nỏ, cung tên... Tín ngưỡng nguyên thuỷ của
người Mạ là thờ đa thần với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, họ thờ
cúng rất nhiều Yang như: Yang Hiu (thần nhà), Yang Koi (thần lúa)…Về
văn học dân gian, cư dân Mạ có một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian
quý giá, phản ánh cảnh quan địa lý, môi trường sống và cuộc sống tinh thần
khá phong phú và độc lập của họ.
1.3.3. Tổng quan về ba điểm nghiên cứu
+ Xã Tà Lài
Xã Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), được thành lập vào
năm 1993 do tách ra từ xã Phú Lập, với diện tích tự nhiên là 2.619 hecta,
chia thành 7 ấp lấy tên theo số thứ tự từ 1 đến 7. Địa giới hành chánh của xã

được xác định như sau: phía Bắc giáp xã Đắk Lua; phía Nam giáp xã Phú
Thịnh; phía Đông giáp xã Phú Lập; phía Tây giáp huyện Định Quán.
+ Xã Đồng Nai Thượng


10
Theo Nghị định số 112/2002 - NĐ/CP ngày 31/12/2002 của Thủ
tướng chính phủ về việc thành lập xã Đồng Nai Thượng thuộc huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Thôn 5 được tách ra khỏi xã Tiên Hoàng và thành lập
xã mới - xã Đồng Nai Thượng vào ngày 25 tháng 2 năm 2003. Vị trí địa lý
được xác định bởi: phía Đông giáp xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng; phía Tây giáp xã Phước Cát II huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; phía
Nam giáp xã Tiên Hoàng huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; phía Bắc và Tây
Bắc giáp xã Đắk Sin huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
+ Xã Lộc Bắc
Xã được thành lập vào năm 1994, với địa giới hành chính gồm:
phía Bắc giáp với Đắk Nông; phía Nam giáp với Đạtẻh; phía Đông giáp với
Lộc Bảo; phía Tây giáp với Cát Tiên.
Tiểu kết


11
Chương 2
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP
KHU RỪNG CẤM NAM CÁT TIÊN (1978)
2.1. Các nguồn vốn sinh kế
2.1.1. Vốn tự nhiên
Đối với người Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên nguồn vốn tự nhiên là
không gian và môi trường sống của tộc người, trong đó đất đai, nước và
rừng là một loại tài sản vô cùng quan trọng đối với hoạt động mưu sinh của

người nông dân Mạ. Trước năm 1975, vùng người Mạ sinh sống chưa có
hình thức sở hữu Nhà nước về rừng. Đối với người Mạ rừng là ngôi nhà
chung rộng lớn, thuộc sở hữu chung của cả cộng đồng. Quyền sở hữu tập
thể của cộng đồng làng người Mạ với đất và rừng là nền tảng kinh tế của
người dân. Đây là một trong những nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến các
hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế và chiến lước sinh kế của người Mạ ở
khu vực này.
2.1.2. Vốn xã hội.
Trên cơ sở nền nông nghiệp rẫy là phổ biến, hình thức sở hữu trong
xã hội Mạ xưa kia chủ yếu là sở hữu cộng đồng về vùng đất, vùng lãnh thổ
được khai thác để canh tác. Giúp đỡ lẫn nhau là một hành động phổ biến
trong cuộc sống hàng ngày của tộc người Mạ ở VQG Cát Tiên. Trong hoạt
động nông nghiệp, các hộ gia đình nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những
người trong cộng đồng.
2.1.3. Vôn con người
Trong quá khứ dân số Mạ không đông lắm một phần vì tập quán cư
trú trong rừng cộng với những tác động từ điều kiện khắc nghiệt của thời
tiết cũng làm tăng nguy cơ dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
của cộng đồng. Bên cạnh đó tập quán chữa bệnh nhờ vào các thầy cúng nên
những bệnh nặng thường không qua khỏi. Về trình độ học vấn, trong quá
khứ vùng người Mạ không tồn tại nền giáo dục học đường nên phần lớn
người Mạ không biết đọc, biết viết. Tuy nhiên những tri thức dân gian,
những kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất cũng như thích ứng với điều
kiện tự nhiên được con người tích lũy và truyền giữ từ thế hệ này sang thế
hệ khác, trở thành tài sản vô giá của cộng đồng.
2.1.4. Vốn tài chính


12
Vốn tài chính liên quan đến thu nhập và việc tiếp cận nguồn vốn

vay nhằm tăng thêm thu nhập từ các hoạt động sinh kế. Trong quá khứ
người Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên rất hạn chế nguồn vốn này. Các hộ gia
đình sản xuất các sản phẩm chủ yếu tự cung tự cấp và khép kín.
2.1. 5. Vốn vật chất
Trong quá khứ nguồn vốn vật chất của người Mạ nghèo nàn, họ
sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Hệ thống đường sá chỉ là những
đường mòn trong rừng. Nhà ở của họ chủ yếu làm bằng các vật liệu lấy
được từ rừng như gỗ, tre và cỏ tranh hoặc lá Rsôi. Nguồn nước uống chủ
yếu được lấy từ sông suối gần nơi cư trú. Không có điện để thắp sáng họ chỉ
lấy ánh sáng và sưởi ấm từ các bếp lửa trong nhà dài. Vì nguồn vốn vật chất
hạn chế nên không có cơ hội bán được các sản phẩm đồng thời khó có cơ
hội để kiếm việc làm tạo thêm thu nhập giúp cải thiện sinh kế.
2.2. Các hoạt động sinh kế nông nghiệp
2.2.1. Trồng trọt
- Canh tác rẫy
Trong quá khứ người Mạ cũng như các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
đã sáng tạo ra một nền canh tác nương rẫy độc đáo với các đặc trưng (ăn
rừng, uống nước trời) như chặt cây, đốt rừng, không bón phân, canh tác một
vụ vào mùa mưa, phụ thuộc hoàn toàn nước trời, với phương thức luân
khoảnh đa canh, xen canh. Những năm trước khi thành lập khu rừng cấm
Nam Cát Tiên, rẫy vẫn là hoạt động kinh tế chủ đạo và là nguồn sống chính
của người Mạ.
- Canh tác ruộng nước
Canh tác ruộng nước không phải thế mạnh của người Mạ. Trước
năm 1975, người Mạ chỉ biết làm ruộng một vụ. Đây là loại ruộng chờ mưa,
phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước trời.
2.2. 2. Chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi trâu, bò của người Mạ trước đây chủ yếu là
thả rông trong rừng, hầu như không được chăm sóc. Các vật nuôi chủ yếu
của người Mạ là Trâu, bò, ngựa, lợn, dê, chó, gà vịt. Chăn nuôi của đồng

bào Mạ ngoài Ngựa được sử dụng để vận chuyển hàng hóa nông sản, các
vật nuôi khác (như trâu, lợn, dê, gà, vịt,..) thường được dùng làm vật hiến
sinh cho các lễ cúng trong năm, cưới hỏi, sinh đẻ…
2.3. Các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp


13
2.3.1. Nghề thủ công
Trong khuôn khổ của một nền kinh tế tự cấp tự túc, nghề thủ công
của người Mạ ở VQG Cát Tiên với vai trò hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế
khác góp phần cải thiện sinh kế. Các sản phẩm dệt, đan lát, rèn của người
Mạ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn được đem trao đổi với các
tộc người láng giềng. Ở người Mạ nghề thủ công truyền thống nổi bật đó là
đan lát, nghề dệt và rèn.
2.3.2. Trao đổi
Với nền kinh tế khép kín, chủ yếu là tự cấp tự túc, người Mạ rất
kém phát triển trong lĩnh vực trao đổi, mua bán. Người Mạ dùng các con
vật, vật dụng trao đổi với nhau theo kiểu “vật đổi vật”. Việc trao đổi của họ
thường chủ yếu là đem các lâm thổ sản, một số sản phẩm từ đan lát hoặc
chăn nuôi để đổi lấy các sản phẩm như muối, các công cụ lao động, đồ rèn,
đồ gốm của các dân tộc cận cư như Chơ ro, Mơ nông, Chăm, Việt.
2.3.3. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên
Trong truyền thống, khai thác gỗ trong rừng để làm nhà hoặc các
vật dụng sinh hoạt là hoạt động thường xuyên của người Mạ. Bên cạnh đó
việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ có vai trò quan trọng trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Các loại cây, củ, quả từ rừng và phần lớn nguồn
thực phẩm (thịt, cá, rau, măng,…) xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của
người Mạ phần lớn được thu hái từ rừng. Các loại lâm sản ngoài gỗ khai
thác trong rừng của người Mạ có thể liệt kê gồm: củi, thuốc nam, các loại
nấm, các loại rau củ, các loại cây phục vụ cho công việc đan lát, dệt, làm

nhạc cụ, đồ chơi…
Do đặc điểm địa lý khu vực người Mạ sinh sống bao gồm cả khu
vực đất ngập nước. Những đặc điểm riêng biệt của chế độ thuỷ văn, sông
suối và chế độ dòng chảy ở VQG Cát Tiên nơi người Mạ cư trú trước đây
đã tạo rất nhiều thuận lợi cho sản xuất và đời sống của họ. Người Mạ đã tận
dụng những nguồn lợi thủy hải sản và nguồn động vật từ hệ thống sông
Đồng Nai, các con suối và các bàu nước để cải thiện cuộc sống của mình.
2.4. Các chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế và tính bền vững của sinh
kế
Nông nghiệp làm rẫy theo lối “ăn rừng uống nước trời” đã trở thành
chiến lược mưu sinh chính của đại đa số nông dân Mạ trong quá khứ.
Những năm trước khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên, rẫy vẫn là


14
hoạt động kinh tế chủ đạo và là nguồn sống chính của các hộ nông dân Mạ.
Do đất rừng còn nhiều, dân cư thưa thớt, rẫy của người Mạ có thể đảm bảo
về mặt lương thực cho con người. Lúa, ngô, các loại khoai sắn là thức ăn
chính, những lúc giáp hạt thiếu lương thực họ có thể trông cậy vào các lâm
sản khai thác trong rừng.
Bên cạnh đó tình trạng học vân thấp, đông con, trẻ em chưa được
chăm sóc tốt, kết hôn sớm cộng với những khắc nghiệt của điều kiện thời
tiết, thiên tai và dịch bệnh, nhất là tỷ lệ người bị bệnh sốt rét còn cao, dịch
tả, bệnh đậu mùa là những vấn đề xã hội tác động lớn đến tính bền vững
sinh kế của người Mạ nơi đây.
Tiểu kết


15
Chương 3

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỪ SAU 1978 ĐẾN NAY
3.1. Sự biến đổi của các nguồn vốn sinh kế
3.1.1. Nguồn vốn tự nhiên.
Người Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên nguồn vốn tự nhiên là không
gian và môi trường sống của tộc người, trong đó đất đai, nước và rừng là
một loại tài sản vô cùng quan trọng. Trước năm 1975, rừng là ngôi nhà
chung thuộc sở hữu chung của cả cộng đồng. Việc thành lập VQG Cát Tiên
và chính sách đóng cửa rừng làm cho nguồn sản vật từ rừng, vốn là nguồn
sinh kế cho người Mạ trước đây giờ đã không còn. Hệ thống động thực vật
của rừng đang dần suy thoái, làm cho rừng không còn khả năng đáp ứng các
nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người như trước đây. Sự suy giảm
chất lượng cũng như diện tích đất rừng còn tác động đến các hoạt động sinh
kế khác (chăn nuôi, thủ công gia đình).
3.1.2. Nguồn vốn con người
Ở khía cạnh số lượng lao động ở cộng đồng người Mạ khu vực
VQG Cát tiên, với cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao,
nhưng nhóm phụ thuộc (dưới tuổi lao động) không thấp, điều đó sẽ tạo một
gánh nặng vô hình cho nhóm lao động, đặc biệt là trong việc tích lũy nguồn
vốn tài chính để ứng phó với các rủi ro, cũng như phát triển kinh tế trong
công cuộc mưu sinh.
Ở khía cạnh chất lượng lao động, đặc biệt là trí lực và thể lực của
người Mạ so với trước đây có những biến đổi đáng kể. Số liệu khảo sát cho
thấy tình trạng sức khỏe của bà con khá tốt, dị tật bẩm sinh và thương tật do
tai nạn lao động chiếm số lượng không đáng kể. Từ sau năm 1975, với sự
hỗ trợ của Nhà nước tình trạng giáo dục, hệ thống trường lớp ở vùng người
Mạ đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên tình trạng bỏ học cũng như
chất lượng học của các em học sinh vẫn còn thấp, phần lớn các em chỉ học
đến cấp tiểu học và trung học cơ sở, một số rất ít tiếp tục học trung học phổ
thông và các cấp bậc cao hơn vì hệ thống trường nội trú cách nhà khá xa.

3.1.3. Nguồn vốn xã hội
Trong truyền thống mạng lưới xã hội của một gia đình Mạ, bao
gồm quan hệ họ hàng, láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ
này ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình. Hiện nay, ngoài các định chế


16
đó, các mối quan hệ trong cộng đồng người Mạ còn chịu sự chi phối của hệ
thống hành chính, luật pháp của Nhà nước. Mạng lưới xã hội mới đã xuất
hiện dưới dạng các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương như
Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội khuyến nông,... Người nông dân Mạ được
học hỏi, giao lưu và tiếp nhận những cơ hội và quyền lợi do tổ chức đoàn
thể mang lại góp phần cải thiện sinh kế.
3.1.4. Nguồn vốn vật chất
Trong truyền thống, nguồn lực vật chất của người Mạ rất hạn chế,
đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Từ sau năm 1975, đặc biệt từ sau đổi mới đến nay
cùng với chính sách chung, Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù đối
với vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hệ thống giao thông được nâng cấp,
mở rộng thúc đẩy hoạt động tiếp xúc, trao đổi, lưu thông hàng hoá, mở rộng
thị trường của người Mạ với các dân tộc trên địa bàn. Điều kiện nhà ở, nước
sạch sinh hoạt, chất lượng của hạ tầng về giáo dục và y tế,… đã có những
bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhiều
gia đình Mạ đã sắm được xe máy, máy xát gạo, ti vi, điện thoại di động,…
3.4.5. Nguồn Vốn tài chính.
Từ sau năm 1975, đặc biệt từ sau đổi mới (1986) nhờ tiếp cận
nguồn lực tài chính từ các chương trình hỗ trợ của nhà nước và thị trường,
cộng đồng người Mạ ở VQG Cát Tiên đã từng bước cải thiện và phát triển
sinh kế. Chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH), Ngân hàng NN&PTNT, Hội nông dân, Hội phụ nữ với tín
dụng ưu đãi hộ nghèo, đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia

đình trong việc chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập và góp
phần xoá đói giảm nghèo.
3.2. Biến đổi các hoạt động sinh kế nông nghiệp
3.2.1. Trồng trọt
Một điểm nổi bật trong hoạt động trồng trọt của người Mạ ở VQG
Cát Tiên từ sau ngày đất nước thống nhất và đặc biệt là từ sau khi tiến hành
công cuộc Đổi mới đến nay là sự phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa hệ cơ
cấu cây trồng mới nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và tạo ra sản phẩm
hàng hóa. Hiện nay phần lớn diện tích lúa rẫy trước đây của người Mạ đã
chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều, chè, dâu
tằm và các loại cây trồng khác như khoai sắn, ngô, cây ăn trái như chuối,
mít, bơ… So với hoạt động sinh kế truyền thống, việc chuyển đổi sang


17
trồng các loại cây công nghiệp là một chuyển đổi quan trọng trong hoạt
động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên. Đây không chỉ thuần túy là
chuyển đổi về cơ cấu hệ cây trồng, kỹ thuật canh tác, kinh nghiệp trồng
trọt... mà sản phẩm cây công nghiệp là sản phẩm hàng hoá, do đó cơ cấu
kinh tế đã có sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế truyền thống là tự cung tự cấp
sang nền kinh tế gắn với thị trường.
3.2.2. Chăn nuôi
Cho đến nay, hoạt động chăn nuôi của người Mạ ở VQG Cát Tiên
vẫn là chăn nuôi nhỏ, lẻ của hộ gia đình. Bên cạnh những vật nuôi truyền
thống, người Mạ đang dần làm quen với các loại giống và mô hình chăn
nuôi mới, tiếp thu từ người Việt. Tuy nhiên, con giống địa phương vẫn
được ưa chuộng hơn do khả năng thích nghi tốt hơn.
3.3. Biến đổi các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp
3.3.1. Nghề thủ công
Cùng với hoạt động du lịch cộng đồng, nghề dệt vải truyền thống

của người Mạ được phục hồi và bước đầu tạo ra các sản phẩm hàng hóa
mang lại nguồn thu nhập cho bà con.
3.3.2. Trao đổi
Từ sau khi đất nước thống nhất và đặc biệt là từ sau Đổi mới đến
nay, cùng với chủ trương mở cửa, tăng cường hội nhập, phát triển kinh tế,
hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hoá ở Tây Nguyên trong đó có vùng
người Mạ ở VQG Cát Tiên trở nên nhộn nhịp và có tác động không nhỏ tới
sinh kế của người dân nơi đây. Người Mạ đã thay đổi hệ cơ cấu cây trồng
vật nuôi và từng bước thâm nhập thị trường, góp phần cải thiện sinh kế.
3.3.3. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên
Tình trạng suy giảm diện tích rừng hiện nay và việc thành lập VQG
Cát Tiên đã khiến cho trữ lượng các sản vật tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Nếu như trước đây hoạt động khai thác các nguồn lợi tự nhiên của người
Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên là một trong những hoạt động sinh kế chính
thì hiện nay đã bị nghiêm cấm hoàn toàn. Mặc dù vậy bà con vẫn vào rừng
khai thác, chủ yếu là các loại sản phẩm ngoài gỗ. Sản phẩm hái lượm
thường là các loại rau (lá bép, đọt mây), măng, tre, nứa, song, mây; các loại
củ quả rừng, săn bắt chủ yếu là cá ven các sông suối nhỏ quanh nhà và các
loài chim, chuột,...
3.3.4. Một số hình thức sinh kế mới


18
- Lao động làm thuê
Hoạt động làm thuê của bà con người Mạ ở VQG Cát Tiên thường
là làm công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN)
hay trong các xưởng sản xuất. Một hoạt động làm thuê khá phổ biến của bà
con là làm thuê nông nghiệp cho các hộ người Kinh như thu hái điều, đào lổ
cà phê, làm cỏ, tỉa cành, thu hái cà phê, chặt tỉa canh điêu, làm cỏ, bón
phân, làm công nhân chăm sóc cao su cho các công ty trồng cao su trên địa

bàn, một số làm các công việc khác như phụ hồ…
- Tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng.
Được sự ủng hộ của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)
Đan Mạch đã xây dựng Dự án phát triển du lịch sinh thái VQG Cát Tiên
trên địa bàn 3 xã Tà Lài, Đắc Lua và Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai. Tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại ấp 4 xã Tà
Lài giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
- Cán bộ viên chức
Hiện nay cộng đồng người Mạ ở 3 điểm nghiên cứu có một số
người trẻ tuổi chủ động nâng cao trình độ học vấn và được bố trí làm cán bộ
thôn xã. Việc tham gia vào cán bộ viên chức xã với thu nhập ổn định giúp
bà con chủ động hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc tham gia làm việc
ở UBND xã giúp bà con tiếp cận với các chương trình, dự án phát triển, do
đó họ có điều kiện tốt hơn trong phát triển sinh kế.
3.4. Chiến lược sinh kế và bối cảnh dễ bị tổn thương với hoạt động sinh
kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên
3.4. 1. Chiến lược sinh kế
Đa dạng sinh kế đã trở thành chiến lược mưu sinh chính của cộng
đồng người Mạ ở VQG Cát Tiên. Đại đa số người dân làm nông nghiệp
dưới hình thức này hay hình thức khác. Trong những năm qua việc canh tác
cây lúa rẫy giảm sút nhưng canh tác lúa nước và các loại cây hoa màu, cây
công nghiệp được mở rộng. Các hộ gia đình đều trồng các loại cây công
nghiệp, hoa màu và lúa và một số có thể bán các sản phẩm để tạo thu nhập.
Chăn nuôi hiện vẫn là một hoạt động phụ trợ trong sinh kế. Hoạt động phi
nông nghiệp trong một chừng mực nhất định cũng giúp tăng thêm nguồn
thu nhập cho bà con. Các hình thức sinh kế mới cũng đã xuất hiện như dịch
vụ, làm thuê,… giúp giải quyết lao động dư thừa, cải thiện thu nhập.
3.4.2. Bối cảnh dễ bị tổn thương với hoạt động sinh kế



19
Các biến động về mùa vụ do thời tiết gây ra cùng sự thay đổi giá
đầu vào nông lâm sản, giá các loại nhu yếu phẩm gây khó khăn cho bà con
người Mạ tại địa bàn nghiên cứu. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con
thường mua chịu giống, phân bón, vật tư sản xuất với giá cao và khi thu
hoạch thường bán tươi nông sản để thanh toán các khoản nợ và chi phí thuê
nhân công, máy móc. Chi phí đầu vào trong sản suất cao, trong khi đầu ra
sản phẩm bán với giá thấp (bán non, bán sản phẩm tươi ngay tại rẫy) nên số
tiền thu về không cao. Bên cạnh đó giá nông sản lại diễn biến hết sức phức
tạp, nhiều hộ đang phải trải qua giai đoạn ảnh hưởng nặng nề của việc giảm
mạnh giá cà phê, đặc biệt các hộ nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hầu
như tất cả các hộ trồng cà phê quy mô nhỏ đều bị thiệt hại năng nề do tình
trạng cà phê bị rớt giá thảm hại. Nhiều hộ nghèo trong thời điểm giá cà phê
tăng cao, không còn cà phê để bán vì họ phải bán ngay sau khi thu hoạch
để đầu tư cho vụ mối, trà nợ ngân hàng, chi tiêu...
Bên cạnh rủi ro do các cú sốc cùa thị trường, khí hậu thất thường,
thiên tai đưa lại khiến người Mạ ở VQG Cát tiên dễ bị tổn thương, các biến
động về mùa vụ, dịch bệnh là nguyên nhân trực tiếp khiến tình trạng nghèo
cùa người dân tồn tại trong thời gian dài và tự họ chưa thể tìm ra cách giải
quyết.
.
Tiểu kết


20
CHƯƠNG 4
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI
MẠ TRONG BỐI CẢNH BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
4.1. Tác động của chính sách đến sinh kế của người Mạ ở VQG Cát
Tiên

4.1.1. Chính sách ĐCĐC và tái phân bố dân cư
Từ sau năm 1975 thực hiện công cuộc ĐCĐC, cộng đồng tộc người
Mạ cư trú rải rác trong khu vực VQG Cát Tiên được chính quyền động viên
giúp đỡ, họ đã chuyển đến cư trú gần các khu dân cư tập trung, như cộng
đồng người Mạ ở ấp 4, xã Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai); cộng
đồng người Mạ ở xã Phước Cát 2; khu ĐCĐC của người Mạ ở thôn Buôn
Go, thị trấn Cát Tiên, xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên), xã Lộc Bắc,
Lộc Bảo, Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng)…
4.1.2. Chính sách quản lý đất đai và rừng và phát triển kinh tế xã hội
Chính sánh quốc hữu hóa đất lâm nghiệp đã làm thay đổi cơ bản
đời sống đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, trong đó có cộng
đồng người Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên. Toàn bộ đất rừng được quốc hữu
hoá và thành lập các lâm trường, nông trường quốc doanh (gồm cả các đơn
vị quân đội). Chính sách tập thể hoá đất sản xuất nông nghiệp được thực
hiện vào cuối những năm 1979 và đầu những năm 1980. Sau đổi mới (
1986), hàng loạt các chính sách được triển khai ở Tây Nguyên và vùng
đồng bào Mạ tác động mạnh mẽ đến sinh kế của bà con.
4.2. Xu hướng biến đổi sinh kế của người Mạ với việc bảo tồnVQG Cát
Tiên và phát triển bền vững
4.2.1. Xu hướng biến đổi sinh kế của người Mạ và vấn đề phát triển bền
vững
- Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững kinh tế
Từ sau khi thành lập VQG Cát Tiên, dưới tác động từ các chính sách
của Nhà nước, đời sống kinh tế của người Mạ đã có những thay đổi đáng kể
theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên đời sống kinh tế của người Mạ ở VQG
Cát Tiên vẫn chưa thực sự bền vững.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, chưa tạo được
sức bật. Rừng người Mạ vốn trước đây là nguồn sinh kế chính nay đã bị
khai thác một cách cạn kiệt, canh tác nương rẫy gần như không còn, việc
canh tác ruộng nước khó khăn về nguồn nước nên chỉ đáp ứng một phần



21
nhu cầu lương thực. Việc chuyển sang trồng cây công nghiệp như chè, điều,
cao su, cà phê lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường và thời tiết và các yếu
tố khác như vốn vật chất, vốn con người, kỹ thuật canh tác…nên nguồn thu
không ổn định. Hiện tượng được mùa nhưng mất giá hoặc mất mùa do bất
ổn của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra dẫn đến tình trạng một số bà con
lại quay về trồng lúa rẫy, đời sống kinh tế thiếu ổn định và không bền vững.
- Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững xã hội
Đối với người Mạ ở VQG Cát Tiên, xoá đói giảm nghèo được coi
là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, liên quan đến hiệu quả phát
triển kinh tế của người Mạ, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra cho phát triển
bền vững về mặt xã hội. Một thực tế cho thấy ở vùng người Mạ ở VQG Cát
Tiên trong những năm gần đây, tỉ lệ hộ nghèo đang có chiều hướng giảm
nhưng tỉ lệ hộ cận nghèo còn khá cao nên khi gặp phải những rủi ro thì tình
trạng tái nghèo lại tái hiện và gia tăng. Nguồn lực này ở người Mạ ở VQG
Cát Tiên đang thể hiện rõ những hạn chế.
- Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững văn hoá
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện
nay thì phát triển văn hoá đang được xem là một nội dung quan trọng của
phát triển bền vững. Khi cây lúa rẫy dần biến mất thì các lễ thức trong canh
tác nương rẫy (lễ tra hạt, lễ cơm mới,…) cũng bị mai một theo. Những sinh
hoạt văn hoá truyền thống vốn là cơ sở gắn kết giữa các thành viên trong
cộng đồng nay đã mất dần cơ sở kinh tế và không gian xã hội để tiếp tục tồn
tại. Nền kinh tế thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
mai một các nghề thủ công truyền thống.
4.2. 2. Xu hướng biến đổi sinh kế của người Mạ với việc bảo tồnVQG Cát
Tiên.
Khu Vực VQG Cát Tiên gồm phần lớn là những khu dân cư mới

hình thành từ sau năm 1975. Những địa phương có rừng và đất sản xuất
nông nghiệp, các cụm dân cư là đất liền nằm sát ranh giới VQG Cát Tiên thì
ngoài các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng còn có việc chăn
thả gia súc vào VQG, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Dưới áp lực của
gia tăng dân số, nhu cầu đất nông nghiệp tăng lên dẫn đến nhiều diện tích
rừng đã bị xâm canh làm nông nghiệp. Ngoài việc tàn phá trực tiếp sinh
cảnh của các loài động vật hoang dã, việc xâm chiếm đất rừng làm tăng khả


22
năng tiếp cận đối với các khu rừng còn lại; đồng thời làm phân cách sinh
thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài động vật.
4.3. Định hướng giải pháp cho phát triển sinh kế cộng đồng người Mạ
và công tác bảo tồn VQG Cát Tiên
4.3.1. Giải pháp cho phát triển sinh kế cộng đồng người Mạ ở VQG Cát
Tiên
- Tổng điều tra, quy hoạch đất đai, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn
tài nguyên rừng cho cộng đồng người Mạ ở VQG Cát Tiên
- Đa dạng hóa sinh kế giúp cải thiện và phát triển sinh kế cho cộng
đồng người Mạ ở VQG Cát Tiên
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và dịch vụ xã
hội
- Nâng cao năng lực vốn tài chính và vốn con người
4.3.2. Giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở
khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức về vườn Quốc gia và bảo tồn thiên nhiên
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa Vườn quốc gia Cát Tiên và
chính quyền địa phương
-Tăng cường tiếng nói của người dân bản địa trong xây dựng quy

chế bảo tồn và quản lý TNTN ở VQG Cát Tiên
- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát nhằm bảo vệ nguồn TNTN.
- Ngăn chặn, kiếm soát các hình thức chăn thả gia súc tự do trong
VQG
- Kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn
Tiểu kết


×