Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề khảo sát học sinh giỏi hóa 10 Lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.65 KB, 2 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT LẦN 02
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
NĂM HỌC 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

(đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (1.5 điểm):
1. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn
sau phản ứng đem hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần
trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra
8,08 gam muối rắn (N). Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là
34,7%.Viết các phương trình phản ứng và xác định công thức của muối rắn (N).
2. Ion X3+ có tổng số hạt là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19
hạt. Viết cấu hình electron của X2+, X3+.
Câu 2 (2.0 điểm):
1. Thí nghiệm về tính tan của khí hiđro clorua trong nước như
hình vẽ bên, trong bình ban đầu chứa đầy khí hiđro clorua, chậu
thủy tinh đựng nước có nhỏ vài giọt quỳ tím. Nêu hiện tượng
quan sát được và giải thích.
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Dẫn khí O3 vào dung dịch KI.

b) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl3.

c) Trộn dung dịch KI với dung dịch FeBr3.

d) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH.

e) Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4.



g) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaBr.

Câu 3 (2.5 điểm):
1. Hợp chất A có dạng MXa, có tổng số hạt proton là 77.Số hạt mang điện trong nguyên tử M
nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 18 hạt.Trong A số proton của X lớn hơn số
proton của M là 25 hạt.Xác định công thức phân tử của A.
2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cr2S3 + Mn(NO3)2+ Na2CO3 a2CrO4+Na2SO4+Na2MnO4+NO +CO2
b) FeS2 + H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
c) FeCO3 + FeS2 + HNO3  Fe2(SO4)3 + CO2 + NO + H2O.
d) K2SO3 + KMnO4 + KHSO4→ K2SO4 + MnSO4 + H2O
Trang 1/2


Câu 4 (1.5 điểm):
Hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hòa tan trong nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với Na 2S dư
tách ra một lượng kết tủa m 1. Nếu cho một lượng dư H 2S tác dụng với X tách ra một lượng kết tủa m 2.
Thực nghiệm cho biết m1 = 2,51m2. Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl 2, CuCl2 trong X và thay FeCl 3
bằng FeCl2 cùng lượng rồi hòa tan trong nước thì được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với Na 2S dư tách ra
một lượng kết tủa m3. Nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với Y tách ra một lượng kết tủa m 4. Thực
nghiệm cho biết m3 = 3,36m4. Xác định % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5 (1.0 điểm): Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ :
AgNO3

NaF

NaCl
(1)


NaBr
(2)

NaI
(3)

(4)

Hãy so sánh hiện tượng quan sát được ở các ống thí nghiệm.Viết phương trình phản ứng hóa học
xảy ra (nếu có).
Câu 6 (1.5 điểm): Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II,
hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau
phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H 2
(đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit. Tìm R và %
khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
—— Hết——
Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh:…………………………….

Trang 2/2



×