Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHÂN TÍCH các NGUỒN vốn mà DOANH NGHIỆP có THỂ HUY ĐỘNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 20 trang )

PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN MÀ DOANH NGHIỆP CÓ THỂ HUY ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM

. Chọn một doanh nghiệp mà anh ( chị ) biết rõ nhất. Giả sử doanh nghiệp đó cần
vốn, anh ( chị ) sẽ tư vấn cho doanh nghiệp đó huy động vốn từ nguồn nào ? tại
sao ?

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012 , tình hình phát triển kinh tế của nước ta vẫn trong bối cảnh gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Nền Kinh tế thế giới vẫn chưa có chuyển biến khả quan, còn rất nhiều
tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường đến năm
2015 . Ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do lãi
suất vay và huy động vốn cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp., nhiều Doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản , hàng ngàn Doanh nghiệp đói vốn, Theo báo cáo mới nhất của
Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, cả nước có 26.324 doanh nghiệp giải thể, ngừng
sản xuất, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt
động, có 4.105 đơn vị đã giải thế và 22.219 công ty dừng sản xuất kinh doanh. Thống kê
trên cao hơn so với giữa năm 2011 là 5,4%, riêng lượng doanh nghiệp giải thể tăng tới
35,4%.
Theo một khảo sát về thực trạng khó khăn được Tổng cục Thống kê thực hiện mới đây
với 9.331 doanh nghiệp, 69% phản ánh nguyên nhân là kinh doanh thua lỗ; 28,2% thiếu
vốn; 14,7% không tiêu thụ được hàng; 11,7% khó khăn về địa điểm và 4,6% đóng cửa,
chuyển ngành, sáp nhập.
Ngoài ra, 6 yếu tố cản trở nhất đến sản xuất của doanh nghiệp lần lượt là lãi suất quá cao
(27,2%), lạm phát cao và thất thường (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi
phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp không ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế
không ổn định (7%).

Trang 1/20



Hiện, trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, 31,7% dự kiến thu hẹp sản xuất kinh
doanh, 13% giảm quy mô lao động, 10% cắt giảm vốn và có tới 25,5% lường trước giảm
doanh thu, 27,9% giảm lợi nhuận.
Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 541.103 doanh nghiệp. Trong đó, số đơn vị đang
hoạt động chiếm 375.732, doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và chờ giải thể lần lượt là
23.689 và 31.425 ( Nguồn tin từ )
Nguồn vốn duy trì trong doanh nghiệp quan trọng như máu huyết trong cơ thể, đó là điều
kiện để tồn tại và phát triển. Trong thời buổi ngân hàng xiết chặt tiền tệ như hiện nay, lo
được đủ tiền để trả lãi suất ngân hàng đã khó mà vay được tiền ngân hàng ra còn khó
hơn.
Như vậy , với tình hình như hiện nay, Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đi về đâu ? Các doanh
nhân sẽ huy động nguồn vốn như thế nào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp ? Mất
bao nhiêu năm, nền kinh tế Việt Nam lại có được số lượng Doanh nghiệp đã và đang dần
mất đi như vậy ?
Được tham gia khóa học Tài chính Doanh nghiệp , là một Nhà Quản lý xuất thân từ Kỹ
sư , đối với tôi đây là một môn học khá mới mẻ, nhưng khi được Thầy phân tích và đọc
kỹ các Tài liệu được Thầy cung cấp , tôi nhận thấy thông suốt và thực sự nhận thấy đây
là môn học rất cần thiết cho tất cả những ai đã và đang làm Giám đốc Doanh nghiệp, bản
thân có thêm nhiều suy nghĩ cho chính Doanh nghiệp mình và cho Nền kinh kế, Xã hội
của Đất nước mình.

Trang 2/20


I. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN MÀ DOANH NGHIỆP CÓ THỂ HUY ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM.
Để kinh doanh, trước hết cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng sản
xuất, kinh doanh. Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn mà ta phân chia Doanh nghiệp theo nhiều loại khác
nhau. Các nguồn hình thành vốn bao gồm : Vốn do nhà nước cấp , vốn do chủ kinh

doanh bỏ ra , vốn liên doanh và vốn huy động.
Việc bảo toàn và phát triển vốn được thực hiện bằng các nguồn doanh thu bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ và từ các nguồn huy động bổ sung khác. Nói chung, ở mỗi Doanh
nghiệp các nguồn vốn không đồng nhất , mà rất đa dạng và phong phú.

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các
hình thức huy động vốn khác nhau. Trong mỗi doanh nghiệp , vốn đều bao gồm 2 bộ
phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục
khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tuỳ vào khả năng, điều
kiện khách quan và chiến lược của mình mà chọn một cơ cấu vốn cho thích hợp. Trong
điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa
dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có
những đặc trưng nhất định và khác so với thị trường thế giới.

Các hình thức huy động vốn.
Có nhiều hình thức huy động vốn, chia làm 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ.
Trang 3/20


Trong vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, và phát hành cổ
phiếu.
Trong nợ bao gồm vốn vay ngân hàng, tín dụng thương mại, và phát hành trái phiếu.
Trong thời gian qua, do việc sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng quá khó khăn và lãi
suất quá cao nên phổ biến trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là đã và đang
dùng một số hình thức huy động vốn như sau :

1. Tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn
Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức
huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu

dài.
Thông thường Doanh nghiệp sẽ tiến hành bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần
có. Nếu muốn bán cho công chúng thì hãy niêm yết trên thị trường chứng khoán, cổ
phiếu lúc ấy gọi là chứng khoán. Những lần sau khi muốn huy động vốn thì lại bán nốt
số cổ phiếu còn lại hoặc là đăng ký mới. Sau đó mỗi khi muốn tăng vốn, Doanh nghiệp
sẽ bán nốt số cổ phiếu còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một đợt cổ phiếu mới, gọi là
phát hành mới tùy theo sự nhất trí của Hội đồng quản trị.

2. Chủ doanh nghiệp vay vốn bằng chữ "Tín"
Khi cần huy động vốn, Doanh nghiệp có thể sử dùng chữ tín để mượn hoặc vay vốn của
khách hàng, đối tác và tận dụng vay vốn từ gia đình, bạn bè . Đây là cách khá phổ biến
hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam

3. Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng:
Một cách để có thể có được vốn luân chuyển để kinh doanh và duy trì sản xuất là đàm
phán, thương lượng kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng.

Trang 4/20


Khoản này không phải trả lãi suất mà đă có ngay trong quỹ của Doanh nghiệp. Các đối
tác , bạn hàng thường nể nang sẽ thông cảm và không vì thế mà gây khó dễ cho Doanh
nghiệp.
Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể huy động vốn từ các đối tác, bạn
hàng với thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau và vay tiền của khách hàng với lãi suất
tương đương lãi suất huy động của ngân hàng.

4. Vay vốn từ những người thân:
Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... chính là nguồn vốn dồi dào của
Doanh nhân có thể giúp Doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn thiếu vốn.

Có thể họ là những người thành công trong kinh doanh và chưa có ý định đầu tư gì hay
đó là các khoản họ tích cóp được, khoản thừa hưởng hay ngoại hối. Huy động nguồn vốn
này không khó khăn nếu Doanh nghiệp trả cho họ mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân
hàng huy động ( nhưng nên thấp hơn mức lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay điều này rất có lợi cho Doanh nghiệp ). Trong trường hợp này , cần thỏa thuận ngay từ
đầu đây là khoản vay chứ không phải khoản góp vốn và hãy trả ngay khi có thể vì công
việc kinh doanh thì mạo hiểm và có khi không được như ý muốn.

5. Doanh nghiệp huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp
Đôi khi Doanh nghiệp bỏ quên một lượng vốn khá lớn và rất rẻ trong ngay chính doanh
nghiệp của mình. Đó là nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân viên.
Bên cạnh việc phát hành tín phiếu nội bộ để gọi vốn hãy huy động thêm nguồn vốn nhàn
rỗi nằm trong nhân viên của Doanh nghiệp với một mức lãi suất hợp lý. Nếu không bận
rộn với thị trường chứng khoán và bất động sản thì đa số nhân viên sẽ chung tay giúp
Doanh nghiệp trong lúc khó khăn này.

6. Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn tự có
Nguồn vốn tự có của người doanh nhân đó là các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (ví
dụ như các dự án), nợ đọng trong khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ
phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý... Tạo tính thanh khoản cao, thu nợ
Trang 5/20


hiệu quả và bán bớt các tài sản cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có của người
doanh nhân.
Doanh nghiệp có thể bán một số tài sản mà bạn đang sở hữu như: nhà đất, xe hơi, chứng
khoán, vàng bạc đá quý... Những nguồn này cũng mang lại cho doanh nghiệp một nguồn
vốn không hề nhỏ để duy trì sản xuất và tiếp tục sinh lời trong các dự án tiếp theo.

7. Tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa:
Tính thanh khoản cao của hàng hóa, dự án là điều luôn mơ ước của các doanh nghiệp.

Hãy nhân cơ hội này thực hiện "cuốn chiếu" các dự án, làm tới đâu bán hết tới đó nhằm
tạo tính thanh khoản cho các dự án để lấy vốn tiếp tục tái đầu tư.
Tập trung bán hoặc thanh lý hàng tồn kho cũng đem lại nguồn vốn đáng kể cho Doanh
nghiệp trong thời kỳ khó khăn.

8. Thu nợ càng nhiều càng tốt:
Nợ nần là điều luôn tồn đọng trong các doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng các khoản nợ
của Doanh nghiệp phải được thu về ở mức cao nhất và trong thời hạn ngắn nhất. Vì khi
vốn không tập trung mà phân tán ở mỗi khách hàng một ít là điều không hề có lợi cho
doanh nghiệp.

¤¤¤¤¤

Trang 6/20


II. CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP MÀ ANH ( CHỊ ) BIẾT RÕ NHẤT. GIẢ SỬ
DOANH NGHIỆP ĐÓ CẦN VỐN, ANH ( CHỊ ) SẼ TƯ VẤN CHO DOANH
NGHIỆP ĐÓ HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN NÀO ? TẠI SAO ?
Chọn Công ty Cổ phần kỹ thuật Cơ Điện lạnh TADICO để phân tích.
Thông tin Công ty như sau :
The name of the company (Tên công ty):
CÔNG TY CP KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN LẠNH TADICO
Transaction Name (Tên giao dịch) : TADICO REFRIGERATION AND M&E CORP
Trang 7/20


Head office (Trụ sở chính )

: 170 Núi Thành –Q.Hải Châu- TP.Đà Nẵng , Vietnam


Telephone (Điện thoại)

: (+84) 511.3622666

Tax code (Mã số thuế)

: 0400557740

Fax: (+84) 511.3622667

Business license No(Giấy phép kinh doanh số) : 0400557740 , conferred by ĐaNang Planning
and Investment Department. (cấp bởi Phòng Kế Hoạch và Đầu tư Đà Nẵng)
Bank account

: 0781000543006 at An Binh Commercial Joint Stock Bank of

VietNam, DaNang Branch
Tài khoản Ngân Hàng: 0781000543006 tại Ngân hàng TMCP An Bình - Việt Nam, CN Đà
Nẵng
Business office and Showroom

: 170 Nui Thanh Street, Hai Chau district, ĐaNang City.

Văn phòng kinh doanh và cửa hàng : 170 Núi Thành, Quận Hải Châu – TP.Đà Nẵng
Website: www.tadico.com.vn

Factory / Nhà máy
Địa chỉ :


Đường số 11 – Khu công nghiệp Hòa Cầm – Quận Cẩm Lệ – TP.Đà Nẵng

Diện tích :

10.000 m2

Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực của Công ty gồm 220 người với 35 kỹ sư, 25 cử nhân và gần 160 cao
đẳng, công nhân bậc cao và công nhân lành nghề.

Trang 8/20


- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Kinh doanh mua bán vật tư, thiết bị phục vụ ngành xây dựng. Đại lý mua bán
ký gửi hàng hóa. Môi giới thương mại. Mua bán, lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng
thiết bị : Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, hệ thống lạnh công
nghiệp, hệ thống điện, hệ thống thang máy, hệ thống lò hơi, hệ thống cấp thoát
nước sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống nước cứu hỏa, hệ thống thông
tin nội bộ. Sản xuất, gia công, lắp ráp và sửa chữa các sản phẩm cơ điện lạnh.
+ Sản xuất, gia công, mua bán thiết bị, thi công lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ
thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
+Mua bán và lắp đặt thiết bị, dụng cụ đồ chơi trẻ em cho trường học và khu vui
chơi giải trí công cộng.
+ Xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, công trình kỹ thuật khác
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Dịch vụ trang trí khẩu hiệu, kẻ biển
hiệu, quảng cáo.
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp bình nước nóng, lạnh và thiết bị tiết kiệm năng
lượng
II. Những thành quả đạt được của TADICO :

Công ty CP kỹ thuật Cơ Điện lạnh TADICO là đơn vị chuyên cung cấp các dịch
vụ tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp thiết bị, lắp đặt và bảo trì sửa chữa các hệ thống
lạnh công nghiệp, Điều hòa không khí, thiết bị điện cho các khách sạn toàn khu vực
Miền Trung. Đồng thời TADICO cũng là một trong những nhà thầu chuyên nghiệp trong
nước trong lĩnh vực điều hòa không khí và các dịch vụ kỹ thuật cơ điện công trình,
chuyên thực hiện các hệ thống ĐHKK, điện, tự động hóa, phòng chống cháy, thông tin
liên lạc, cấp thoát nước và thang máy cho các khách sạn, cao ốc và công trình xây dựng.
Công ty liên tục đạt được các Danh hiệu uy tín gồm :
1. Sao Vàng Đất Việt 2006
2. Doanh nghiệp xuất sắc của Thành phố Đà Nẵng 2006
3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ Việt Nam 2007
4. Cúp vàng thương hiệu Vietbuild ngành Xây dựng 2007-2008-2009
Trang 9/20


5. Cúp vàng ISO9001-2000 năm 2008
6. Bằng khen của UBND Thành phố Đà Nẵng 2008-2009-2010
7. Bằng khen của Ủy Ban Mặt Trận TP.Đà Nẵng 2010, 2011.
8. TOP 100 sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng bình chọn năm 2011
9. ....vv

Trang 10/20


Với bề dày trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành lạnh công nghiệp và dịch vụ kỹ
thuật cơ-điện công trình, cùng với các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách sạn, nhà
hàng, Công ty đã được khách hàng trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về uy tín
và chất lượng.
Công ty đã quy tụ được một đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, thực sự có năng lực
và quyết tâm vì sự thành công & lớn mạnh của Công ty.

Công ty luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác, quan tâm đến sự thành công của
khách hàng với mục tiêu xây dựng lòng tin cậy và cùng phát triển bền vững, lâu dài với
tất cả khách hàng trong và ngoài nước.

HÌNH ẢNH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH DỰ ÁN

Trang 11/20


Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, không nằm ngoài cơn xoáy thiếu hụt vốn
của hầu hết các doanh nghiệp cả nước, Công ty CP TADICO cũng đang trong tình trạng
thiếu thốn tài chính để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

Để có thể định hướng lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp cho TADICO,
trước hết cần phân tích rõ nguồn lực của Doanh nghiệp thông qua các yếu tố năng lực,
nguồn lực, Tài lực của Doanh nghiệp, thời gian kinh nghiệm, quan hệ và uy tín doanh
nghiệp…vv, đặc biệt về phân tích Tài chính của TADICO.

Trang 12/20


Trang 13/20


Trang 14/20


Qua bảng phân tích nêu trên, hiện tại nguồn vốn của Công ty đang bị thâm hụt do Nợ
phải thu từ khách hàng quá lớn. Những số liệu này cũng phản ánh rõ thực trạng của
Công ty cũng như của Nền kinh tế nói chung.


Trang 15/20


Thông qua việc kiểm tra thực tế, mặc dù Công ty đã cố gắng tăng cường việc đòi nợ, sử
dụng các biện pháp để yêu cầu Khách hàng trả nợ nhưng do hầu hết các khách hàng đều
khó khăn, nguồn thu không có, không vay được Ngân hàng để trả nợ…vv
Từ việc phân tích số liệu và thông qua khảo sát thực tế Doanh nghiệp, trong giai đoạn
hiện nay, nhằm mục đích huy động nguồn vốn, Công ty TADICO có thể thực hiện các
biện pháp như sau :
Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp TADICO,
cũng như các thông tin tra cứu tại Website : http//:tadico.com.vn, cụ thể như sau :
+ Là Công ty có tên tuổi và uy tín trên thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ Cơ Điện Lạnh Công trình.
+ Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có trình độ chuyên môn cao.
+ Bản thân chủ Doanh nghiệp tham gia nhiều công tác xã hội có vai trò cao
như : Ban chấp hành Hội DN vừa và nhỏ, BCH Hội DN Trẻ, Chủ tịch Hội Cơ Điện
Lạnh, Phó chủ nhiệm Ban tiết kiệm năng lượng của TP.Đà Nẵng…vv
+ Lực lượng lao động đông trên 250 CBCNV
+ Lương bình quân nằm trong tốp cao của địa phương.
+ Quan hệ khách hàng, Nhà cung cấp tốt và lâu năm.
+ Nhiều cơ hội hợp tác với Chủ đầu tư và khách hàng ngoài nước
+ Có Nhà máy chủ động sản xuất hầu hết các sản phẩm cơ khí phục vụ cho
ngành Cơ Điện Lạnh công trình như : thang máng cáp, miệng gió, tủ điện, ống gió…vv
+ Có quan hệ tốt với Ngân hàng và báo cáo Tài chính minh bạch, không có Nợ
xấu tại Ngân Hàng.
Với tình hình vay vốn tại Ngân hàng khó khăn, trong khi Công ty đang thiếu hụt vốn do
Nợ phải thu lớn, trong lúc này, giải pháp để Công ty TADICO có thể huy động được Vốn
có thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau :
1. Thu nợ càng nhiều càng tốt:

+ Kiểm tra và hoàn thiện tất cả các Hồ sơ liên quan đến nợ khách hàng, ký xác nhận
công nợ giữa các bên.
+ Thương lượng để chủ đầu tư trả dần các món nợ
Trang 16/20


+ Thương lượng chủ đầu tư hỗ trợ hoặc chịu lãi xuất tiền vay đối với các khoản nợ.
+ Tập trung bố trí Nhân viên đòi nợ, thu càng nhiều càng tốt.
+ Kiểm soát và theo dõi khả năng thanh toán của Khách hàng để có biện pháp ứng phó
kịp thời.

2. Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng:
+ Kiểm soát và điều chỉnh tỷ lệ Nợ phải thu và nợ phải trả, tìm cách chia sẻ rũi ro cho
người bán.
+ Đàm phán thương lượng với Nhà cung cấp theo hướng trả chậm, tăng thời gian trả
chậm từ 15 ngày kể từ ngày nhận được hàng hóa lên thành 45 ngày hoặc 60 ngày.
+ Đàm phán thương lượng với Nhà cung cấp giảm tỷ lệ tiền đặc cọc mua hàng từ 30%
giá trị đơn hàng xuống còn 10% hoặc chỉ phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán 100%
trong thời hạn 45 ngày đến 60 ngày kể từ ngày nhận được hàng hóa.
+ Chia nhỏ các đơn hàng cho nhiều nhà cung cấp.

3. Tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa:
+ Nhanh chóng nghiệm thu thanh toán tất cả các đơn hàng, dịch vụ đang cung cấp cho
khách hàng.
+ Kiểm kê hàng tồn kho, bán bớt hàng hóa tồn đọng lâu ngày với giá cả hợp lý ( rẻ hơn
giá mong muốn trước đây ) nhằm giảm nhanh lượng hàng tồn kho, chuyển đổi hàng tồn
kho thành tiền mặt , bán thu tiền ngay.

4. Chủ doanh nghiệp vay vốn bằng chữ "Tín"
+ Chủ động đàm phán với chủ đầu tư, khách hàng để được tạm ứng tỷ lệ cao khi ký hợp

đồng, chủ trương nâng tỷ lệ tạm ứng thi công, sản xuất hợp đồng lên từ 20% giá trị Hợp
đồng thành 40% đến 50%.
+ Đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện, thương lượng khách hàng tạm ứng thêm
hoặc nhanh chóng thanh toán khi có lệnh giao hàng.

Trang 17/20


+ Thương lượng khách hàng, dùng chữ tín của Giám đốc hoặc của Doanh nghiệp để vay
trước khách hàng khoản tiền để sản xuất, thi công.

5. Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn tự có
+ Thanh lý, bán bớt máy móc thiết bị không hiệu quả.
+ Thanh lý hàng tồn kho
+ Tiết giảm biên chế phù hợp với qui mô hiện tại
+ Cắt giảm chi phí càng nhiều càng tốt.
+ Bán bớt Tài sản đất đai, Nhà cửa dư thừa của Công ty
+ Điều chỉnh mức lương phù hợp tại thời điểm.
+ Bán các sản phẩm gia công cho các đơn vị cùng ngành nghề với lợi nhuận thấp nhằm
tạo công ăn việc làm và tăng tính thanh khoản hàng hóa.

6. Doanh nghiệp huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp
+ Họp đại hội cổ đông, huy động nguồn vốn từ các cổ đông, huy động nguồn vốn từ
CBCNV theo hình thức cho Công ty vay với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gởi nhưng thấp
hơn lãi suất tiền vay nhằm chung tay giúp Doanh nghiệp trong lúc khó khăn này.

Với những cách thức và phương pháp huy động trên sẽ giúp cho TADICO nhanh chóng
có được những nguồn vốn cần thiết để duy trì và phát triển kinh doanh trong giai đoạn
này, việc tích góp nguồn vốn từ những nguồn nhỏ lẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết
và an toàn cho Doanh nghiệp. Đây cũng là lúc mà Doanh nghiệp cần tái cấu trúc và

khẳng định vị trí của mình vì vậy, đòi hỏi Chủ doanh nghiệp và Ban lãnh đạo cần có tính
kiên trì và cương quyết để sớm đưa Doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

¤¤¤¤¤
Trang 18/20


KẾT LUẬN
Qua môn học Tài chính Doanh nghiệp , bản thân tôi đã rút ra được nhiều bài học và kinh
nghiệm quản lý Tài chính kế toán, giúp cho tôi thấy được tầm quan trọng của việc phân
tích đánh giá Doanh nghiệp và có định hướng cụ thể hơn trong hoạt động phát triển sản
xuất kinh doanh .
Do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như giới hạn về trang giấy, tôi hy vọng rằng bài
trình bày ít nhiều cũng giải đáp phần nào yêu cầu . Rất mong ban đào tạo xem xét và
hướng dẫn.

Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu tham khảo :

+
Trang 19/20


+
+…vv

Trang 20/20




×