Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh thành công của công ty CP dược hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.65 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG CỦA CÔNG
TY CP DƯỢC HẬU GIANG

Trả lời:
I).Giới thiệu Công ty CP Dược Phẩm Hậu Giang
Tên Công ty :

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tên viết tắt :

DHG

Email :



Website: />
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập
ngày 02/9/1974. Qua quá trình phát triển với nhiều lần đổi tên, Ngày 02/09/2004: Xí nghiệp
Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược
Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
Ngay từ những năm đầu, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định chiến lược: “giữ vững hệ
thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy
thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng”.
Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp Công ty
đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng, nâng cao
thu nhập người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước. và trở thành
một thương hiệu dược phẩm uy tín tại Việt Nam.
Qua gần 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang được công nhận là
doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trong


nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” và
đứng trong “Top 05 ngành hàng dược phẩm” hàng đầu tại Việt Nam. Thương hiệu “Dược
Hậu Giang” được người tiêu dùng bình chọn trong “Top 100 Thương hiệu dẫn đầu Việt
Nam” trong 02 năm liền (2005 – 2006) do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức, “Top 10 Thương
hiệu mạnh nhất Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
Để có được những thành quả đó, ngoài sự ủng hộ của khách hàng, những chính sách ưu đãi
của Nhà nước, phải kể đến sự định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty

1


II)

Phân tích Môi trường bên ngoài và bên trong Công ty Dược Hậu Giang:

Tầm nhìn: "Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"
Sứ mệnh: "Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thỏa
mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"
II.1 Môi trường bên ngoài:
Kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát lãi suất biến động liên
tục đã tạo nên một bức tranh tối màu cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Bước vào năm 2014, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng
suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và
tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta.
II.1.1 Yếu tố công nghệ:
Dược Hậu Giang đã đầu tư xây dựng nhà máy, dây chuyền máy móc hiện đại đạt tiêu
chuẩn WHO - GMP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận. Đầu tư dây chuyền
sản xuất tiên tiến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cung cấp đầy đủ sản phẩm chất lượng
cao. Chuyên môn hóa hệ thống sản xuất, khai thác tối ưu máy móc thiết bị, nâng cao sản

lượng.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị trường, “Lấy sự
khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh”, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng mua
sắm máy móc, thiết bị hiện đại. Nhờ đó, hàng trăm loại thuốc nước, thuốc viên, thuốc ống,
thuốc bột… đều đạt chất lượng cao
Song song đó, Công ty còn vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: WHO GMP/GLP/GSP.
Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những
yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
II.1.2 Phân tích ngành:
Trong thời kỳ phát triển hiện nay, vấn đề về chăm sóc sức khỏe cũng được mọi người
quan tâm nhiều hơn. Trong những năm gần đây người Việt Nam ngày càng quan tâm đến

2


tình trạng sức khỏe của mình và gia tăng chi tiêu nhiều cho dịch vụ y tế, đặt biệt là chi tiêu
cho dược phẩm. Ngành dược Viêt Nam có tốc độ phát triển ngành trên 10%/ năm và có tốc
độ phát triển ấn tượng.

Căn cứ vào số liệu trên, ta thấy: tổng tiền thuốc sử dụng trong dân năm 2012 tương đương
gần 3.000.000.000 usd, trong đó ta cũng thấy tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước chưa đạt
50% nhu cầu ( năm 2012 mới gần 48%). Bên cạnh đó ta cũng thấy tỷ trọng thuốc nhập khẩu
8 tháng đầu năm 2013 là 1.200.000.000 usd. Do đó, tiềm năng ngành dược tại Việt Nam là
rất lớn, trong đó cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất còn rất nhiều đặc biệt là các doanh
nghiệp có uy tín và thương hiệu như Dược Hậu Giang.
II.1.3: Các yếu tố phụ thuộc:
-


Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:
Hiện nay ngành dược ở nước ta nói chung và công ty dược Hậu Giang nói riêng phụ

thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó ngành dược Việt Nam đang gặp
một số rủi ra như: Tỷ giá, sự biến động của giá cả nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu và
rủi ro thương mại.
-

Rủi ro về tỷ giá: Hầu hết các doanh nghiệp dược đều phải gánh chịu những khoảng lỗ

do tỷ giá biến động tăng đột biến.

3


-

Rủi ro biến động về giá nguyên vật liệu, các nguyên liệu nhập khẩu chính như: kháng

sinh, vitamin, và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt Đây là nguyên nhân chính gây ra
những đều chỉnh mạnh về giá truốc trên thị trường Việt Nam trong năm qua. Dược Hậu
Giang sản xuất nguyên vật chính sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản
phẩm (50-60%). Hơn 80% hóa dược và tá dược đầu vào là nhập khẩu. Giá cả đầu ra của sản
phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
-

Rủi ro chất lượng dược liệu: Thị trường Trung Quốc với hang hóa giá rẻ lại luôn tiềm

ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng. Tuy nhiên đây là một rủi ro hoàn toàn có thể
phòng tránh được nếu các doanh nghiệp trong nước kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy

trình kiển tra nghiệm thu chất lượng. Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trước
khi tung ra thị trường. Mặt khác, đánh bại được các đối thủ cạnh tranh đặt biệt là hàng
Trung Quốc.
II.1.4 Cạnh tranh với các đối thủ:
Thị trường Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn
chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài.
Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofit-Aventis, GKS, Servier, Pfizer, Novatis
Group… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân
khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc bổ sung.
Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn
phòng đại diện và ủy quyền cho các công ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng
chủ yếu các nhà phân phối nước ngoài để phân phối tới các nhà thuốc bán lẻ. Các tập đoàn
dược nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào những lợi thế về tài chính và sản
phẩm. Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho
các bệnh viện và phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y dược, các cuộc
hội thảo khoa học.
Các công ty Dược Việt Nam hiện tại đang có lợi thế lớn về hệ thống phân phối sâu rông trên
khắp các tỉnh thành cả nước, am hiểu thị trường và khách hàng.
II.1.5 Sản phẩm thay thế:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người như: thuốc
nam, thuốc bắc, các sản phẩm từ thiên nhiên…, các loại thuốc này cũng đang cạnh tranh rất

4


khắc nghiệt để thu hút khách hàng với cách chữa trị đặc trưng và các phòng mạch đông y
quảng cáo khá phổ biến.
II.1.6 Khách hàng:
Bệnh viện, các cơ sở y tế, các đại lý, các nhà thuốc tư nhân và người trực tiếp sử dụng
thuốc là những khách hàng trực tiếp, cũng như gián tiếp của công ty.

II.1.7 Cơ hội:
 Quy mô dân số tăng 1,2%, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng cải thiện từ
đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng nâng cao.
 Ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân trên 10%/ năm, trong khi đó các
doanh nghiệp trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu về sản phẩm trên thị
trường. Do đó, tiềm năng mở rộng thị trường là rất lớn.
 Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra như cúm H1N1, H5N1, AIDS.
 Khách hàng hiện tại và tiềm năng có xu hướng tăng nhanh.
 Nhận được nhiều ưu đãi chính sách từ nhà nước như chính sách thuế,…
II.1.8 Thách thức:
 Trong những năm gần đây, ngành dược phẩm trở thành một trong những ngành có
mức độ cạnh tranh cao. Các tập đoàn, công ty dược phẩm lớn trên thế giới đã vào thị
trường Việt Nam và xem đây là một thị trường tiềm năng. Mặt khác, các doanh
nghiệp tư nhân trong nước ra đời với quy mô đầu tư khá lớn. Do đó, mức độ cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
 Giá thuốc là vấn đề nhạy cảm về chính trị và an sinh xã hội nên chịu sự quản lý chặt
chẽ của nhà nước. Đồng thời giá thuốc cũng là tiêu điểm cua các phương tiện thông
tin đại chúng nên những doanh nghiệp có thị phần lớn càng bị động về thay đổi giá.
 Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: thuốc bắc, thuốc nam, sản phẩm từ
thiên nhiên….
 Nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công thức, cách chế biến các loại thuốc.
Chất lượng các nguyên vật liệu nhập đôi khi không đảm bảo được chất lượng.

5


II.2: Sơ lượt các yếu tố môi trường bên trong:
II.2.1 Điểm mạnh:
 Có hơn 30 năm kinh nghiệm, luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành
 Sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù hợp với đặc thù của thị

trường bậc trung và bậc thấp
 Có năng lực tài chính mạnh, cơ cấu tài chính hợp lý thể hiện khả năng quản trị tài
chính tốt.
 Tiềm lực sản xuất lớn và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng ở trong nước cũng
như quốc tế.
 Bộ máy lãnh đạo có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm , nhân viên và lao động có tay
nghề và được đào tạo kỹ. Chính sách nhân sự về lương, thưởng…tốt tạo giúp thu hút
và thúc đẩy tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên, quan tâm nhiều đến đời
sống tinh thần và vật chất của nhân viên.
 Có bộ phận phát triển thị trường, phát triển thương hiệu và nghiên cứu phát triển sản
phẩm mạnh và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
 Có hệ thống phân phối rộng khắp đặc biệt là hệ thống bán lẻ (OTC) và bộ phận kinh
doanh bán hàng hoạt động hiệu quả.
 Văn hóa công ty lành mạnh tạo sự hòa đồng và tinh thần thoải mái đề cao tính sáng
tạo và đóng góp của nhân viên.
II.2.2: Điểm yếu:
 Sản phẩm của công ty có giá trị không cao, thường là các loại generic (đã hết quyền
sở hữu gốc) trong khi sản phẩm có giá trị cao (hàng patent) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và
mới trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.
 Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chi phí nguyên vật liệu chiếm
50% -60% giá thành.
 Hầu hết cán bộ lãnh đạo cấp cao đều đã cao tuổi và hiện tại công tác đào tạo cán bộ
cao cấp của Công ty chưa thực sự tốt.

6


 Chiến lượt phát triển thị trường xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới được quan tâm
trong những năm gần đây nhưng chưa thật sự hiệu quả.
III)


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG ÁP DỤNG:

III.1: Chiến lược phát triển và mở rộng thị trường:
 Với lợi thế về tiềm lực tài chính, tiềm lực sản xuất, đội ngũ nhân viên nghiên cứu
phát triển thị trường mạnh và sự phù hợp của sản phẩm với các tầng lớp khách hàng.
Vì thế công ty đang tận dụng các điểm mạnh đó của mình và nhu cầu sử dụng thuốc
ngày càng tăng cùng với một lượng khách hàng tiềm năng lớn để phát triển thị
trường, tăng thị phần của công ty và thu hút khách hàng đang dùng những sản phẩm
thay thế.
 Mở rộng và hoàn thiện các kênh phân phối và các đại lý phân phối độc quyền. Tăng
cường đầu tư mạnh cho các hoạt động xuất khẩu đặc biệt các sản phẩm của các công
ty thành viên sản xuất dược.
 Tăng cường việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng
và tác dụng của các sản phẩm và các chuong trình khuyến mãi cuãng như dịch vụ
hậu mãi của công ty để thu hút khách hàng, cả những khách hàng đã và đang sử dụng
sản phẩm và những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm.
 Tư vấn và hợp tác với các tổ chức y tế cộng đồng trong các hoạt động cấp quốc gia
tuyên truyền phong chống các loại dịch bệnh. Qua các chương trình này vừa thể hiện
trách nhiệm của công ty với xã hội vừa là một cơ hội lớn để công ty mở rộng thị phần
của mình.
 Đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia bác sĩ ở các bệnh
viện cơ sở y tế thông qua các hội thảo, chuyên đề… nhằm thu hút những khách hàng
chưa sử dụng sản phẩm của công ty.
 Phát triển các dòng sản phẩm chủ lực của Công ty, tạo nền tảng thương hiệu và mang
lại sự phát triển bền vững cho công ty. Một số sản phẩm đã tạo nên tên tuổi cho Dược
Hậu Giang như Hapacol, Egucar, Naturenz, Spiruna, Natto Enzym…
 Mở rộng hệ thống phân phối ra cả nước và phát triển qua các nước trong khu vực
nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng những tối đa những ưu thế


7


trong nước tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ thương hiệu từ đó gia nhập thị trường
trong khu vực và Châu Phi. Hiện nay sản phẩm của Dược Hậu Giang đã được xuất
khẩu sang một số nước Châu Á và Châu Phi,
 Phát triển hệ thống thông tin giữa các đại lý phân phối và công ty nhằm quản lý hệ
thống đại lý này tốt hơn. Việc phát triển hệ thống thông tin này góp phần quản lý
những vấn đề về tồn kho, quản lý sản phẩm và khách hàng. Cung cấp một dịch vụ
phục vụ tốt nhất cho các khách hàng và nhà phân phối.
 Tạo các ưu đãi hấp dẫn và ngày càng gia tăng để củng cố mối quan hệ giữa công ty
và các đại lý phân phối. Bằng chứng là để mở rộng phát triển thị phân và gia tăng áp
lực cạnh tranh lên các đối thủ khác, với tiềm lực và những lợi thế của mình, Dược
Hậu Giang đã có những chương trình bán hàng, chăm sóc khách hàng đặc biệt, sẵn
sàng hỗ trợ khách hàng của mình trong lúc khó khăn và thực hiện nhiều chương trình
hướng đến khách hàng man g tính nhân văn cao, từ đó khách hàng rất trung thành với
Công ty. Đồng thời thu hút khách hàng bằng chất lượng vượt trội và ngày càng gia
tăng. Đây là một biện pháp nhằm gia tăng giá trị cho các đại lý phân phối đồng thời
cũng gia tăng lợi ích của công ty. Mối quan hệ giữa công ty, nhà phân phối và khách
hàng sẽ ngày được củng cố mạnh mẽ và bền vững hơn.
III.2 Chiến lược phát triển sản phẩm
 Dược Hậu Giang hiện đang là một trong những công ty dẫn đầu thị trường trong
ngành dược. Với hơn 200 sản phẩm đang lưu hành và nhiều loại trong số đó đã rất
thông dụng. Tuy nhiên, trước yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng
tăng cao trong khi tình hình thiên tai dịch bệnh ngày một gia tăng, thì vấn đề sử dụng
thuốc cũng sẽ hết sức được quan tâm. Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu và phát triển
sản phẩm trong ngành Dược là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mỗi công ty.
 Chiến lược phát triển sản phẩm của DHG là tập trung nghiên cứu phát triển các sản
phẩm hiện hành đồng thời tăng cường đầu tư nghiên cứu, bào chế và tung ra thị
trường các loại sản phẩm mới. Có thể nói, chiến lược phát triển sản phẩm là một

chiến lược mà DHG hoàn toàn có thể thực hiện được và hết sức cần thiết xuyên suốt
trong quá trình hoạt động. Giúp gia tăng doanh thu, thị phần, khẳng định thương hiệu

8


và vị thế dẫn đầu của mình; nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty- nhất là trong
bối cảnh hội nhập với các đối thủ mạnh trong và ngoài nước.
 Công ty đã tập trung phát triển các sản phẩm có nguồn gốc công nghệ sinh học, thảo
dược. Và phát triển 03 nhóm sản phẩm: thần kinh, tim mạch, tiểu đường – vốn là
những nhóm sản phẩm thế mạnh của Công ty.
 Hợp tác nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế: thuốc đạn, thuốc xịt giàm đau, thuốc
tiêm.
III. 3 Chiến lược đa dạng hóa:
 Chiến lược đa dạng hóa là hình thức liên kết với các đối thủ trong ngành nhằm nâng
cao vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường trong bối cảnh thị trường ngày cành
cạnh tranh khốc liệt, và xu hướng liên kết, sáp nhập giữa các công ty để tận dụng lợi
thế gia tăng theo quy mô. Với thế mạnh là Công ty dẫn đầu thị trường trong nhiều
năm; có tiềm lực tài chính mạnh cộng với đội ngũ lãnh đạo có trình đạo và kinh
nghiệm lão luyện, tiềm lực sản xuất mạnh- là lợi thế cho DHG trong việc đàm phán
và hợp tác với đối tác. Việc tăng cường hợp tác, liên kết với các công ty cùng ngành
trong và ngoài nước sẽ giúp cho DHG phát huy được những thế mạnh hiện có của
mình và chủ động thích ứng với những thách thức thị trường- nâng cao năng lực cạnh
tranh và giữ vững vị thế dẫn đầu ngành trong nước của mình.


Với các đối thủ trong nước: tận dụng lợi thế về tiềm lực tài chính, tiềm lực sản xuất
và vị thế hiện có của mình, tăng cường đàm phán liên kết, sáp nhập, mua cổ phần của
các công ty trong ngành nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng và vị thế của mình trong
ngành.


 Với các đối thủ nước ngoài: hiện nay đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới
đã vào Việt Nam và xem đây là một thị trường đầy tiềm năng. Hơn nữa chiến lược
mở rộng của DHG trong thời gian tới là hướng đến thị trường các nước trong khu
vực và Châu Phi. Các Công ty nước ngoài với thế mạnh về khả năng tài chính, tiềm
lực sản xuất, nghiên cứu và phân phối rất mạnh sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng
gờm cả ở thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên DHG cũng có thế mạnh về vị thế
dẫn đầu ngành trong nước, đội ngũ lãnh đạo giỏi có nhiều kinh nghiệm, hệ thống
phân phối rộng rãi hiện tại cùng với sự am hiểu cặn kẽ thị trường trong nước. Tận

9


dụng những thế mạnh này, DHG cần tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác
nước ngoài trong việc phân phối sản phẩm, tiếp thu công nghệ và hợp tác nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới.
III.4 Chiến lược phát triển thương hiệu
 Với thế mạnh là công ty đầu ngành dược có thâm niên 30 năm cùng với tiềm lực về
tài chính và đội ngũ chuyên viên phát triển thị trường và thương hiệu đẫ và đang tạo dựng
một thương hiệu lớn, uy tín và chất lượng. Thương hiệu mạnh là một tiền đề quan trọng
cho sự phát triển của công ty tránh được những nguy cơ từ hàng nhái, hàng giả và cũng góp
phần giúp công ty thu hút lượng khách hàng không nhỏ từ các mặt hàng thay thế sang dùng
sản phẩm của công ty. Vì vậy công ty cần có chiến lược phát triển thương hiệu một cách
mạnh mẽ.
 Thường xuyên tham gia các cuộc bình chọn thương hiệu, các giải thưởng và các hoạt
động cộng đồng lớn nhằm quảng bá và tạo uy tín cho thương hiệu DHG.
 Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt khách hàng và các cuộc hội thảo khoa học
vừa giói thiệu sản phẩm công ty đến khách hàng lại vừa tạo được hình ảnh thương hiệu để
lại nhiều ấn tượng mạnh đến họ.
III.5 Chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu:

Như đã phân tích ở trên công ty DHG phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập.
Giá cả nguyên vật liệu gần đây biến động bất thường do ảnh hưởng của biến động tỷ giá, giá
vàng, giá dầu… Hơn 80% hóa dược và tá dược đầu vào là nhập khẩu. Trong khi đó, giá cả
đầu ra của sản phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Do đó, giá cả nguyên vật liệu
quyết định rất lớn tới doanh thu của công ty. Vì vậy, công ty đã đưa ra chiến lược ổn định
nguồn nguyên liệu bằng những chiến lược cụ thể sau:
 Ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với các nhà cung ứng trong và ngoài nước trong
thời hạn 1 năm, do đó nguồn nguyên liệu sẽ có tính ổn định. Đồng thời cũng thỏa
thuận về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng… Tránh tình trạng các nhà
cung ứng sẽ bán nguyên liệu cho các công ty khác với giá cao hơn trong khi công ty
đang thiếu nguyên vật liệu để sản xuất.

10


 Lập một bộ phận chức năng về cung ứng tiến hành dự báo biến động giá cả của
nguyên vật liệu, từ đó chủ động nhập khẩu và mau dự trữ nguyên vật liệu vào thời
điểm thích hợp, hài hòa nhất giữa các yếu tố: giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá, chi phí cơ
hội, chi phí lưu trữ…

11


Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo thường niên 2012,2013 của công ty Dược Hậu Giang.
2. www.dhgpharma.com.vn
3. Báo cáo phân tích ngành dược của Việt Nam, nguồn công ty Chứng khoán Bảo Việt.

12




×