Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá về vai trò của CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp sự cần thiết của chức danh này trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 16 trang )

ĐANH GIA VỀ VAI TRò CỦA CFO (GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH) TRONG
CAC DOANH NGHIỆP. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHỨC DANH NAY
TRONG CAC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
PHẦN 1: TỰ LUẬN.....................................................................................................3
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp............................................................................3
2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp.........................................................................4
2.1 Mục tiêu huy động vốn...........................................................................................4
2.2 Mục tiêu phân phối nguồn vốn................................................................................5
2.3 Mục tiêu giám đốc tài chính....................................................................................6
3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp.................................7
4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp Việt
Nam..............................................................................................................................8
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM...........................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................17

1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 1: TỰ LUẬN
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác.
Mối quan hệ tác động qua lại này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó thường
xuyên giữa phân phối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Phân phối vừa phản ánh kết quả
của sản xuất và trao đổi, lại vừa là điều kiện cho sản xuất và trao đổi có thể tiến hành
bình thường và liên tục.
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh có tư


cách pháp nhân và là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính. Vì tại đây diễn
ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với qua trình sản xuất, đầu tư, tiêu thụ
và phân phối.
Tài chính- thoạt nhìn chúng ta lại hiểu là tiền tệ, như một doanh nghiệp sẽ phải
trích một khoản tiền lương để trả cho cán bộ công nhân viên. Khi tiền lương tham gia
phân phối giữa các loại lao động có trình độ nghề nghiệp khác nhau và điều kiện làm
việc khác nhau. Tài chính tham gia phân phối sản phẩm quốc dân cho người lao động
thông qua quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ phúc lợi công
cộng khác. Do vậy giữa tài chính và tiền là hai phạm trù kinh tế khác nhau.
Tài chính cũng không phải là tiền tệ, và cũng không phải là quỹ tiền tệ. Nhưng
thực chất tiền tệ và quỹ tiền tệ chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính, còn
bên trong nó là những quan hệ kinh tế đa dạng. Nhân loại đã có những phát minh vĩ
đại trong đó phải kể đến việc phát minh ra tiền, mà nhờ đó người ta có thể quy mọi
hoạt động khác nhau về một đơn vị đo thống nhất, và trên cơ sở đó có thể so sánh, tính
toán được với nhau. Như vậy tiền chỉ là phương tiện cho hoạt động tài chính nói
chung và hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng. Thông qua phương tiện này, các
doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong mọi lĩnh vực, nếu như
chúng ta chỉ nhìn bề ngoài thì chỉ thấy các hoạt động đó hoạt động tách riêng nhau,
nhưng thật ra lại gắn bó với nhau trong sự vận động và chu chuyển vốn, chúng được
tính toán và so sánh với nhau bằng tiền.

2


2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
2.1 Mục tiêu huy động vốn
Một doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải có
vốn và quyền sử dụng nguồn vốn bằng tiền của mình một cách chủ động. Tuy nhiên
cũng cần phải làm rõ một vấn đề là: Các nguồn vốn được lấy ở đâu ? Làm thế nào để
có thể huy động được vốn ?

Trước đây trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung ngân sách nhà nước cấp
toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc thiết lập các xí nghiệp quốc doanh. Hiện
nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của các doanh nghiệp
trong mọi thành phần kinh tế khác nhau, nhiều xí nghiệp quốc doanh đã tỏ ra sự yếu
kém của mình. Thực trạng đó đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế nói chung và các nhà
quản lý tài chính nói riêng một vấn đề là: làm thế nào để đưa các xí nghiệp làm ăn
thua lỗ đó thoát khỏi tình trạng hiện nay ? Chính sự bất ổn định này đã tạo ra một sự
chưa được nhất quán trong việc định hình các nguồn vốn cho các doanh nghiệp ở
nước ta.
Tuy nhiên, dù thay đổi cụ thể như thế nào chăng nữa thì mọi doanh nghiệp với
mọi hình thức sở hữu trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ đều có thể huy
động được vốn từ các nguồn sau:
-Vốn do ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp đối với doanh nghiệp nhà
nước được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp phải có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn giao đó. Khi mới thành lập nhà nước hoặc cấp
trên cấp vốn đầu tư ban đầu để công ty thực hiện sản xuất kinh doanh phù hợp với quy
mô và ngành nghề. Số vốn này thường bằng hoặc lớn hơn số vốn pháp định. Sau quá
trình hoạt động nếu thấy cần thiết, nhà nước sẽ cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp để
phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Vốn tự bổ sung: là vốn nội bộ của doanh nghiệp bao gồm:
+ Phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp
+ Phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế
+ Phần tiền nhượng bán tài sản (nếu có)
-Vốn liên doanh liên kết : đó là sự góp tiền hoặc góp tài sản của các doanh
nghiệp khác để cùng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

3


- Vốn vay: chủ yếu là vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài

các loại vốn nói trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn của cán bộ công nhân
viên và doanh nghiệp sẽ trả lãi cho số vốn vay đó theo lãi suất ngân hàng.
Qua đó ta hình dung ra được, quá trình thành lập doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn đầu tư tối thiểu. Đối với doanh nghiệp nhà nước số vốn này do ngân sách
nhà nước cấp có thể là 100% hoặc tối thiểu là 51%. Còn đối với các Công ty cổ phần,
Công ty TNHH thì số vốn đầu tư ban đầu được hình thành từ việc đóng góp vốn hoặc
hùn vốn của các cổ đông dưới hình thức cổ phần. Mức vay vốn được quy định theo
từng doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển kinh doanh, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục đầu tư trung và dài hạn vì vậy doanh nghiệp có thể huy động
vốn bên trong doanh nghiệp như vốn tự tài trợ. Nếu như nguồn tự tài trợ mà nhu cầu
đầu tư dài hạn vẫn không đáp ứng được thì doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ
bên ngoài như các hình thức đã nêu ở trên.
Với chức năng tổ chức vốn, tài chính doanh nghiệp không đơn thuần chỉ thực
hiện việc huy động vốn mà còn phải tiến hành phân phối vốn sao cho với số vốn pháp
định, vốn tự có và các nguồn vốn huy động, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng một
cách có hiệu quả. Muốn vậy, trong từng thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải xác
định được nhu cầu về vốn là bao nhiêu và kết cấu như thế nào là hợp lý.
2.2 Mục tiêu phân phối nguồn vốn.
Sau khi huy động vốn và đã sử dụng nguồn vốn đó sẽ thu được kết quả là việc
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp tiến hành phân
phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ở nước ta, do tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, hình thức sở hữu khác nhau,
cho nên quy mô và phương thức phân phối ở các loại hình doanh nghiệp cũng khác
nhau. Sau mỗi kỳ kinh doanh, số tiền mà doanh nghiệp thu được bao gồm cả giá vốn
và chi phí phát sinh. Do vậy các doanh nghiệp có thể phân phối theo dạng chung như
sau:
Bù đắp chi phí phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ bao gồm:
+ Trị giá vốn hàng hoá.
+ Chi phí lưu thông và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã đã bỏ ra như lãi

vay ngân hàng, chi phí giao dịch, lợi tức trái phiếu.
4


+ Khấu hao máy móc.
- Phần còn lại sau khi bù đắp các chi phí được gọi là lợi nhuận của doanh
nghiệp. Phần lợi nhuận này, một phần phải nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình
thức thuế, phần còn lại tuỳ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp mà tiến hành
chia lãi liên doanh, trả lợi tức cổ phần, trích lập các quỹ doanh nghiệp.
2.3 Mục tiêu giám đốc tài chính.
Đó là khả năng khách quan để sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra, giám
đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng chức năng thước đo giá trịvà phương tiện thanh
toán của tiền tệ. Khả năng này biểu hiện ở chỗ, trong quá trình thực hiện chức năng
phân phối, sự kiểm tra có thể diễn ra dưới dạng: xem xét tính cần thiết, quy mô của
việc phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của việc phân phối qua các quỹ tiền tệ.
Giám đốc tài chính mang tính chất tổng hợp toàn diện, tự thân và diễn ra
thường xuyên vì giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài
chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, tồn tại để khác phục.
Hoạt động tài chính diễn ra trên mọi lĩnh vực của quá trình tái sản xuất xã hội
trên tầm vĩ mô và vi mô. Trong các hoạt động đó tài chính không chỉ phản ánh kết quả
sản xuất mà còn thúc đẩy phát triển. Động lực để thúc đẩy nhanh nền sản xuất xã hội
không chỉ phụ thuộc vào sự phân phối cân bằng, hợp lý và cân đối giữa các bộ phận
mà còn trực tiếp phụ thuộc vào sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm nghặt mọi hoạt động tài
chính.
Nội dung giám đốc tài chính là giám đốc sự vận động và chu chuyển của nguồn
vốn tiền tệ với hiệu quả sử dụng vốn, giám đốc việc lập và chấp hành các chỉ tiêu kế
hoạch, các định mức kinh tế tài chính, giám đốc quá trình hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ, quá trình hạch toán kinh tế và giám đốc việc chấp hành các chính sách về
tài chính.
Thực hiện quản lý tài chính đã khẳng định, để thực hiện triệt để và có hiệu quả

việc giám đốc tài chính cần phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính phù hợp với cơ chế chính sách quản lý kinh tế và thực tiễn sản xuất kinh
doanh. Thông qua đó giúp cho việc thực hiện các giải pháp tối ưu nhằm làm lành
mạnh tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu giám đốc tài chính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai.
5


3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Giám đốc tài chính – CFO là một ví trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp,
đóng vai trò là người điều khiển các mạch máu – dòng tiền, đi theo đúng hướng, mục
tiêu của doanh nghiệp. Họ thường nắm giữ các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp như
quản lý rủi ro tài chính, thiết kế thương vụ và là người truyền thông tài chính cho
doanh nghiệp, giải quyết các mối quan hệ tài chính trong và ngoài doanh nghiệp.
Vai trò của giám đốc tài chính thường được xét trên 3 phương diện như sau:
- Nếu xét ở góc độ doanh nghiệp, vai trò của CFO ngày nay không thể phủ
nhận, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cho dù doanh nghiệp ấy có thành công, phát
triển rực rỡ. Nhưng khi CFO làm không tốt vai trò, trách nhiệm hoặc năng lực giám
đốc tài chính kém thì doanh nghiệp ấy vẫn có thể rơi vào tình trạng phá sản.
- Nếu xét ở góc độ chuyên môn, một CFO chuyên nghiệp sẽ lãnh đạo cả một “
đoàn tàu” bộ máy kế toán, bộ máy tài chính doanh nghiệp hoạt động tốt. Trước đây,
trong bối cảnh một nền kinh tế về cơ bản còn “đóng cửa” và nền tài chính của chúng
ta thì đang ở trình độ phát triển rất thấp so với thế giới. Bởi lẽ, ngày nay, Việt Nam ta
đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về mọi mặt, trong đó đặc biệt là
hội nhập về kinh tế - tài chính. Bởi lẽ, giờ đây, người Việt ta sẽ phải đua tranh với thế
giới ngay trong “nhà” của mình, trong đó bao gồm cả đua tranh về năng lực quản trị
tài chính. Và người làm tài chính ngày nay không chỉ phải so tài với các đồng nghiệp
của mình trong nước, mà còn phải đua tranh với các đồng nghiệp của mình trên khắp
thế giới… Chính vì vậy, vai trò của CFO ngày càng được đề cao, đóng góp vào sự

thành công và phát triển của nghề “ giám đốc tài chính”.
Nếu xét góc độ vĩ mô, tầm nhìn và năng lực của giới tài chính kế toán Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước đây. Điều này góp phần củng
cố hệ thống kế toán tại Việt Nam, đóng vai trò hình thành nên các nguyên tắc, chuẩn
mực tài chính kế toán. Giám đốc tài chính góp phần củng cố hệ thống tài chính Việt
Nam vững chắc.
Tuy nhiên, mức độ hoạt động của nền tài chính trong nước, cũng như năng lực
quản trị tài chính của người Việt nói chung vẫn còn tồn tại một khoảng cách thật sự so
với thế giới. Chính vì vậy, các CFO cần hoàn thiện bản thân, tiếp thu các phương pháp
quản lý tài chính doanh nghiệp trên thế giới để góp phần phục vụ tốt công tác tài chính
trong doanh nghiệp.
6


4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Việt Nam
Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có
hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi doanh
nghiệp những chuẩn mực hết sức khe khắt; sản xuất không phải với bất kỳ giá nào.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng các số liệu của kế
toán và bảng tổng kết tài sản. Với đặc điểm này, người cán bộ tài chính có khả năng
phân tích, giám sát các hoạt động kinh doanh để một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt
khác phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh
lời của vốn kinh doanh.
CFO và kiến thức căn bản về tài chính, đó là các kỹ năng về đọc, hiểu và phân
tích báo cáo tài chính. Điều này thì đa phần các Kế toán trưởng tại công ty đều có thể
làm được. Ngoài ra các CFO cần phải có kỹ năng quản lý tài chính một cách có hiệu
quả. Việc quản lý tài chính ở các công ty giao cho CFO chủ yếu là chủ động trong

việc hoạch định đầu tư, quản lý đầu tư và điều chỉnh luồng tiền.
Các CFO khi quản lý tài chính của công ty phải tiến hành phân tích và đưa ra
một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ. Quản lý tài
chính cần phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với
công ty và các cổ đông vừa đảm bảo đựơc lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định
phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở
rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm
mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
Và chính điều này đang bị lãng quên và mờ nhạt trong vai trò của CFO, đặc
biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì yêu cầu này càng nhạt đi. Các giám đốc tài
chính khi quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả
các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Các giám đốc tài chính của công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn
vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là
một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh, cần mở rộng quan hệ với các
công ty khác để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của mình.
7


PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án mà
Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng
THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY (BẢNG 1) DÙNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI SỐ 1 ĐẾN CÂU 5

Bảng cân đối kế toán công ty Smith
Tài sản:
Tiền mặt và chứng khoán dễ bán
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước

Tổng tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định
Trừ: khấu hao tích lũy
Tài sản cố định thuần
Tổng tài sản
Nợ phải trả:
Phải trả ngắn hạn
Thương phiếu phải trả
Thuế dồn tích
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn CSH
Tổng nợ và vốn CSH

$300.000
2.215.000
1.837.500
24,000
$3.286.500
2.700.000
1.087.500
$1.612.500
$4.899.000
$240.000
825.000
42.500
$1.107.000
975.000
2.817.000
$4.899.000


8


Báo cáo Kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần (bán chịu)
Trừ: Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và quản lý doanh

$6.375.000
4.312.500

nghiệp
Chi phí khấu hao
Chi phí trả lãi
Thu nhập trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập (lợi nhuận) thuần
Lợi tức cổ phiếu thường
Thu nhập (lợi nhuận) để lại
1. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất hiện hành là:
A.

2,97

B.

1,46.

C.


2,11.

D.

2,23.

1.387.500
135.000
127.000
$412.500
225.000
$187.500
$97.500
$90.000

2. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, sử dụng 360 ngày/năm kỳ thu tiền trung bình là:
A.

71 ngày

B.

84 ngày

C.

64 ngày

D.


125 ngày

3. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số nợ (tỷ số nợ phải trả) là:
A.

0,70.

B.

0,20.

C.

0,74.

D.

0,42.

4. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu bằng bao
nhiêu:
A.

4,61%.

B.

2,94%.


C.

1,97%.

D.

5,33%.

5. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số vòng quay hàng tồn kho là:
A.

0,29 lần
9


B.

2,35 lần

C.

0,43 lần

D.

3,47 lần

6. Loại hình công ty nào sau đây không thuộc diện gánh chịu trách nhiệm nợ hữu hạn?
A)


Công ty tư nhân

B)

Công ty cổ phần

C)

Công ty đại chúng

D)

Không có câu trả lời nào trên đúng

7. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $100.000 nhận được sau 5 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử mức lãi suất là 8% /năm?
A)

$60.000,00

B)

$68.058,32

C)

$73.502,99

D)


$82.609,42

8. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $80.000 nhận được sau 10 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 5%/năm?
A)

$38.422,76

B)

$40.000,00

C)

$49.113,06

D)

$76.000,00

9. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $50.000 nhận được sau 20 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 4%/năm?
A)

$5.242,88

B)

$10.000,00


C)

$22. 819,35

D)

$40.000,00

10.Tính giá trị tương lai (FV) của $60.000 trong 5 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
5%/năm?
A)

$62.500,00

B)

$72.674,86

C)

$75.000,00

D)

$76.576,89
10


11. Phương pháp NPV :
A.


Là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

B.

Thừa nhận giá trị của tiền theo thời gian.

C.

Sử dụng luồng tiền mặt

D.

Tất cả các ý trên

12. Phương pháp NPV giả thiết luồng tiền mặt được tái đầu tư ở mức:
A.

IRR.

B.

NPV.

C.

Tỷ lệ thu nhập thực.

D.


Chi phí vốn bình quân (WACC).

13. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600

2

$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án đề xuất là?

A.

$3.289,86

B.

$3.313,29

C.

$4.289,06

D.

$4.713,71

14.Tính giá trị tương lai (FV) của $10.000 trong 8 năm, giả sử lãi suất là 10%/năm?
A)

$16.212,78

B)

$18.000,00

C)

$18.756,22

D)


$21.435,89

15.Tính giá trị tương lai (FV) của $20.000 trong 4 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
12%/năm?
A)

$17.096,08

B)

$28.292,66
11


C)

$31.470,39

D)

$32.020,64

16. Nếu $15.000 được đầu tư ở mức lãi suất 10% /năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu
năm thì khoản đầu tư sẽ tăng lên gấp đôi?
A)

7,3 năm

B)


8,4 năm

C)

10,6 năm

D)

14,8 năm

17. Nếu tiền được đầu tư ở mức lãi suất 8%/năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu năm thì
tiền lãi nhận được sẽ bằng khoản đầu tư gốc ban đầu?
A)

5 năm

B)

6 năm

C)

9 năm

D)

12 năm

18. Sara muốn có $500.000 trong tài khoản tiết kiệm khi cô ta về hưu. Hỏi cô ta phải

có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngay từ bây giờ nếu tỷ lệ lãi suất cố định là 8%/năm,
để đảm bảo chắc chắn cô ta sẽ có $500.000 trong 20 năm?
A)

$107.274

B)

$144.616

C)

$180.884

D)

$231.480

19. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600


2

$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Thời gian hoàn vốn sử dụng dòng tiền chiết khấu của dự án là?
A.

2,57 năm
12


B.

2,64 năm

C.

2,87 năm


D.

2,94 năm

20. Yếu tố nào dưới đây không được coi là vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán
của công ty?
A.

Tiền mặt

B.

Thặng dư vốn cổ phần (Paid in capital)

C.

Cổ phiếu ưu đãi

D.

Thu nhập để lại (Lợi nhuận lưu giữ)

E.

Cổ phiếu thường

21. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá $5.000
với lãi suất trái phiếu 4.5% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $4.876?
A)


4.30%

B)

5.07%

C)

6.30%

D)

8.60%

22. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mệnh giá $1.000
với lãi suất trái phiếu 5.2% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $884?
A)

5.02%

B)

6.23%

C)

6.82%


D)

12.46%

23. Một trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá $2.000, và có lãi suất trái phiếu 6.3%
với lãi coupon trả định kỳ hàng năm (1 năm trả 1 lần). Hỏi lợi suất trái phiếu (YTM)
bằng bao nhiêu nếu trái phiếu có giá $1.801?
A)

6.30%

B)

8.48%

C)

9.22%

D)

10.32%

13


24. Một trái phiếu mệnh giá $1.000 với lãi suất trái phiếu 5,4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 5 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 7,5%.
Nếu lãi suất tăng và YTM tăng 7,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)


Giảm $9,82

B)

Giảm $11,59

C)

Tăng $12,16

D)

Giá của trái phiếu không thay đổi.

25. Một trái phiếu mệnh giá $5.000 với lãi suất trái phiếu 6.4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 4 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 6.2%.
Nếu lãi suất giảm và YTM giảm 0,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $98,64

B)

Tăng $40,49

C)

Tăng $84,46


D)

Tăng $142,78

26. Tính lãi suất trái phiếu của một trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, mệnh giá $10.000 trả
lãi coupon định kỳ 6 tháng và giá trái phiếu hiện tại là $9.543,45, lợi suất trái phiếu
(YTM) 6,8%?
A)

4,32%

B)

5,60%

C)

6,25%

D)

8,44%

27. Trong ngày sinh Harry, bố cậu ta đã bỏ $1.000 vào một tài khoản đầu tư cam kết
trả lãi suất 4%/năm. Hỏi Harry sẽ có bao nhiêu tiền khi cậu ta 18 tuổi?
A)

$1.720

B)


$2.026

C)

$2.804

D)

$4.806

28) Helen đang tiết kiệm để bắt đầu kinh doanh của cô ấy. Nếu cô ta đầu tư $10.000
trong tài khoản ngay từ bây giờ, hỏi mức lãi suất tối thiểu là bao nhiêu để đảm bảo
rằng cô ta có $25.000 trong tài khoản của cô ta trong 10 năm?
A)

2,5%

B)

6,4%
14


C)

9,6%

D)


10,2%

29. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|

|

|

|

?

$5000

$6000

$7000


$8000

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị hiện tại (PV) của chuỗi dòng
tiền sẽ xấp xỉ bằng:
A)

$22.871

B)

$21.211

C)

$24.074

D)

$26.000

30. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2


3

4

|

|

|

|

|

$1000

$2000

$3000

$4000

?

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị tương lai (FV) của dòng tiền sẽ
xấp xỉ bằng:

A)

$11,699

B)

$10,832

C)

$12,635

D)

$10,339

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS. TS, Nguyễn Hữu Ánh, 2014.
2) Giáo trình quản trị tài chính, Nguyễn Hữu Hưởng, 2013.
3) Bài toán tài chính trong doanh nghiệp, Lê Thanh Mai, 2013.
4) Chuẩn mực tài chính tiền tệ, Trần Thu Hằng, 2013.
5) Cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp, Trần Nhật Lệ, 2013.
6) Để trở thành CFO chuyên nghiệp, Đoàn Minh Huệ, 2013.

16




×