Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích vài trò của tài chính doanh nghiệp đánh giá vai trò của CFO trong DN ở giai đoạn kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.92 KB, 17 trang )

Phân tích vài trò của Tài chính Doanh nghiệp. đánh giá vai trò của CFO
trong DN ở giai đoạn Kinh tế hiện nay
MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
PHẦN 1: TỰ LUẬN.....................................................................................................3
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp............................................................................3
1.1 Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh
nghiệp diễn ra bình thường và liên tục..........................................................................3
1.2 Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................................3
1.3 Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp..........................................................................................................4
2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp.........................................................................4
2.1 Lựa chọn và quyết định đầu tư................................................................................4
2.2 Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu
vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp......................................................................5
2.3 Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp...................................................................5
2.4 Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.....5
2.5 Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiêp.............................5
2.6 Thực hiện kế hoạch hóa tài chính............................................................................6
3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp.................................6
4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp Việt
Nam..............................................................................................................................7
1


PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM...........................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................17



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 1: TỰ LUẬN
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ
giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
1.1 Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh
nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt
động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc
thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hoặc
không triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp
được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn
của tài chính doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huy động
vốn của doanh nghiệp.
1.2 Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: Việc đưa ra quyết
định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ
tài chính. Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội
2



kinh doanh. Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể
giảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý là yếu tố
gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Huy động tối đa số vốn hiện có vào
hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài
sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, góp phần rất lớn tăng lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
1.3 Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động,
chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày,
tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể
kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện
nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các
quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở
nên quan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bởi những lẽ sau:
- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp.
- Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp ngày
càng lớn. Mặt khác, thị trường tài chính ngày càng phát triển nhanh chóng, các công
cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy quyết
định huy động vốn, quyết định đầu tư v.v... ảnh hưởng ngày càng lớn đến tình hình và
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhà quản
lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
2.1 Lựa chọn và quyết định đầu tư
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết

định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới v.v... Để đi đến quyết định đầu tư
đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài
3


chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và
thu nhập do đầu tư đưa lại. Hay nói cách khác, là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền
vào liên quan đến các khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là
quá trình hoạch định dự toán vốn và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
2.2 Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu
vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính
doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp
ở trong kỳ (bao hàm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn). Tiếp theo, phải tổ chức huy động
các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần
xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng
hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn v.v...
2.3 Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có
của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo
dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu
khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và
chi bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn.
2.4 Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng

tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh
nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh
nghiệp.
2.5 Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiêp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình
thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Mặt khác, cần định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Qua phân tích, cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và
4


điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó
giúp cho các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các quyết định thích
hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính. Như vậy, tài chính doanh nghiệp
được coi là một trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh.
2.6 Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua
việc lập kế hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa
ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá
trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu
hiệu khi thị trường biến động.
3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Các giám đốc tài chính (CFO), người quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, nhân
tố đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Như
những mạch máu nuôi dưỡng cơ thể, những đồng tiền của doanh nghiệp phải liên tục
chạy. Nhưng việc chạy theo hướng nào, tốc độ ra sao, lưu lượng lớn hay nhỏ… phụ
thuộc rất lớn vào quyết định của giám đốc tài chính.
Với chức năng quản trị tài chính, các CFO phải luôn theo dõi sát sao đường đi
của các dòng tiền, tạo ra những ma trận hơp lý, sử dụng hiệu quả đồng vốn. Đồng
thời, các CFO cũng phải rèn luyện kỹ năng “lái tàu”, có thể điều khiển được các dòng

chảy với những tốc độ khác nhau trên mỗi đoạn đường để tàu có thể trôi đi nhanh nhất
một cách an toàn.
Để làm tốt điều đó, các CFO không những cần nắm vững những kiến thức quan
trọng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết mà còn cần có những công cụ nhạy bén để có
thể phân tích, phán đoán, đưa ra các định hướng phù hợp. Họ phải biến được "Hệ
thống thông tin kế toán" thành "Hệ thống thông tin tài chính” để phân tích và xử lý
các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cũng như cảnh báo các nguy cơ đối với doanh
nghiệp, đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
Vai trò của giám đốc tài chính được thể hiện như chiếc cầu nối giữa thị trường
tài chính với doanh nghiệp. Vai trò đó được thể hiện như sau:
(1) Trước tiên, giám đốc tài chính sẽ tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu
vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, giám đốc
5


tài chính sẽ phải dự báo được nhu cầu vốn cần thiết và lựa chọn các hình thức huy
động vốn với quy mô hợp lý.
(2) Sau khi huy động vốn, giám đốc tài chính sẽ thực hiện việc phân bổ vốn
cho các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về nguồn vốn, giám
đốc tài chính phải phân bổ vốn cho các dự án đầu tư sao cho có thể tối đa hóa lợi ích
cho chủ sở hữu.
(3) Việc đầu tư hiệu quả và sử dụng những tài sản với hiệu suất cao sẽ đem lại
dòng tiền gia tăng cho doanh nghiệp.
(4) Cuối cùng, giám đốc tài chính sẽ phải quyết định phân phối dòng tiền thu
được từ các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền đó có thể được tái đầu tư trở lại
doanh nghiệp hoặc hoàn trả cho các nhà đầu tư.
Qua phân tích trên, có thể nhận thấy giám đốc tài chính của một doanh nghiệp
có vai trò quan trọng thể hiện qua việc phân tích và lựa chọn 3 chính sách tài chính
chiến lược, đó là:

+ Doanh nghiệp nên đầu tư vào những dự án nào trong điều kiện nguồn lực tài
chính có hạn để tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu? Trả lời câu hỏi này tức là đã lựa
chọn chính sách đầu tư vốn tối ưu.
+ Doanh nghiệp nên tài trợ vốn cho dự án đầu tư bằng những nguồn vốn nào
với quy mô bao nhiêu? Trả lời câu hỏi này nghĩa là đã lựa chọn chính sách tài trợ vốn
tối ưu.
+ Doanh nghiệp nên phân phối kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào? Việc
lựa chọn câu trả lời cho câu hỏi này chính là đã lựa chọn chính sách phân phối lợi
nhuận (chính sách cổ tức) tối ưu. Các chính sách này sẽ có tác động tới tỷ lệ tăng
trưởng thu nhập của chủ sở hữu trong tương lai và điều đó sẽ tác động làm tăng hoặc
giảm giá trị công ty trên thị trường.
4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, vai trò của
giám đốc tài chính rất quan trọng, đó là người sẽ tham mưu về chiến lược cho Hội
đồng quản trị dựa trên tình hình tài chính của công ty và các dự báo dòng tiền.
Trong những lúc doanh nghiệp khó khăn, và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã
chọn cách “đánh bóng” hay “hô biến” các số liệu tài chính, thông qua kỹ thuật kế toán
6


của giám đốc tài chính. Vì vậy, trong bối cảnh này, rất nhiều giám đốc tài chính phải
đứng trước hai lựa chọn, một là đạo đức cá nhân và quyền lợi cộng đồng, hai là quyền
lợi của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp để bảo vệ cho doanh nghiệp, người
giám đốc tài chính chấp nhận cách làm sai trái, nhưng họ rất khổ tâm với việc này.
Ngoài ra, theo tôi, ở Việt Nam khái niệm giám đốc tài chính còn mới, và đa
phần ở nhiều công ty tại Việt Nam, giám đốc tài chính hay kế toán trưởng có vai trò
như nhau, nhưng thực chất, giám đốc tài chính phải là người tham mưu cho hội đồng
quản trị trong chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với các chiến lược tài chính
mình đề ra, kế toán trưởng chỉ là người quản lý tình hình tài chính của công ty.

Trong thời điểm này giám đốc tài chính lại rất cần phải thay đổi, nâng cao vai
trò của mình lên, không nên chỉ như là người quản lý các con số lãi lỗ của doanh
nghiệp, mà phải nhìn được sự luân chuyển của dòng tiền, và các cách thức tiết giảm
chi phí tài chính để doanh nghiệp vượt khó.
Cái khó nhất của giám đốc tài chính, không phải chỉ là hiện tại doanh nghiệp
không dễ dàng thu được các khoản nợ khó đòi, hay mất khả năng thanh toán nhanh,
mà chính là người lãnh đạo chưa công nhận vai trò tham mưu của họ. Trong khi, rất
nhiều trường hợp các dự án đã được triển khai nhưng ban lãnh đạo không tính toán hết
được các tình huống, sự khả thi khi bỏ vốn… dẫn đến có khi dòng tiền không về kịp,
dự án bị đình trệ, gây lãng phí cho doanh nghiệp, và có khi dẫn doanh nghiệp đến sự
phá sản hay giải thể.
Khi ban lãnh đạo có các quyết định đầu tư, vay nợ, không ai hỏi ý kiến giám
đốc tài chính nhưng khi xảy ra vấn đề nư nợ khó đòi hay doanh nghiệp mất thanh
khoản thì giám đốc tài chính lại phải chịu trách nhiệm xử lý, đó là nghịch lý ở nhiều
công ty hiện nay. Tôi cho rằng phải có cái nhìn khác về giám đốc tài chính, việc dựa
trên việc quản trị tài chính để xác lập ra các chính sách, chiến lược, bước đi của công
ty, trong việc cấu trúc nợ, vấn đề tài chính trong dự án đầu tư, không chỉ coi họ là
những người ghi chép lại những con số đã diễn ra.
Bản thân các quỹ đầu tư khi chọn công ty để bỏ vốn vẫn quan tâm xem công ty
có giám đốc tài chính hay không. Vì thường thì ở các công ty có giám đốc tài chính,
việc quản lý tài chính sẽ chuyên nghiệp hơn. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan
tâm đến sản xuất, chưa quan tâm đến các vấn đề lớn như dòng tiền, chiến lược quản trị

7


rủi ro tài chính, điều này rất nguy hiểm cho sự sống còn của doanh nghiệp, nên nhà
đầu tư cũng rất cân nhắc khi bỏ vốn vào đây.

8



PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án mà
Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng
THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY (BẢNG 1) DÙNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI SỐ 1 ĐẾN CÂU 5

Bảng cân đối kế toán công ty Smith
Tài sản:
Tiền mặt và chứng khoán dễ bán
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước
Tổng tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định
Trừ: khấu hao tích lũy
Tài sản cố định thuần
Tổng tài sản
Nợ phải trả:
Phải trả ngắn hạn
Thương phiếu phải trả
Thuế dồn tích
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn CSH
Tổng nợ và vốn CSH

$300.000
2.215.000
1.837.500

24,000
$3.286.500
2.700.000
1.087.500
$1.612.500
$4.899.000
$240.000
825.000
42.500
$1.107.000
975.000
2.817.000
$4.899.000

9


Báo cáo Kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần (bán chịu)
Trừ: Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và quản lý doanh

$6.375.000
4.312.500

nghiệp
Chi phí khấu hao
Chi phí trả lãi
Thu nhập trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập (lợi nhuận) thuần
Lợi tức cổ phiếu thường
Thu nhập (lợi nhuận) để lại
1. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất hiện hành là:
A.

2,97

B.

1,46.

C.

2,11.

D.

2,23.

1.387.500
135.000
127.000
$412.500
225.000
$187.500
$97.500
$90.000

2. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, sử dụng 360 ngày/năm kỳ thu tiền trung bình là:

A.

71 ngày

B.

84 ngày

C.

64 ngày

D.

125 ngày

3. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số nợ (tỷ số nợ phải trả) là:
A.

0,70.

B.

0,20.

C.

0,74.

D.


0,42.

4. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu bằng bao
nhiêu:
A.

4,61%.

B.

2,94%.

C.

1,97%.

D.

5,33%.

5. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số vòng quay hàng tồn kho là:
A.

0,29 lần
10


B.


2,35 lần

C.

0,43 lần

D.

3,47 lần

6. Loại hình công ty nào sau đây không thuộc diện gánh chịu trách nhiệm nợ hữu hạn?
A)

Công ty tư nhân

B)

Công ty cổ phần

C)

Công ty đại chúng

D)

Không có câu trả lời nào trên đúng

7. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $100.000 nhận được sau 5 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử mức lãi suất là 8% /năm?
A)


$60.000,00

B)

$68.058,32

C)

$73.502,99

D)

$82.609,42

8. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $80.000 nhận được sau 10 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 5%/năm?
A)

$38.422,76

B)

$40.000,00

C)

$49.113,06

D)


$76.000,00

9. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $50.000 nhận được sau 20 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 4%/năm?
A)

$5.242,88

B)

$10.000,00

C)

$22. 819,35

D)

$40.000,00

10.Tính giá trị tương lai (FV) của $60.000 trong 5 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
5%/năm?
A)

$62.500,00

B)

$72.674,86


C)

$75.000,00

D)

$76.576,89
11


11. Phương pháp NPV :
A.

Là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

B.

Thừa nhận giá trị của tiền theo thời gian.

C.

Sử dụng luồng tiền mặt

D.

Tất cả các ý trên

12. Phương pháp NPV giả thiết luồng tiền mặt được tái đầu tư ở mức:
A.


IRR.

B.

NPV.

C.

Tỷ lệ thu nhập thực.

D.

Chi phí vốn bình quân (WACC).

13. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600

2


$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án đề xuất là?
A.

$3.289,86

B.

$3.313,29

C.

$4.289,06

D.

$4.713,71

14.Tính giá trị tương lai (FV) của $10.000 trong 8 năm, giả sử lãi suất là 10%/năm?

A)

$16.212,78

B)

$18.000,00

C)

$18.756,22

D)

$21.435,89

15.Tính giá trị tương lai (FV) của $20.000 trong 4 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
12%/năm?
A)

$17.096,08

B)

$28.292,66
12


C)


$31.470,39

D)

$32.020,64

16. Nếu $15.000 được đầu tư ở mức lãi suất 10% /năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu
năm thì khoản đầu tư sẽ tăng lên gấp đôi?
A)

7,3 năm

B)

8,4 năm

C)

10,6 năm

D)

14,8 năm

17. Nếu tiền được đầu tư ở mức lãi suất 8%/năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu năm thì
tiền lãi nhận được sẽ bằng khoản đầu tư gốc ban đầu?
A)

5 năm


B)

6 năm

C)

9 năm

D)

12 năm

18. Sara muốn có $500.000 trong tài khoản tiết kiệm khi cô ta về hưu. Hỏi cô ta phải
có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngay từ bây giờ nếu tỷ lệ lãi suất cố định là 8%/năm,
để đảm bảo chắc chắn cô ta sẽ có $500.000 trong 20 năm?
A)

$107.274

B)

$144.616

C)

$180.884

D)

$231.480


19. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600

2

$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Thời gian hoàn vốn sử dụng dòng tiền chiết khấu của dự án là?
A.


2,57 năm
13


B.

2,64 năm

C.

2,87 năm

D.

2,94 năm

20. Yếu tố nào dưới đây không được coi là vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán
của công ty?
A.

Tiền mặt

B.

Thặng dư vốn cổ phần (Paid in capital)

C.

Cổ phiếu ưu đãi


D.

Thu nhập để lại (Lợi nhuận lưu giữ)

E.

Cổ phiếu thường

21. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá $5.000
với lãi suất trái phiếu 4.5% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $4.876?
A)

4.30%

B)

5.07%

C)

6.30%

D)

8.60%

22. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mệnh giá $1.000
với lãi suất trái phiếu 5.2% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có

giá là $884?
A)

5.02%

B)

6.23%

C)

6.82%

D)

12.46%

23. Một trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá $2.000, và có lãi suất trái phiếu 6.3%
với lãi coupon trả định kỳ hàng năm (1 năm trả 1 lần). Hỏi lợi suất trái phiếu (YTM)
bằng bao nhiêu nếu trái phiếu có giá $1.801?
A)

6.30%

B)

8.48%

C)


9.22%

D)

10.32%

14


24. Một trái phiếu mệnh giá $1.000 với lãi suất trái phiếu 5,4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 5 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 7,5%.
Nếu lãi suất tăng và YTM tăng 7,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $9,82

B)

Giảm $11,59

C)

Tăng $12,16

D)

Giá của trái phiếu không thay đổi.

25. Một trái phiếu mệnh giá $5.000 với lãi suất trái phiếu 6.4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 4 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 6.2%.

Nếu lãi suất giảm và YTM giảm 0,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $98,64

B)

Tăng $40,49

C)

Tăng $84,46

D)

Tăng $142,78

26. Tính lãi suất trái phiếu của một trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, mệnh giá $10.000 trả
lãi coupon định kỳ 6 tháng và giá trái phiếu hiện tại là $9.543,45, lợi suất trái phiếu
(YTM) 6,8%?
A)

4,32%

B)

5,60%

C)


6,25%

D)

8,44%

27. Trong ngày sinh Harry, bố cậu ta đã bỏ $1.000 vào một tài khoản đầu tư cam kết
trả lãi suất 4%/năm. Hỏi Harry sẽ có bao nhiêu tiền khi cậu ta 18 tuổi?
A)

$1.720

B)

$2.026

C)

$2.804

D)

$4.806

28) Helen đang tiết kiệm để bắt đầu kinh doanh của cô ấy. Nếu cô ta đầu tư $10.000
trong tài khoản ngay từ bây giờ, hỏi mức lãi suất tối thiểu là bao nhiêu để đảm bảo
rằng cô ta có $25.000 trong tài khoản của cô ta trong 10 năm?
A)

2,5%


B)

6,4%
15


C)

9,6%

D)

10,2%

29. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|


|

|

|

?

$5000

$6000

$7000

$8000

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị hiện tại (PV) của chuỗi dòng
tiền sẽ xấp xỉ bằng:
A)

$22.871

B)

$21.211

C)


$24.074

D)

$26.000

30. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|

|

|

|

$1000


$2000

$3000

$4000

?

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị tương lai (FV) của dòng tiền sẽ
xấp xỉ bằng:
A)

$11,699

B)

$10,832

C)

$12,635

D)

$10,339

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
2) Quản trị tài chính doanh nghiệp, Đỗ Mai Thơm, 2014.
3) Quản trị tài chính, Phùng Mạnh Lân, 2013.
4) Cẩm nang giám đốc tài chính, Nguyễn Hữu Toàn, 2013.
5) Công cụ của giám đốc tài chính, Võ Thanh Hà, 2013.

17



×