Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư ở môi trường việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.19 KB, 14 trang )

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY.
Difficulties when implementing investment projects in Vietnam at present
environment.

I. VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy nhiên,
Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do
vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có
được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu
quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm
cho lạm phát tăng cao.
Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền
kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy
vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ
công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an
toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng. Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở
mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là
nguyên nhân cơ bản làm mất giá đồng Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và
làm giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt nam, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ,
buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và vàng. Tới tháng 4/2011, các nước lân cận lạm
phát đều không quá 5 – 6%, còn Việt Nam thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ.
Mặc dù Việt Nam đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung
bình, nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém. Tâm lý

1


thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của các nhóm
người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá trình cải
cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ của đời sống kinh tế


xã hội.
Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu
hiện không ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián
tiếp cũng nhỏ giọt. Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu
hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Nhiều nước
trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn này một
cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá. Trong khi đó tại Việt Nam, các
luồng vốn này hầu như im ắng và VND liên tục mất giá. Ở những thời điểm nhất định
trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm
chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh
tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ
vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị
giảm sút.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài luôn vấp phải nhiều khó
khăn trong việc thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngoài các khó khăn có tính
khách quan như suy thoái kinh tế chung, thị trường đang trong giai đoạn phát triển hay
mặt bằng lao động…, còn là những khó khăn tính chủ quan như chính sách điều hành
kinh tế vĩ mô kém hiệu quả, thủ tục hành chính-quản lý nhà nước quan liêu, hay tệ nạn
tham nhũng…
Chẳng hạn các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra những khó khăn của họ trong khi
đầu tư tại Việt Nam như việc phải mất 30 đến 45 ngày để nhận được một giấy phép, và

2


lên đến sáu tháng trong trường hợp sửa đổi giấy phép. Hay có một sự khác biệt lớn giữa
những gì nhà nước quy định và thực hiện thực tế của các cơ quan hành chính, cản trở kế
hoạch của nhà đầu tư. Hơn thế nữa, các cơ quan khác hành chính khác nhau thực thi các

quy định pháp luật theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến nhiều bối rối cho các nhà đầu tư.
Và đặc biệt, nhiều nhà đầu tư buộc phải trả tiền hối lộ cho các quan chức thuộc các tổ
chức hành chính nhà nước để đổi lấy các thủ tục hành chính. Đó là những khó khăn phổ
biến mà các nhà đầu tư gặp phải. Nhưng không chỉ giới hạn ở các yếu tố đó. Dưới đây
sẽ chỉ ra chi tiết hơn những khó khăn tiêu biểu của các nhà đầu tư nói chung và các nhà
đầu tư nước ngoài nói riêng.
1. Chính sách không rõ ràng, Pháp luật chưa hoàn thiện
Sự chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp thể hiện ở chỗ:
- Các văn bản luật của Việt Nam còn thiếu chi tiết, mang tính chung chung và
thậm chí có những nội dung khó giải thích.
- Còn nhiều vấn đề mà luật chưa thể điều tiết, và dễ bị “lách”
- Tính thi hành còn kém, “nói một đằng, làm một nẻo”
- Do chưa hoàn thiện nên thay đổi thường xuyên
- Tính bảo vệ các nhà đầu tư chưa cao.
Cùng với tình hình khó khăn về kinh tế, đây được coi là một trong những rào cản
lớn nhất đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.
“Bobby Liu - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam đã nói”. Một khó
khăn lớn đã kéo dài nhiều năm nay đối với chúng tôi là sự không rõ ràng của các quy
định pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Tình hình môi trường đầu tư
hiện tại ở Việt Nam không thuận lợi cho lắm, cho dù thị trường này vẫn còn có rất nhiều
cơ hội,”
Các nhà đầu tư cho biết rằng một số quy định pháp luật mới được thông qua gần
đây thậm chí còn làm cho việc kinh doanh ở Việt Nam khó khăn hơn, kể cả đối với dự

3


án mới và dự án cũ. Bộ Luật Lao động mới được Quốc hội thông qua là một ví dụ. Theo
Bộ luật này thì thời gian làm thêm giờ của một công nhân không vượt quá 200 giờ một
năm. Điều này nhằm đảm bảo sức lao động của người công nhân, nhưng đối với các nhà

đầu tư nước ngoài, họ vẫn cho rằng quy định này làm mất đi sự linh hoạt và giảm năng
suất lao động tại các nhà máy. Tuy nhiên sự thay đổi của Luật Lao động chỉ là một trong
rất nhiều sự thay đổi về chính sách tại Việt Nam trong thời gian qua. Các chính sách liên
quan đến ngành ô tô là một ví dụ khác. Trong những năm qua, Chính phủ và nhiều địa
phương đã có rất nhiều lần thay đổi chính sách về thuế và phí liên quan đến ngành ô tô.
Các nhà đầu tư đã nhấn mạnh tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam vẫn
còn rất lớn, nhưng chính sự thay đổi thường xuyên về chính sách đang gây ra sự lo lắng
cho các nhà sản xuất ô tô cũng như làm nản lòng các công ty cung cấp phụ tùng xây nhà
máy tại Việt Nam.
Thực tế thì Chính phủ Việt Nam đang cố gắng giảm thiểu những rào cản về hành
chính cũng như rủi ro chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện môi
trường đầu tư. Một trong những hành động cụ thể đó là việc thực hiện Đề án 30 về cải
cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng sự cải thiện còn
rất khiêm tốn trong thời gian qua.
Năm 2010, một công ty nước ngoài cùng với Công ty Dầu khí PetroVietnam đầu
tư xây dựng một nhà máy nhiên liệu sinh học tại Bình Phước. Việc xây dựng nhà máy
đã hoàn thành nhưng nhà đầu tư đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ do Chính phủ vẫn
chưa ban hành quy định cho phép bán xăng pha nhiên liệu sinh học trên thị trường. Điều
này có nghĩa, Công ty Dầu khí PetroVietnam không thể bán sản phẩm của nhà máy ra
thị trường được.
Chúng ta có thể nhận định rằng, nếu Việt Nam không thể duy trì chính sách một
cách ổn định, nhiều nhà đầu tư sẽ phải tìm đến những thị trường đầu tư khác do lo ngại
về rủi ro chính sách.

4


2. Thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà
Theo WorldBank, một trong các trở ngại của môi trường đầu tư là thủ tục quan liêu.
Trong Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2008” của Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn

Tài chính Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 91 trong số 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi
kinh doanh, trong khi Trung Quốc đứng thứ 83 và Thái Lan thứ 15.
Một trong những vấn đề lớn hiện nay là lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, đây là
hai căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam mà phương thuốc chữa cho đến bây giờ
vẫn chưa rõ ràng. Một trong các vấn đề liên quan đến thủ hành chính mà các nhà đầu tư
nước ngoài phàn nàn là thủ tục hải quan. Các nhà đầu tư nước ngoài đã lên tiếng khiếu
nại tương tự là họ mất quá nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục hải quan, điều này ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ phải chi tiêu
tiền bạc mà còn tốn rất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục hải quan. Thường các nhà
xuất khẩu mất trung bình ba hoặc bốn ngày để có được thủ tục hải quan. Đặc biệt, nó sẽ
là một rắc rối lớn cho các doanh nghiệp, nếu họ xuất khẩu các sản phẩm dễ hư hỏng và
họ phải chờ đợi làm thủ tục hải quan.
Nhiều ý kiến cho rằng, có những doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian để "đi
qua" cửa hải quan. Trong thực tế, Việt Nam đã cố gắng để giảm bớt thủ tục bằng cách
xây dựng hệ thống hải quan điện tử, nhưng vấn đề truyền tải thường xuyên xảy ra với hệ
thống. Bên cạnh những rắc rối trong thủ tục hải quan, các nhà đầu tư nước ngoài cũng
phàn nàn về các thủ tục phức tạp đối với Giấy phép đầu tư. Nhiều nhà đầu tư nước
ngoài cho biết có những trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư đã nộp cho cơ quan
quản lý nhà nước năm sáu tháng nhưng đã có không có phản hồi từ các cơ quan chức
năng. Thời gian dài chờ đợi đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư, vấn đề làm các nhà
đầu tư nước ngoài không cảm thấy an toàn để giải ngân tiền.
3. Lao động tay nghề thấp

5


Một trong những trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có
trình độ. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ
năng và tay nghề. Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam không phát huy được những lợi thế
này. Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ

khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của
các sản phẩm chưa cao. Nguồn nhân lực giá rẻ không còn được xem là lợi thế cạnh
tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển
kinh tế. Số người lao động qua đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa
đáp ứng được những công việc đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề
chưa theo sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một
trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
4. Giao thông vận tải kém phát triển
Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, thách thức số 1 của Việt Nam
là thiếu hụt hạ tầng cơ sở. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những
năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó
các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư. Nhưng cơ sở hạ tầng của
Việt Nam đang thiếu và đang trở nên quá tải.
Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt
Nam. Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ tầng
vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ. Nhất là trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu… Những hạn chế về cơ sở
hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đe doạ các dự án
FDI đối với xuất khẩu và sản xuất. Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ tầng và
cơ sở hậu cần thì Việt Nam còn tụt hậu.
Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt
Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi

6


phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất
cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu
tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư. Tình trạng ách tắc
giao thông, giá đất cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông đắt đỏ tại các đô thị

lớn như Hà Nội và Tp. HCM là một trong những bước cản lớn cho phát triển của 2
thành phố lớn nhất nước này.
5. Năng lượng thiếu hụt
Một trong những lo ngại của các chủ đầu tư các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trong
lĩnh vực sản xuất, là điện năng. Để có được nguồn điện cung cấp cho dự án thực sự là
một vấn đề nan giải, song song với đó là tình trạng thiếu điện dẫn đến việc cắt giảm
thường xuyên. Không những thế một vấn đề khó nữa với các doanh nghiệp là tình trạng
quá tải dẫn đến hiện tượng điện áp thấp gây khó khăn rất nhiều cho sản xuất, kinh
doanh.
6. Tham nhũng
Nhiều ý kiến cho rằng, có vẻ rằng chỉ có khu vực kinh tế tư nhân trong nước có thể
hưởng lợi từ cải cách hành chính, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
còn phải đối mặt với khó khăn. Hối lộ thực sự là một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam và
thực sự là thách thức nhà đầu tư nước ngoài. Khoảng 50% của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ nói rằng họ đã phải trả lệ phí ngầm.
7. Quản lý và kiểm soát môi trường yếu
Trong vấn đề môi trường, các chủ đầu tư thường vấp phải khó khăn khi các khu công
nghiệp không được đầu tư một cách đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước
thải. Việc cộng tác với các cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp không ít các kho khăn và
cuối cùng họ có thể lại phải đối mặt với các vấn đề pháp lý không mong muốn.
Công nghệ xử lý chất thải, nước thải ở Việt Nam còn thấp và thật không dễ để tìm kiếm
được một đối tác chuyên nghiệp cho việc tư vấn, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải,
nước thải này.
8. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không cao

7


Sản phẩm vi phạm bản quyền gây tổn hại nền kinh tế và là một mối lo ngại lớn của các
nhà đầu tư nước ngoài. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một mối nguy hiểm lớn cho các

doanh nghiệp trung thực, người tiêu dùng và nền kinh tế quốc gia vì mất doanh thu, mất
các tiêu chuẩn cạnh tranh, chất lượng thấp và nguy cơ cho người tiêu dùng. Các chuyên
gia tại hội thảo cho biết Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc chế xử lý các vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
Việt Nam là một bên ký kết các công ước Paris (bảo vệ sở hữu công nghiệp), công ước
Madrid (đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá) và công ước Berne (bảo vệ các công trình
nghệ thuật) và hiệp định song phương và đa phương khác về quyền sở hữu trí tuệ, do đó
chống lại các hành vi vi phạm là một nhiệm vụ thiết yếu, tuy nhiên Việt Nam chưa tập
trung vào hoàn thiện hệ thống pháp lý và thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ để nâng
cao nhận thức công chúng về đấu tranh chống vi phạm bản quyên để thực thi quyền sở
hữu trí tuệ. Việt Nam có một hệ thống pháp lý tương đối vững chắc cho quyền sở hữu trí
tuệ nhưng có một khoảng cách lớn giữa pháp luật và việc thực thi.
Một vấn đề quan trọng là một phần lớn của người tiêu dùng không tẩy chay hàng giả mà
vẫn sử dụng như một cách ủng hộ nạn hàng giả, hàng nhái. Điều này xuất phát từ tâm lý
thích giá rẻ và các mẫu mã hấp dẫn.
9. GDP còn thấp, tăng trưởng chậm và không chất lượng
Tại Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001 - 2010 và định hướng tới
năm 2020” diễn ra 24/2/2011 tại Hà Nội, theo đánh giá, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cho tới chưa đạt, khối dịch vụ mới chỉ chiếm 40% GDP so với kì vọng 42% được
Quốc hội đề ra; GDP bình quân đầu người tuy có sự tiến bộ, nhưng so với các nước
cùng trình độ phát triển thì không đạt chỉ tiêu; Đóng góp của TFP (năng suất các yếu tố
tổng hợp) vào tăng trưởng vẫn còn thấp, trong khi vẫn cần rất nhiều vốn; Hệ số ICOR
kém hiệu quả so với nhiều nước; hiệu quả kinh tế và năng suất lao động cũng rất thấp;
năng lực cạnh tranh còn nhiều yếu kém... Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn
phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động. Chất lượng tăng trưởng kinh

8


tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng
thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện qua chỉ số ICOR cao cơ cấu trong nền kinh tế
thiếu tính bền vững. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các
nước trong khu vực. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế
càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng
hoảng và suy thoái kinh tế. Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định
và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai.
Năm 2011 là một năm điển hình cho những khó khăn của nền kinh tế. Về mục tiêu tăng
trưởng thì đề ra là 7,5%, những chỉ đạt khoảng 5,8%. Trong khi đó lạm phát tới 19%.
Tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên
cao chưa từng thấy.
Năm 2011 cũng là năm mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố kỷ
lục với 48.000 doanh nghiệp

10. Lạm phát cao
Nợ nước ngoài của Chính phủ cao, rủi ro vỡ nợ là có. Việt Nam bị các tổ chức đánh giá
tín nhiệm hạ thấp mức độ an toàn xuống "rủi ro cao". Tính tới tháng 3 năm 2011, Việt
Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới. Thị trường chứng
khoán trong thời gian 2 năm 2009-2010 suy giảm mạnh, còn trong năm 2011 thì thực sự
rệu rạo. Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh
niên của nền kinh tế. Việt Nam bị mắc phải ba vấn đề liên quan: thâm hụt ngân sách
nặng nề, nhập siêu dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai, và dự trữ ngoại tệ quá mỏng.
Chính vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối. Chính phủ không thể ổn định được tỷ
giá, một nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao. Trong vòng 5 năm (2006-2010), tính cộng
dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%.

9



Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm
phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang tính ngắn hạn, tình thế
(chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản như cơ cấu,
hiệu quả và sức cạnh tranh.
Năm 2011 mục tiêu của chính phủ kiềm chế lạm phát ở mức 7% nhưng thực tế lạm phát
đã lên tới 19%. Lạm phát cao ở Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng đưa tiền vào lưu thông
ở mức cao và tăng trưởng tín dụng nóng trong nhiều năm. Việc đưa tiền ra nhiều như
vậy nhưng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại kém hiệu quả.
11. Dịch vụ kém phát triển
Điều này là rất rõ trong cả qui mô lẫn chất lượng dịch vụ. Nhiều khi khách hàng được
cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tính “mang con bỏ trợ” hay “đánh trống bỏ rùi”. Một
số dịch vụ mà các nhà đầu tư thường nhắm tới mà hiện nay ở Việt Nam còn đang rất
khó khăn như:
Logistic
Vận tải
Sửa chữa bảo dưỡng
Dịch vụ công...
12. Công nghệ thấp kém
Đây là điều rất rõ, các công nghệ tiên tiến hay các sản phẩm công nghệ cao đều phải
nhập từ nước ngoài. Điều này thật khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc kiểm soát giá
thành và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đấy cũng chính là yếu tố làm cho công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam không phát triển kịp
theo các yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
13. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
Cơ cấu kinh tế Việt Nam không hợp lý thể hiện ở cơ cấu sở hữu (tài sản và đầu tư tập
trung quá lớn vào khối doanh nghiệp nhà nước, trong khi khối này hoạt động không
hiệu quả). Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện qua việc lựa chọn

10



ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh
của Việt Nam đang có.
Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không tạo ra được sự liên kết trước và sau
để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt
Nam nhằm khai thác những quy định lỏng lẻo về môi trường hay chỉ lợi dụng chính
sách bảo hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận không tạo ra được nhiều tiền đề cho sự
phát triển kinh tế.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài gặp phải là việc
cung cấp phụ tùng tại chỗ. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp phụ tùng theo yêu cầu ở Việt
Nam là một khó khăn với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ngay cả với các doanh
nghiệp Việt Nam cũng vậy. Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đều phải nhập phụ
tùng từ nước mẹ hoặc từ nước thứ khác.
. 14. Bất động sản khó lường
Chính sách của nhà nước đối với đất đai cũng gây không ít băn khoăn cho các nhà đầu
tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Thay đổi qui hoạch, chính sách
chuyển đổi mục đích sử dụng đất... thay đổi thường xuyên. Ví dụ liên quan đến qui
hoạch của Hà Nội, có rất nhiều thay đổi trong thời gian ngắn gây không ít khó khăn cho
các nhà đầu tư, gần đây là qui hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2030 với việc thiết lập
vành đai xanh đã có rất nhiều dự án trong phạm vi này bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, việc giải
phóng mặt bằng cũng là vấn đền nan giải, thiếu sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa
phương.
III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
1.Cải cách thủ tục hành chính

11


- Việc đầu tiên là việc thống nhất các văn bản pháp qui của các bộ ngành nhằm hạn chế
sự chồng chéo, trùng lặp gây lúng túng trong việc ứng xử của các doanh nghiệp cũng

như các các cơ quan hành chính
- Thứ hai là cần thiết lập qui trình rõ ràng cho các thủ tục hành chính và phải công khai
ra công chúng và cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Tạo dựng cơ chế thanh tra định kỳ nhằm đảm bảo các các cơ quan hành chính các cấp
thực hiện minh bạch các thủ tục hành chính. Một biện pháp có thể giúp việc cải thiện tốt
các thủ tục hành chính là cần thành lập các ban chuyên trách phục vụ các dự án đầu tư
theo địa lý hành chính với nhiệm vụ là trung tâm một cửa cho các nhà đầu tư. Các trung
tâm này sẽ thay các nhà đầu tư thực hiện tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến dự
án.
2.Chính phủ phải từng bước ổn định kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho các nhà đầu

- Thứ nhất là thúc đẩy các biện pháp kiềm chế lạm phát tạo điều kiện ổn định giá cả, nó
sẽ giúp các nhà đầu tư đỡ chóng mặt hơn với các biến động không ngừng về giá cả đầu
vào, và giúp cho ngân sách dự toán đỡ bị “bóp méo” hơn.
- Thứ hai, một trong những kho khăn trong thời gian vừa qua là lãi suất quá cao, trong
khi đó mức độ an toàn của các ngân hàng được đánh giá rất thấp do qui mô nhỏ và tỷ lệ
nợ xấu cao. Chính phủ cần tìm các biện pháp hạ dần lãi suất và ổn định lãi suất.
- Bên cạnh đó tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ mạnh, đặc biệt là với đô la Mỹ,
cũng biến động mạnh, đồng Việt Nam mất giá nhiều nên cũng gây không ít tâm lý băn
khoăn cho các nhà đầu tư.
KẾT LUẬN :
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, có những khó khăn mang
tính khách quan như suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu,...tuy
nhiên cũng có các khó khăn do chính sách điều hành của chúng ta như lạm phát cao, tín
dụng mất an toàn,...Những khó khăn này đã tác động mạnh lên tâm lý của các nhà đầu
tư.

12



Bên cạnh đó là các yếu tố xã hội đã trở thành “căn bệnh nan y” đã khiến không ít các
nhà đầu tư trùn bước, nhiều dự án bỏ dở như cách quản lý hành chính quan liêu, “hành
là chính”, tham nhũng.
Việt Nam sẽ không thể tạo nên sự đột phá trong thu hút đầu tư nếu không thể
“chữa trị” các “căn bệnh” cố hữu của mình. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang
ngày càng bị đánh giá thấp so với thế giới và các nước trong khu vực. Với 48000 doanh
nghiệp phá sản năm 2011 và nhiều doanh nghiệp cũng đang trong tình trạng khó khăn,
bên cạnh đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm mạnh đã cho thấy một thực
trạng khó khăn trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Để giải quyết những khó khăn
trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Đảng, Nhà Nước và Chính phủ, mà nó phải được bắt
đầu từ các lãnh đạo cấp cao, với những cam kết mạnh mẽ bằng các hành động cụ thể.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng cần chủ động để tìm các giải
pháp phù hợp với môi trường kinh doanh.

13


THAM KHẢO
1. Xếp hạng quốc gia của IFC & Wold Bank 06/2011
/>2. Báo cáo kinh doanh tại Việt Nam “Doing business in Viet Nam” năm 2011 của
UHY Việt Nam.

3. Chỉ thị số 922/CT-TTg ngày 15/06/2011 về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012
4. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2012 và 5 năm 2011-2015 của Thủ tướng chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XIII.
5. Xếp

hạng


quốc

gia

của

IFC

&

Wold

Bank

06/2011:

/>6. Báo cáo “Doing business in Viet Nam” năm 2011 của UHY Việt Nam:

7. Curruption ranking 2011:
8. Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, page: www.gso.gov.vn
9. Báo cáo cạnh tranh nguồn nhân lực ASEAN của EuroJournals Publishing, Inc.
2009
10. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của World Bank 11/2011

14




×