*) Trước hết , vào năm 2010 ông B đã có hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực
xây dựng quy định tại khoản 4 điều 12 Luật xây dựng 2014
Điều 12: Các hành vi bị nghiêm cấm
4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy
phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng
công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
*) Xét thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì Thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm(khoản 2)
Khoản 3 : Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định
như sau:
a) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành
chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm
chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm
chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;
b) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành
chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ
thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có
thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng
theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời
gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính.
Khoản 4 . Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ
quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ
thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Đối chiếu với trường hợp này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là năm 2010
khi mà B xây dựng nhà xong và đưa vào sử dụng, và đến năm 2015 thì thời hiệu xử
phạt hành vi vi phạm của B không còn, như vậy đây là trường hợp xử lý vi phạm
hành chính khi đã hết thời hiệu.
*) Khi đó , về việc xử lý vi phạm hành chính khi đã hết thời hiệu theo quy định của
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau
đây:
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn
ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật
này;…
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người
có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra
quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm
hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang
vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm
và thời hạn thực hiện.”
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
“…b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép;…”
Như vậy, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền vẫn
được ra các quyết định để khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép. Do vậy, trong trường hợp này, tuy đã hết thời hiệu
để xử phạt vi phạm hành chính song B vẫn sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái pháp luật.
Thứ hai, về việc xác định “người có quyền” áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công
trình xây dựng trái pháp luật.
Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định như sau:
“…2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì xử lý như
sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo
Thông tư này và chuyển ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công
trình vi phạm. Trong thời hạn 05 ngày (đối với công trình không phải lập phương
án phá dỡ), 12 ngày (đối với công trình phải lập phương án phá dỡ) kể từ ngày lập
biên bản mà chủ đầu tư không hoàn thành việc phá dỡ công trình vi phạm thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ trừ trường hợp
quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng, người có thẩm quyền lập biên bản
theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 02 ngày
kể từ ngày lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình vi phạm phải
chuyển hồ sơ lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 03 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban
hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm, chuyển cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện….”
Theo dữ liệu bài ra, công trình của ông B được cấp giấy phép bởi UBND cấp
quận, nên nhóm xét việc cấp phép của UBND cấp quận vào năm 2010 cho công
trình xây dựng của B là đúng thẩm quyền. Theo điểm b khoản 2 trên thì thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế sẽ là UBND cấp quận . Theo đó, quyết định cưỡng
chế của UBND phường là không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này, sau khi
B khiếu nại thành, chính UBND cấp phường sẽ phải hủy quyết định trái thẩm
quyền của mình. Nếu Chủ tịch UBND phường không hủy thì Chủ tịch UBND cấp
quận sẽ hủy bỏ quyết định đó. Sau khi tiến hành hủy quyết định hành chính trái
pháp luật, UBND cấp quận vẫn tiến hành thủ tục để xử lý vi phạm hành chính đối
với công trình ông B theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 TT số 02/2014/TT-
BXD ở trên, theo đó UBND ra quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà của B rồi chuyển
cho Chủ tịch UBND cấp phường thực hiện.
Kết luận: Trong trường hợp này , B có thể gửi đơn khiếu nại UBND cấp phường về
việc quyết định cưỡng chế ban hành sai thẩm quyền. Song việc cưỡng chế tháo dỡ
công trình xây dựng trái pháp luật của B vẫn sẽ được tiến hành và chỉ khác ở chỗ
cơ quan ra quyết định cưỡng chế là UBND quận, còn thực hiện vẫn thuộc về
UBND cấp phường.