Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.89 KB, 47 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

__________MỤC LỤC__________
PHẦN I:
A.

Lý do chọn đề tài

B.

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
I.

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

II.

Thực trạng của vấn đề

III.

Những kinh nghiệm và biện pháp tiến hành

C.

Kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm

D.

Bài học kinh nghiệm


E.

Những ý đề xuất, kiến nghị
PHẦN II

A. MỘT SỐ BÀI DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
B. CẢM NGHĨ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC GIỜ HỌC KỸ NĂNG SỐNG
C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

1


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

PHẦN I
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lâu nay giáo dục trong trường phổ thông thường chú trọng việc dạy kiến thức cho
học sinh mà quên đi việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vì thế, từ năm học 2010-2011,
Bộ giáo dục đã cho tập huấn triển khai rộng rãi chương trình giáo dục kĩ năng sống vào
nhiều môn học ở các trường phổ thông. Trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm với việc
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là rất quan trọng.
Xuất phát từ thực tế trên và nhằm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và chủ trương của Bộ GD-ĐT đưa giáo dục kỹ năng sống vào
trường phổ thông nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài việc dạy tích hợp giáo dục
kỹ năng sống (GDKNS) trong một số môn học, chúng tôi gồm cô Hoàng Lê Hồng Lan GVCN lớp 11A10 và cô Nguyễn Thị Huệ - GVCN lớp 12A12, nhận thức được tầm quan
trọng của việc GDKNS cho học sinh, chúng tôi đã lên kế hoạch lồng ghép GDKNS cho học
sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần trong năm học 2012-2013. Mục đích của
chương trình làm thay đổi không khí của một giờ sinh hoạt chủ nhiệm qua việc giáo dục cho
học sinh một số KNS cơ bản để trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng chuẩn bị
bước vào đời. Đồng thời giúp các em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã

hội, từ đó từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản thân, sau đó là vào xã hội.Nhờ đó sẽ
giúp các em nâng cao hiểu biết, nâng cao nhận thức và có ý thức phấn đấu hơn trong học tập
và có ứng xử ngày càng đẹp hơn với bạn bè trong lớp, trong trường, trong mối quan hệ gia
đình, trong xã hội và môi trường tự nhiên.
Nhận rõ trách nhiệm của mình với mục tiêu của nhà trường và của ngành giáo dục đề
ra , năm học 2012-2013 chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài : " Giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm". Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu
và thực hiện tại trườngTHPT Phan Chu Trinh .
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy
hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp
trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi
tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày" . Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một
tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện
đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách
diễn đạt, và kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp ứng xử…
2


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Những bài học đơn giản như thế sẽ cho các em học sinh những kỹ năng để ứng phó
trong những hoàn cảnh nguy cấp. Quan trọng hơn, việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống
chính là giáo dục các em làm người. Gíao dục kỹ năng sống sẽ giúp các em hiểu biết về thể
chất, tinh thần, giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó có hành vi, thói quen ứng
xử xã hội sao cho có văn hóa, hiểu biết và chấp hành luật pháp. Khi đã có các kỹ năng sống
các em sẽ trở thành những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và đòi hỏi khác

nhau của cuộc sống, từ đó từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản thân, sau đó là vào xã
hội và cuộc sống.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
- Hiện nay nhiều gia đình có điều kiện kinh tế rất khá giả, con cái được nuông chiều dẫn tới
các em thiếu các kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân, kĩ năng lao
động vệ sinh, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống....Nhiều gia đình kinh tế còn khó khăn cha mẹ phải đi làm
xa nên không có điều kiện chăm sóc con cái cũng dẫn đến tình trạng trên. Đó chính là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học khi kết quả yếu kém, học sinh đánh nhau từ
những mâu thuẫn nhỏ, học sinh trốn tiết khi chưa thuộc bài, học sinh bị kẻ xấu lôi kéo lợi
dụng vào những con đường tội lỗi, học sinh sắp trưởng thành nhưng giao tiếp kém( do sự rụt
rè, thiếu tự tin).
- Thông thường, đối với các tiết sinh hoạt chủ nhiệm thì đa số chưa đạt được mục tiêu gây
hứng thú cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường biến tiết sinh hoạt chủ nhiệm thành một
tiết xét xử đối với những vi phạm của học sinh. Một số tiết có tổ chức văn nghệ nhưng còn
qua loa , chỉ dừng lại ở các em có năng khiếu, hoạt động vui chơi chưa đa dạng dẫn đến
nhàm chán và tính giáo chưa cao.
- Riêng đối với học sinh do hai lớp chúng tôi chủ nhiệm nhìn chung các em tương đối ngoan.
Tuy nhiên đa phần các em thiếu mục tiêu và ý thức học tập và phương pháp học tập. Trong
đó có một số em là học cá biệt vừa lười học vừa vi phạm về nội quy nhà trường có hệ thống:
trốn học, không tập trung trong giờ học, không thuộc bài và không làm bài có hệ thống, nghỉ
học không phép, hút thuốc lá, hay gây gổ với bạn bè, kết băng nhóm như em Nguyễn Đức,
Hà Thanh Tính, Trần Khương Phong lớp 12A12, em Lê Hữu Tài, Trần Thanh Hưng, Lê
Nguyễn Thành Tâm lớp 11A10. Trong năm học trước các em từng bị xếp hạnh kiểm yếu, thi
lại và đầu năm học các em cũng chưa có biểu hiện tiến bộ. Đặc biệt trong lớp các em chưa
đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, chia bè phái nên nội bộ của lớp còn lục đục, do vậy
GVCN còn gặp những khó khăn nhất định trong công tác quản lý lớp.
Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy cần phải cải thiện tình hình bằng việc tiến hành thay
đổi không khí cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm, đồng thời cũng góp phần giáo dục thêm cho học
sinh một số kỹ năng sống cần thiết.


3


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Để thực hiện chương trình GDKNS lồng ghép trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, chúng
tôi xác định : Hàng tuần chỉ xử lý những trường hợp đặc biệt nổi cộm do các học sinh vi
phạm trong tuần khoảng 10 phút đầu, sau đó triển khai những công việc liên quan đến kế
hoạch chung của trường khoảng 5 phút, thời gian còn lại chúng tôi tiến hành GDKNS cho
các em. Để làm tốt việc GDKNS ngay từ đầu năm chúng tôi chuẩn bị các bước như sau:

1. Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu và phương pháp giáo dục.
2. Bước 2: Bám sát kế hoạch công tác chủ nhiệm của trường để triển khai cho phù
hợp.

3. Bước 3: Chuẩn bị bài, soạn giáo án theo chủ đề cần giáo dục.
Cụ thể chúng tôi đã tiến hành như sau:
BƯỚC 1: Xác định đối tượng, mục tiêu và phương pháp giáo dục.
Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp chủ nhiệm, chúng tôi đều có lợi thế là được phân
công quản lý lại lớp mình đã chủ nhiệm từ năm học trước, nên về cơ bản chúng tôi đã nắm
được các đối tượng học sinh trong lớp.Khi nhận lớp chủ nhiệm qua vài tuần theo dõi trong
các tiết truy bài đầu giờ, thông qua bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy kết hợp với giáo
viên bộ môn và gia đình, giáo viên thống kê ghi lại đặc điểm về tính cách cũng như hoàn
cảnh gia đình của từng em. Ví dụ:
Họ và tên

Nguyễn Văn N


Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm gia đình

Trầm tính, ngại giao tiếp
trước đám đông, rất sợ phảiGia đình rất quan tâm đến
trình bày một vấn đề nào đóviệc học
trước lớp

4


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Phạm Văn B

Trầm tính, yếu đuối trước
Ba mẹ mải đi làm ít có điều
những rủi ro bất ngờ hoặc bị
kiện quan tâm
kết quả học tập yếu kém

- Khi đã nắm được đặc điểm tính cách của từng em giáo viên có thể dễ dàng phân chia các tổ
nhóm trong học tập và tổ chức các trò chơi. Các em có tính cách nhút nhát, rụt rè sẽ được
xếp đều vào nhóm có các em mạnh dạn, năng động. Từ đó các em chịu ảnh hưởng nhiều của
các em năng động sẽ bớt đi sự nhút nhát rụt rè, thiếu tự tin. Sau một vài hoạt động hợp tác
giáo viên sẽ tách riêng các nhóm nhút nhát thi đua riêng để các em này phải tự mình chủ
động hoàn thành hoạt động học tập hoặc vui chơi của nhóm mình.
BƯỚC 2: Bám sát kế hoạch công tác chủ nhiệm của trường để triển khai cho phù hợp.
Bên cạnh thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm do lãnh đạo trường đề ra, chúng tôi

đã lên chương trình GDKNS cho các em theo tháng với các chủ đề cụ thể:
Tháng 8: Gíao dục vệ sinh trong học đường
Tháng 9: Gíao dục về tình yêu thương
Tháng 10: Gíao dục về giá trị thật của cái đẹp
Tháng 11: Kỹ năng giao tiếp, sự trong sáng của ngôn ngữ
Tháng 12: Kỹ năng phòng tránh hút thuốc lá, phòng chống ma túy
Tháng 1: Một số trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ
Tháng 2: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tháng 3: Gíao dục về lời nói trung thực và từ chối cám dỗ.
Tháng 4: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng
Tháng 5: Gíao dục về tình bạn, tình yêu
Ngoài ra chúng tôi còn đọc cho các em nghe những câu chuyện mang tính giáo dục
giá trị sống từ những sách như”Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” hoặc “Hạt giống
tâm hồn” để giúp các em có thể cảm nhận được những giá trị nhân văn từ những câu
truyện trong sách, giúp các em thay đổi thái độ sống: biết yêu thương quý trọng bản
thân, biết yêu thương gia đình, từ đó biết rèn luyên và phấn đấu vươn lên trong học
tập
BƯỚC 3: Chuẩn bị bài, soạn giáo án theo chủ đề cần giáo dục.
Để bài giảng dễ hiểu và hứng thú, chúng tôi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động:
không áp đặt, lý thuyết suông giáo điều mà cho các em chủ động tham gia dưới sự hướng
dẫn của giáo viên chủ nhiệm như cho các em tham gia các trò chơi, bài hát, vẽ tranh, thảo
luận nhóm, phân tích tình huống, sắm vai, động não, nhằm:
- Trang bị kiến thức (nhận thức).
- Xây dựng thái độ đúng (thái độ - niềm tin)
5


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

- Thực tập hành vi (biết làm, biết sống)

Với các bước thực hiện:
1. Xuất phát từ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của người học.
2. Thông qua quá trình học, giáo viên cung cấp/hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng cho
người học thông qua các công cụ: động não, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, phân tích
tình huống…
3. Thực hành thông qua các bài tập.
4. Đánh giá kết quả
5. Kiến thức, kỹ năng đó trở thành của người học
Qua đó các em biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa
giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do
cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, chúng tôi định hướng dạy các kỹ năng
như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền
thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và
stress v.v. Từ đó giúp các em giải quyết có hiệu quả những nhu cầu (sống, học tập, lao
động, vui chơi…) và thách thức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống.
Tóm lại: Thông qua cách đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra
hướng giải quyết tích cực; biết đưa ra các tình huống để các em sắm vai và khám phá ra
những cách giải quyết vấn đề; biết tổ chức những trò chơi để thông qua trò chơi các em sẽ
được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mình.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện giáo dục các kĩ năng sống thông qua các tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã theo dõi kết quả trước và sau khi tiến hành rèn
luyện kỹ năng sống như sau:
1. Lớp 11A10 do cô Hoàng Lê Hồng Lan làm chủ nhiệm : tổng số học sinh 45
Tình hình lớp trước khi thực hiện GDKNS

Tình hình lớp sau khi thực hiện GDKNS

- Học sinh có nguy cơ bỏ học: 2 em


- Duy trì sĩ số đến cuối năm : 45 em

- Học sinh yếu, lười học: 12 em

- Không còn học sinh yếu, lười học.

- Học sinh cá biệt: 3 em

- Không còn học sinh cá biệt.

- Học sinh vi phạm không nghiêm túc trong - Không còn học sinh vi phạm trong kiểm tra,
kiểm tra, thi cử: 1 em
thi cử.
- Học sinh hút thuốc lá, nghiện games: 4 em

- Không còn học sinh hút thuốc lá, số học
- Một số em còn nhút nhát, thiếu kỹ năng sinh nghiện games còn 1 em.
diễn đạt….
- Nhiều em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp;
ứng xử tốt hơn, đoàn kết hơn.
- Tập thể lớp tham gia tích cực các hoạt động
chung của trường: đạt giải Nhì Kéo co trong
6


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

đợt cắm trại; giải Nhất trong phong trào thi
đua toàn trường đợt 2 và 3.
- Nề nếp lớp học được duy trì tốt, điểm thi

đua đạt 9,9 điểm xếp vị thứ 3.
2. Lớp 12A12 do cô Nguyễn Thị Huệ làm chủ nhiệm : tổng số học sinh 42
Tình hình lớp trước khi thực hiện GDKNS

Tình hình lớp sau khi thực hiện GDKNS

- Học sinh có nguy cơ bỏ học: 4 em

- Duy trì sĩ số đến cuối năm : 42 em

- Học sinh yếu, lười học: 17 em

- Không còn học sinh yếu, lười học.

- Học sinh cá biệt: 4 em

- Không còn học sinh cá biệt.

- Học sinh vi phạm không nghiêm túc trong - Không còn học sinh vi phạm trong kiểm tra,
kiểm tra, thi cử: 1 em
thi cử.
- Học sinh hút thuốc lá, nghiện games: 6 em

- Không còn học sinh hút thuốc lá, số học
- Một số em còn nhút nhát, thiếu kỹ năng sinh nghiện games còn 3 em.
diễn đạt….
- Nhiều em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp;
ứng xử tốt hơn, đoàn kết hơn.
- Tập thể lớp tham gia tích cực các hoạt động
chung của trường: Văn nghệ đạt giải Nhì,

tham gia cắm trại đạt giải Nhỉ về văn nghệ
- Nề nếp lớp học được xếp loại Tốt với điểm
thi đua đạt 9,9 điểm xếp vị thứ 2 trong khối
12
- Học tập đạt 42 em từ TB trở lên (100%)

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên chủ nhiệm phải xác định được tầm quan trọng của mình trong việc rèn
luyện các kỹ năng sống cho học sinh.
2. Trong các phương pháp rèn luyện kĩ năng sống có phương pháp " tăng cường giáo
dục đồng đẳng", nghĩa là người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đẩy những thay đổi
của người học, tạo cơ sở thuận lợi cho sự thay đổi của người học cũng như chấp nhận
hành vi mẫu của người khác.Do đó, sau mỗi hoạt động vui chơi rèn luyện giáo viên
thường lấy những tấm gương người thật, việc thật gần gũi với các em nhất để những
ảnh hưởng tốt có thể tác động đến các em một cách tích cực nhất.
7


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

3. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với học sinh chính là thầy cô. Do đó việc làm tốt nhất
để giáo dục các em là rèn luyện kĩ năng sống của chính mình, có như vậy mới mang
đến cho học sinh những ảnh hưởng tích cực.
4.

Giáo dục kĩ năng sống không phải là một nội dung diễn thuyết bằng lời mà phải
thông qua các hoạt động học tập và vui chơi để rèn luyện các em. Cho nên, đòi hỏi
giáo viên phải có sự chuẩn bị thật kĩ không chỉ riêng trong công tác chủ nhiệm mà
ngay cả môn học mà mình phụ trách ( chuẩn bị về phương tiện, thời gian, hình thức,

nội dung....).

5. Giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống là rất cần thiết nhưng không quên mục tiêu chính
của tiết học là gì? Không được biến tiết học hay tiết sinh hoạt chủ nhiệm, ngoài giờ
lên lớp thành tiết giáo dục kĩ năng sống đi lạc chủ đề mà phải đảm bảo tiến trình của
một tiết học cũng như thời lượng lồng ghép các hoạt động giáo dục.
6. GVCN cần xác định rõ giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi vì, khi
tham gia vào các tổ nhóm hoạt động học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng diễn
thuyết trao đổi, tìm ra hướng đi đúng , những cách ứng xử hay. Một học sinh đơn độc
thì dễ bị dụ dỗ lừa gạt trước kẻ xấu , nhưng trong một nhóm thì ít khi bị lừa. rèn luyện
cho học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản đó là đã góp phần giúp các em được
an toàn hơn trước những tác động xấu của xã hội.
E. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Lãnh đạo trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong mỗi lớp học tốt hơn nữa:
trang bị máy chiếu, màn hình ở những phòng học còn thiếu để giúp GV trình chiếu các tài
liệu có liên quan, nhờ vậy tiết học sẽ sinh đông hơn.

Người viết SKKN:

1. Nguyễn Thị Huệ
2. Hoàng Lê Hồng Lan

8


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

PHẦN II
A. MỘT SỐ BÀI DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM


Bài 1: GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG VÀ VỆ SINH Ở TRƯỜNG HỌC
I.

MỤC ĐÍCH:
Học xong bài này học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và vệ sinh
trường học.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Một số tờ rơi phát cho học sinh để xây dựng tình huống.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

II.
III.

Thời gian

Câu hỏi – Hoạt động

Gợi ý trả lời , giải quyết tình huống

Ph.pháp
5’ – cả lớp

20’luận,
cảnh

Hoạt động 1:
Xây dựng tình huống: (do học
sinh đóng vai theo kịch bản)
Hiện nay những doanh nghiệp hoặc
những ngươì kinh doanh muốn

quảng cáo sản phẩm cuả mình đến
tận tay người tiêu dùng. Vì thế thời
thảo gian vừa qua chúng ta thường hay
diển thấy những người phát tờ rơi quảng
cáo ở những nơi công cộng như các
ngã ba, ngã tư đèn xanh đèn đỏ để
phát cho người đi đường hoặc trước
các cổng trường để phát cho học sinh
và phụ huynh. Việc này là bình
9

Thực ra, những người phát tờ rơi chẳng
có tội gì cả. Họ muốn phát được nhiều
tờ rơi, đương nhiên họ phải chọn
những nơi đông người để đạt được tối
đa hiệu quả, giảm thiểu thời gian và
công sức.
Việc tờ rơi bị gió cuốn tung tóe trên
đường, trước cổng trường, trong sân
trường là lỗi ở những người đã nhận
nó. Như vậy qua tình huống trên và
trong thực tiễn, những người nhận
tờ rơi được phân ra làm 3 loại:
- Loại thứ nhất: Không ý thức được
việc mình thản nhiên thả tờ rơi xuống


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

thường, tuy nhiên vấn đề mà chúng

ta cần nói đến đó là cách ứng xử của
những người nhận tờ rơi. Các em
hãy quan sát tình huống sau đây rồi
trả lời các câu hỏi:
Người phát tờ rơi đang phát cho
các bạn học sinh trước cổng trường
(khoảng 10 hs tham gia đóng vai
trong tình huống). Một số bạn xem
xong liền thả tờ rơi xuống đất; một
số bạn xem xong, vo tờ giấy lại và
vứt đi chỗ khác; một số ít bạn xem
xong rồi bỏ vào cặp mang về nhà
hoặc vào lớp bỏ vào giỏ rác, một số
ít bạn xua tay không nhận.
Câu hỏi:
1.Các em có suy nghĩ gì về các cách
ứng xử trên?
2.Theo em cách ứng xử nào là đúng
nhất? Cách ứng xử nào là đáng phê
bình nhất?
3.Vậy em nên làm như thế nào khi
10’- theo có người phát tờ rơi cho em? (giáo
viên có thể hỏi vài học sinh là khán
nhóm
giả sau khi xem tình huống trên)
Hoạt động 2:
Học sinh trả lời các câu hỏi:
-Ăn kẹo singum xong em thường
làm như thế nào với bã kẹo?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp và

môi trường xung quanh sạch sẽ?
- Em ứng xử thế nào khi thấy bạn
mình xả rác trong lớp khi em vừa
quét lớp xong?
- Khi em đang đi trong sân trường thì
thấy một bạn vứt rác bừa bãi, em làm
10

đất ngay sau khi đọc xong - thậm chí
không đọc tý nào - là thiếu ý thức.
- Loại thứ hai: Ý thức được việc xả rác
ra đường, ngay nơi đông người qua lại,
là thiếu văn minh, nên họ cầm theo tờ
rơi trên tay, đi một đoạn, cách ngã tư
khoảng vài trăm mét rồi mới thả
xuống... .
- Loại thứ ba: Cũng giống như loại thứ
hai, nhưng có vẻ cái sự ý thức về việc
xả rác ra đường cao hơn một tý, nên họ
khẽ khàng vo tờ rơi lại, rồi lặng lẽ thả
ngay xuống dưới chân mình. (Loại này
nhận thức được hành vi của mình là sai
– nhưng vẫn làm và còn có hành vi vo
tờ rơi lại để phi tang – lặng lẽ thả
xuống chân vì sợ mọi người trông thấy
sẽ... đánh giá mình....).
Vậy, khi có người phát tờ rơi nếu
không muốn đọc thì làm ơn xua tay và
nói”cảm ơn, tôi không nhận”. Còn
muốn đọc, thì kẹp vào xe, về nhà

đọc... để góp phần giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng…

Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu
học cho tới đại học, các em học sinh,
sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ
lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường
sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi
chỗ.Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ
trường học nào, những cảnh tượng học
sinh, không giữ gìn vệ sinh học đường
rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ
của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

thế nào?
- Khi thấy vòi nước trong trường,
trong nhà vệ sinh hay ở nơi công
cộng đang chảy mà không có người
sử dụng thì em làm thế nào?
- Để nhà vệ sinh của trường luôn
sạch sẽ, theo em nên sử dụng nó như
thế nào?
- Gỉa sử em là một giáo viên chủ
nhiệm hay làm lãnh đạo nhà trường
em sẽ đưa ra những biện pháp gì để
nâng cao ý thức học sinh trong việc
giữ gìn vệ sinh trường học?


cao su… lung tung nơi sân trường,
hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn
bàn, dưới nền lớp học, đi vệ sinh không
dội nước hoặc vứt rác bừa bãi… Việc
làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cảnh quan trường
học và bầu không khí học tập và giảng
dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô
giáo và của chính các em. Không chỉ
vứt rác bừa bãi, nhiều em còn vẽ bậy
trên bàn học, trên tường… Nguyên
nhân của việc các em thiếu ý thức
trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh
học đường là do thói lười biếng, lối
sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
của một số em. Các em nghĩ rằng,
những nơi công cộng như trường học,
lớp học không phải nhà mình, vậy thì
việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có
người khác dọn dẹp. Cách suy nghĩ
như vậy thật là thiển cận và nguy hại.
Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu,
khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng
ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban
cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở
nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp
học sạch đẹp.
Vệ sinh môi trường học đường đã,
đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các

em hãy có ý thức hơn trong việc giữ
gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường
học của mình. Mỗi người hãy tự thực
hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm
nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường
học. Hãy có ý thức chấp hành tốt,
không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên
tường,...để làm cho môi trường học tập
của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

IV. Kết luận và trao thưởng:
11


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Vậy sau tiết học này các em hãy quyết tâm thực hiện những việc này nhé:
-

khi có người phát tờ rơi nếu không muốn đọc thì nói cảm ơn và xua tay không
nhận. Còn muốn đọc, thì kẹp vào xe, để vào cặp sách về nhà đọc... để góp
phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng…

-

không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập
của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

-


giữ gìn nhà vệ sinh của trường luôn sạch sẽ để mọi người cùng sử dụng.

Bài 2:

TÌNH YÊU THƯƠNG
*********

Thời gian trình bày:

30 phút

I.
MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Bước đầu nhận được các biểu hiện của tình yêu thương và ý nghĩa của tình yêu
thương.
- Biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mọi người
xung quanh; biết sốnggần gũi với thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên.
- Học sinh có nhận thức về tình yêu thương, lòng nhân ái sẽ góp phần hạn chế bạo lực
trong học đường, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
II.

NỘI DUNG BÀI HỌC:
Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung
quanh. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thấy hạnh phúc
từ đó thêm yêu cuộc đời và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Vì thế
chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mái
trường và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, ... và môi trường
xung quanh.
Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới

nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc
làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn ... Tình yêu với môi trường thể hiện
ở việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung
quanh.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Bài hát "Cho con" nhạc và lời cùa Phạm Trọng Cầu, "Ba ngọn nến lung linh", nhạc và
lời của Ngọc Lễ.
- Truyện :Câu chuyện về Ngỗng mẹ".
12


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Hoạt động 1:
HS hát tập thể (hoặc nghe băng/ đĩa CD) bài hát "Cho con", hoặc bài hát "Ba ngọn
nến lung linh".
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài
b. Cách tiến hành:
- HS hát tập thể (hoặc nghe băng/ đĩa CD)
- GV hỏi: Bài hát nói lên điều gì?
- GV giới thiệu bài: Bài hát nói về tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa cha mẹ và
con cái trong gia đình. Song ngoài tình yêu thương với những người thân trong gia
đình, con người còn cần dành tình yêu thương cho những ai? Tình yêu thương phải
được biểu hiện như thế nào?Tình yêu thương có ý nghĩa như thế nào? Hôm nay chúng
ta sẽ tìm hiểu ...
2. Hoạt động 2: Biểu hiện của tình yêu thương
a. Mục tiêu: HS biết được con người cần yêu thương những gìvà biết một số biểu
hiện cơ bản của tình yêu thương.
b. Cách tiến hành:

- GV cho hs nghe câu chuyện và hỏi:
o Câu chuyện đã đề cập đến tình yêu thương của ai với ai?
o Tình yêu thương đó dã được biểu hiện bằng cách nào?
- HS thảo luận và trả lời.
Câu chuyện về Ngỗng mẹ
Một ngày xuân ấm áp, Ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi. Đồng cỏ
mênh mông trải rộng trước bầy ngỗng con. Mặt trời dịu dàng và ấm áp, đồng cỏ non tơ.
Đàn ngỗng con quên bẵng ngỗng mẹ và bắt đầu tản mát ra khắp đồng cỏ mênh mông,
xanh rờn. Ngỗng mẹ bắt đầu lo lắng cất tiếng gọi con. Bỗng những đám mây đen kịt ùn
ùn kéo đến và những giọt mưa rất to bắt đầu rơi xuống. Chỉ đến lúc đấy, các chú ngỗng
con mới nhớ đến mẹ, cảm thấy cần có mẹ. Chúng nghểnh cao những cái đầu nhỏ bé và
chạy về với mẹ.
Đúng lúc đó, những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy Ngỗng con vừa kịp
ra chạy đến bên mẹ. Ngỗng mẹ dang cánh che phủ đàn con của mính. Dưới cánh mẹ thật
yên ổn và ấm áp. Ngỗng con thấy đâu đó từ xa hình như có tiếng nổ ùng oàng, tiếng gió
gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp. Ở bên ngoài đôi cánh mẹ đang xảy ra điều gì đó
kinh hãi, còn chúng thì chỉ cảm thấy ấm áp, dễ chịu.
Rồi tất cả trở lại yên lặng. Bầy Ngỗng con cứ nằng nặc đòi mẹ: "Mẹ thả chúng con ra đi,
mẹ ơi!" Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên. Đàn Ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng nhìn
đôi cánh mẹ rách nát, lông rụng tả tơi. Ngỗng mẹ thở hổn hển, cố xoè cánh ra, nhưng
không được. Thế giới xung quanh trở nên vui vẻ và dễ chịu đến nỗi đàn Ngỗng con quên
cả hỏi mẹ xem có chuyện gì. Duy chỉ có một chú Ngỗng bé bỏng và yếu ớt nhất chạy đến
bên mẹ và hỏi: "sao cánh mẹ lại rách như thế này?". Nhưng Ngỗng mẹ cố nén đau đớn,
13


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

chỉ trả lời khe khẽ: "Mọi việc đều tốt đẹp con ạ". Đàn Ngỗng con lại tản ra nô đùa trên
bãi cỏ và Ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc.

(Lược trích trong Giáo dục con người chân chính như thế nào của V.A. Xu-khôm-lin-xki)
Trong câu chuyện, ngỗng mẹ yêu thương con bằng việc giang đôi cánh chở che cho
con trong cơn mưa đá, mặc dù đôi cánh bị rách nát, chịu đau đớn nhưng khi thấy đàn con
của mình được bình yên mà ngỗng mẹ quên đau đớn về thể xác, mà cảm thấy vô cùng
hạnh phúc.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý đến một chi tiết đó là : cả đàn ngỗng con đều rất vô
tư, không để ý sự hy sinh của mẹ (đây cũng là điều mà không ít người con mắc phải đó là
rất vô tình trước sự hy sinh của cha mẹ), duy chỉ có 1 chú ngỗng con bé bỏng và yếu ớt
nhất có hỏi thăm đến mẹ: "sao cánh mẹ lại rách như thế này?".
c. Kết luận:
- Cha mẹ yêu thương, hy sinh vì con là thuộc tính của cha mẹ. Tuy nhiên con cái có
nhận ra và biết quý trọng tình yêu thương đó không mới là điều quan trọng. Và chúng
ta cũng nên biết rằng yêu thương cha mẹ cũng là thuộc tính của con cái nữa. Nếu
nhận thức được điều này chúng ta biết nói và làm những việc làm để cha mẹ hạnh
phúc và vui lòng. Bởi tình yêu thương mang lại hạnh phúc cả cho người cho cũng như
người nhận.
- Con người không những cần phải yêu thương người thân trong gia đình, bạn bè và
mọi người xung quanh, mà còn phải yêu thương đồng bào, đồng loại; yêu thiên nhiên
và cà thế giới xung quanh nữa.
Tình yêu thương đó cần phải được thể hiện ra bằng thái độ, lời nói, cử chỉ, việc làm, hành
động phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
3. Hoạt động 3: Tình yêu thương của em
a. Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người và thế giới xung
quanh:
b. Cách tiến hành: Gíao viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời:
Em có thích được yêu thương không? Em thích được ai yêu thương?
(ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh…)
Vì sao em thích được yêu thương?
(khi được yêu thương sẽ cảm thấy hạnh phúc; giúp niềm vui hạnh phúc được nhân
đôi, còn nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa…)

Em có nghĩ những lúc em làm việc gì đó sai mà bị thầy cô, cha mẹ la mắng là
thầy cô, cha mẹ không thương yêu em?
(yêu thương không có nghĩa là dễ dãi. Không phải cha mẹ cho em nhiều tiền để tiêu
xài, đáp ứng tất cả những đòi hỏi của em là yêu thương em.Tình yêu thương mà đặt
không đúng chỗ sẽ làm hại người khác. Trái lại vì yêu thương em nên khi thấy em
làm việc sai, hư hỏng thì phải quan tâm dạy dỗ em để em hành động đúng đắn hơn.
Yêu thương là giúplàm cho người khác tốt hơn).
14


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Em có nghĩ mình cần phải làm như thế nào đó để được mọi người yêu thương
không?
Theo em, em nhận thấy tình yêu thương của thầy cô với học sinh có biểu hiện
như thế nào?
Em có nghĩ rằng mình chỉ nhận yêu thương mà không cần yêu thương người
khác?
Vậy em yêu thương ai?
(ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, trường lớp, những người xung quanh…)
Em làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình với những người ấy?
Gỉa sử em biết một bạn có ý định ăn cắp xe đạp của một bạn khác, em sẽ làm
như thế nào?
(Em hãy nghĩ đến người bị mất xe người ta sẽ khổ sở như thế nào, đặc biệt chiếc xe
ấy là của một bạn học sinh mà gia đình rất nghèo…)
Em thấy 1 bạn bị hỏng xe dọc đường em có dừng lại để giúp không? Em thấy 1
cụ già muốn qua đường em có giúp không? Nếu có giúp xong em cảm thấy thế
nào?
Kết luận chung:
Nói tóm lại, con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung

quanh. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thấy hạnh phúc từ
đó thêm yêu cuộc đời và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Vì thế
chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mái
trường và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, ... và môi trường
xung quanh.
Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói ân
cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan
tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn ... Tình yêu với môi trường thể hiện ở việc con
người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh.
Sau tiết học này các em hãy thể hiện tình yêu thương của mình:
1. Với cha mẹ, thầy cô giáo :Biết đỡ đần cho cha mẹ; lễ phép,vâng lời cha mẹ, thầy
cô;chăm chỉ học hành, cố gắng rèn luyện tốt để cha me, thầy cô vui lòng.
2. Với bạn bè :Yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với những bạn có hoàn
cảnh khó khăn. Không lấy cắp đồ dùng của bạn. Không chửi thề, không gây gỗ đánh
nhau, từ đó không có bạo lực trong học đường.
3. Với mái trường:Bằng việc thực hiện tốt nội quy trường lớp: Bảo vệ danh dự cho nhà
trường , sử dụng và bảo quản tốt tài sản của nhà trường .
Gữi gìn trường lớp sạch sẽ, không vứt xả rác bừa bãi, chăm sóc cây xanh, xây dựng
trường mình ngày càng Sáng – Xanh – Sạch- Đẹp.
-

4. Với bản thân mình: Biết quý trọng bản thân mình, từ đó tích cực rèn luyện những kỹ
năng sống để biết cách ứng xử tích cực với những tình huống trong cuộc sống hàng
ngày: như cách quản lý tài chính, giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết bảo vệ sức khỏe, phòng
chống bệnh tật, không làm điều xấu, không vi phạm an toàn giao thông. Yêu thương
15


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM


bản thân còn giúp em phấn đấu hơn trong học tập, rèn luyện tốt hơn để hướng tới một
tương lai tưoi sáng cho bản thân mình.
5. Với những người xung quanh : không gây xung đột, làm ngày càng nhiều hơn
những việc thiện. Khi biết yêu thương người khác chúng ta sẽ giúp đỡ mọi người với
tấm lòng nhân ái.
6. Với môi trường mà chúng ta đang sống : góp phần giữ gìn và duy trì nó luôn trong
sạch, an toàn để không chỉ cho chúng ta sống hôm nay mà cho cả mai sau.
Làm được những việc trên là các em đã góp phần thực hiện “mục tiêu 3 giảm”, “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ngạn ngữ có câu: “Gieo gì, gặt nấy”, hay cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng có lời thơ:
“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!”
Vậy chúng ta mỗi ngày mỗi người hãy gieo một hạt mầm yêu thương nhé!
Bài 3:

GIÁ TRỊ THẬT CỦA CÁI ĐẸP CỦA CON NGƯỜI

I. Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Nhận biết được giá trị của vẻ đẹp thật trong tâm hồn con người.
- Vận dung được môt số kỹ năng giao tiếp để tôn vinh nét đẹp tâm hồn.
II. Phương tiện:
- Bảng phụ
- Phim ảnh (trên HTV7- tập 42: giá trị thật), máy chiếu
III. Các hoạt động:

Thời gian

Câu hỏi – Hoạt động

Gợi ý trả lời , giải quyết tình huống


Ph.pháp
5’ – cả lớp

1. Hoạt động 1:
- Cho học sinh xem một bộ phim vui
về vẻ đẹp của con người.

2. Hoạt động 2:
5’theo
nhóm
* Người con gái đã làm gì sau khi
16

-

vệ sinh cá nhân


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

thức dậy?
- Yêu cầu học sinh thảo luận và viết
lên bảng phụ, nhóm nhanh nhất và
nhớ được nhiều hành động nhất sẽ
thắng.

20’luận

thảo


-

trang điểm
tìm quần áo đẹp để đi dạo phố
giúp em nhỏ qua đường
giúp cụ già đỡ nóng
đội mũ cho chị bàn hàng…..

-

giúp em nhỏ qua đường
giúp cụ già đỡ nóng
đội mũ cho chị bàn hàng…..

3. Hoạt động 3:

* Nếu chỉ nhìn vào hành động mà
* Theo em thì những hoạt động nào không xem trọng ngoại hình.
thể hiện cô gái là một người tốt? Tại
* Nếu xem trọng ngoại hình thì chúng
sao?
ta sẽ dễ đánh mất giá trị thật trong mỗi
* Tại sao mọi người đều bỏ chạy hay con người.
xa lánh dù cô gái vừa giúp đỡ họ?
* Em sẽ cư xữ như những người
trong phim? Tại sao ?
- Các cặp thảo luận, sau đó nêu nhận
xét.
- Các thành viên khác nhận xét, góp
ý, nêu ý kiến về mỗi tình huống.

- Gv điều chỉnh, bổ sung và chốt lại
ý chính.
IV. Kết luận và trao thưởng:
=> Chúng ta thường chỉ nhìn thấy cái đẹp ngay trước mắt mà không để ý đến vẻ đẹp ẩn dấu
đằng sau những gì không được xem là MỸ. Thế nhưng có những cái đẹp dường như làm lóa
mắt con người đưa họ đến những quyết định sai lầm và gây ra hậu quả không thể nào sửa
chữa được. Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình – các em thích điều gì hơn?
Mỗi người sống trên đời cần được khẳng định những giá trị cho riêng mình, vẻ đẹp cũng vậy,
có những vẻ đẹp chỉ để ngắm mà thôi. Có những vẻ đẹp khiến người ta trầm trồ ngưỡng mộ,
17


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

đó là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn của con người. Chỉ khi kết hợp vẻ đẹp ngoại hình với vẻ đẹp
tâm hồn thì khi đó cái đẹp mới trở nên hoàn thiện.
Con người cần hoàn thiện chính mình, không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn cả vẻ đẹp tâm
hồn phải tỏa sáng.
Hãy làm đẹp ngoại hình của mình khi có thể, nhưng cũng đừng quên nhận ra và làm giàu có
nét đẹp trong tâm hồn mình cũng như nơi người khác. Chúng ta chỉ đẹp khi chúng ta có
những hành động đẹp mà thôi, các em ạ. Dù bạn đẹp đến bao nhiêu nhưng cư xử xấu xí thì
cũng sẽ ngay lập tức bị lên án mà thôi. Thế nên hãy dành cho nhau những hành động đẹp để
ai cũng đẹp trong mắt người khác.
- Gv tổng kết điểm ở cả 3 hoạt động và khen ngợi, trao thưởng cho tổ học sinh và cá nhân
học sinh xuất sắc nhất.

Bài 4:
KỸ NĂNG SỐNG: VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬTRONG HỌC ĐƯỜNG
A. MỤC ĐÍCH:
- Nhằm gíup học sinh có các kỹ năng giao tiếp ứng xử cho phù hợp và chuẩn mực trong

học đường trong các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô
giáo. Từ đó tiến tới việc thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
góp phần hạn chế bạo lực học đường, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
trong giao tiếp và ứng xử .
B. NỘI DUNG:
1. Văn nghệ: Hát 1 bài hát về tình bạn, mái trường, hoặc tình cảm thầy-trò.
2. Hoạt động 1: ” CÁCH ỨNG XỬ CỦA BẠN “
3. Hoạt động 2: “ THỬ TÀI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG”
4. Kết luận
C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
(trong 35 phút)
Thời
gian
5 phút
15 phút

Câu hỏi – Tình huống

Hướng dẫn trả lời- Gỉai quyết tình huống

Văn nghệ: Hát bài “Tình thơ”
(N.Hùng –K.Anh)
Hoạt động 1: ” CÁCH ỨNG XỬ
CỦA BẠN “ Các em hãy nêu cách ứng
xử của mình trong một số tình huống
sau. Nếu em nào trả lời đúng, đầy đủ
cho câu hỏi có thưởng thì các em sẽ
nhận được phần quà từ BTC. Qùa sẽ - Xưng bạn-mình cho thân thiện. Tránh xưng
18



MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

được trao khi kết thúc chương trình.

mày-tao hoặc những cách xưng hô thô thiển
khác đặc biệt trong những lúc mới giao tiếp lần
1. Em thường xưng hô với bạn bè trong đầu.
lớp, trong trường như thế nào?
- Thầy/cô-em hay thầy/cô-con (với gv lớn tuổi)
- Em sẽ nói lời “Xin lỗi bạn”, nếu bạn bị ngã em
2. Em thích thầy cô giáo xưng hô với em sẽ đỡ bạn dậy…
như thế nào?
3. Em làm gì /nói gì khi lỡ làm cho bạn - Em sẽ nói lời cảm ơn: ”Em /bạn cảm ơn”
khác bị đau hoặc khó chịu? (chẳng hạn
va quyẹt xe với bạn hoặc nói lỡ lời…)
Đôi khi những lời nói “xin lỗi”, “cảm ơn” rất dễ
nói nhưng do không được nói thường xuyên nên
4. Em làm gì/nói gì khi người khác đã trở thành khó nói. Chúng ta hãy nói “xin lỗi”,
giúp đỡ em một việc gì đó? (như nhặt “cảm ơn” một cách thành thật nhiều hơn để làm
dùm đồ vật em làm rơi, cho em mượn hài lòng người đang giao tiếp với mình, và đôi
viết ghi bài…)
khi việc này còn giúp tránh được xung đột có
thể xảy ra.
- Tìm cách tiếp cận bạn và tìm hiểu xem bạn
của mình có những điểm tốt nào, vì sao mình
không thích bạn ấy để từ đó thấy rằng những
suy nghĩ của mình về bạn trước đây là chưa
đúng hoặc giúp bạn khắc phục những nhược
5. Khi thầy cô chủ nhiệm xếp em ngồi điểm của bạn làm mình không thích để từ đó

sát bên một bạn mà bấy lâu nay em giúp đỡ nhau học tập tiến bộ, hiểu nhau và thân
không thích, em đã xin thầy/cô cho đổi thiện với nhau hơn.
chỗ khác nhưng thầy/cô không đồng ý
(điều này có nghĩa là em có thể ngồigần
bạn ấy suốt năm học). Em sẽ ứng xử - Em can ngăn hai bạn và giúp hai bạn giải hòa
như thế nào?
lẫn nhau
(câu hỏi có thưởng: phần thưởng của
bạn là 5 cây viết bi)
- Em sẽ can ngăn các bạn hoặc báo cho thầy cô
giáo biết để ngăn chặn.
- Nếu em thấy khả năng của mình không can
6. Khi em thấy 2 bạn đang cãi nhau to ngăn được thì hãy gọi điện thoại báo cho thầy
tiếng và có thể dẫn đến đánh nhau thì cô giáo ở trường, kêu gọi mọi người giúp đỡ
em sẽ làm gì?
can ngăn hoạc báo ngay cho công an gần nhất
(công an phường hoặc cảnh sát 113). Đừng vô
7. Khi tình cờ em biết có một số bạn cảm bỏ đi vì xem đó không phải là việc của
trong lớp hay trong trường sắp tổ chức mình.
đánh nhau thì em sẽ làm như thế nào?
- Khi thầy cô bớt giận hoặc la rầy xong thì em
8. Nếu em thấy nhiều người đang đánh trao đổi với thầy cô về sự việc đã xảy ra hoặc
bạn học của mình ở ngoài đường thì em gặp riêng thầy cô để trao đổi lại. Tránh cắt
sẽ làm thế nào?
ngang lời hoặc cãi tay đôi với thầy cô giáo.
(Câu hỏi có thưởng: phần thưởng của - Em hãy chờ ngoài cửa cho đến khi nào thầy/cô
19


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM


bạn là một cuốn sổ ghi chép)

nói dứt câu thì bước vào và nói: “Thưa thầy/
Thưa cô. Xin phép thầy/cô cho em vào lớp”.
Không được tự ý vào chỗ ngồi khi chưa có sự
cho phép của thầy cô giáo.

10 phút
9. Nếu em bị thầy cô giáo giận, la rầy về
một việc gì đó mà không phải lỗi do
mình gây ra thì em sẽ làm gì?
10. Nếu em vào lớp trễ trong lúc thầy cô
giáo đang giảng bài thì em sẽ làm thế
nào?

5 phút

Hoạt động 2: “THỬ TÀI XỬ LÝ
TÌNH HUỐNG”
Thời gian gần đây, tình trạng học sinh
nữ gây gổ, đánh nhau ngày càng nhiều
với những lý do khác nhau: giành bạn
trai, hiểu nhầm nhau hoặc chỉ vì “nhìn
thấy ghét”. Các bạn đánh nhau ngoài
đường hoặc thậm chí ngay trong trường
học rồi quay video clip phát tán lên
mạng gây bất bình và xôn xao dư luận.
Sự việc này cho thấy phần nào sự xuống
cấp về văn hóa và đạo đức của một bộ

phận nhỏ nữ sinh trong nhà trường.
Trong tình huống sau đây các em hãy
xem và đưa cách xử lý sao cho thân
thiện nhất để tránh gây bạo lực trong
học đường:
Trong giờ ra chơi ở căn tin, Hoa vô tình
đụng vào tay của Trang khiến ly nước
ngọt đổ ướt vạt áo dài của Trang. Hoa
chỉ nói “Xin lỗi” rồi bỏ đi vì cho rằng
mình không cố ý. Trang không chịu mà
tức giận nói : “Ê, con nhỏ kia. Mắt mũi
mày để đâu zậy. Mày làm bẩn áo dài của
tao rồi mà chỉ nói xin lỗi như vậy hả.
Mày muốn gì?”. Hoa cố nói lời xin lỗi
nhưng Trang không chịu mà còn đòi
đánh cho hả giận. Một số bạn nữ đi cùng
Trang cũng hùa theo đòi đánh Hoa.
Kết luận: Chúng ta vừa trao đổi với
nhau về một số cách giao tiếp ứng xử
trong nhà trường. Trước khi kết thúc
20

- Nếu em là Hoa, em sẽ nói xin lỗi vì mình
không cố ý và tìm cánh lau vết bẩn trên vạt áo
của Trang.
- Nếu em là Trang em sẽ nhận lời xin lỗi của
bạn vì bạn ấy không cố ý: Không sao, bạn
không cố ý mà.
- Nếu em là các bạn của Trang khi thấy Trang
nóng giận muốn gây gổ thì nên khuyên can

Trang để sự việc không đi đến chiều hướng xấu.
Qua tình huống này chúng ta cũng cần lưu ý lời
ăn tiếng nói sao cho khéo léo để không dẫn đến
xô xát. Ca dao có câu: “ Lời nói không mất tiền
mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thầy cô cũng mong muốn các em chăm học,
năng động, sáng tạo và ngoan ngoãn, lễ phép .
Khi nói ra những điều này hy vọng giữa các bạn
học sinh với nhau và giữa thầy và trò sẽ hiểu
nhau hơn và để thân thiện hơn
-Cố ý gây gỗ với nhau, nói với nhau bằng lời lẽ
thô bạo, chọc ghẹo lẫn nhau, không biết nhường
nhịn nhau, kết bè kết phái, đem hung khí đến
trường…
- Vui vẻ , hòa đồng, thân thiện vối nhau. Không
gây xích mích, nói xấu lẫn nhau, cố gắng trong
học tập và rèn luyện hạnh kiểm, biết vâng lời
thầy cô giáo…


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

buổi nói chuyện hôm nay, cô muốn biết:
“Khi đến trường các em mong muốn
điều gì về bài học, về thầy cô, về bạn
bè?”
- Vậy theo em những cách ứng xử nào
dễ dẫn đến xung đột, bạo lực học
đường? (Câu hỏi có thưởng: phần
thưởng của bạn là 5 cây kẹo mút)

- Theo em cần phải làm gì để góp phần
xây dựng trường học thân thiện? (Câu
hỏi có thưởng: Phần thưởng của bạn
là một tràng pháo tay)
=> Giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta thành
công hơn trong cuộc sống sinh hoạt và
học tập. BTC hy vọng buổi sinh hoạt
KNS hôm nay đã giúp các em có được
một số kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử đẹp
trong học đường. Những thắc mắc hoặc
có tình huống khác chưa giải quyết được
các em có thể liên hệ với “Ban tư vấn
học đường “của trường để được thầy cô
giải đáp. Mong rằng trường ta sẽ không
có xung đột và bạo lực mà sẽ thân thiện
và nghĩa tình hơn. Bởi vì như nhà thơ
Tố Hữu đã nói “ Người với người sống
để yêu nhau”. Buổi sinh hoạt KNS tuần
này xin tạm dừng ở đây. Cảm ơn quý
thầy cô và các em học sinh đã theo dõi.
Kính chúc quý thầy cô và các em nhiều
sức khỏe, sang một tuần mới làm việc
và học tập có hiệu quả.

21


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Bài 5:


KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI

I. Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Hiểu rõ được các kỹ năng giao tiếp bằng lời cần thiết trong cuộc sống.
- Biết phân tích vấn đề, trình bày dể hiểu và vân dụng vào các mối quan hệ hằng ngày.
II. Phương tiện:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động:

Thời gian

Câu hỏi – Hoạt động

Gợi ý trả lời , giải quyết tình huống

Ph.pháp
2’ – cả lớp

1. Hoạt động 1:
- Cho học sinh hát tập thể vài bài hát
22


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

về tình bạn.
10’theo 2. Hoạt động 2:
nhóm
- Yêu cầu học sinh xếp hàng dọc

thành 4 -5 nhóm.
- Đưa 2 mẩu tin cho những học sinh
* Các bạn học sinh lớp 11 càng ngày
đứng đầu đọc, sau đó trả lại cho giáo
càng học giỏi. Vì thế kỳ thi học sinh
viên.
giỏi vừa qua trường ta có một bạn đạt
- Người đứng đầu lần lượt truyền cho giải nhì.
người đứng sau, đến người cuối cùng
lại truyền cho người đứng bên trái.
* Trận đấu bóng đá giao hữu giữa khối
- Người nhận tin cuối cùng hô to
10 và khối 11 vào thứ bảy vừa rồi có tỉ
thông tin nhận được.
số là 3-1 nghiên về khối 10.
- Giáo viên so sánh kết quả hai mẩu
tin để so sánh sự chính xác.

3. Hoạt động 3:
* Trong trò chơi thông tin đựoc
truyền đi theo mấy chiều?
20’luận

* Người nhận thông tin trong trò Các thông tin chỉ được truyền đi theo
thảo chơi gặp những khó khăn gì?
một chiều, nếu không nghe rõ thì cũng
không được hỏi lại và lại còn trong
* Muốn thông tin được truyền đi
tình huống rất ồn ào, nhiều tạp âm.
chính xác, nhanh chóng cần phải làm

gì?
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu
nhận xét.
- Các thành viên nhóm khác nhận
xét, góp ý, nêu ý kiến về mỗi nhận
xét.
- Gv điều chỉnh, bổ sung và chốt lại ý
chính.
23


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

IV. Kết luận và trao thưởng:
=> Để truyền thông tin có hiệu quả thì người truyền tin phải nói đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và
chính xác ngôn từ. Người nhận tin phải nghe tích cực, chăm chú, tôn trọng và tạo điều kiện
để người nói bày tỏ ý kiến của họ. Qúa trình giao tiếp cần thể hiện cảm xúc, cần tránh cắt
ngang, nhìn làm việc khác. Mở đầu cuộc giao tiếp một cách tự nhiên, và kết thúc đúng thời
điểm.
- Gv tổng kết điểm ở cả 3 hoạt động và khen ngợi, trao thưởng cho tổ học sinh và cá nhân
học sinh xuất sắc nhất.

Bài 6:

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu: Học sinh có:
- Thái độ và cái nhìn đúng đắn, tôn trọng Tiếng Việt – Tiếng Mẹ đẻ của mình.
- Biết vân dụng các loại tiếng lóng, tiếng đệm đúng lúc, đúng nơi và vào đúng các mối quan
hệ hằng ngày.

II. Phương tiện:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động:

Thời gian

Câu hỏi – Hoạt động

Gợi ý trả lời , giải quyết tình huống

Ph.pháp

24


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

3’ – cả lớp

1. Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh các nhóm ghi * ba, mẹ, dạ, ăn, không, hát……..
nhanh tất cả những từ Tiếng Việt mà
em nghĩ là chúng ta nói được ngay từ
lúc bập bẹ biết nói.
* Môn học mà chúng ta được học * Môn Tiếng Việt
đầu tiên?
2. Hoạt động 2:

- Yêu cầu học sinh viết câu đúng
chính tả dựa vào câu giáo viên cho

7’theo lên bảng phụ.
* hại não thâz trc h kuz maz mak.may
nhóm
- nhóm nào xong nhanh nhất sẽ đưa hum nayz mỏ auz ra em bị mat lez thế
mak vẫn hotzt hoang raz.
lên.
- Giáo viên so sánh kết quả, hỏi một * Sorry e ngày mai anh busy nên
không help em dc.tks em!
số nhóm không viết được lý do.
(sẽ có một số nhóm không dịch được)
3. Hoạt động 3:
- Người Việt Nam (sống ở nước
ngoài), người nước ngoài (sống ở Việt
* Theo em những chữ viết tắt, tiếng Nam) ….
thảo đệm này thường được dùng khi nào?
- lúc chat trên mạng hay trên điện
* Những ai hay sử dụng loại ngôn thoại, lúc trò chuyện với nhau.
ngữ này? Tại sao?
- Lứa tuổi thanh thiếu niên….
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu
nhận xét.
* Những ai sử dụng Tiếng Việt?

15’luận

- Các thành viên nhóm khác nhận
xét, góp ý, nêu ý kiến về mỗi nhận
xét.
- Gv điều chỉnh, bổ sung và chốt lại
ý chính.

IV. Kết luận và trao thưởng:
25


×