Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập về phát triển kỹ năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.99 KB, 6 trang )

Bài tập về phát triển kỹ năng lãnh đạo

I. Giới thiệu tình huống:
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều những nhà lãnh đạo thành
công. Đã là lãnh đạo thì ngoài tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và sự phấn
đấu của bản thân, cần phải có những tố chất và kỹ năng lãnh đạo thì mới trở thành một
người lãnh đạo thành công.
Thực tế đã cho thấy kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản
lý. Một nhà quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo, tương tự, một nhà lãnh đạo hiệu
quả cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý và muốn vậy, phải có những tố
chất cần thiết của người lãnh đạo.
Walter Elias Disney – ông chủ của Hãng phim hoạt hình Disney là một ví dụ về
người lãnh đạo thành công, ông là người đã kết hợp được các tố chất và kỹ năng của
người lãnh đạo.
Walter Elias Disney sinh năm 1901 – mất năm 1966 vì bệnh ung thư phổi, Walter
Disney và em trai của mình Roy đã khởi nghiệp xưởng phim anh em nhà Disney ở
Hollywood vào năm 1923, là chủ nhiệm phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn
viên lồng tiếng và hoạ sĩ phim hoạt họa Mỹ. Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline,
Missouri. Ngay từ nhỏ, Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những
bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch
ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với
những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung
học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago. Disney dấn thân vào con
đường hoạ sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim
Kansas City Film Ads, Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập
công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Disney quyết định
rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ,
bộ đồ vẽ và những ý tuởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: "Tôi sẽ làm đạo diễn phim
Hollywood!". Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong
làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với
người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim "Disney Brothers Studios" với


việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2500
USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt
phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies. Giờ


Lớp GaMBA01.V0110

Bài tập cá nhân

Phát triển khả năng lãnh đạo

đây cái tên Disney xác lập một thể chế có doanh thu hàng năm là 22 tỉ đô la và trở thành
công ty truyền thông lớn nhất thế giới.
Với tư cách là người lãnh đạo, người ta nhận thấy ông là người biết thách thức quy
trình. Ông không chấp nhận hiện trạng, là người sáng tạo và biết vươn tới cơ hội, Disney
tiếp tục đi theo những sự tiến bộ của màu sắc và âm thanh, đánh đổi tất cả cho bộ phim
truyện đầu tay của mình, Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú lùn, phát hành năm 1937. Bộ phim
tốn 1.499.000 USD - một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh đại khủng
hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim
này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công mỹ mãn trên phim trường và thương
truờng: đoạt giải Oscar cộng với 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỉ lục với điện ảnh
Mỹ trong thập niên 1930.
Từ bộ phim này, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh.
Trong vòng 5 năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển
như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Ông là nhà lãnh đạo
biết khơi nguồn một tầm nhìn chung và biết tăng năng lực cho người khác. Ông thúc đẩy
nhóm của mình gồm những người trẻ tuổi theo đuổi những kỹ thuật tinh vi của thời đó. Rõ
ràng, Disney đã tạo cho nhân viên của mình lòng tin khi họ phải làm những điều mới mẻ,
gần như chưa có ai dám làm, theo cách thông thường, mạo hiểm như vậy, nếu không được
khuyến khích đúng mức, nhân viên sẽ không dám bỏ hết tâm huyết để hoàn thành công

việc.
Bộ phim Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn chính là tình huống thể hiện rõ nhất
khả năng nhìn xa trông rộng của Disney, biến ông trở thành người luôn đi đầu, và đã
thành công khi ông khai thác tất cả những chủ để tích cực và yêu cuộc sống và lồng vào
những tác phẩm của mình, đem lại nụ cười mà khán giả rất cần trong thời kỳ đen tối nhất
của cuộc Đại khủng hoảng.
II. Những tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo thành công:
1. Phải có trực giác nhạy bén:
Là nhà quản lý, bạn sẽ là người ra các quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức, và
dĩ nhiên không phải lúc nào bạn cũng là người chiến thắng, nhưng điều đó không có nghĩa
là bạn được quyền mắc sai lầm nhiều lần. Để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, đòi
hỏi bạn phải có trực giác nhạy bén để thực hiện các quyết định đúng dựa vào những suy
luận chính xác chứ không chơi trò may rủi.
2. Kỹ năng quản lý là điều không thể thiếu:
Là một nhà quản lý, bạn bắt buộc phải có những kỹ năng quản lý như: hạch toán,
thống kê, lập thời gian làm việc, quản lý ngân sách của các phòng ban... Tất cả những yêu
cầu này được xem là bắt buộc đối với một "sếp".


Lớp GaMBA01.V0110

Bài tập cá nhân

Phát triển khả năng lãnh đạo

3. Khả năng làm việc và điều hành một nhóm:
Điều hành là một trong những yếu tố căn bản của một nhà quản lý. Bạn phải có khả
năng tổ chức và sắp xếp công việc cho những thành viên trong nhóm, tạo động lực để
nhóm hoạt động hiệu quả, và điều quan trọng là bạn phải biết cách phát huy sở trường của
mỗi cá nhân trong nhóm. Bạn có làm được điều này không? Để trở thành người lãnh đạo

trong một nhóm, bạn cần phải biết tạo niềm cảm hứng cho những thành viên trong nhóm
của mình, giải quyết các xung đột khi xảy ra mâu thuẫn… Và bạn cũng phải biết vượt qua
khó khăn để tiến đến thành công.
4. Cần thấu hiểu nhân viên của mình:
Muốn trở thành nhà quản lý giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình chứ không
phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Để có được sự đồng cảm từ phía nhân viên thì bạn cần
phải biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn
cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
5. Cần có một chút tham vọng:
Từ thuở hàn vi bạn từng muốn trở thành người được “thương yêu nhiều nhất” bên
cạnh cô giáo với vai trò một lớp trưởng đầy uy quyền? Điều đó nói lên rằng bạn có những
khát khao để trở thành lãnh đạo. Nhưng để trở thành lãnh đạo, bạn phải mất rất nhiều thời
gian và công sức để thể hiện mọi khả năng của mình. Đó là một cuộc chạy đua mà đường
đua phải tính bằng năm tháng. Do đó, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có tính bền bỉ, quyết
tâm và kiên nhẫn và đôi khi bạn phải hy sinh nhiều thứ để có được địa vị mà mình mong
muốn.
Tôi cho rằng, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn
có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng, nhiều
người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ
sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng
nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo
phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng
một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người
lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp.
III. Giải pháp:
1. Một ông chủ lý tưởng thì phải chính trực:
Đây là điều mà mọi thành viên trong và ngoài doanh nghiệp đều mong đợi. Sự
chính trực (có tâm và có tầm) của ông chủ sẽ tạo cho mọi người xung quanh cảm thấy tin
tưởng, đây là một nhân tố vô cùng quan trọng để họ quyết định có thuỷ chung với ông chủ
hay không?

2. Một ông chủ lý tưởng thì phải nghị lực:


Lớp GaMBA01.V0110

Bài tập cá nhân

Phát triển khả năng lãnh đạo

Một ông chủ tài năng còn phải là một người giàu nghị lực. Sẵn sàng đương đầu và
phải tìm mọi cách để vượt qua các khó khăn nội tại và những khó khăn do ngoại cảnh gây
ra. Điều này phải hơn người và nhiều khi chính nghị lực vượt khó của họ đã tạo nên sự
khâm phục của mọi người xung quanh đối với mình. Không bao giờ chấp nhận đổi hướng
một kế hoạch lâu dài chỉ vì những trở ngại trước mắt. Luôn theo đuổi mục tiêu mình đã đặt
ra mặc cho những cản trở, chỉ trích và lôi kéo người khác cùng tin tưởng vào mục tiêu của
mình đã đặt ra.
3. Một ông chủ lý tưởng thì phải nhạy cảm:
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với một ông chủ tài ba. Sự nhạy
cảm được thể hiện về chỉ số EQ. Ông chủ luôn cần có cảm nhận về thái độ, tình cảm,
mong muốn, buồn, vui... của những người xung quanh mình, dù khả năng tiếp xúc của họ
đôi khi cũng bị hạn chế.
4. Một ông chủ lý tưởng thì phải tự tin và tin tưởng vào chính mình:
Một ông chủ muốn gặt hái được thành công luôn phải có ý chí và quyết tâm mạnh
mẽ. Sự tự tin vô cùng cần thiết đối với một ông chủ lý tưởng trong quá trình điều hành
kinh doanh, xử lý tất cả các công việc trong nội bộ và những ảnh hưởng khác liên quan
đến hoạt động doanh nghiệp của mình. Một điều quan trọng khác mà mỗi ông chủ không
thể thiếu là nên tạo ra môi trường làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao bằng
cách dám nhận trách nhiệm trước những sai lầm cá nhân mà không đổ lỗi cho người khác.
5. Một ông chủ lý tưởng thì phải có động lực làm lãnh đạo:
Một ông chủ lý tưởng phải có tham vọng, luôn thể hiện mình là số 1 trong doanh

nghiệp trên mọi phương diện, từ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đến trình độ nghiệp vụ
chuyên môn lẫn đối nội và đối ngoại. Như vậy sẽ gặt hái được thành công.
6. Một ông chủ lý tưởng thì phải có kiến thức chuyên môn:
Ngoài những yếu tố trên, Ông Chủ mà giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì "đánh
trăm trận trăm thắng"
7. Một ông chủ lý tưởng thì phải có trí thông minh:
Đối với một ông chủ giỏi không nhất thiết phải sở hữu một trí thông minh xuất
chúng. Một số người thường cho rằng ông chủ giỏi phải là người thông minh nhất. Song
thực tế ông chủ giỏi ngoài trí thông minh còn phải tố chất của người lãnh đạo, có khả
năng, kỹ năng phân tích các vấn đề và nhận biết được các cơ hội.
IV. Kết luận:
Để trở thành người lãnh đạo, cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện
những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Thế nhưng,
nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi


Lớp GaMBA01.V0110

Bài tập cá nhân

Phát triển khả năng lãnh đạo

cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư
thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm
thế nào có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó.
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường
như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên
hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình. Không chỉ có một tầm nhìn xa,
anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với
mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh

động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp
bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường
không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta
có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt
được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những
tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi
khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự
tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời
gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự
thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm
kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. Một
người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình.
Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa
chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các
xung đột trong nội bộ của mình.
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên,
nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự
mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công,
bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách.
Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có
nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt. Người
lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không
phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử
trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan
trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định
này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những



Lớp GaMBA01.V0110

Bài tập cá nhân

Phát triển khả năng lãnh đạo

người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Sự cả nể, nhân nhượng trong
cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc
làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm
một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn
đến lợi ích của công ty.
Tóm lại: Qua nội dung phân tích ở trên, theo tôi thì một Ông chủ lý tưởng không
thể thiếu bất kỳ một tố chất nào cũng như kỹ năng nào nêu trên. Việc vận dụng linh hoạt tố
chất và các kỹ năng trên sẽ giúp cho quá trình quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một tổ
chức hay Doanh nghiệp luôn gặt hái được nhiều thành công. Như Ông chủ Walter Elias
Disney./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của ĐH Griggs



×