Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo của một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 12 trang )

Phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo của một nhà lãnh đạo
thành công

I. Định nghĩa phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo.
Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các
đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá tri. Cá tính là những đặc
điểm về tính khí khi thực hiện cách cư sử, ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự
chín chắn, và mức độ nhiệt tình.
Một nhu cầu hoặc một động cơ là một mong muốn có được một sự
khuyến khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó. Các nhà tâm lý học
thường phân biệt giữa nhu cầu tâm sinh lý (ví dụ: đói, khát) và các nhu cầu
mang tính xã hội ví dụ như sự quý trọng, quyền lực, sự độc lập, tư cách cá
nhân, thành tích. Nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan trọng vì cả hai yếu tố
này gây ảnh hưởng đến sự quan tâm đến thông tin, sự kiện và định hướng,
tiếp sinh lực và duy trì ổn định hành vi.
Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là sai,
cái gì là có đạo đức và cái gì là không có đạo đức, cái gì là đúng với lương
tâm và cái gì là trái với lương tâm. Các ví dụ về giá trị là tính công bằng, công
lý, tính trung thực, sự tự do, tính nhân văn, sự trung thành, lòng yêu nước, sự
tiến bộ, sự tự mãn, sự xuất sắc, tính giáo điều, tính lịch sự, tính xã giao và thái


độ hợp tác. Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thói
quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một cá nhân.
Có khá nhiều bằng chứng khẳng định rằng các tố chất cùng bị quy định
bởi sự giáo dục và khẳ năng di truyền (Bouchard, Lykken, McGue, Segal &
Tellegen, 1990. Một số tố chất (ví dụ: các giá trị, nhu cầu xã hội) dễ bị ảnh
hưởng bởi sự giáo dục hơn các tố chất khác (ví dụ: tính khí, nhu cầu tâm sinh
lý).
Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách
có hiệu quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di


truyền. Kỹ năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau,
từ rất tổng quát (ví dụ: sự thông minh, kỹ năng giao tiếp) cho đến các nghệ
thuật thu hẹp hơn về ý nghĩa (ví dụ: tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết
phục). Sự phổ biến của khái niệm về kỹ năng của nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau đã tạo nên tình trạng rắc rối về khái niệm, tương tự như sự rắc rối về
khái niệm hành vi. Phương pháp phân loại kỹ năng quản lý được chấp nhận
rộng rãi nhất được dựa trên nguyên tắc phân loại ba kỹ năng (xem bảng dưới
đây). Các cách phân loại tương tự cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất
như Katz (1955) và Mann (1965). Rõ ràng là các kỹ năng mang tính nghiệp
vụ thường liên quan đến sự vật và các kỹ năng giao tiếp thường liên quan đến
sự vật và các kỹ năng giao tiếp thường liên quan đến con người và các kỹ
năng về mặt khái niệm chủ yếu liên quan đến các ý tưởng, quan điểm và khái
niệm.


Một số nhà nghiên cứu phân biệt một nhóm kỹ năng thứ tư (có tên “các
kỹ năng quản lý”). Nhóm kỹ năng này được định nghĩa theo khả năng thực
hiện một chức năng hoặc hành vi quản lý cụ thể (ví dụ: lập kế hoạch, đàm
phán, hướng dẫn). Các kỹ năng quản lý thường bao gồm sự kết hợp của các
kỹ năng về nghiệp vụ, nhận thức và giao tiếp. Ranh giới giữa kỹ năng và hành
vi nhiều khi không còn rõ ràng nếu các kỹ năng được định nghĩa theo khả
năng thực hiện các chức năng quản lý. Dường như có rất ít sự khác biệt giữa
hai quan điểm này khi cả hai đều được đánh giá ở mức độ trừu tượng rất thấp
với những nội dung bao gồm ví dụ về hành vi lãnh đạo hiệu quả (Hunt, 1991).
Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu về kỹ năng quản lý đều được thảo luận trong
mối liên hệ với các hành vi quản lý cụ thể trong các chương khác.

Bảng phân loại 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình
và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng

sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.
Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình
giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ
của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm
trong giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính
thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp
tác (sự tế nhị, khả năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận
được).


Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy lôgic, sự
thông hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hoá các mối quan hệ phức
tạp và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề,
khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận
ra cơ hội và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).

Bảng các tố chất dự báo hiệu quả quản lý
 Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng thẳng cao
 Tự tin
 Luôn chú trọng vào vấn đề
 Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý
 Tính liêm chính
 Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội
 Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý
 Nhu cầu phụ thuộc thấp.

Bảng sự tương ứng giữa mô hình 5 yếu tố chất lớn với các tố chất cụ thể.
Mô hình 5 tố chất lớn
Tính sôi nổi


Hướng ngoại
Mức độ sinh lực và hoạt động


Nhu cầu quyền lực ( quyết đoán)
Tính kỷ luật

Có thể tin cậy
Tính liêm trực
Nhu cầu thành tích

Tính nhất trí

Vui tươi, lạc quan
Cảm thông, giúp đỡ
Nhu cầu phụ thuộc

Tâm lý

Sự ổn định về tâm lý
Sự tự trọng
Sự chủ

Tính mở

Tò mò và hay học hỏi
Tư duy mở
Luôn có tư duy học hỏi

Các tố chất liên quan khác

 Trí thông minh cảm xúc
 Trí thông minh xã hội
 Tư duy hệ thống
 Khả năng học hỏi
Những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo Công ty tôi: Đó là Ông
Phan Ngọc Diệp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư


phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Viết tắt Công ty CP
SUDICO).
Ông Phan Ngọc Diệp sinh năm 1959. Ông tốt nghiệp trường Đại học
thủy lợi Hà Nội năm 1982 với tấm bằng kỹ sư thủy lợi thời gian sau đó Ông
lấy bằng Thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học kinh
tế.
Từ năm (1982- 1991) gắn bó với công trình thủy điện Sông Đà, ông đã
được tin tưởng đề bạt giữ nhiều vị trí quan trọng của nhiều đơn vị khác nhau,
trưởng thành từ một chủ nhiệm công trình đến giám đốc Xí nghiệp Thủy công
5. Vào năm 1991 Ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công trình thủy điện
SêlaBarm . Đây là công trình đầu tiên của TCty Sông Đà cũng như của ngành
xây dựng Việt Nam trúng thầu quốc tế với tổng giá trị 3 triệu đô la. Với tầm
cỡ và ý nghĩa của dự án, trách nhiệm đặt trên vai những người thi công nặng
nề hơn bao giờ hết. Sự sáng tạo của việc sử dụng bột trương nở thay cho nổ
mìn để phá đá thi công nhà máy xây mới mở rộng nằm ngay bên cạnh nhà
máy thủy điện cũ đang hoạt động bình thường. Ý tưởng này đã được tư vấn
giám sát người Ấn Độ ủng hộ và đây là lần đầu tiên chúng ta đã áp dụng giải
pháp này đối với việc thi công công trình thủy điện tại nước ngoài, tạo hiệu
quả trong việc thúc đẩy tiến độ của thủy điện SêlaBarm. Với bề dày kinh
nghiệm, ông tiếp tục được giao chỉ đạo thi công nhiều công trình lớn.
Năm 1994 là một bước ngoặt trong sự nghiệp của kỹ sư Phan Ngọc Diệp
khi ông được giao phụ trách phòng Đầu tư Tiếp thị của TCty Sông Đà (nay là

Tập đoàn Sông Đà). Trong lần dự Hội thảo năng lượng ở Canada năm 1997,


ông và lãnh đạo của TCty được tham quan mô hình kinh doanh thủy điện của
Tập đoàn Hidro Québec, một trong những tập đoàn đầu tư trong lĩnh vực thủy
điện lớn nhất thế giới. Ban đầu, tập đoàn này cũng chỉ chuyên về thi công xây
lắp các công trình thủy điện, song rồi việc hết dần, họ cũng trăn trở tìm hướng
đi và đã chuyển mạnh sang đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện và bán
điện cho NewYork (Mỹ). Tận mắt chứng kiến và tâm đắc với phương thức
đầu tư, kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp nước bạn, ngay khi về nước,
phòng Đầu tư đã đề xuất với ban lãnh đạo hướng phát triển mới cho TCty.
Cùng với lợi thế thi công công trình thủy điện lớn, Sông Đà trực tiếp đầu tư,
vận hành và bán điện cho ngành điện lực. Đề xuất được ủng hộ và Nhà máy
điện Cần Đơn (tỉnh Sông Bé) công suất 75Mw đã được triển khai theo
phương thức BOT một thời gian sau đó. Đây là nhà máy đầu tiên của TCty,
cũng là đầu tiên của Việt Nam thực hiện theo hình thức doanh nghiệp ngoài
ngành điện đầu tư và bán điện. Từ đó đã mở ra hướng mới trong lĩnh vực đầu
tư phát triển điện năng của Việt Nam phục vụ mục tiêu CNH – HĐH đất
nước.
Không ngừng sáng tạo và tìm tòi trong đầu tư, phát huy các lợi thế đầu
tư của Sông Đà theo hướng đa ngành, những năm đầu thế kỷ 21, ông và
phòng Đầu tư mạnh dạn đề xuất TCty đầu tư thủy điện Skaman ở Lào. Và đây
là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đánh dấu
bước khởi đầu trong tiến trình đầu tư của ngành điện Việt Nam ra thế giới;
Đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất thép Việt – Ý (VIS) ở Hưng Yên và khẳng
định vị thế tiên phong của TCty Sông Đà, đơn vị ngoài ngành được Nhà nước
chấp thuận cho đầu tư dây chuyền sản xuất thép…


Ông Phan Ngọc Diệp bắt đầu gây dựng SUDICO từ năm 2001. Chuyển

sang kinh doanh lĩnh vực bất động sản là một trong những quyết định táo bạo
nhưng cũng là sáng suốt nhất của ông, đặc biệt nhờ sự nắm bắt được xu thế đô
thị hóa của Việt Nam.và chính từ sự gian nan ban đầu ấy đã tạo ra sự bứt phá
lớn của SUDICO. Chỉ cuối năm 2003 ấy, SUDICO đã đạt doanh thu tới 200
tỷ đồng, trả hết nợ và nộp ngân sách nhà nước trên 70 tỷ đồng.
Năm 2006 là một trong những bước ngoặt lớn của Ông Phan Ngọc
Diệp khi cổ phiếu của SUDICO chính thức niêm yết trên Sàn chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh. Ông đã được giới kinh doanh đánh giá cao trong việc làm
tăng giá trị cổ phiếu của một Công ty niêm yết từ 0,07USD/cổ phiếu lên
37USD/cổ phiếu suốt hai năm hoạt động. SUDICO luôn là một trong những
cổ phiếu ở Top “Bluechip” của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2009 vừa qua, sau
nhiều đổi mới về tổ chức, thực hiện phát hành thành công hàng ngàn tỷ đồng
trái phiếu, Chủ tịch Phan Ngọc Diệp cùng HĐQT từng bước dẫn dắt SUDICO
vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu; đồng thời đã hiện thực hóa ước
mong “SJS và lộ trình 1000 tỷ” trước năm 2010 của Ban lãnh đạo công ty
ngày nào.
II. Phân tích vấn đề.
1. Tố chất cần có của nhà lãnh đạo
Doanh nghiệp thành công không thể không nói đến yếu tố nhà lãnh đạo
với những tố chất cần thiết đó là có sự tự tin và động lực nội tâm, có tầm nhìn
và sự quyết đoán.


Sự tự tin: Ông luôn thực hiện những công việc khó khăn và hoàn thành công
việc được giao cụ thể từ năm 1991-:- 2001 Từ một chủ nhiệm công trình đến
nay Ông đã lên cấp quản lý cao hơn đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị của
Công ty bất động sản SUDICO.
Dẫn luận: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh
đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong

công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh
ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta
cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
Nội lực “ động lực nội tâm”: Tất cả những công việc Ông Phan Ngọc Diệp
đã làm ông thường có kế hoạch thực hiện và có trách nhiệm với công việc
mình làm cụ thể Ông quyết định táo bạo từ xây dựng thủy điện sang lĩnh vực
kinh doanh bất động sản nhờ sự nắm bắt được xu thế đô thị hóa của Việt
Nam.và chính từ sự gian nan ban đầu ấy đã tạo ra sự bứt phá lớn của
SUDICO.
Dẫn luận: Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất
bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự
hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý: Trong công việc Ông là một trong
những người biết kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm của những người đi
trước. Trong sự phát triển của Công ty ông luôn chú trọng đào tạo những cán
bộ có năng lực, kinh nghiệm để kế thừa.


Tính Liêm trực: Tất cả những công việc Ông đã và đang làm để đưa thương
hiệu SUDICO không ngừng vươn lên trở thành một thương hiệu mạnh trong
lĩnh vực đầu tư, bất động sản Việt Nam đã chứng minh Ông là người quản lý
thành công.
Dẫn Luận: Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư
tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta
phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của
mình
Động cơ quyền lực: Trong công việc cũng như điều hành Công ty Ông là
người có sức gây ảnh hưởng đối với cấp dưới, đồng sự và cấp trên quyết đoán
trong mọi công việc vì vậy công ty SUDICO đã không ngừng vươn lên trở

thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực đầu tư, bất động sản Việt Nam .
Định hướng thành tích: Sự sáng tạo của Ông trong việc sử dụng bột trương
nở thay cho nổ mìn để phá đá thi công nhà máy xây mới mở rộng nằm ngay
bên cạnh nhà máy thủy điện cũ đang hoạt động bình thường. Ý tưởng này đã
được tư vấn giám sát người Ấn Độ ủng hộ và đây là lần đầu tiên chúng ta đã
áp dụng giải pháp này đối với việc thi công công trình thủy điện tại nước
ngoài, tạo hiệu quả trong việc thúc đẩy tiến độ của thủy điện SêlaBarm qua đó
khằng định ông là người có định hướng thành tích cao.
2. Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo


Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình thì họ cần
trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như: kỹ năng
nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng nhận thức.
Kỹ năng nghiệp vụ: Tận mắt chứng kiến và tâm đắc với phương thức đầu tư,
kinh doanh hiệu quả của của Tập đoàn Hidro Québec ngay khi về nước, Ông
đã đề xuất với ban lãnh đạo hướng đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện và
bán điện. Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo.
Kỹ năng giao tiếp: Ông là một trong những người lãnh đạo có kỹ năng giao
tiếp tốt, các đối tác đánh giá cao ông trong quá trình thương thuyết, cán bộ
công nhân viên tự hào vì ông đã đưa SUDICO tới sự thành công như hôm
nay.
Dẫn luận: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và
văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân
viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách
khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng
phải biết cách thương thuyết.
Các kỹ năng nhận thức: Ông là người có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác

nhận định và phân khúc thị trường hợp lý, tạo ra những sản phẩm chất lượng
và tiện ích, ngay từ thời kỳ đầu thành lập SUDICO.
Trên đây là những định nghĩa và phân tích những tố chất và kỹ năng
của người lãnh đạo Công ty SUDICO mà tôi đang làm..




×