Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÀ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.88 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐAØO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN:
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
CHỦ ĐỀ:
PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÀ
KINH DOANH

GVGD:LÊ VIỆT HƯNG
SV : TRỊNH THỊ HUỆ
LỚP:QT02-HCK13
MSSV:1087210194
STT: 047

Lời mở đầu:
Giao tiếp là việc chúng ta sử dụng hang ngày nó đơn thuần là việc chúng ta trao đổi thông
tin, thông điệp cho nhau nhưng không phải trong tình huống nào, đối tượng nào chúng ta
cũng giao tiếp y như nhau đặc biệt là trong kinh doanh.
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định
trong thành công của một vụ thương mại lớn, không đơn thuần là nói cho hay, giao tiếp
còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thài đến cách xử sự trong nhiều tình
huống và nhiều đối tượng khác nhau. Nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và
rất nhiều phẩm chất khác sẽ cấu thành một người giao tiếp giỏi.
Trong bài tiểu luận này do thời gian có hạn chủ đề sẽ nói về các phẩm chất và kỹ năng
cần thiết của một chủ kinh doanh trong giao tiếp.
A. KHÁI NIỆM:
1.Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao
tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin
với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó


còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao
tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng
trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi...?
2. Kỹ năng là gì:
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào
đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
3. Giao tiếp có tầm quan trọng như thế nào:
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi
được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công,
những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây
nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn -
cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
Bạn cho rằng mình hoàn toàn có khả năng giao tiếp? Nhưng giao tiếp như thế nào để đạt
được mục đích thì lại là cả một nghệ thuật. Những yếu tố: nghe nhìn thế nào cho hiệu quả,
kỹ năng đặt cậu hỏi, cử chỉ điệu bộ và sự tinh tế trong giao tiếp sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ
năng giao tiếp. Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của
các kỹ năng giao tiếp, nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì điều này, họ không thể trao đổi
những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả - cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế
này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc cũng
như không tiến thân được.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1.Các kỹ năng cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp:
Kỹ năng: nói, nghe, viết
Kĩ năng 1: Nói
Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh-nó đã trở thành một
yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở
nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá
các nhà điều hành cao cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một
cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên

phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu
bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một
cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản
phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực
tiếp đến điểm cốt yếu của bạn.
Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách
hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là
những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh
giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.
Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói
của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay
tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt
cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện.
Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa
- nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt
là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Kĩ năng 2: Nghe
Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi
một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối
quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng
nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong
các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu
được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói".
Kĩ năng 3: Viết
Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không
may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất-hay ít
nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn:
đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty
hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi
tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy

cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.
Kỹ năng: Điều hành cuộc họp & giàn xếp các xung đột
Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp
Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15
tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh
nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà
cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm
để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh
đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp
tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời
gian hay thu được lợi nhuận.
Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột
Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung
đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung
đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau,
và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong
muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách
nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.
Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng những kỹ năng sau:
1 . Kỹ thuật trao danh thiếp :
Danh thiếp có từ khoảng thế kỷ 18, nó biểu hiện sự lịch thiệp trong giao tiếp. Đặc biết ở
các nước châu Âu, khi khách đến thăm nhà luôn phải đặt tấm danh thiếp có ký hiệu lên
khay bằng bạc, để người hầu báo cho chủ nhà biết mục đích của chuyến viếng thăm.
+ Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải phía trên thì khách thăm kín đáo
+ Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải dưới thì khách đến từ biệt.
+ Nếu danh thiếp có dấu ở góc trái phía trên thì đến chúc mừng.
+ Nếu đánh dấu toàn bộ bên cạnh trái của tấm danh thiếpthì khách muốn đến gặp gỡ toàn
bộ gia đình.
Đối với nam thì thường không cần ghi Mr, nhưng đối với nữ thì phải ghi Mrs hay Miss,
kích thước của tấm danh thiếp thường là 87x55 mm. Hiện nay trên thế giới chỉ có người

Mỹ là danh thiếp thường in hình của mình lên đó, còn đối với những người nước khác thì
người ta cho đó là kiêu căng.
Trong trường hợp tấm danh thiếp bị nhàu hoặc dơ thì tuyệt đối không được trao danh thiếp
đó bởi vì đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người nhận.
2 . Kỹ thuật bắt tay:
Trong giao tiếp quốc tế có những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc bắt tay, do đó đòi
hỏi chúng ta cần phải tuân thủ các quy định này.
Theo quy định quốc tế thì khi nam gặp nữ mà người nữ không đưa tay ra thì người nam
tuyệt đối không được bắt tay. Người nhỏ tuổi hơn / có chức vụ thấp hơn bắt tay với người
lớn tuổi / có chức vụ cao hơn khi người lớn tuổi / có chức vụ cao đưa tay ra trước.
Nếu gặp mặt theo nhóm thì bắt tay theo nguyên tắc sau:
+ Nữ bắt tay nữ
+ Nam bắt tay nữ
+ Nam bắt tay nam
3 . Chọn caravat :
- Khi thắt không được thắt ngoài bởi vì thắt ngoài người phương tay rất kỵ
- Khi tiếp khách người Anh không nên sử dụng caravat sọc.
- Màu sắc trong kinh doanh thường sử dụng là màu đỏ và tùy thuộc vào màu sắc trang phục
mà chọn caravat cho phù hợp.
4 . Cách tặng hoa và ý nghĩa một số loại hoa:
Tặng hoa là một trong những nghiệp vụ đầu tiên trong giao tiếp mà theo các chuyên gia
tâm lý thì cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng sâu sắc.
Theo phong tục quốc tế thì khi tặng hoa nên tặng theo số lẻ ( 1,3,5,7,9, … ) vì số chẳn
thường dùng cho người chết, tuy nhiên trừ trường hợp số 13 … Ngoài ra khi tặng hoa cần
phải xem xét người nhận là người nước nào, vì mỗi quốc gia khác nhau cũng khác nhau
nhiều về phong tục tặng hoa ( Đối với người Nhật hoa cúc là sự vinh hạnh nhưng đối với
người Pháp đó là sự sỉ nhục ).
2.Để cuộc giao tiếp đi đến thành công cần chú trọng những phẩm chất sau:
Ngoại hình
Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là

công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh
doanh, ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần
đầu gặp mặt.
Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa
chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để
thể hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp
gỡ, gọn gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không
quá lòe loẹt, rối rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin.
Lời nói
Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để giao tiếp, truyền thông tin giữa mọi người. Ngữ điệu trong
giọng nói cần được sử dụng hợp lý với từng môi trường, từng đối tượng khác nhau. Bạn
hãy luôn nhã nhặn với phụ nữ, khẳng khái khi trình bày vấn đề của mình và dõng dạc khi
tuyên bố một quyết định.
Ngẫu hứng trong lời nói là điều nên có với một doanh nhân. Một câu bông đùa, một mẩu
chuyện hài hước đúng với bản chất công việc sẽ làm không khí thêm phần thoải mái và đối
tác, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm mến và từ đó tin tưởng bạn.
Ngôn ngữ cơ thể
Là một phần không thể thiếu trong đời sống giao tiếp của con người, ngôn ngữ cơ thể
nhiều khi còn có sức mạnh hơn tất cả kỹ năng khác trong nghệ thuật giao tiếp. Ánh mắt, nụ
cười hay cái hất tay có thể truyền đạt đến người nghe một lượng thông tin đi kèm cảm xúc
mà không có công cụ giao tiếp hay thông tin nào có thể làm được.
Một nụ cười thể hiện sự đồng ý, cái liếc mắt lém lỉnh tạo sự thiện cảm, hay mím miệng thể
hiện sự bất đồng một cách nhẹ nhàng. Vẻ mặt nhiều khi có sức thuyết phục hơn là hàng giờ
diễn thuyết. Cử chỉ nhiều khi đều nằm trong bản năng con người. Trong môi trường giao
tiếp hàng ngày, một tật xấu như cắn móng tay, vân vê nút áo có thể làm trở nên cá tính, khó
quên và dễ mếm trong mắt người thân, nhưng là doanh nhân, tất cả tật xấu ấy là điều nên
tránh vì những tật xấu ấy nói lên sự lúng túng, thiếu tự tin của bạn.
Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn
giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối
phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh

đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên
một cách dễ dàng và hấp dẫn.
Sự chuẩn bị
Giao tiếp mặc dù là kỹ năng ứng xử, nhưng sự chuẩn bị cho các tình huống giao tiếp là hết
sức cần thiết. Trên thực tế, phần lớn các tình huống giao tiếp thông minh của các doanh
nhân là do đã chuẩn bị tinh thần hoặc kinh nghiệm để lại.
Chúng ta đã nói đến ngoại hình, lời nói, cử chỉ, những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật giao
tiếp. Tất cả đều cần sự luyện tập và chuẩn bị thật kỹ càng. Chuẩn bị trang phục đến một
hội thảo lại khác một buổi tiệc tùng, lời nói trên bục thuyết trình lại khác lời nói trên bàn
nhậu, cử chỉ khi tiếp xúc khách hàng khác xa khi chính bạn là khách hàng quan trọng của
đối tác.
Trên tất cả, để có được một buổi thương thảo thành công, một buổi tiệc tùng gây nhiều ấn
tượng, bạn cần chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng nhưng thoải mái. Làm sao bạn có thể
giao tiếp thành công khi bạn còn mang ý nghĩ thua kém đối tác hay không thiện cảm với
khách hàng của mình. Tinh thần phấn chấn, nhiều cảm hứng sẽ là xúc tác để bạn có những

×