Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích đặc trưng của người lãnh đạo tài năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.13 KB, 10 trang )

Phân tích đặc trực của người lãnh đạo tài năng

I.

Giới thiệu

Trong thế giới đương đại có rất nhiều công trình nghiên cứu về tố chất lãnh
đạo hiệu quả. Các nghiên cứu của Stogdill (1948, 1974) cũng nằm trong số
đó. Theo Stigdill (1974, trang 81) cho rằng một số tố chất sau đây là đặc
trưng của những người lãnh đạo thành công:
“Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh
mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì
trong việc thực hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn
đề, chủ động trong các tình huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình,
sẵn sàng chiuh hậu quả của các quyết định và hành động của mình, sẵn sàng
chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sẵn sàng chịu đựng thất bại và
chậm chễ, khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi của người khác, năng lực
xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội phục vụ mục đích cấp bách”.

Kết quả nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo
Tố chất

Kỹ năg


Thích ứng tốt với tình hình

Thông minh (lanh lợi)

Tỉnh táo trong môi trường xã hội


Có kỹ năng khái quát hóa

Tham vọng đính hướng thực hiện Sáng tạo
mục tiêu

Giỏi ngoại giao, tế nhị

Quyết đoán

Nói năng lưu loát

Hợp tác

Hiểu biết về công việc

Kiên quyết

Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản

Đáng tin cậy

lý)

Có ảnh hưởng lớn (Động cơ quyền Có sứ thuyết phục
lực)
Có nghị lực (năng động)
Kiên định
Tự tin
Chịu được áp lực căng thẳng
Sãn sàng đảm nhận trách nhiệm


Có kỹ năng giao tiếp


Khi xem xét lại trong lịch sử loại người, có rất nhiều nhà lãnh đạo thành
công có những tố chất phù hợp với nghiên cứu của Stigdill. Điển hình trong
số đó là Hán Cao Tổ Lưu Bang trong lịch sử Trung Quốc.
Đây là một nhân vật lịch sử có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, trong bài luận
này, tôi chỉ muốn phân tích những yếu tố khiến Lưu Bang là một nhà lãnh
đạo thành công.

II.

Phân tích

Hán cao Tổ Lưu Bang xuất thân chỉ là người bình thường nhưng ông đã lật
đổ nhà Tần tàn bạo, chiến thắng nước Sở hùng mạnh, thống nhất Trung
Quốc xây dựng nền móng vững chắc cho nhà Hán tồn tại trong vòng 400
năm.
Xét về tài năng, Lưu Bang “Trí không bằng Trương Lương, Dũng không
bằng Hàn Tín, Tài không bằng Tiêu Hà” là những công thần của ông. Nhưng
ông lại thể hiện tài năng đặc biệt trong việc thu phục và sử dụng nhân tài
trong thiên hạ. Cách sử dụng nhân tài của ông có nhiều điểm lạ và đi trước
thời đại.


Điểm nổi bật đầu tiên trong cách dùng người của Lưu Bang sử dụng đúng
người đúng việc. Ông hiểu rất rõ sở trường sở đoản của các thuộc hạ của
mình để phân công công việc một cách phù hợp. Ông nói “Phàm việc tính
toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta

không bằng Tử Phòng (Trương Lương), trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải
lương thực không bao giờ dứt ta không bằng Tiêu Hà. Nắm trong tay trăm
vạn quân đã đánh là nhất định thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không
bằng Hàn Tín” (Sử Ký Tư Mã Thiên, 139,140)

Lưu Bang sử dụng Trương Lương làm quân sư vạch ra chiến lược, sử dụng
Hàn Tín làm nguyên soái thống lĩnh quân đội, Tiêu Hà chuyên lo hậu cần.
Chính việc sử dụng con người phù hợp đã giúp các thuộc hạ của Lưu Bang
có thể phát huy tối đa tài năng của mình.
Điểm nổi bật thứ hai trong trong cách dùng người của Lưu Bang đó là ông
không câu nệ trong việc sử dụng người tài. Các nhân tài dưới trướng ông
xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội: quý tộc (Trương Lương), quan
lại (Trần Bình, Tiêu Hà), dân thường, binh lính (Lâu Kính, Hàn Tín), giặc
cướp (Bành Việt)…. Sự xuất thân từ quá nhiều tầng lớp có thể gây ra sự mâu
thuẫn lớn nhưng dưới sự điều khiển của Lưu Bang, mọi người đã tập hợp
phát huy tài năng của mình để đi đến chiến thắng cuối cùng.


Dưới trướng Lưu Bang có nhiều rất nhiều người từng là kẻ thủ hoặc là phục
vụ dưới trướng Hạng Vũ là đối thủ lớn nhất của ông. Nhưng ông vẫn mở
rộng vòng tay, hoan nghênh họ gia nhập hàng ngũ của mình. Hàn Tín, Trần
Bình vốn dĩ là thuộc hạ của Hạng Vũ nhưng không được trọng dụng. Chỉ khi
qua đầu quân cho Lưu Bang, tài năng cũng họ mới có cơ hội thể hiện. Một
dãn chứng khác thể hiện sự trọng thị nhân tài của Lưu Bang: Quý Bố là một
tướng của Hạng Vũ nhiều lần cầm quân vây khốn Lưu Bang. Khi Hạng Vũ
chết, Lưu Bang bắt được Quý Bố nhưng ông không giết mà ngược lại phong
quan.

Trong quản lý nhân sự, việc đối đãi nhân lực một cách chân thành là một
nguyên tắc quan trọng. Không chỉ mức thù hợp lý, đối với người tài, sự tin

tưởng và tôn trọng cảu lãnh đạo cũng là những yếu tố quan trọng. Sở dĩ Lưu
Bang có tận tâm tận lực của các người tài như Trương Lương, Hàn Tín.. chủ
yếu xuất phát từ cách đối xử của ông với họ. Hàn Tín ở dưới Hạng Vũ chỉ là
tên lính quèn, nhưng khi sang đầu quân cho Lưu Bang đã được ông tin
tưởng, coi trọng cất nhắc lên vị trí mang tính chất sống còn với sự nghiệp
của ông là nguyên soái, của ngon vật lạ dâng lên ông đều được chuyển cho
Hàn Tín dùng trước. Đối với Trương Lương, Lưu Bang đối xử tôn kính như


thầy, ăn cùng mâm, ngủ cùng gường, tin tưởng tuyệt đối vào các chiến lược
do Trương Lương vạch ra.

Trong nghệ thuật lãnh đạo, việc nghi ngờ không tin tưởng vào nhân viên
cũng như khả năng của nhân viên là một điểu tối kỵ. Nhà lãnh đạo cũng chỉ
là một cá nhân, đối với một cá nhân sự hiểu biết, kiến thức chuyên môn chỉ
là hữu hạn. Do đó, một nhà lãnh đạo quá giỏi công việc chuyên môn chưa
chắc đã thành công bằng một người biêt cách đặt niềm tin đúng chỗ cho
nhân viên. Lưu Bang cũng có ưu điểm này, khi quyết định dùng ai, ông luôn
hoàn toàn tin tưởng và giao phó cho người đó toàn quyền xử lý công việc.

Một điểm mạnh nữa trong cách sử dụng nhân sự của Lưu Bang đó là thưởng
phạt phân minh.Việc khen thưởng hợp lý ngoài ý nghĩa về vật chật còn là sự
thừa nhận thiết thực nhất của nhà lãnh đạo đối sự cống hiến của cấp dưới.
Người cấp dưới được khen thương kịp thời sẽ có thêm động lực, cố gắng
nhiều hơn nữa. Lưu Bang rất hào phóng trong việc ban thưởng. Khi tướng
lĩnh của ông ai chiếm được thành, lấy được đất, ông đều cho họ hưởng lợi
ngay nơi ấy. Đây là một quan điểm rất hiện đại đối với thời của ông. Sau khi


thống nhất được Trung Quốc, Lưu Bang đã dựa vào công trạng của từng cá

nhân và tiến hành ban thưởng cho họ.

Trong những sự việc cụ thể, Lưu Bang có những cách ứng xử rất nhậy bén
thể hiện khả năng lãnh đạo tài tình của ông. Một số tình huống dưới đây đã
thể hiện điều đó.

• Trần Bình khi bỏ Hạng Vũ đến với Lưu Bang chỉ có hai bàn tay trắng.
Trần Bình được Lưu Bang cất nhắc làm quan, trong thời gian đầu do
không có tiền chi tiêu đã nhận tiền hối lộ Sự việc vỡ lở khi có người tố
cáo lên Lưu Bang. Nếu theo lẽ thường, sự việc này sẽ khiến cho Trần
Bình mất chức và Lưu Bang cũng mất luôn một trụ cột. Tuy nhiên, với
Lưu Bang ông hiểu rõ con người của Trần Bình, biết răng đó chỉ là do
khó khăn nhất thời, một sai lầm nhỏ so với tài năng của Trần Bình. Ông
vẫn tiếp tục trọng dụng Trần Bình và khiến Trần Bình trở thành một nhân
vật không thể thiếu trong vương triều của ông sau này.
• Trước trận chiến quyết định với nước Sở, Hàn Tín đã lộ rõ tham vọng của
mình khi đòi Lưu Bang phong cho mình làm vua tạm thời của nước Tề
(một nước lớn của Trung Hoa cổ), Hàn Tín đánh chiếm nước này theo


lệnh của Lưu Bang, thì mới hội quân với Lưu Bang. Khi sứ giả của Hàn
Tín đến truyền đạt yêu cầu, Lưu Bang đã nổi giận tuy nhiên ông đã ngay
lập tức hiểu ra ngay vấn đề. Nếu ông cứng nhắc cự tuyệt, Hàn Tín làm
phản, cuộc chiến với nước Sở trở nên vô cùng khó khăm, ngoài ra ông
phải đối mặt với thêm một đối thủ mới là Hàn Tín. Lưu Bang tỏ ra vui vẻ
đồng ý để Hàn Tín làm vua chính thức của nước Tề, còn hơn cả mong
muốn của Hàn Tín. Chính hành động này của Lưu Bang đã dẹp tan được
mầm mống phản bội trong lòng Hàn Tín, khiến cho Hàn Tín tận tâm dốc
hết sức giúp ông đánh bại Hạng Vũ. Sự việc này thể hiện sự linh hoạt
mềm dẻo trong cách xử lý tình huống của Lưu Bang

• Sau khi thống nhất Trung Quốc, Lưu Bang tiến hành xét công ban
thưởng. Tuy nhiên do số lượng tướng lĩnh quá nhiều, việc ban thưởng
không thể tiến hành kịp thời dẫn đến nhiều lời than trách. Trước tình
huống này, Lưu Bang đã có giải pháp ngay lập ban thưởng cho Ung Sỷ,
người mà ai cũng biết là ông ghét nhất trong các tướng lĩnh. Hành động
khiến cho mọi người đều nghĩ đến Ung Sỷ còn được phong thưởng thi lo
gì Hán Đế không nhớ đến mình. Giải pháp này lập tức có hiệu quả dập tắt
mọi điều tiếng.

III.

Kết luận


Khả năng sử dụng người tài cũng như sự bén trong xử lý các tình huống là
những nhân tố quyết định đến thành công trong sự nghiệp Lưu Bang. Có thể
trong thời đại mới, những tình huống, sự việc không còn giống như thời của
Lưu Bang. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, các doanh nhân hiên đại có thể nhìn
vào ông để có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệp quý báu về nghệ thuật
quản lý nhân sự. Vì xét cho cùng, vấn đề cốt lõi của người lãnh đạo là công
tác quản lý các nguồn lực mà trong đó, nguôn nhân lực là quan trọng nhất,
mang tính chất sống còn với doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “Phát triển” khả năng lãnh đạo”, Đại Học Griggs, chương trình
đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế.
2. “Sử ký Tư Mã Thiên”, Nhà xuất bản văn học. 2002




×