Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích những tố chất kỹ năng lãnh đạo của người lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.11 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG TỐ CHẤT - KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA
NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
BÀI LÀM
Mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng, và dân tộc tại mỗi thời điểm có
những tiềm năng nhất định cho sự phát triển của mình. Tiềm năng này được đặc
trưng bởi các yếu tố định tính hơn là định lượng, bao gồm: thể chất, trí tuệ, văn
hóa, trải nghiệm, nguồn lực vật chất, quan hệ xã hội, và các cơ may hay vận hội.
Tố chất và kỹ năng lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong
nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và phát triển tiềm năng
của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng
giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ
tương tác.Tố chất là những yếu tố vốn có sẵn, không cần rèn luyện nhưng lại cần
những điều kiện phù hợp và cần thiết để bộc lộ ra và phát huy tốt. Có thể coi tố
chất như một nguồn năng lượng dự trữ bí ẩn, chưa xác định và khó khám phá,
nhưng khi đã được “đánh thức” thì tố chất sẽ làm gia tăng khả năng lên theo cấp số
nhân. Đương nhiên, chúng ta đang bàn đến tố chất là các nhân tố có xu hướng tích
cực, làm cho con người trở nên tốt đẹp, hoặc tốt đẹp hơn, gia tăng những kết quả
và giá trị thu được.
Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết tiềm năng
của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó thui chột theo thời
gian. Tất cả những điều này tùy thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh đạo
trong từng mỗi con người.
Những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo, một kỹ năng quản lý quan trọng, là
khả năng thúc đẩy một nhóm người hướng tới một mục tiêu chung.
Trong quá khứ và hiện tại đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về hành vi “lãnh
đạo” với mục đích tìm ra các nhân tố góp phần tạo dựng nên sự thành công của
một nhà lãnh đạo. Và tôi cũng hiểu rằng, không có một công trình nghiên cứu nào


chỉ ra được một cách cụ thể về người lãnh đạo cần phải có những tố chất gì, những
kỹ năng gì để lãnh đạo hiệu quả trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.


Thời xưa, để tiêu chuẩn hóa một vị thủ lĩnh, đạo Khổng tựu chung vào các
chữ: NHÂN - LỄ - NGHĨA - TRÍ - TÍN, sau mở rộng thêm hai chữ DŨNG CƯỜNG là để nâng cao triết lý đạo học phải gắn với hành, không chỉ dừng lại ở
nghiên cứu luận đàm sách vở mà khi cần, phải hành động can trường để bảo về
những giá trị, lý tưởng và nhân văn.
Nghiên cứu về tố chất của người lãnh đạo và kỹ năng của các nhà lãnh đạo
thì đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu xung quan
vấn đề này. Chúng tôi nhất trí quan điểm chung về Nhà lãnh đạo lý tưởng thời hiện
đại nên hội tụ được những tố chất cơ bản mang tính nền tảng dưới đây:
I. Nghiên cứu trên phương pháp luận:
1. Những tố chất:.
Tố chất ở đây được hiểu là các đặc điểm về thể chất, các đặc điểm về tính
cách và các năng khiếu của nhà lãnh đạo. Theo tôi, một ông chủ lý tưởng hay một
nhà lãnh đạo cần có các tố chất cơ bản sau:
Nhà lãnh đạo có Ý CHÍ, dám nghĩ dám làm, quyết đoán trước các khó khăn
và kiên định khi cần thiết. Luôn có tham vọng, sẵn sàng chấp nhận thách thức,
dũng cảm trước khó khăn, năng động, say mê sáng tạo, tự tin, đi tiên phong và
luôn bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ.
Tham vọng, luôn định hướng thực hiện mục tiêu: Xã hội có nhiều biến
chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hỏi các ông chủ hay các nhà lãnh
đạo luôn phải có những tham vọng ngày một lớn hơn, có tầm nhìn chiến lược, vạch
định rõ ràng các mục tiêu. Đồng thời, phải lường trước được những thuận lợi và
những khó khăn để đưa ra kế hoạch thực hiện các mục tiêu và đạt được tham vọng
của mình. Tham vọng đôi khi đóng vai trò như động cơ thúc đẩy hành vi lãnh đạo.
_____________________________________________________________________________
2


Niềm say mê: Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được
điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thì
một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.

Thích ứng tốt với tình hình: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong
hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một ông chủ có tài cần phải nhận thức
được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi.
Ông ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc
đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Tỉnh táo trong môi trường xã hội: Môi trường xã hội nói chung và môi
trường kinh doanh nói riêng luôn luôn biến động và chứa đựng rất nhiều những rủi
ro, những cạm bẫy tiềm tàng. Để không bị vướng vào những rắc rối, những bất lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì một ông chủ cần phải tỉnh táo
trước mọi tình huống xảy ra.
Quyết đoán: Một ông chủ hay một nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt
với việc đưa ra những quyết định. Khi đứng trước một quyết định như vậy, ông ta
cần phải có sự quyết đoán. Quyết đoán thể hiện ở chỗ dám chấp nhận những thiệt
hại nhỏ để đạt được những lợi ích lớn hơn. Nếu không quyết đoán, sự cả nể và
nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm đánh
tiếc trong quyết định của mình. Đặc biệt, quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp
cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt qua đó nắm bắt được các thời cơ,
cơ hội kinh doanh. Việc quyết đoán cũng góp phần xây dựng uy tín hình ảnh của
các nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có TÂM, hay là “quả tim nóng và cái đầu lạnh”, thể hiện ở sự
nhiệt tình, hướng thiện, biết cảm thông và chia sẻ. Với anh ta, lợi ích cho tổ chức,
cho cộng đồng luôn được đặt lên hàng đầu. Là người thân thiện, hướng ngoại, có
niềm tin và thể hiện sự tin tưởng với các cá nhân, các bộ phận. Phải xử sự công
bằng trong đánh giá và xử lý các vấn đề con người.
_____________________________________________________________________________
3


Hợp tác: Đây là một tố chất rất quan trọng. Hợp tác ở đây là hợp tác với cấp
dưới, cấp trên, đồng nghiệp và hợp tác với đối tác, bạn hàng,… Chúng ta biết rằng,

không ai có thể mình làm tất cả mọi việc, do vậy việc hợp tác sẽ kéo mọi người
gần lại nhau hơn, giúp cho hiệu quả của công việc cao hơn và lợi ích thu được
cũng cao hơn. Một nhà lãnh đạo hay một ông chủ cần phải ý thức được và xây
dựng cho mình phẩm chất này. Hợp tác sẽ giúp cho hiệu quả lãnh đạo cao hơn và
ngược lại. Tôi biết có một công ty ở Việt Nam có câu nói rất hay “Hợp tác cùng
phát triển, chung tay đón thành công”.
Có thể tin cậy: Ngày nay, “các tổ chức không còn được xây dựng trên quyền
lực nữa mà mà trên sự tin cậy. Sự tồn tại của lòng tin giữa con người không nhất
thiết có nghĩa rằng họ thích nhau. Nó có nghĩa rằng họ hiểu nhau” (Theo Peter
F.Drucker). Ở một khía cạnh nào đó, lãnh đạo được xem là khả năng của một cá
nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả
và thành công chung của tổ chức. Do vậy, người lãnh đạo cần phải là người có thể
tin cậy. Có như vậy thì cấp dưới, đồng nghiệp mới tin tưởng vào họ, hợp tác với họ
và cùng phấn đấu hoàn thành những mục tiêu chung.
Thể hiện quyền lực: Các nghiên cứu của Howard & Bray năm 1988,
McCelland & Boyatzis năm 1982 và Stahl năm 1983 đã chỉ ra mối quan hệ mật
thiết giữa nhu cầu về quyền lực và sự thăng tiến. Tố chất này rất quan trọng, các
nhà lãnh đạo cần phải thể hiện quyền lực của mình để gây ảnh hưởng đối với cấp
dưới và đồng nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả lãnh đạo cũng phụ thuộc vào cách thức
thể hiện quyền lực của mình. Nhà lãnh đạo có thể thể hiện quyền lực của mình
theo hai định hướng đó là định hướng quyền lực hòa nhập xã hội và định hướng
quyền lực cá nhân hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
định hướng quyền lực hòa nhập xã hội thường mang lại hiệu quả lãnh đạo cao hơn
định hướng quyền lực cá nhân hóa.
Năng động: Yếu tố này rất cần thiết. Nhà lãnh đạo luôn cần phải năng động
trong mọi việc, mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, năng động tư trong suy nghĩ cho
_____________________________________________________________________________
4



đến hành động. Năng động sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển các tố chất cần
thiết khác của mình.
Kiên trì: Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư
tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải
biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
Tự tin: Một ông chủ hay một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin
vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một
người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng
trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của
anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta
cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. Sự tự tin cũng
ảnh hưởng tới các phẩm chất khác, chẳng hạn như có tự tin thì mới quyết đoán
được, hay có tự tin thì mới tạo sự tin cậy được ở mọi người, cấp dưới,…
Nhà lãnh đạo có SỨC BỀN hay là khả năng thích ứng các môi trường khác
nhau, chịu được áp lực cao hoặc chịu áp lực căng thẳng từ nhiều phía, cùng đồng
thời đảm đương nhiều nhiệm vụ, trọng trách mà vẫn giữ được ý chí sáng suốt, sự
lạc quan, thái độ tích cực, tinh thần và sức khỏe cùng đồng hành. Anh ta có sự ổn
định về tâm lý, chế ngự tình cảm, nhanh chóng đạt được sự thăng bằng, cân bằng
các yếu tố bên trong - bên ngoài, cuộc sống và công việc.
Chấp nhận mạo hiểm và sẵn sàng chịu trách nhiệm: Nhiều người không
dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại, sợ phải gánh vác trách nhiệm từ
sự mạo hiểm của mình. Tuy nhiên, nếu một ông chủ, hay một người lãnh đạo có
tham vọng, thì anh ta phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá
hay không? . Những cơ hội kinh doanh có khả năng mang lại lợi ích lớn thường
chứa đựng những rủi ro cao, nếu không dám đương đầu với thử thách, sợ thất bại
và trách nhiệm thì không thể gặt hái được những thành công lớn!
_____________________________________________________________________________
5



Một nền tảng đạo đức vững chắc: Người lãnh đạo có tính cách không tốt
thì công ty của họ cũng bị lung lay. Tính cách này không đến mức làm công ty phá
sản, nhưng sẽ làm công ty bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt họ sẽ
không muốn làm việc cho công ty bởi có người lãnh đạo tồi về nhân cách.
2. Những kỹ năng:
Khác với tố chất mang tính tự nhiên, kỹ năng là những khả năng mà con
người ta không tự nhiên có được, cần phải qua sự rèn luyện, trau dồi và trải
nghiệm qua thời gian, thực tế. Nhưng trong một con người, kỹ năng không tách rời
tố chất, thường những tố chất sẵn có sẽ giúp tạo nên một hoặc một số khả năng ở
một mức độ nhất định. Việc rèn luyện tích cực và hiệu quả giúp cho các khả năng
trở thành ổn định, thành tính chất sẵn có mà người ta có thể ứng dụng dễ dàng
trong các tình huống thực tế - khi đó hình thành kỹ năng. Theo tôi, một nhà lãnh
đạo hiệu quả cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng dưới đây:
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức: Đã có người định nghĩa “Thành công là
quá trình hiện thực hóa liên tục một mục tiêu đã định”. Điều đó cho thấy, quyết
tâm theo đuổi nguyên tắc ưu tiên (lập kế hoạch) và khả năng hiện thực hóa (tổ
chức thực hiện) mục tiêu đề ra là những phẩm chất không thể thiếu tạo nên thành
công của một nhà lãnh đạo.
Kỹ năng sáng tạo: Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá
cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi
hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp
sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Mỗi vấn đề thường có
nhiều cách để giải quyết, và tính sáng tạo giúp cho nhà lãnh đạo tìm ra được những
giải pháp hữu hiệu hơn trong cách giải quyết các vấn đề trong công việc của mình.
Có kỹ năng dựa trên khái niệm: Kỹ năng này trong một số trường hợp
được gọi là “tư duy quy nạp”, là khả năng xác định mô hình hoặc các mối quan hệ
trong thông tin vá sự kiện; khả năng truyền đạt ý nghĩa bằng cách xây dựng khái
_____________________________________________________________________________
6



niệm, mô hình, chủ đề hoặc sử dụng các ngôn từ sự so sánh phù hợp; và khả năng
xây dựng các giải pháp sáng tạo và cách hiểu mới về vấn đề. Một kỹ năng khác
dựa trên khái niệm (thường gọi là “tư duy suy diễn”) là khả năng sử dụng một khái
niệm hoặc mô hình để giải thích một sự kiện, phân tích một tình huống và phân
biệt các thông tin nào liên quan và không liên quan, phát hiện ra những sai lệch so
với kế hoạch đề ra.
Kỹ năng giao tiếp và hùng biện: Đó là kiến thức về hành vi của con người,
các quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và
động cơ của người khác cũng như khả năng chia sẻ, thuyết phục người khác hiểu,
tin tưởng mình, kêu gọi họ cùng làm theo. Nhờ đó, nhà lãnh đạo có thể tổng hợp
nhiều nguồn lực để cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Có khả năng năng quản lý: Kỹ năng này giúp cho nhà lãnh đạo quản lý
các mặt công việc của mình như việc quản trị chiến lược, đến quản lý các nguồn
lực, quản lý thời gian,… đảm bảo khoa học và hiệu quả. Óc tổ chức giúp người
lãnh đạo nhìn thấy những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và
tổ chức việc thực hiện.
Khả năng đánh giá nhân viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng mình.
Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như
rất nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi hỏi
người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản thân.
Giỏi phát triển nhân tài: Là một phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo.
Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn kinh nghiệm
chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài không chỉ
cần phát hiện nên sử dụng những năng khiếu nào của một cá nhân cụ thể, sắp xếp
họ đúng vị trí đảm bảo phát huy hết khả năng của họ, mà còn phải là một giáo viên
giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ năng của mình cho những người xung quanh
_____________________________________________________________________________

7


(đồng thời khuyên khích những người khác cũng truyền đạt kinh nghiệm cho các
đồng nghiệp của họ). Đó là một phương pháp hữu hiệu để tạo ra những người lãnh
đạo ở các cấp khác nhau trong bất kỳ một tổ chức nào.
Có sức thuyết phục: Là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi một nhà lãnh đạo
phải có khả năng thuyết phục cao - điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là
nói sự thật. Việc khuyến khích động viên một lực lượng lao động đông đảo cũng
đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng khiếu trình bày một viễn cảnh sáng sủa sao
cho thật thuyết phục. Một người không có khả năng làm người khác tin tưởng sẽ
khó có thể đảm nhận được công việc này.
Kỹ năng làm việc theo nhóm: Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt
động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp
xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải
quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo luôn cần phải biết cách truyền
cảm hứng cho cấp dưới và những người khác để rồi nhận được những điều mà
mình mong đợi. Cần quan tâm nhiều đến cấp dưới, lắng nghe, chia sẻ và hiểu họ,
khi có rắc rối thì nhà lãnh đạo cũng cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có
hướng giải quyết, có như vậy mới truyền được cảm hứng, tạo động lực cho cấp
dưới toàn tâm toàn ý, sử dụng hết khả năng của mình để thực hiện mục tiêu chung
của tổ chức.
Bên cạnh các yếu tố về tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo thì còn các yếu
tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả lãnh đạo, đó chính là các yếu tố tình
huống (như đặc điểm công việc, môi trường hay đặc điểm của nhân viên cấp
dưới,..). Vì thế, nếu một ai đó đã hội tụ tất cả những tố chất và kỹ năng kể trên thì
chưa chắc hiệu quả lãnh đạo đã cao hoặc thành công nếu như có các yếu tố tình
huống ảnh hưởng bất lợi.


_____________________________________________________________________________
8


Như vậy, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh
đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế
nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao
những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động,
hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng
cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm
chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng
thành công của doanh nghiệp.
Thay vào đó, có thể thấy tố chất lãnh đạo bắt nguồn từ các trải nghiệm cuộc
sống của họ. Tất cả đều đã kinh qua nhiều thực tiễn và qua đó định hình và hiểu
được mình là ai, nhận ra được mục đích trở thành lãnh đạo của mình và khẳng định
rằng chỉ có trở thành một người lãnh đạo được tin cậy mới làm cho họ hoạt động
hiệu quả hơn.
II.Áp dụng thực tế :
Câu chuyện về Shoichiro Honda – người sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Honda
đã từng nói: “Kẻ phá sản không phải là kẻ không có một đồng xu dính túi mà là kẻ
không có nổi một giấc mơ”. Câu chuyện về con người nổi tiếng này là đúc kết tất
cả những gì cần có ở một nhà lãnh đạo thiên tài với những tố chất, kỹ năng thiên
bẩm.
Cuộc đời của Shoichiro Honda theo như ông nói thì người ngoài khi nhìn
vào chỉ thấy những thành công của ông, còn những thất bại chiếm tới 99% thì
không ai có thể thấy. Nhưng chỉ 1% thành công đó cũng đã đủ làm nên một người
thiết kế, sáng chế, một nhà lãnh đạo, kinh doanh tài ba. Bài viết sẽ đi vào phân tích
một số tố chất, kỹ năng nổi bật của một nhà lãnh đạo có thể thấy ở con người tài
giỏi này.

1. Sự say mê, tâm huyết trong công việc
Con đường học hành của Shoichiro Honda không được thuận lợi ngay từ khi
ông còn nhỏ. Ông chỉ quan tâm tới các môn học kỹ thuật, tự nhiên nên kết quả học
_____________________________________________________________________________
9


tập không tốt. Đến khi học Đại học, do không tham dự đầy đủ các kì thi nên ông bị
đuổi học. Vì thế người ta thường gọi ông là “thiên tài không bằng cấp”. Tất cả
những thành công sau này ông đạt được đều bắt nguồn từ niềm say mê. Sự say mê
ấy có từ ngay thuở niên thiếu của Shoichiro Honda và được nuôi dưỡng lớn dần
lên cho tới sau này. Ông đã nói rằng sự kiện ấn tượng nhất trong cuộc đời niên
thiếu của ông là lần đầu tiên thoáng trông thấy một chiếc ô tô chạy trên đường.
Ông nhớ mãi cảm giác như bị thu hút vào vật chuyển động đó. Cái gì đã thúc đẩy
ông chạy đuổi theo chiếc xe khi nó bị biến mất trong đám bụi mù mịt. Lúc đó ông
không nhận ra điều này nhưng đó quả là một sự kiện vĩ đại, khi nhìn thấy chiếc xe
dường như ông đã nhìn thấy tương lai của mình trong khi đứng trong đám bụi đầy
mùi gas, mùi dầu và cảm nhận được hơi nóng sức mạnh của chiếc xe ô tô đó. Hay
như sự kiện năm Shoichiro lên 11 tuổi, khi đang học ở trường, Shoichiro nghe thấy
một vài người nói rằng tháng 5 này sẽ có một phi công người Mỹ tên là Art Smith
sẽ đến bãi tập quân sự Wachiyama ở Hamamatsu để trình diễn kỹ thuật bay nhào
lộn của mình. Mặc dù lúc đó mới đang học lớp năm và Hamamatsu cách nhà
khoảng 20 km nhưng Shoichiro Honda đã quyết định đi xe đạp đến đó. Ông đạp xe
về hướng Hamamatsu, một thị trấn mà ông chưa bao giờ đến trên một chiếc xe to
quá khổ so với ông lúc bấy giờ. Hành trình 20 km không phải là dễ thậm trí đối với
cả một người lớn, nhưng do quá thích thú và tò mò muốn xem tàu lượn nên ông đã
đến được bãi tập luyện. Trên đường đến đó, ông như càng bị mê hoặc bởi những
chiếc ô tô ông nhìn thấy trên đường. Lúc này là những năm đầu của thế kỷ 20 và
động cơ đốt trong cùng với tất cả những tiện lợi của nó là đại diện cho những gì
mới mẻ và hiện đại trong tương lai. Khi đến được bãi tập, niềm vui thích thú của

ông sớm bị dập tắt khi ông không có đủ tiền mua vé vào xem. Thất vọng nhưng
vẫn quyết tâm, ông nhìn xung quanh và trèo lên một cây thông để quan sát. Ngay
sau đó ông đã nghe thấy tiếng rú của động cơ xung quanh mình. Tiếng ồn của động
cơ, tiếng máy bay cất cánh và kỹ thuật nhào lộn đã khiến ông thấy cực kỳ thú vị và
suýt nữa bị ngã xuống đất.
Trên đường trở về nhà, trong đầu ông đầy ắp những ấn tượng mà ông đã
được chứng kiến ngày hôm đó và biết rằng ông sẽ không bao giờ quên được kỷ
niệm này. Từ đó, những đam mê sáng chế và phát minh dần cất cánh trong ý nghĩ
của Shoichiro. Sau này, ngay cả khi đang thành công với những sản phẩm hiện có,
Shoichiro vẫn đam mê, tiếp tục nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mới. Đã có
thời điểm, Shoichiro lập đội chế tạo để dựng hình mẫu xe đua đầu tiên RA279
_____________________________________________________________________________
10


trong 6 tháng. Khi hoàn thành mẫu xe, ông cố gắng cung cấp động cơ cho những
đội đua đã từng thường xuyên tham gia các cuộc đua công thức 1. Khi nhận được
đơn đặt hàng đầu tiên từ đội đua Lotus của Anh, tất cả đều vui mừng nhưng niềm
vui kéo dài không lâu vì Lotus gửi thư hủy bỏ hợp đồng. Không lùi bước,
Shoichiro quyết định Honda sẽ tự làm mọi thứ. 6 tháng sau sự kiện này, chiếc xe
Công thức 1 đầu tiên của Nhật Bản, chiếc Honda RA271 xuất hiện tại cuộc đua
Grand Frix được tổ chức tại Đức. Thân xe được sơn màu trắnng với mặt trời đỏ
tượng trưng cho lá cờ của Nhật Bản được vẽ ở đầu xe. động cơ thắng V12, bộ
truyền lực, thân xe, xíc và tất cả các phụ tùng khác đều do Honda sản xuất. Điểm
nổi bật là động cơ với xi lanh 4 van, điều này chứng minh cho sự tiến bộ đột phá
về công nghệ của Shoichiro và đội của ông. Một năm sau, tại giải đua Grand Prix
1965 tổ chức tai Brazil, cuộc đua cuối cùng của mùa giải, chiếc xe đua công thức 1
Honda RA271 do tay đua người Mỹ điều khiển đã giành chiến thắng. Đó là một sự
kiện lịch sử đối với quốc đảo nhỏ vùng đông á. Chiến thắng thần kỳ này đến sau
giải Grand Prix đầu tiên 11 năm. Năm 1967, tại giải Grand Prix tại Italia, chiếc

công thức 1 RA300 lại một lần nữa giành chiến thắng. Dự án xe đua Công thức 1
đã mang lại thành công rực rỡ. Chưa bao giờ, ngay cả trong những lúc đang trong
lúc khó khăn, niềm đam mê của ông với máy móc, với xe máy hay ô tô bị gián
đoạn.
2. Tính quyết đoán, tham vọng và luôn định hướng thực hiện mục tiêu
Cùng với niềm đam mê cháy bỏng, ở Shoichiro Honda còn có sự quyết tâm
cao, luôn đặt ra mục tiêu trong công việc. Điều này có thể nhận thấy rõ qua sự kiện
Shoichiro muốn tham dự vào cuộc đua danh tiếng trên thế giới, đó là cuộc đua
mang tên “Isle of Man Tourist Trophy Race”. Shoichiro chính thức thông báo ý
định này trong và ngoài Công ty, thậm chí còn gợi ý rằng họ sẽ thắng trong cuộc
đua này. Tất cả mọi nhân viên của Công ty đều giật mình sửng sốt. Cuộc đua T.T là
nơi gặp gỡ đầu tiên cho tất cả những nhà sản xuất hàng đầu ở các nước phương
Tây. Mọi người đều nghĩ rằng Honda không có đủ khả năng và kinh nghiệm để
tham gia sự kiện này vì tình hình tài chính của Công ty đang trên đà xuống dốc còn
bản thân Shoichiro cũng chưa bao giờ chứng kiến cuộc đua này.
Trong những ngày này, xuất hiện khá nhiều những nhà sản xuất xe máy, và
một số cuộc đua như Nippon Jyudan, Nagoya T.T., Fuji Race và Asama được tổ
chức ở Nhật Bản. Honda chưa từng đạt kết quả cao ở các cuộc đua này. Triết lý của
_____________________________________________________________________________
11


Shoichiro là: “Không cần thắng ở Nhật. Trước tiên, tôi muốn chiến thắng trên Thế
giới”. Ngay sau khi ra thông báo, ông đến Isle of Man – nơi cuộc đua được tổ
chức.
Vài tháng trước khi thông báo quyết định này, Honda đã tham dự một cuộc
đua ở Sao Paulo của Brazil. Cuộc đua được tổ chức để kỷ niệm thành phố 400
năm. Tay đua của Honda, Mikio Omura đứng thứ 13.
Những gì Shoichiro nhìn thấy ở Isle of Man đã khiến ông bị sốc. ở đây hoàn
toàn khác so với những gì ông tưởng tượng. Ông dường như bị tốc độ và động cơ

của những chiếc xe trong cuộc đua đè bẹp. “Không có cách nào khiến chúng ta có
thể chiến thắng. Tôi đã mắc phải một sai lầm lớn”. Đó là ý nghĩ của Shoichiro khi
ông đứng bên cạnh đường đua. Nhưng ông là một người khác lạ, ông không dễ
dàng hối tiếc hay từ bỏ những giấc mơ của mình. Ông đã đưa ra một giải pháp
khác để phát triển. Đầu tiên, ông bắt đầu công việc với tốc độ của động cơ. Ông
cần phải tăng vòng quay từ 3.000 lên 10.000 vòng một giây. Động cơ với 10.000
vòng quay một giây lúc bấy giờ tuơng đương với động cơ máy bay phản lực. Do
những phụ từng thích hợp để lắp động cơ có tốc độ cao đó không có ở Nhật Bản
nên Shoichiro đã phải đi Châu Âu cùng giáo sư Matao Sanuki ở trường Đại học
Tokyo để mua tất cả những phụ tùng có thể có. Tính kiên quyết của Honda đã kích
thích những kỹ sư trẻ và họ cùng với ông xây dựng một loại xe đua có thể cạnh
tranh trên quốc tế.
Tháng 6/1959, 5 năm sau khi thông báo ý định tham dự vào cuộc đua nổi
tiếng T.T., Kawashima và đội đua đã mang chiếc xe đến Isle of Man. Đây là lần
đầu tiên một đội đua của Nhật Bản tham dự vào cuộc đua này. Họ đã giành vị trí
thứ 6 ở loại xe 120cc nhưng rất không hài lòng với kết quả đó. Rút kinh nghiệm từ
cuộc đua này, Shoichiro và đội của ông đã làm việc chăm chỉ hơn trước để đạt
được tiến bộ nhanh chóng trong cuộc đua năm sau đó.
Hai năm sau thất bại đầu tiên, họ đã gây chấn động cuộc đua T.T. Họ giành
được tất cả các giải ở cả hai loại xe 125cc và 250 cc với 5 vị trí đứng đầu. Một
chiến thắng hoàn hảo. Họ đã đoạt hết các giải thưởng của các đối thủ khác. Đó là
năm thứ 7 sau khi Honda ra thông báo điên khùng là sẽ tham dự cuộc đua T.T ở
Isle of Man.
3. Tinh thần hợp tác và khả năng sử dụng người tài

_____________________________________________________________________________
12


Khi nhìn vào sự thành công của tập đoàn Honda, người ta không thể không

thể không nhắc tới Takeo Fujisawa. Bản thân Shoichiro cho biết mối quan tâm
hàng đầu của ông không phải là lợi nhuận mà là niềm vui khi biết rằng sự sáng tạo
của ông đã giúp ích mọi người. Đôi khi, vào những lúc đứng bên bờ vực của sự
phá sản, Công ty cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho người lao động. Vào
đúng thời điểm đó, Shoichiro gặp một người đã đem lại sự thay đổi lớn lao trong
cuộc đời của ông. Người đàn ông đó tên là Takeo Fujisawa, sau này trở thành Phó
Chủ tịch Honda Motor. Shoichiro là một thiên tài sáng tạo, nhưng khả năng quản
lý tài chính của ông thì lại hạn chế. Sau khi bàn bạc với bạn ông, Hirotoshi
Takeshima, Honda được giới thiệu với Fujisawa, lúc đó đang là quản lý của một
nhà máy nhỏ trong thị trấn. Fujisawa chính là tuýp người mà Honda đang tìm
kiếm. Một thiên tài về sản xuất và một thiên tài về quản lý đã liên kết với nhau.
Trong buổi gặp mặt, Shoichiro nói với Fujisawa “Tôi là một kỹ sư, vì vậy tôi sẽ
không bao giờ nghe lời khuyên của ông trong lĩnh vực sản xuất”. Fujisawa cũng
đáp lại “Tôi là một thương gia, nhưng tôi không bảo đảm là sẽ đem lại lợi nhuận
tức thì. Tôi muốn ông hãy nhìn xa vào tương lai”.
Cả hai đều đồng ý với quan điểm của nhau và họ luôn làm việc trong phạm
vi lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ đó cho đến khi Fujisawa qua đời, họ là một
cặp bài trùng không gì có thể tách rời được. Sức mạnh hiện nay mà Công ty Honda
có được là nhờ sự hợp tác giữa Honda và Fujisawa.
Thông qua mối quan hệ này, có thể thấy, Shoichiro Honda là một nhà lãnh
đạo có khả năng sử dụng tài năng của nhân viên đồng thời là con người có tinh
thần hợp tác trong công việc. Chính nhờ những tố chất này mà ông đã biến giấc
mơ thuở nhỏ của mình thành hiện thực.
Thành công của Honda là kết quả của sự miệt mài và một cái đầu “lệch
chuẩn”- biết nhìn ra cơ hội trong hoàn cảnh mờ mịt u ám, biết vượt qua định kiến
kinh doanh và công nghệ thông thường, làm cái khác người, và thành công hơn
người. Soichiro Honda mãi mãi ra đi năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về
ông, ca ngợi ông, mỗi khi nghĩ tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.
Kết luận:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra

được hình mẫu lý tưởng cuả một ông chủ, đó là người có đầy đủ tố chất và kỹ
năng lãnh đạo như đã nêu ở trên. Nếu như tố chất là cái bản chất,cái “thiên phú”
thì kỹ năng đòi hỏi một quá trình rèn luyện nghiêm túc. Để trở thành ông chủ lý
_____________________________________________________________________________
13


tưởng, ngoài những gì thuộc về “tố chất” chúng ta cần phải không ngừng học
hỏi,tích luỹ kiến thức,kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo cũng như nung nấu “tham
vọng” trở thành nhà lãnh đạo.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Cuốn sách “108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh” – Warren Blank
2. Bài viết: “Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo” – Tác giả:
Thảo Lê trên website ;
3. Các giáo trình khác như giáo trình về quản trị chiến lược, các bài viết
tham khảo khác được đăng tải trên mạng internet;
4. />……

_____________________________________________________________________________
14



×