Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những tố chất và kỹ năng lãnh đạo của giám đốc bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.19 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM
ĐỐC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
I.

GIỚI THIỆU

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số người có tố chất và kỹ năng giúp cho
họ dễ dàng tìm kiếm và đạt được vị trí lãnh đạo và trở thành những nhà lãnh đạo
hiệu quả và thành công. Vì vậy, tố chất và kỹ năng là điều kiện cần và đủ của một
nhà lãnh đạo. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định rằng người lãnh đạo hiệu quả
luôn biết kết hợp nhiều tố chất và kỹ năng khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể
để đi tới thành công. Qua sự trải nghiệm thực tế khi làm việc dưới sự lãnh đạo của
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương – GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, tôi cũng như
các cán bộ khác của bệnh viện đều khâm phục và đánh giá cao ông vì ông là một
người lãnh đạo thành công bằng những tố chất và kỹ năng lãnh đạo thường có ở
người lãnh đạo kết hợp với những phẩm chất nổi bật và kỹ năng quản lý vượt ra
khỏi những lý thuyết cơ bản về tố chất và kỹ năng lãnh đạo thường đề cập tới.
Bài viết này tôi xin đề cập đến hai nội dung chính như sau:
 Cơ sở lý thuyết về tố chất và kỹ năng lãnh đạo


Phân tích những tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Giám đốc Bệnh viện
Nhi Trung ương.

II.

NỘI DUNG

1. Cơ sở lý thuyết về tố chất và kỹ năng lãnh đạo

1




Lý thuyết về phát triển khả năng lãnh đạo cho thấy rằng có rất nhiều quan điểm
về “lãnh đạo” trong tổ chức, và khái niệm chung nhất được sử dụng đó là: lãnh đạo
là quá trình gây ảnh hưởng tới những người khác để hiểu và nhất trí về những việc
cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả và quá trình nỗ lực tập thể, cá nhân
để hoàn thành những mục tiêu chung.
Người lãnh đạo thành công luôn có những tố chất và kỹ năng lãnh đạo tổ chức
tốt, phù hợp với hoàn cảnh. Tố chất và kỹ năng lãnh đạo có thể là khả năng thiên
bẩm nhưng cũng có thể được đào tạo, tôi luyện mà có.
Thuật ngữ “Tố chất” nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc
điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về tính
khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ như sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn, và
mức độ nhiệt tình.
Thuật ngữ “Kỹ năng” nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu
quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền. Kỹ
năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất tổng quá,
ví dụ như sự thông minh, kỹ năng giao tiếp... cho đến các thuật ngữ thu hẹp hơn về
ý nghĩa, ví dụ như tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục...
Kỹ năng được phân loại theo 3 nhóm chính đó là:
Nhóm kỹ năng nghiệp vụ: Là kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và
kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng sử dụng
công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.

2


Nhóm kỹ năng giao tiếp: Là kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người
khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp);

khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói),
khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng
nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được).
Nhóm kỹ năng nhận thức: Đó là khả năng phân tích chung, tư duy lôgic, sự thông
hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp và mập
mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích
các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề
tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).
Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm (từ năm 1949 – 1970) của Stogdill
khẳng định rằng việc sở hữu một số tố chất, kỹ năng lãnh đạo chỉ làm tăng thêm khả
năng thành công của một lãnh đạo chứ không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công
đó. Ở cùng một hoàn cảnh giống nhau, hai nhà lãnh đạo có tố chất khác nhau có thể
cùng thành công. Một lãnh đạo có thể thành công ở hoàn cảnh này nhưng không
thành công trong hoàn cảnh khác.
Stogdill đã chỉ ra các phẩm chất và kỹ năng phân biệt giữa người lãnh đạo và
người không phải là lãnh đạo, theo bảng dưới đây:
Bảng 1: Các phẩm chất và kỹ năng phân biệt giữa người lãnh đạo và người
không phải là lãnh đạo
Phẩm chất

Kỹ năng
3


Thích ứng tốt với tình hình

Thông minh, lanh lợi

Tỉnh táo trong môi trường xã hội


Có kỹ năng dựa trên khái niệm

Tham vọng, luôn định hướng thực

Sáng tạo

hiện

Giỏi ngoại giao và tế nhị

mục tiêu

Nói năng lưu loát

Quyết đoán

Hiểu biết về công việc

Hợp tác

Có đầu óc tổ chức (có khả năng

Có thể tin cậy

quản lý)

Thể hiện quyền lực

Có sức thuyết phục


Năng động (mức độ hoạt động cao)

Có kỹ năng giao tiếp

Kiên trì
Tự tin
Chịu đựng được áp lực, căng thẳng
Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Kết quả một số công trình nghiên cứu khác về tố chất lãnh đạo như Lombardo
& McCauley, 1988; Van Velsor & Leslie, 1995 … phân tích, miêu tả những tố chất,
kỹ năng dự báo sự thành công hay thất bại trong lãnh đạo của nhà quản lý. Những tố
chất và kỹ năng này thể hiện ở mức độ ổn đinh về tâm lý, mức độ bảo thủ, tính liêm
trực, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghiệp vụ và nhận thức.
4


Một trong những kết quả nghiên cứu khác thì cho rằng phẩm chất dẫn đến
thành công lại là sự phù hợp của các tố chất khác đối với hành vi lãnh đạo trong tổ
chức, nó được miêu tả trong bảng dưới đây:
Bảng 2: Các tố chất dự báo hiệu quả quản lý

 Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng
thẳng cao
 Tự tin
 Luôn chú trọng vào vấn đề
 Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý
 Tính liêm chính
 Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội
 Định hướng thành thích ở mức độ hợp lý

 Nhu cầu phụ thuộc thấp

Những tố chất được các nhà nghiên cứu cho rằng đó là những tố chất mà các
nhà lãnh đạo các tổ chức, công ty lớn gặt hái được thành công khi sở hữu chúng.
Bên cạnh đó, mô hình năm tố chất cùng đã được các nhà nghiên cứu đưa ra có sức
thuyết phục cao.
Bảng 3: Sự tương ứng giữa mô hình 5 yếu tố chất lớn với các tố chất cụ thể

5


Mô hình 5 tố chất lớn

Các tố chất cụ thể
Hướng ngoại

Tính sôi nổi

Mức độ sinh lực và hoạt động
Nhu cầu quyền lực (quyết đoán)
Có thể tin cậy

Tính kỷ luật

Tính liêm trực
Nhu cầu thành tích
Vui tươi, lạc quan

Tính nhất trí


Cảm thông, giúp đỡ
Nhu cầu phụ thuộc
Sự ổn định về tâm lý

Tâm lý

Sự tự trọng
Sự chủ động
Tò mò và hay học hỏi

Tính mở

Tư duy mở
Luôn có tư duy học hỏi

Ngoài ra, một số tố chất và kỹ năng khác cũng được các nhà nghiên cứu cho
rằng có tác động tới hiệu qủa lãnh đạo đó là: trí thông minh cảm xúc, sự hiểu biết về
xã hội, khả năng học hỏi. Mỗi một tố chất có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu quả
quản lý của nhà lãnh đạo.
2. Phân tích những tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Giám đốc Bệnh viện Nhi
Trung ương.
6


Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Liêm – Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân
dân, Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương, tên tuổi của ông gắn liền với sự phát triển
và thành công của Bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn vừa qua.
Ông là một nhà lãnh đạo giỏi, ông có đầy đủ các phẩm chất và kỹ năng mà
Stogdill đưa ra trong bảng 1. Một số các phẩm chất nổi trội như: tỉnh táo trong môi
trường xã hội; tham vọng, luôn định hướng thực hiện mục tiêu; quyết đoán và năng

động kết hợp với sự thông minh; có đầu óc tổ chức; giỏi ngoại giao và có tính
thuyết phục. Những tố chất và kỹ năng lãnh đạo đó đã đem lại thành công không
những cho bản thân ông mà còn cho Bệnh viện Nhi Trung ương và cho ngành y tế
Việt Nam.
Ông vừa là nhà lãnh đạo giỏi, vừa là nhà chuyên môn giỏi: Tên ông gắn
với những thành công nối tiếp của ngành phẫu thuật nhi khoa Việt Nam. Ông là
người tiến hành ca ghép thận trẻ em đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng điều trị cho
trẻ em bị suy thận mãn tính và trẻ bị các bệnh gan, mật hiểm nghèo; là người đầu
tiên áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi ở trẻ em, được đánh giá đứng đầu khu vực
Đông Nam Á và có thể sánh ngang với kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới. Ông đã
được Chủ tich nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt biểu dương và cám ơn những nỗ
lực sáng tạo, đóng góp to lớn của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đối với nền y học
nước nhà.
Biết ra quyết định đúng lúc: ông luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán
đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết
hợp lý nhất có thể cho mọi việc.
7


Biết phát huy thế mạnh: ông đã nhận thức rõ những thế mạnh của nình và
biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những
người khác.
Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể: Thay vì chỉ một mình
mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì ông đã huy động sức mạnh
tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến và
kế hoạch của mình. Chẳng hạn, năm 2009, ông đã lấy ý kiến của các cán bộ và lãnh
đạo các cấp từ khoa/ phòng đến Ban Giám đốc về việc xây dựng tầm nhìn và xứ
mệnh của bệnh viện Nhi Trung ương đến năm 2020 là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất
Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa và
bệnh viện cam kết:

- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt nam
- Đầu tư , ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả
ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em
- Phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu nhi khoa
- Chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước
- Duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế
- Cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức
của bệnh viện
Tầm nhìn và xứ mệnh đó đã được cán bộ toàn bệnh viện ủng hộ và cam kết
thực hiện. Từng khoa/phòng đã xây dựng kế hoạch phát triển cho khoa mình để phù
hợp với tầm nhìn chung của bệnh viện.
8


Biết kiểm soát thời gian: ông sắp xếp thời gian làm việc rất khoa học và hợp
lý để cân bằng giữa công tác chuyên môn và công tác quản lý, không để lãng phí
thời gian một cách vô ích.
Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc
không thích hợp: ông là người biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều
phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho bệnh viện
không rơi vào thế bị động
Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên: ông thường xuyên
gặp gỡ, chia sẻ với nhân viên, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho bệnh
viện, khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Khẩu hiệu “Vui hết
mình, cống hiến hết mình”.
Một trong những ấn tượng mạnh nhất của tôi về ông đó là Tâm huyết với
nghề và khả năng truyền cảm hứng. Ông rất say mê với công viêc, dành nhiều
thời gian nghiên cứu và tìm tòi trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý trong và
ngoài giờ làm việc. Ông là tấm gương điển hình về tinh thần học tập và vươn lên.
Mặc dù ngoài 50 tuổi, đã là Giáo sư, Tiến sỹ, anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân

dân, ông vẫn tham gia các khoá học như MBA và các khoá học khác để có thêm
kiến thức về lãnh đạo và quản lý. Ông luôn khích lệ và tạo điều kiện cho các nhân
viên của bênh viện tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn và tự học online.
Chẳng hạn như để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, ông đã thúc đẩy việc học
tiếng Anh thông qua các buổi tổ chức giao ban chuyên môn các buổi sáng. Khi mới
ban đầu, ông quyết định chỉ 1 tuần một buổi giao ban trình bày các ca bệnh bằng
9


tiếng Anh nhưng thảo luận bằng tiếng Việt. Sau đó là cả trình bày và thảo luận bằng
tiếng Anh 1 tuần 1 buổi, rồi một tuần 2 buổi, và bây giờ là giao ban chuyên môn
toàn bộ bằng tiếng Anh. Mới ban đầu các nhân viên cảm thấy thực sự khó khăn
nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện, ông đã làm gương về việc tự học tiếng Anh
hàng ngày của ông và ông chứng tỏ được sự tiến bộ về ngôn ngữ qua thời gian. Cho
đến bây giờ, cán bộ của bệnh viện có thể tự tin làm việc trực tiếp với chuyên gia
nước ngoài, đọc, dịch tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh và tham gia các khoá học
nâng cao trình độ của chuyên môn ở nước ngoài.
Chính vì lòng nhiệt huyết của ông, cùng với thời gian, mỗi nhân viên của
bệnh viện đều hăng say làm việc không mệt mỏi, luôn đặt mình vào những vấn đề
chung của cơ quan và cùng nhau giải quyết công việc một cách hiệu quả.
Có thể thấy rằng, hiệu quả lãnh đạo của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã được
thể hiện qua sự ủng hộ của nhân viên dưới quyền, sự hợp tác tốt đẹp của bệnh nhân
và các đối tác cùng với mức sự khẳng định về thương hiệu của Bệnh viện Nhi trung
ương ở trong nước và uy tín với bạn bè thế giới.
III.

KẾT LUẬN

Nhà lãnh đạo thành công cần có rất nhiều những tố chất và kỹ năng quản lý tốt,
được vận dụng linh hoạt, phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể. Giám đốc của tôi là

một trong những người như vậy. Tôi tin rằng ông ấy sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1.

Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo, Đại học Griggs, 2009

2.

Slide bài giảng Phát triển khả năng lãnh đạo, Đại học Griggs, 2011

3.

Tài liệu thông tin trên internet

11



×