Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích tố chất, kỹ năng dẫn tới thành công của nhà lãnh đạo thiên tài steve jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.07 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT, KỸ NĂNG DẪN TỚI THÀNH CÔNG
CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO THIÊN TÀI STEVE JOBS
BÀI LÀM:
1. Một số khái niệm về lãnh đạo:
Lãnh đạo là một khái niệm trừu tượng và mang tính chủ quan . không
một ai trên thế giới này có thể nói chính xác được lãnh đạo là gì . Các nhà
nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của mình và
các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất.
Lãnh đạo là “hành vi của một cá nhân… chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một nục tiêu chung” (Hemphilll & Coons, trang 7)
Lãnh đạo là “sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân
thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức” (D.Katz &
Kahn, 1978, trang 528)
Lãnh đạo là “một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của
một nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung” (Rauch &
Behling, 1984, trang 46)….
2. Thế nào là một nhà lãnh đạo thành công?
Một số người trong vai trò lãnh đạo là những nhà lãnh đạo xuất sắc
trong khi nhiều người chỉ được xem là ônh chủ, là chuyên gia kỹ thuật, là
quản lý. Ngược lại, có rất nhiều người không ở vị trí lãnh đạo nhưng lại được
xem là những lãnh đạo xuất sắc.
Làm thế nào để chúng ta có thể nhận ra một nhà lãnh đạo tài năng
trong đám đông? Hãy nhìn một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà lãnh
đạo tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn đó và lập lại trật tự
vốn có của nó. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng
hoảng nhất và họ chính là người khắc phục được sự khủng hoảng đó. Bởi vì
bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến
thắng.


Nhưng một nhà lãnh đạo thành công cần phải có những tố chất khác


,họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với ý tưởng.
Họ phải là một nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi .Họ dám mơ ước
và dám trở nên khác biệt. Dám mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại…
Và một nhà lãnh đạo thành công phải là một người thật sự yêu thích
công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ
để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Một người
lãnh đạo thành công là người khiến những người khác luôn lắng nghe, tôn
trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của người đó.
Theo đúc kết của nhiều chuyên gia trên thế giới, một nhà lãnh đạo
thành công là người có những tố chất như sau:
Niềm say mê: Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát
khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội ,hoặc chí ít là cho mình
.Không có sự say mê thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết
định táo bạo và tâm huyết. bởi vì, thực hiện điều mình yêu thích có thể tạo
nên sự khác biệt và động lực duy nhất để làm được những việc lớn lao đó là
cần phải có tình yêu với công việc mình sẽ làm.
Sự hiểu biết và ham học hỏi: Điều chắc chắn là, người lãnh đạo
không thể điều hành tốt nếu thiếu hiểu biết. Một nhà lãnh đạo thành công
luôn là người nắm chắc những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của
mình , ngoài ra họ còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không
ngừng nâng cao kiến thức , nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức
mới, điều này giúp cho nhà lãnh đạo có vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn
thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển
Biết nhìn xa trông rộng: Một người lãnh đạo giỏi luôn là người
có tầm nhìn xa trông rộng . Xã hội luôn thay đổi, xu thế phát triển có nhiều
mới mẻ và nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế ,vạch định rõ
ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến
triển công việc.



Óc sáng tạo: Nhà lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra
những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả. Nhà lãnh đạo thành
công là người biết phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất,
hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
Khả năng truyền đạt thông tin: Người lãnh đạo phải có khả
năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin, để thuyết phục những người khác tin
tưởng ,nghe theo và làm theo.
Khả năng lập kế hoạch và tổ chức: Người lãnh đạo là người
luôn tìm thấy những việc cần làm và có khả năng giúp nhân viên lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện.
Khả năng làm việc theo nhóm: Người lãnh đạo cần phải có khả
năng hoạt động cùng những người khác, biết lắng nghe , sống trung thực và
cởi mở ,biết sắp xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học,
hợp lý ,biết cách giải quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
Tài xoay xở: Người lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn .Khi khó
khăn họ không nản chí và sẽ tìm ra cách tiếp cận khác .Họ không ngừng tìm
kiếm các giải pháp cho vấn đề ,để từ đó có thể lựa chọn hướng đi tối ưu nhất.
Lòng dũng cảm và kiên trì: Vị trí lãnh đạo là một trong những
vị trí có công việc khắc nghiệt và trách nhiệm lớn lao nhất. Một nhà lãnh đạo
giỏi sẽ không bao giờ đầu hàng trước khó khăn hay thất bại, mà họ sẽ dũng
cảm đối mặt và vượt qua nó và qua đó tích lũy được những trải nghiệm bổ
ích, thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc
nào cũng dễ dàng và là người đứng đầu họ phải biết chấp nhận thử thách và
kiên trì ,giữ vững ý chí để đạt đến thành công.
Nhưng một nhà lãnh đạo thành công thì không chỉ phải hội tụ những tố
chất lãnh đạo như trên, mà họ còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để
lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và
cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng
đầu .Hãy tự hỏi vì sao những người khác cần phải lắng nghe , tôn trọng và
thực hiện theo sự điều động ,hướng dẫn của họ.



Vì vậy nhà lãnh đạo cần phải biết đâu là tố chất và đâu là kỹ năng cần
có để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả.
Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo:
Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể
thiếu của một nhà lãnh đạo .Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty
,đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty
cần đạt tới .Có khả năng quản lý và lập kế hoạch thì nhà lãnh đạo mới có thể
duy trì ,phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân
tài- người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn. Thay vì biết
cách khen ngợi hãy phân quyền và phân công công việc một cách hợp lý .Bên
cạch đó ,người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những
nhân viên xuất sắc dám đặt mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực
hiện mục tiêu đó.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người
khác và bạn sẽ nhận được nhũng điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm
nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi bạn cần phải hiểu nhân
viên ,biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên chứ không phải chỉ biết ra lệnh
và quát tháo .Khi gặp rắc rối phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có
hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả
văn nói vá văn viết, phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói ,ngôn ngữ cơ
thể , đôi mắt…vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có
ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty .Muốn thuyết phục được
nhân viên tin mình , theo mình , nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông
tin .Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên ,nhà lãnh đạo phải biết
cách khuyến khích động viên nhân viên của mình. Hay muốn có các bản hợp
đồng nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết với các đối tác.

Như vậy, đối với một nhà lãnh đạo thành công cần phải hội tụ đầy đủ
tố chất và kỹ năng lãnh đạo. Trong đó, tố chất là điều kiện cần còn kỹ năng là


điều kiện đủ. Một người có tố chất mà không có kỹ năng thì không thể trở
thành một nhà lãnh đạo thành công và ngược lại. Ta có thể hình dung một nhà
lãnh đạo tài năng như một viên kim cương, và để có một viên kim cương đẹp
thì người ta phải gọt rũa từ một viên kim cương thô (tố chất) chứ không phải
từ một viên đá bình thường, và để nó trở thành một viên kim cương có giá trị
thì phải cần đến bàn tay của người thợ tài ba (kỹ năng).
3. Nhà lãnh đạo thiên tài Steve Jobs:
Steven Paul Jobs (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955) là ông trùm kinh
doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và là cựu
tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple, là một trong những người
có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là
tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành
thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi
Disney mua lại Pixar. Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim
Toy Story (1995).
Tuy nhiên, ít ai biết được ông có một khởi đầu cuộc đời một cách gian
khó. Ông được nhận làm con nuôi từ lúc còn nhỏ, bỏ học cao đẳng chỉ sau 6
tháng và đã từng phải đem đổi vỏ chai nước ngọt để lấy tiền mua thực phẩm.
Mặc dù vậy, ông đã nỗ lực để thành lập Apple Computers và Pixar Animation
Studios, và hiện nay là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại.
Vậy bí quyết nào đã giúp ông thành công như thế? Bằng những kiến thức tiếp
thu được từ môn học chúng ta sẽ đi sâu phân tích để trả lời câu hỏi đó.
Tố chất lãnh đạo của Steve Jobs:
Niềm say mê:
Những ông lớn trong làng công nghệ điều cho thấy rằng đam mê là
động lực và chất xúc tác lớn nhất giúp họ thành công. Điểm lại những Bill

Gates, Steve Jobs… những người thành công bậc nhất trong làng công nghệ
đều chưa tốt nghiệp đại học. Đối với họ, thời gian dành cho đam mê hiệu quả
hơn so với việc “mài quần” trên giảng đường. Steve Jobs từng nói: “Tôi
chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi tôi sẽ làm gì với


cuộc
đời
mình…”.
Quả thật, niềm đam mê trong Jobs là bất tận vì nếu không, có lẽ ông đã bỏ
cuộc từ lâu. Năm 1985, Steve Jobs thể hiện rõ quyết tâm khi thuê John
Sculley - CEO của hãng nước giải khát Pepsi về phát triển Apple. Sau đó,
chính bất đồng cùng Sculley đã khiến ông ra đi khỏi Apple. Đó thực sự là
một cú sốc khi ông là một người sáng lập!
Một thời gian sau, ông tái hợp với Apple khi đang phát triển thuận lợi
công ty NeXT Inc của ông. Thời kỳ thành công của Apple bắt đầu từ đó với
những sản phẩm đỉnh cao về chất lượng và đầy nghệ thuật. Có thể nói, chính
đam mê mới có thể khiến Jobs làm được những điều thần kỳ như vậy.
Sự hiểu biết và ham học hỏi:
Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố
Cupertino, bang California. Sau giờ học, ông thường đến công ty HewlettPackard tại Palo Alto, California. Ông nhanh chóng được thuê và làm việc
cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè. Năm
1972, Jobs tốt nghiệp trung học và đăng kí vào học tại cao đẳng Reed College
ở Portland, bang Oregon. Mặc dù Steve Jobs bị đuổi sau chỉ một học học kì,
ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed, như một lớp học về chữ đẹp;
trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để
lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau
này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng tham dự những khoá học lẻ đó tại
trường, Mac sẽ không bao giờ có có nhiều kiểu chữ hay phông chữ cách nhau
tỉ lệ cân xứng như vậy."

Steve jobs không đạt được thành công như ngày hôm nay bằng cách
nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có. Ông liên tục sáng tạo và đổi
mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi.
Biết nhìn xa trông rộng:
Steve Jobs tin rằng, trước sau máy vi tính sẽ trở thành sản phẩm tiêu
dùng. Suy nghĩ này vào đầu những năm 80 đã khiến không ít người kinh
ngạc. Bởi vì trong ý niệm của mọi người khi đó, máy tính cá nhân chính là


phiên bản thu nhỏ của máy tính IBM khổng lồ. Và bởi vì khi ấy đã xuất hiện
sản phẩm máy chơi game kết nối với ti vi, nên một số người dự đoán rằng,
máy tính cá nhân sẽ giống mô hình máy chơi game. Nhưng Steve không nghĩ
vậy. Ông ấy cho rằng, máy vi tính sẽ làm thay đổi thế giới, trở thành “bánh xe
tư tưởng” ông thường nhắc đến. Nó sẽ giúp con người có được sức mạnh mà
trước đó họ không thể tưởng tượng nổi. Nhưng nó không đơn giản chỉ là việc
thu gọn máy vi tính cỡ lớn.
Óc sáng tạo:
Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty
Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính
cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một
thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple.
Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công
ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp
toàn cầu. vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy
tính cá nhân Macintosh. Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy
tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách
sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh.
Đến nay, Jobs là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của hơn 230 bằng sáng
chế được trao giải hoặc các ứng dụng được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực
rộng lớn của công nghệ, từ máy tính cho tới thiết bị di động, giao diện người

dùng (bao gồm giao diện dựa trên nền cảm ứng), loa, bàn phím, bộ chuyển
năng lượng, cầu thang, móc cài, ống bọc ngoài, dây buộc và bao bì đóng gói
sản phẩm.
Khả năng truyền đạt thông tin:
Trong hơn 3 thập kỷ qua, bằng tài năng của mình, Jobs đã đưa những
sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo” lên đỉnh cao của nghệ thuật. Ông
cũng được coi là “linh hồn” trong tất cả những thiết kế mang đậm chất công
nghệ pha lẫn nghệ thuật.


Thực tế này luôn đúng với những bài diễn thuyết của ông, trong đó bao
hàm ý nghĩa thông báo, giáo dục và giải trí, giúp người nghe luôn hứng khởi
và thích thú với những gì mà mình tận mắt chứng kiến.
Một bài phát biểu của Jobs luôn có tất cả những yếu tố tạo nên một sản
phẩm nghệ thuật, đó là một kịch bản tuyệt vời, một lời hiệu triệu đi vào lòng
người nghe. Dưới đây là 5 bí quyết giúp tạo nên một bài diễn thuyết hoàn hảo
của Jobs.
Tiêu đề: Jobs luôn có một tiêu đề dành riêng cho mỗi sản phẩm mà ông
định giới thiệu. Dòng tiêu đề đó không dài quá 140 ký tự, khiến người ta liên
tưởng tới những dòng thông báo vắn tắt trên Twitter hiện nay.
Chẳng hạn Jobs đã mô tả MacBook Air như một chiếc “laptop mỏng
nhất thế giới”. Cụm từ này xuất hiện trong bài trình bày của ông, trên trang
web của Apple, và trên tất cả những thông cáo báo chí mà Apple phát đi.
Vậy đâu là điều duy nhất mà người dùng muốn biết về sản phẩm của
hãng? Đó là tiêu đề phải đồng nhất trong mọi tài liệu tiếp thị và trình bày.
Vậy nguyên tắc đầu tiên được đề cập ở đây chính là hãy có một dòng tiêu đề
dành cho sản phẩm, và sự mô tả cần phải cô đọng nhất, súc tích nhất, ý nghĩa
nhất, ngắn gọn nhất và phải có sự đồng nhất.
Công kích: Trong các câu truyện cổ, những nhân vật được coi là anh
hùng luôn chiến đấu và đánh thắng quỷ dữ. Năm 1984, nhân vật được coi là

quỷ trong mắt của Apple chính là IBM.
Trước khi Jobs giới thiệu đoạn quảng cáo nổi tiếng trên truyền hình
(1984) về sản phẩm của hãng, ông luôn kể câu chuyện về cách thức IBM
muốn nuốt trọn ngành công nghiệp điện toán còn non trẻ thời bấy giờ.
“IBM muốn tất cả và đang chĩa súng vào một trong những hãng cứng
đầu còn sót lại, đó là Apple”. Ngày nay, nhân vật quỷ trong câu chuyện của
Apple lại là Microsoft, và người ta đều biết đến đoạn video nổi tiếng “I’m a
Mac” để nói xấu Microsoft. Chính tâm lý tranh đấu này đã mang lại những
động lực phát triển vô cùng lớn lao cho Apple.


Đơn giản nhưng súc tích: Các sản phẩm của Apple đều rất dễ dùng bởi
chúng không có bất cứ chi tiết thừa nào. Hướng tiếp cận đó cũng được áp
dụng cho các trang phát biểu của Jobs.
Tất cả chúng đều đơn giản đến không ngờ, những chi tiết chính đều
được liệt kê sau các dấu sao, và ảnh là chủ đạo trong các slide phát biểu của
ông. Khi Jobs giới thiệu MacBook Air, không từ ngữ nào có thể thay thể bức
ảnh chiếc laptop mỏng tới mức chúng được lôi ra từ chiếc phong bì. Trung
bình mỗi trang thuyết trình nên diễn đạt với khoảng 40 từ.
Nhưng trong một số bài diễn thuyết của Jobs, ông thậm chí chỉ dùng
khoảng 7 từ cho mỗi 10 trang liên tiếp. Vậy tại sao bạn lại phải cố lấp đầy
những trang slide bằng những từ ngữ dài dòng, mà thay vào đó lại không sử
dụng các phương tiện khác để truyền đạt hiệu quả hơn?
Thực tế: Các nhà khoa học về thần kinh đã khám phá ra rằng não người
rất dễ trở nên mệt mỏi với những tác động xấu xung quanh. Trong các bài
diễn thuyết của mình, Jobs chưa bao giờ để điều đó diễn ra.
Khả năng truyền đạt của Jobs, cộng với những ý tưởng không thể tốt
hơn của ông đã biến những buổi diễn thuyết thực sự trở thành một “bữa tiệc”
giới thiệu sản phẩm.
Bài diễn thuyết giới thiệu sản phẩm mới của Jobs thường kéo dài 10

phút, trong đó ông liên tục giới thiệu các tính năng mới và pha trò với chúng,
tạo cảm giác thân thiện, gần gũi, giúp người nghe không phải mệt mỏi và trở
nên hứng khởi hơn.
Chẳng hạn như tại sự kiện Macworld 2007, khi giới thiệu chiếc iPhone
mới, Jobs đã trình diễn cách thức Google Maps có thể hoạt động trên thiết bị.
Ông lôi ra danh sách các tiệm bán café trong khu vực và nói: “Nào,
chúng ta hãy gọi một tách café!”. Khi có một đại biểu hỏi về điều này, Jobs
nói: “Tôi đã đặt 4.000 tách café rồi. Thật đó, tôi không đùa đâu!”
Cao trào: Trong tất cả các bài diễn thuyết của Jobs đều có một khoảnh
khắc cao trào mà các nhà khoa học thần kinh gọi đó là nạp cảm xúc. Tại sự


kiện Macworld 2007, lẽ ra Jobs đã có thể mở đầu bài phát biểu bằng việc
thông báo cho các vị khách rằng Apple sẽ công bố một chiếc điện thoại di
động mới có thể nghe nhạc, chơi game và xem video.
Nhưng không, thay vào đó Jobs mở đầu bài diễn thuyết bằng đoạn dẫn
cao trào: “Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 sản phẩm mới. Sản phẩm đầu
tiên chính là chiếc iPod màn hình rộng có nút điều khiển cảm ứng. Sản phẩm
thứ hai là một chiếc ĐTDĐ cải tiến.
Và sản phẩm thứ ba là một thiết bị giao tiếp Internet đột phá. Tuy
nhiên, chúng không phải là 3 sản phẩm riêng biệt, mà chỉ là một sản phẩm
tích hợp duy nhất”. Cả khán phòng ồ lên kinh ngạc và vô cùng phấn khích
khi nghe Jobs giới thiệu như vậy.
Tài xoay xở:
Để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan
trọng là phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng, tìm kiếm những ý tưởng
mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có sẵn nhiều khả
năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.
Steve Jobs không chỉ phát triển sản phẩm mới, ông thay đổi nhiều trò
chơi. Hàng loạt sản phẩm iPod, iPhone, iPad và cùng với iTunes đã tạo ra

thay đổi lớn đến nỗi hàng loạt công ty trong ngành công nghiệp âm nhạc và
công nghệ phải thay đổi mô hình kinh doanh của họ.
Tại sao Jobs đã đưa iPhone thành hiện tượng? Ông đã đưa ra được mô
hình kinh doanh mới. Bởi cho đến thời điểm đó, lợi nhuận và thương hiệu của
hãng sản xuất điện thoại di động chịu chi phối chủ yếu bởi công ty viễn thông
di động.
Cách kinh doanh mới mang đến cho Apple thị phần lớn hơn trên thị
trường điện thoại thông minh và hưởng nguồn doanh thu lớn hơn bất kỳ hãng
điện thoại nào khác. Jobs sản xuất ra loại điện thoại với chức năng tốt và
thanh lịch chưa từng có.


Để bảo vệ thương hiệu và lợi nhuận ông ký hợp đồng để AT&T cung
cấp iPhone. Đổi lại, Apple có được giá bán sản phẩm mong muốn và lần đầu
tiên trong lịch sử, nguồn thu của công ty viễn thông di động đến từ việc
người dùng sử dụng điện thoại (hỗ trợ bởi tần suất người dùng trả tiền để sử
dụng dịch vụ của họ).
Cuối cùng Apple kiếm được tiền bởi bán hàng loạt ứng dụng. iPhone
trở thành cỗ máy kiếm tiền lớn chưa từng có của Apple. Jobs không chỉ thể
hiện tài kinh doanh của mình mà với sự táo bạo của mình, ông còn biết đảo
ngược cán cân quyền lực giữa một nhà mạng khổng lồ và một công ty cung
cấp điện thoại di động nhỏ.
Tài năng bẩm sinh của Steve Jobs ở chỗ ông tưởng tượng ra được
không chỉ cái người dùng muốn ở hiện tại mà còn là tương lai và sẵn sàng trả
giá cao cho sản phẩm đáp ứng được mong muốn của họ. Ông sản xuất những
sản phẩm không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn mang tính nhận diện
thương hiện tốt, ngoài ra cần kể đến mô hình kinh doanh tận dụng tốt nhất lợi
nhuận.
Lòng dũng cảm và kiên trì:
Steve Jobs là một nhà lãnh đạo cực kỳ dũng cảm. Hết lần này đến lần

khác, CEO của Apple đưa ra sản phẩm mới, dịch vụ mới và cả những mô
hình kinh doanh chưa từng bao giờ tồn tại. Ông coi thường những cuộc thử
nghiệm trên thị trường. Vì vậy, những sản phẩm của Apple hoàn toàn được
giữ bí mật. Jobs cũng không thể chắc chắn được là mình sẽ thành công,
nhưng ông vẫn liều lĩnh, dù biết rằng nếu thất bại, Apple sẽ phải chịu những
khoản lỗ khổng lồ và bản thân ông cũng sẽ trở thành trò cười cho mọi người.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các sản phẩm của Apple là những
thiết bị xuất sắc nhất và Jobs chính là người tạo ra của cải vĩ đại nhất. Điều
đó sẽ không thể xảy ra nếu Jobs không dám mạo hiểm.
Kỹ năng lãnh đạo của Steve Jobs:
Khi đưa ra viên kẹo màu iMacs mà đã làm thay đổi quan niệm rằng
máy tính lúc nào cũng là những thiết bị màu be. Dòng iMac biến máy tính trở


nên dễ gần và mang tính con người hơn. Jobs đã học từ Disney việc có kết
nối với khách hàng của mình quan trọng như thế nào, và ông đã áp dụng ý
tưởng tuyệt vời đó vào Mac như một phần của chiến lược hồi sinh của ông.
Mọi người thường nghĩ rằng Jobs làm mọi thứ ở Apple, nhưng điều đó
không hoàn toàn đúng. Ông có một kỹ năng điều hành đáng kinh ngạc tới
những người mà ông cử làm đại diện về quyền lực và trách nhiệm. Hai trong
số đó là Jonathan Ive, thiết kế trưởng của công ty và Tim Cook, người đã làm
cho công việc của Apple giống như một cỗ máy chính xác trong sản xuất, bán
lẻ và trực tuyến trên toàn cầu. Hiện tại Cook đang kế nhiệm vị trí CEO của
Jobs tại Apple.
Ive là một nhà thiết kế tuyệt vời – nhưng là người mà những nhà điều
hành Apple giao cho rất ít quyền hạn. Khi Jobs lên lãnh đạo, ông đã phỏng
vấn các nhà điều hành của Apple để xem ai nên ở lại. Ông đã có một tầm nhìn
tuyệt vời về những gì Ive có và trao cho anh ta sự tự do cũng như gánh nặng
về việc tạo ra những thiết kế tao nhã, đổi mới và chất lượng cho tất cả những
sản phẩm tương lai của Apple.

Jobs luôn nhúng tay vào chi tiết và tất nhiên là người quyết định cuối
cùng của chiến lược. Nhưng đứng trên cương vị CEO, ông không giành lấy
công lao cho riêng mình. Jobs được gắn liền với những sản phẩm và thành
công của Apple với tư cách cá nhân, nhưng ông không hề chuyên quyền và
áp bức tới nhân viên của mình. Thay vào đó, ông tạo dựng nên nền văn hóa
của Apple như là một đội ngũ tinh anh, giống như đội Navy SEALs trong
phim “Mission Impossible” vậy.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo, Griggs.
2. Slide bài giảng Phát triển khả năng lãnh đạo, Griggs.

3. />p=forum_thread&forum=2&thread=12097#p0
4. />5. />6. />


×