Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

cac tai lieu ve bien doi khi hau , elnino, lanina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 3 trang )

El-Nino ban đầu là tên của dòng hải lưu chảy theo hướng nam ngoài khơi bờ biển Pêru và Êcuađo
dẫn đến sự nóng lên của bề mặt nước phía đông Thái Bình Dương xích đạo dọc ngoài khơi bờ biển
Pêru và Êcuađo vốn thường là lạnh. Hàng năm, vào mùa Giáng sinh, dòng hải lưu ấm chảy về phía
nam dọc bờ biển Êcuađo thay thế cho nước lạnh ở đây và ngư dân địa phương gọi hiện tượng này
là El-Nino (Chúa Hài đồng).
Ngày nay, El-Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai
xích đạo rộng lớn dài gần 10.000km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Marudơ ở khu vực
giữa Thái Bình Dương. El-Nino thường gắn với một quá trình lớn của khí quyển - đại dương là dao
động Nam bán cầu và được gọi chung là ENSO. Hiện tượng El-Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 8
đến 11 năm, chu kỳ ngắn hơn là 2 đến 3 năm. Giữa các thời kỳ nóng lên bất thường của nước biển
ở khu vực trên, đôi khi còn xảy ra hiện tượng ngược lại, nước biển lạnh đi - Anti- El-Nino, hay còn
gọi là La-Nina.

“El Nino” (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi
là bé Hài Đồng nam) là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường
của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình
Dương, kéo dài 8 – 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 – 4 năm 1
lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.
Lịch sử nghiên cứu: Vào năm 1920, một nhà khoa học Anh tên là Gibert
Walker, khi nghiên cứu biến động của gió mùa, trong quá trình làm việc ông
đã tìm được một số loại hình mưa của Nam Mỹ với sự thay đổi của nhiệt độ
đại dương. Ông cũng là người phát hiện đầu tiên mối quan hệ khí áp ở phía
Đông và Tây Thái Bình Dương, ông gọi đây là dao động Nam bán cầu
(Southern Oscillation). Ngoài ra, ông còn nhận thấy khí áp phía Đông Thái
Bình Dương giảm thường liên quan đến hạn hán ở Australia, Ấn Độ và một
phần Châu Phi, làm cho mùa Đông ở Canada ấm lên. Tuy nhiên, để chứng
minh cho các kết luận này cần có số liệu nhiệt độ ở vùng biển đó và số liệu
trường gió trên cao, nhưng do điều kiện kỹ thuật lúc bấy giờ chưa đáp ứng
được nên phải mấy chục năm sau phát hiện của ông mới được công nhận.
Đến năm 1966, một nhà khí tượng người Nauy là Jacob Bjerknes đã phát
hiện ra tương tác hai chiều giữa đại dương và khí quyển. Ông giải thích sự


ấm lên của nước biển trong suốt dải xích đạo từ ngoài khơi Nam Mỹ đến giữa
Thái Bình Dương có liên quan đến sự yếu đi của đới gió tín phong.
Như vậy, khái niệm El Nino là kết quả tương tác giữa khí quyển và đại dương
mà thể hiện chủ yếu là hoàn lưu khí quyển với nhiệt độ nước biển bề mặt ở
khu vực xích đạo Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản
ứng của phía kia. El Nino không phải là một hiện tượng mang tính cục bộ ở
vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà là một phần hệ thống tương tác có quy mô
lớn, phức tạp giữa khí quyển và đại dương. El Nino là một phần của bộ máy
khí hậu ở vùng nhiệt đới có liên quan đến nhiều hiện tượng thời tiết thế giới,
sự xuất hiện của hiện tượng El Nino biểu hiện sự dao động trong cơ chế của
khí hậu toàn cầu.


2. La Nina
“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt
ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa
hơn El Nino.
Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng
khái niệm Anti-El Nino (đối El Nino). Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay
khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.
Nghiên cứu hiện tượng El Nino và La Nina để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc
điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng,
chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của El Nino và La Nina, những
ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế – xã hội để có
những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do El
Nino và La Nina gây ra.
Theo một định nghĩa đơn giản nhất El Nino là hiện tượng điều kiện bình thường của hệ
thống đại dương – khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương bị phá vỡ, gây nên
những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu. Hay đơn giản hơn, có thể nói là hiện
tượng nóng lên bất thường của vùng biển khu vực Thái Bình Dương.

Và La nina là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương lạnh đi một cách
bất thường.
Khá là dễ hiểu phải không?

Nguyên nhân sinh ra El Nino là gì?
Vậy chúng ta đã biết được El Nino là gì và biểu hiện của nó. Vậy nguyên nhân sinh ra hiện
tượng El Nino là gì?
Đó chính là kết quả của sự tương tác bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra do nội lực giữa hai
cực đại dương – khí quyển. Bởi Thái Bình Dương quá rộng, đây cũng là nguyên nhân sinh
ra hiện tượng El Nino.


Tác hại của hiện tượng El Nino
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của người dân khu vực mà hiện tượng El
Nino còn gây ảnh hưởng khá lớn như lũ lụt ở Peru và hạn hán ở Indonesia và Australia.
Vậy tại Việt Nam, tác hại của hiện tượng El Nino là gì? El Nino ở Việt Nam khiến mùa
đông ít lạnh, đỉnh điểm là năm 2015, có những thời điểm giữa tháng 11 mà ngoài trời vẫn
30 độ C, và vùng núi nhiệt độ xuống cực thấp như Sapa đã có tuyết rơi cả tháng.
Miền Trung, El nino gây hạn hán kéo dài, nguồn nước thiếu hụt nghiêm trọng, hệ thống
thủy điện cũng gặp khó khăn trong hoạt động và dự phòng nguồn điện. Dẫn đến việc người
dân phải đầu tư những biện pháp đối phó như sử dụng máy phát điện gia đình hay máy
phát điện công nghiệp để phục vụ sinh hoạt hay hoạt động sản xuất kinh doanh.



×