Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Dự án Xây dựng năng lực về Biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.81 KB, 88 trang )

1





CCWG










Dự án ‘Xây dựng năng lực về Biến đổi khí hậu
cho các Tổ chức xã hội dân sự’


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
Thực hiện:

Tư vấn độc lập:
TS Phạm Bảo Dương - Trưởng nhóm, Chuyên gia phát triển
KS Nguyễn Thị Thiêm - Cán bộ hỗ trợ cho Trưởng nhóm

Tháng 4 năm 2011
2


MỤC LỤC
TÓM TẮT...................................................................................................................................................5
NỘI DUNG BÁO CÁO............................................................................................................................11
PHẦN I: GIỚI THIỆU............................................................................................................................11
1.1 BốI CảNH Dự ÁN XÂY DựNG NĂNG LựC Về BIếN ĐổI KHÍ HậU CHO CÁC Tổ CHứC XÃ HộI DÂN Sự’...............11
1.2 MụC TIÊU CủA ĐÁNH GIÁ........................................................................................................................11
1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ .....................................................................................................................11
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................................................11
1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................................................12
PHẦN II: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ...........................................................................................................13
2.1 XÁC ĐịNH MộT CÁCH ĐịNH TÍNH MứC Độ HOÀN THÀNH MụC TIÊU, KếT QUả CÁC HOạT ĐộNG CủA Dự ÁN
....................................................................................................................................................................13
2.1.1 Lễ công bố dự án..........................................................................................................................13
2.1.2. Hội thảo lập kế hoạch có sự tham gia........................................................................................13
2.1.3 Nâng cấp website của nhóm CCWG và phát triển website bằng 02 ngôn ngữ Tiếng Anh và
Tiếng Việt nhằm thu hút cộng đồng tham gia trực tuyến: ..................................................................13
2.1.4 Tổ chức các diễn đàn trực tuyến .................................................................................................15
2.1.5. Xuất bản các Bản tin điện tử và và tờ tin về BĐKH ..................................................................16
2.1.6 Phát triển cơ sở dữ liệu................................................................................................................17
2.1.7 Nâng cao ý thức về BĐKH và các hoạt động của dự án.............................................................17
2.1.8 Hoạt động điều phối của dự án ...................................................................................................18
2.1.9 Thiết kế các hoạt động đào tạo cho các chủ đề đã chọn lọc bao gồm cả xây dựng và phát triển
giáo án và các tài liệu liên quan khác..................................................................................................19
2.1.10 Đào tạo ToT cho các cán bộ của NGO......................................................................................20
2.1.11 Đào tạo tại nước ngoài cho các học viên ToT tiêu biểu ...........................................................20
2.1.12 Đào tạo cho cán bộ và đối tác của NGOs..................................................................................21
2.1.13 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm liên quan BĐKH .........................................................22
2.1.14 Nghiên cứu học hỏi các mô hình ứng phó với BĐKH.................................................................22
2.2 XÁC ĐịNH CÁC NHÂN Tố CHÍNH ảNH HƯởNG ĐếN HIệU QUả TRIểN KHAI CÁC HOạT ĐộNG CủA Dự ÁN .........24
2.2.1 Yếu tố khách quan, bên ngoài .....................................................................................................24

2.2.2 Yếu tố chủ quan, bên trong..........................................................................................................25
2.3 PHÂN TÍCH ĐịNH TÍNH CÁCH TIếP CậN CủA Dự ÁN Về TÍNH PHÙ HợP (VớI NHU CầU), TÍNH HIệU QUả, VÀ
TÍNH BềN VữNG............................................................................................................................................26
2.3.1 Tính phù hợp (với nhu cầu).........................................................................................................26
2.3.2 Tính hiệu quả...............................................................................................................................27
2.3.3 Tính bền vững ..............................................................................................................................27
2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐộNG BAN ĐầU/SớM CủA Dự ÁN .............................................................................28
2.4.1 Bước đầu thay đổi nhận thức của các tổ chức xã hội dân sự về BĐKH....................................28
2.4.2 Nâng cao năng lực cho các cán bộ của các NGOs/CSOs...........................................................28
2.4.3 Nâng cao năng lực cho các đối tác của NGOs/CSOs .................................................................28
2.4.4 Đưa các nội dung về BĐKH gần gũi công chúng hơn ...............................................................29
2.4.5 Bước đầu giúp lồng ghép BĐKH trong các dự án phát triển của NGOs/CSOs ........................29
2.4.6 Tư liệu dự án cung cấp là tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức.....................................29
2.5 BÀI HọC KINH NGHIệM ..........................................................................................................................29
2.5.1 Về cách tiếp cận của dự án..........................................................................................................29
2.5.2 Đối với các hoạt động của dự án..................................................................................................29
2.5.2.1 Hợp phần truyền thông và điều phối ..................................................................................................29
2.5.2.2 Đối với hợp phần đào tạo nâng cao năng lực .....................................................................................30
2.5.2.3 Kinh nghiệm và đề xuất khác ...................................................................................................31
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................31
3.1 KếT LUậN...............................................................................................................................................31
3.2 KIếN NGHị .............................................................................................................................................32
PHỤ LỤC 1: Bảng số liệu &các Hộp của báo cáo.................................................................................35
PHụ LụC 3: TổNG THể TIếN Độ & KếT QUả CủA Dự ÁN ................................................................................46
PHụ LụC 4: Bộ CÔNG Cụ DÙNG CHO ĐÁNH GIÁ...........................................................................................50
PHụ LụC 5: CHƯƠNG TRÌNH – Kế HOạCH ĐÁNH GIÁ.......................................................................................72
PHụ LụC 6: DANH SÁCH ĐạI BIểU THAM GIA THảO LUậN NHÓM VÀ PHỏNG VấN...............................................73
3

PHụ LụC 7: DANH MụC TÀI LIệU THAM KHảO DÙNG CHO ĐÁNH GIÁ ...............................................................77

PHụ LụC 8: CVS CủA CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ................................................................................................78

DANH MỤC HỘP VÀ ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Mức độ sử dụng tài liệu tập huấn.......................................................................37
Đồ thị 2: Đánh giá tài liệu tập huấn..................................................................................37
Hộp 1: Sự tham gia của thành viên BĐH ngày càng giảm................................................40
Hộp 2: Dự án linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch theo đề xuất của thành viên.........40
Hộp 3: Tôi là người may mắn vì được chọn làm tập huấn viên nguồn của dự án.............40
Hộp 4: Công ty TNHH Hoá Nông trước và sau khi tiếp xúc với một hoạt động của dự án40
Hộp 5: THV nguồn và học viên của dự rất hài lòng những kiến thức và kỹ năng có được từ
tập huấn...........................................................................................................................40
Hộp 6: Hành trình công việc của anh Linh, sau khi được dự án đào tạo trở thành một tập
huấn viên nguồn..............................................................................................................41
Hộp 7: Tư liệu dự án cung cấp là tài liệu tham khảo hữu ích của chúng tôi......................41

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Mức độ và mục đích truy cập website của người sử dụng....................................35
Bảng 2: Những mong muốn/đề xuất của người sử dụng để website của dự án hữu ích hơn
........................................................................................................................................35
Bảng 3: Mức độ và mục đích đọc bản tin/tờ tin của dự án................................................36
Bảng 4: Những mong muốn của người hưởng lợi để cải thiện Bản tin/tờ tin của dự án....36
Bảng 5: Mục đích sử dụng tài liệu của người hưởng lợi...................................................37
Bảng 6: Tính hữu ích của một số hoạt động/sản phẩm của dự án......................................37
Bảng 7: Những việc làm của các tập huấn viên nguồn (học viên ToT) và học viên của dự
án sau các khoá tập huấn..................................................................................................38
Bảng 8: Một số đề xuất/mong muốn của người hưởng lợi đối với dự án...........................39

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Diễn giải

BCC Truyền thông thay đổi hành vi
BĐH Ban điều hành
BĐKH Biến đổi khí hậu
BQL Ban quản lý
BVTV Bảo vệ thực vật
CCWG Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu của các tổ chức Phi chính phủ
CDA Trung tâm Hỗ trợ phát triển
CSO Tổ chức xã hội dân sự
CSDL Cơ sở dữ liệu
HND Hội nông dân
INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế
4

IT Công nghệ thông tin
MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
NGO Tổ chức phi chính phủ
NGO RC Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ

PTNT Phát triển nông thôn
PT KTXH Phát triển kinh tế xã hội
RECOFTC Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng cho Khu vực Châu Á
và Thái Bình Dương
SRD Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững
TDI Viện Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
THV Tập huấn viên
ToR Điều khoản tham chiếu

ToT Tập huấn cho tập huấn viên
VNGO & CC Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và Biến đổi khí hậu
VNGO Tổ chức phi chính phủ Việt Nam
VRN Mạng lưới sông ngòi Việt Nam
VUSTA Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
XHDS Xã hội dân sự
WB Ngân hàng thế giới

5

TÓM TẮT

1. Dự án “Xây dựng năng lực về Biến đổi Khí hậu (BĐKH) cho các tổ chức xã hội
dân sự” với Mục tiêu nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân
sự, tập trung vào các tổ chức phi chính phủ (NGO) và đối tác, để ứng phó hiệu quả và lồng
ghép hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH vào các chương trình liên quan nhằm
đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam. Dự án gồm 3 hợp
phần:
§ Hợp phần 1 - Truyền thông và Điều phối: Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin,
truyền thông và điều phối các NGO về vấn đề BĐKH
§ Hợp phần 2 - Đào tạo về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH: Nâng cao kiến thức và
kỹ năng về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như năng lực lồng
ghép biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai vào các chương trình hiện có
§ Hợp phần 3 - Chia sẻ và Học hỏi: Tăng cường chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm
thực tiễn và các mô hình điển hình về quá trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Dự án được ĐSQ Phần Lan tài trợ và bắt đầu triển khai hoạt động đầu tiên tháng 6/2009.
Sau một năm rưỡi triển khai, dự án đã đạt được các thành quả nhất định. Theo kế hoạch
ban đầu của dự án, một đợt đánh giá giữa kỳ sẽ được tổ chức trong năm thứ 2 của dự án để
đánh giá quá trình hướng đến các mục tiêu của các hợp phần, các kết quả đạt được so sánh

với các chỉ số và hiệu lực của chiến lược bền vững và kiểm tra các tác động sớm của dự án.
2. Nhóm chuyên gia Đánh giá giữa kỳ của Dự án bao gồm TS Phạm Bảo Dương,
chuyên gia phát triển (Trưởng đoàn), KS Nguyễn Thị Thiêm, trợ lý Trưởng đoàn, với sự hộ
trợ của nhóm cán bộ chuyên trách thực hiện dự án, gồm ThS Phạm Thị Bích Ngọc, Điều
phối viên, ThS Vũ Thế Thường, Cán bộ đào tạo và CN Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Cán bộ
truyền thông đã tổ chức triển khai các hoạt động đánh giá trong quý I năm 2011. Sau khi
nghiên cứu tài liệu, làm việc với Cơ quan chủ trì (SRD) và các cán bộ chuyên trách thực
hiện Dự án, Nhóm chuyên gia đã xây dựng Bộ công cụ và tổ chức Hội nghị đánh giá giữa
kỳ ngày 25-2-2011. Đồng thời, đã triển khai phỏng vấn các cá nhân bằng bảng hỏi (thu về
55 phiếu), các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các THV nguồn của dự án, các đối
tác hưởng lợi, cán bộ & lãnh đạo SRD, một số thành viên Ban điều hành Dự án. Dự thảo
Báo cáo Đánh giá giữa kỳ đã được gửi xin ý kiến lãnh đạo cơ quan chủ trì thực hiện, ban
điều hành và trình bày tại Hội thảo Chia sẻ và cập nhật thông tin giữa kỳ dự án ngày 23-3-
2011 để xin ý kiến góp ý hoàn thiện báo cáo.
3. Kết quả đánh giá cho thấy Dự án đã bám sát mục tiêu nhất quán là tăng cường năng
lực cho các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam về BĐKH. Các hoạt động và các
hợp phần của Dự án đã được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Với
cách tiếp cận từ dưới lên, theo nhu cầu, quá trình lập kế hoạch hàng năm đã nhận được sự
6

quan tâm tham gia của các bên liên quan do đó đảm bảo tính sát thực, khả thi của kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện, Ban điều hành và cơ quan chủ trì Dự án đã chủ động, sáng tạo
và có những điều chỉnh kế hoạch linh hoạt, kịp thời. Kết quả triển khai các hoạt động của
dự án nhìn chung đúng tiến độ. Đặc biệt, hợp phần 2 về đào tạo, nâng cao năng lực được
triển khai thực hiện với kết quả rất tốt. Trên thực tế Dự án cũng đã dành rất nhiều nỗ lực
hơn để thực hiện hoạt động này. Mặc dù vậy, Báo cáo đánh giá cũng chỉ rõ một vài hoạt
động trong hợp phần truyền thông và điều phối có thể được thực hiện tốt hơn và chắc chắn
kết thúc dự án sẽ có những kết quả, tác động tích cực nếu có những sự điều chỉnh, thay đổi
kịp thời.
4. Kết quả đánh giá cũng chỉ ra các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng

đến hiệu quả triển khai các hoạt động của dự án. Các nhóm nhân tố khách quan, bên ngoài
được xác định bao gồm: Tính thời sự, thời điểm của Dự án, năng lực-trình độ và sự quan
tâm của các thành viên trong mạng lưới VNGOs&CC và CCWG, sự quan tâm & hỗ trợ kịp
thời của VUSTA, và sự ủy nhiệm quản lý dự án của Sứ quán Phần Lan cho cơ quan quản
lý chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể thấy một số thách thức khách quan bên ngoài
nổi lên trong quá trình thực hiện dự án như vấn đề BĐKH là vấn đề mới, ít chuyên gia am
hiểm tường tận, đây lại là dự án phục vụ cho một mạng lưới rất rộng các tổ chức XHDS
với sự quan tâm và cam kết khác nhau nên đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, điều phối rất cao. Một
yếu tố khách quan khác là dự án rút ngắn thời gian hoạt động xuống 4 tháng so với kế
hoạch cũng là một thách thức không nhỏ đối với Dự án.
Nhóm các nhân tố chủ quan, bên trong bao gồm: Dự án được thiết kế một cách bài bản –
phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong mạng lưới, năng lực và sự tâm huyết,
nhiệt tình của các thành viên BĐH, các thành viên nhóm THV nguồn, cơ quan chủ trì thực
hiện Dự án là SRD cũng là tổ chức phi chính phủ rất có năng lực và uy tín trong quá trình
điều phối, triển khai thực hiện. Sự hăng hái, nhiệt tình của các thành viên tham gia dự án –
đặc biệt là nhóm cán bộ chuyên trách thực hiện dự án, với sự hiểu biết và kinh nghiệm tổ
chức thực hiện, cộng với sự sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau cũng là nhân tố quan trọng, có tính
quyết định đến sự thành công bước đầu của Dự án. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy một số
tồn tại chủ quan như trình độ ngôn ngữ, cam kết full-time thực hiện dự án của các cán bộ
chuyên trách cũng như cơ chế chia sẻ thông tin, đóng góp lên websites của dự án.
5. Các phân tích định tính cũng chỉ rõ cách tiếp cận của dự án về tính phù hợp (với
nhu cầu), tính hiệu quả, và tính bền vững. Về tổng thể, sau nửa thời gian thực hiện đã
chứng minh tính phù hợp, hiệu quả và bền vững của Dự án ở các khía cạnh khác nhau.
Nhóm tư vấn kiến nghị tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận này trong quá trình triển khai các
hoạt động còn lại của Dự án và có thể đối với những dự án tương tự tiếp theo.
6. Đánh giá các tác động ban đầu/sớm của dự án, Nhóm tư vấn cho rằng Dự án về
tổng thể đã có những tác động bước đầu tích cực như đã: Bước đầu thay đổi nhận thức của
các tổ chức xã hội dân sự về BĐKH, góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ và đối tác
của các NGOs/CSOs, kết nối các thành viên trong mạng lưới (nhóm đối tượng hưởng lợi từ
các hoạt động dự án) trong chia sẻ và trao đổi thông tin...,bước đầu truyền thông về BĐKH

7

và đưa BĐKH gần gũi công chúng, bước đầu giúp ích cho việc lồng ghép BĐKH trong các
dự án phát triển của VNGOs/CSOs, các tư liệu dự án cung cấp là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các tổ chức, cá nhân liên quan. Ngoài ra, các thành viên còn trao đổi, tham vấn lẫn
nhau trong quá trình triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH.
7. Trên cơ sở các phân tích ở trên, một số bài học kinh nghiệm đã được đề xuất để
điều chỉnh các chỉ số cho phù hợp với tình hình thực tế và để triển khai dự án nhằm đạt
được chất lượng và hiệu quả tốt nhất trong năm cuối (năm 2011) của dự án. Trước tiên,
Nhóm tư vấn đánh giá và khuyến nghị tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận hiện nay tuy nhiên,
cần có cơ chế để phân cấp, trao quyền huy động nhiều hơn sự tham gia của các tổ chức
thành viên. Bên cạnh đó, Nhóm tư vấn cũng tổng hợp rút ra các bài học kinh nghiệm cho
từng hoạt động ở mỗi hợp phần của Dự án.
8. Từ thực tiễn triển khai và xác định các nhân tố ảnh hưởng, cùng với các bài học
kinh nghiệm rút ra, Nhóm tư vấn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị để triển khai tốt dự án
trong thời gian rất ngắn (9 tháng cuối năm 2011) còn lại. Các đề xuất cụ thể cho mỗi hoạt
động ở từng hợp phần của Dự án cũng được đề cập. Bên cạnh đó, Nhóm tư vấn cũng
khuyến nghị nên tổ chức sớm hoạt động Tài liệu hóa các mô hình tốt ứng phó với BĐKH
và rút ra các bài học kinh nghiệm về hoạt động của Dự án. Nhóm tư vấn cũng khuyến nghị
một số hoạt động cần triển khai đến khi kết thúc Dự án trong đó, tập trung các nỗ lực, cố
gắng vào việc nghiên cứu – xây dựng một đề xuất dự án về cùng chủ đề thích ứng và giảm
thiểu với BĐKH nhưng với quy mô lớn hơn, phạm vi rộng hơn và thời gian thực hiện dài
hơn. Nhóm tư vấn cũng đề xuất áp dụng triệt để cơ chế phân cấp, trao quyền và huy động
tối đa sự tham gia của các cá nhân, tổ chức thành viên và các cộng đồng người dân cấp cơ
sở trong triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, Nhóm tư vấn cũng lưu ý rằng phân cấp, trao
quyền chỉ được thực hiện khi và chỉ khi tổ chức tiếp nhận sẵn sàng đón nhận và năng lực
của họ đủ để có thể thực hiện được tốt.

8


EXECUTIVE SUMMARY

1. Project “Capacity Building on Climate Change for Civil Society Organizations”
with objectives of raising awareness and build capacity of civil society, focusing on NGOs
and their partners, to effectively respond to and integrate climate change adaptation and
mitigation into relevant existing and future programs to contribute to long term sustainable
development of the country and Vietnamese people. The Project consists of three
components:
Component 1: Communication and Coordination: Increased NGOs access to information,
communication and coordination on climate change
Component 2: Training on adaptation and mitigation: Increased knowledge and skills on
CC adaptation, mitigation and capacity to integrate CC and DRR into existing programs.
Component 3: Sharing and Learning: Enhanced sharing and learning on practical
experience and good models of climate change mitigation and adaptation.

The Project is funded by Finland Embassy and commenced the first activities in June 2009.
After one and half year of implementation, the Project has had certain achievements.
According to the initial plan, a mid-term review is carried out in the second year to review
activities of Components toward the set objectives, compare the implemented activities’
outputs with planned indicators, identify affected factors, review the Project approach as
well as observe the early impacts of the Project.

2. The Mid-term Review team consists of Dr. Pham Bao Duong, development
economists (Team leader), Ms. Nguyen Thi Thiem, Team leader’s assistant, and with the
supports from Project’s staff: MSc Pham Thi Bich Ngoc - PO, MSc Vu The Thuong,
traning staff and Ms Nguyen Thi Quynh Chi, communication staff have carried out
reviewing activities in the first quarter of 2011. After studying Project related documents,
discussing with SRD managers and Project staff in-charge, the review team constructed
Review Tools and organized the Mid-term Review Workshop held at February 25, 2011.
The team also conducted questionnaire interviews with individuals (55 returned

questionnaire), in-depth interviews, group discussions with ToT, beneficiaries, and some
PSC members. The draft of the Mid-term Review Report was circulated widely among
those involved for comments. The review team presented the draft report at the Mid-term
Reviewing Workshop held at March 23, 2011 in Hanoi. It, then, has been revised
accordingly.

3. The reviewing results show that the Project has strictly followed the consistent
objective which is to build capacity on climate change for individuals and civil society
organizations. Component activities have been implemented accordingly to the set plan.
Following the bottom up, needs-based approach, the annually planning processes
mobilized the interests and participations of stakeholders involved, hence, it ensures the
feasibility as well as appropriateness of the plans.
During the Project implementing process, PSC and principal organization- SRD have
actively, flexibly and timely adjusted the plans. Overall, the Project is implemented well.
Especially, component 2 concerning training and capacity building is progressing very
well. In fact, the Project devotes more efforts to carry out this component’s activities.
However, the mid-term report also points out that some activities in the Communication
and Coordination component could have been implemented better and surely would bring
good results with positive outcomes and impacts if appropriate adjustments are made.

9

4. The report also identifies internal and external factors affecting the implementation
and effectiveness of Project activities. Those external factors are identified consisting of:
The timing and the necessity of the Project, capability and the interests of members in
VNGO&CC and CCWG network, the timely supports from VUSTA and the delegation of
project management from Finland Embassy to a professional management company.
Besides, there are some external challenges emerged during the implementation process.
First, climate change is a new topic with quite few experts who understand it thoroughly.
This Project is for wide network of civil society organizations with whose different

interests and commitments, hence, it requires high skills of leadership and coordination.
The implementation period of the Project is shortened by four months compared to the
initial plan that is also a significant challenge to the Project management team.
Those internal factors are identified as follows. The Project is thoroughly designed and has
been proved to be suitable; it meets demands of network members; it is carried out by
members of PSC, ToT and others who are really capable and so enthusiasm. The fact is
that functioning as focal implementing agency, SRD is one of those NGOs which are quite
capable and prestigious. Furthermore, the enthusiasm of Project members particularly, of
Project’ staff whose understandings and implementing experiences enhanced by their
creativeness and mutual supports among them is also a very important factor that
contributes decisively to the initial success of the Project.
Besides that, there are still some subjective issues that need to be solved. These are the
English proficiency, less full-time commitments of staff in-charge as well as information
sharing mechanism that affects particularly to the operating of the Project website.

5. Qualitative analysis also assesses the approach of the Project in terms of its
appropriateness (in accordance with needs), efficiency and sustainability. Overall, after the
half Project cycle of implementation it proves quite clearly the appropriateness, efficiency
as well as sustainability of the Project in different aspects. The review team recommend to
continue follow this approach in the process of implementing remaining activities of the
Project and possibly for the similar type of projects in the future.

6. Assessing the initial/early impacts of the Project, the review team observe that in
general, the Project has brought about some positive impacts such as: Step by step to raise
awareness of staff and civil society organizations concerning climate change; partly
contribute to the capacity building process of staff and NGOs/CSOs partners; connect the
network’s members whose benefits from Project’s activities in communication and
information sharing; communicate with community on climate change and make it
understandable to the public;hence, it all gradually brings climate change issues as a part of
development projects/programs of VNGOs. Project’s documents are useful references for

individuals and organizations involved. Lastly, there exist communications and experience
sharing among members in the process of implementing activities.

7. Based on above analysis, some lessons learnt are drawn to adjust indicators to be
suitable with the current situation. It also aims at best implementing activities so that to
achieve a best quality and efficiency in the last year implementation (2011) of the Project.
Most importantly, the review team recommend to continue applying the current approach,
however, it is necessary to more decentralize, more delegate and mobilize more
participation of member organizations. Besides, the review team also draw the lessons
learnt for each activity in each component of the Project.

8. From the state-of-the art implementation, with affected factors identified and
lessons learnt drawn, the review team recommend some measures to better implement the
Project in remaining short (9 months in 2011) period of time. Detailed recommendations
10

for each activity in each component of the Project are pointed out. Besides that, the team
also propose the new activity of documentation of best practices and experiences the
Project. Most importantly, the team recommend follow- up project activities, of which is to
conduct a feasibility and formulate a new project proposal concerning the same topic of
climate change adaptation and mitigation. However, the newly proposed project is
recommended to be in bigger scale, larger scope of activities, and with longer period of
implementation. It is also highly recommended to apply in more comprehensive and
systematic manner the mechanism of decentralization, delegation and mobilization of
individuals, member organizations, and grassroots local community in project
implementation. At the same time, the review team also note that the process of
decentralization should be carried out only when the decentralized organs are eager to
receive and prove being capable of carrying out.



11

NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN I: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh Dự án Xây dựng năng lực về Biến đổi khí hậu cho các Tổ chức xã hội dân
sự’
Dự án “Xây dựng năng lực về Biến đổi Khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự” với Mục
tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự,
tập trung vào các tổ chức phi chính phủ (NGO) và đối tác, để ứng phó hiệu quả và lồng
ghép hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH vào các chương trình liên quan nhằm
đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam. Dự án gồm 3 hợp
phần:
§ Hợp phần 1 - Truyền thông và Điều phối: Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin,
truyền thông và điều phối các NGO về vấn đề BĐKH
§ Hợp phần 2 - Đào tạo về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH: Nâng cao kiến thức và
kỹ năng về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như năng lực lồng
ghép biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai vào các chương trình hiện có
§ Hợp phần 3 - Chia sẻ và Học hỏi: Tăng cường chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm
thực tiễn và các mô hình điển hình về quá trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Dự án được ĐSQ Phần Lan đồng ý tài trợ từ 4/2009, được Liên hiệp các Hội khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) – cơ quan chủ quản của SRD phê duyệt tháng 5/2009, bắt
đầu triển khai hoạt động đầu tiên tháng 6/2009. Sau một năm rưỡi triển khai, dự án đã đạt
được các thành quả nhất định. Theo kế hoạch ban đầu, một đợt đánh giá giữa kỳ sẽ được tổ
chức trong năm thứ 2 để đánh giá quá trình hướng đến các mục tiêu của các hợp phần, các
kết quả đạt được so sánh với các chỉ số và hiệu lực của chiến lược bền vững và kiểm tra
các tác động sớm của dự án.

1.2 Mục tiêu của đánh giá

Đánh giá quá trình thực hiện nhằm phát hiện và tài liệu hóa mức độ hoàn thành mục tiêu
cũng như những tác động của Dự án; rút ra những bài học trong quá trình thiết kế, quản lý
và thực hiện. Yêu cầu của đánh giá nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
§ Xác định một cách định tính mức độ hoàn thành mục tiêu, kết quả các hoạt động
của dự án,
§ Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các hoạt động của dự
án,
§ Phân tích định tính cách tiếp cận của dự án về tính phù hợp (với nhu cầu), tính hiệu
quả, và tính bền vững,
§ Đánh giá các tác động ban đầu/sớm của dự án
§ Rút ra những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh các chỉ số cho phù hợp với tình
hình thực tế và để triển khai dự án nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất
trong năm cuối (năm 2011) của dự án.
(Chi tiết về Điều khoản tham chiếu đánh giá xin xem Phụ lục 2)

1.3 Phương pháp đánh giá
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đánh giá được thực hiện theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Trong quá trình đánh
giá đã kết hợp nhiều công cụ khác nhau nhằm huy động tối đa sự tham gia của các đối
tượng liên quan. Các công cụ thu thập thông tin bao gồm nghiên cứu tài liệu và thu thập dữ
12

liệu thứ cấp; phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm đại diện cho các bên liên quan trong Dự án;
điển cứu là những công cụ được sử dụng thường xuyên để hiểu rõ thực trạng và nguyên
nhân dẫn đến những chuyển biến tích cực hoặc hạn chế của mỗi hoạt động hoặc lĩnh vực
can thiệp của Dự án. Bộ công cụ dùng trong quá trình đánh giá giữa kỳ bao gồm Khung
nội dung thảo luận nhóm, Phỏng vấn sâu – điển hình, Phiếu phỏng vấn người hưởng lợi,
Phỏng vấn cán bộ phụ trách dự án có thể tìm thấy chi tiết ở Phụ lục 4 của Báo cáo này.
Sử dụng các công cụ trên, với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên trách thực hiện dự án của SRD,
chuyên gia đã có hàng loạt các buổi làm việc với cán bộ dự án, cán bộ và lãnh đạo SRD,

với đại diện nhóm THV, BĐH, tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ, thảo luận nhóm với các
đối tượng khác nhau liên quan đến dự án (Phụ lục 5). Đồng thời, cũng đã tiến hành điều tra
bằng bảng hỏi với tổng số 55 phiếu điều tra các đối tác hưởng lợi từ Dự án. Chi tiết về các
nhóm đối tượng và số người được phỏng vấn được trình bày ở Phụ lục 6.
Kiểm tra chéo cũng được sử dụng nhằm tăng độ tin cậy của thông tin. Một thông tin có thể
được thu thập từ nhiều nguồn, phỏng vấn nhiều nhóm đối tượng, sử dụng nhiều phương
pháp thu thập khác nhau.
Vai trò của tư vấn
1
là thúc đẩy các bên liên quan chia sẻ những nhận định, đánh giá về Dự
án xét trên phương diện của mỗi cá nhân hoặc nhóm lợi ích để trên cơ sở đó tổng hợp và
đưa ra những kết luận mang tính phổ quát hoặc những vấn đề nổi bật.

1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được kết hợp sử dụng trong quá trình
phân tích dữ liệu, viết báo cáo. Trên cơ sở nghiên cứu văn kiện dự án, các Báo cáo quý,
xem xét các tài liệu tập huấn, các báo cáo hoạt động, trang web, kết hợp trao đổi với cán bộ
triển khai thực hiện dự án, lãnh đạo SRD và các thành viên BĐH, chuyên gia đánh giá giữa
kỳ sơ bộ hình dung những nhận định bước đầu về kết quả triển khai thực hiện các hoạt
động. Thông tin thu thập được từ Hội nghị đánh giá giữa kỳ, các cuộc phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm cùng với quá trình xử lý thống kê các phiếu phỏng vấn để rút ra các nhận định,
đánh giá về quá trình triển khai, các vướng mắc, tồn tại, tác động sớm và những kiến nghị
bước đầu để triển khai thực hiện tốt hơn dự án trong thời gian tới.

1
Đoàn Đánh giá giữa kỳ bao gồm: TS Phạm Bảo Dương, chuyên gia phát triển (Trưởng đoàn), KS Nguyễn
Thị Thiêm, trợ lý Trưởng đoàn
Liên hệ: TS Phạm Bảo Dương, Mobile: 098 626 1618, E-mail:
13


PHẦN II: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

2.1 Xác định một cách định tính mức độ hoàn thành mục tiêu, kết quả các hoạt động
của dự án
Hợp phần 1 - Truyền thông và Điều phối:
Hợp phần này hướng tới mục tiêu: Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, truyền thông
và điều phối các NGO về vấn đề BĐKH. Các kết quả cụ thể cần hướng tới là: (1) Nâng cao
việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác và đầy đủ về vấn đề BĐKH giữa các cán bộ của
các tổ chức VNGO/INGO, các đối tác địa phương và công chúng; (2) Kế hoạch điều phối
việc triển khai dự án với vai trò, trách nhiệm rõ ràng của các tổ chức hỗ trợ; (3) Thu thập
và đồng nhất tài liệu đào tạo và các tài liệu truyền thông có sẵn và có chất lượng cao từ tất
cả các dự án của CCWG và VNGO&CC; (4) Sử dụng hiệu quả các tài liệu, thông tin và dữ
liệu chia sẻ trên website (giáo án đào tạo, các ấn phẩm và nguồn tài liệu, tài liệu IEC, danh
sách học viên, vv…)
Kết quả đánh giá giữa kỳ cho thấy:
2.1.1 Lễ công bố dự án
Ngày 7 tháng 4 năm 2009 tại Hà Nội, SRD cùng với các đối tác đã long trọng tổ chức lễ
công bố Dự án với sự tham gia của đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành có liên quan
của Chính phủ, các nhà khoa học trong lĩnh vực BĐKH, các tổ chức quốc tế, các cơ quan
báo chí, các tổ chức NGO và tổ chức xã hội dân sự khác. Sau lễ công bố, thông tin về Dự
án đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Truyền hình Việt
Nam (VTV1), trang website của NGO RC, SRD...
2.1.2. Hội thảo lập kế hoạch có sự tham gia
Kế hoạch đặt ra tháng 07 hàng năm tổ chức hội thảo lập kế hoạch năm nhưng Dự án luôn
triển khai sớm hơn. Hội thảo cho lập kế hoạch năm thứ nhất được tổ chức vào ngày
26/06/2009 tại Hà Nội với sự tham gia của 30 đại biểu đến từ Ban điều hành Dự án, SRD,
các thành viên của 2 mạng lưới. Các tham dự viên tham gia hội thảo đã thống nhất một dự
thảo kế hoạch các hoạt động của dự án (cả 3 hợp phần) cơ bản. Kế hoạch bao gồm kết quả
mong đợi của hoạt động, các chỉ số giám sát đánh giá, phương pháp thực hiện, thời gian
thực hiện, địa điểm thực hiện và trách nhiệm của các bên trong thực hiện các hoạt động.

Kết thúc hội thảo, các tham dự viên thống nhất nhóm công tác dự án sẽ phát triển, hoàn
thiện bản kế hoạch và gửi lại cho các tham dự viên để tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện.
Ở hội thảo lập kế hoạch cho năm thứ hai của dự án được tổ chức 01 ngày (22/04/2010) tại
Hà Nội đã thu hút được 33 thành viên tham dự. Hội thảo đã chia thành các nhóm thảo luận
lập kế hoạch cho các hợp phần của dự án.
Nhìn chung, hội thảo lập kế hoạch luôn thực hiện sớm hơn tiến độ và thu hút sự tham gia
của đa dạng các thành phần liên quan BĐKH. Bản kế hoạch của dự án được xây dựng khá
công phu và có đầy đủ các nội dung: các hoạt động, đối tượng hưởng lợi, kết quả hoạt
động, thời gian, người thực hiện, chỉ số đánh giá, nguồn thông tin, số liệu và đơn vị giám
sát. Tuy nhiên, Bản kế hoạch chưa xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên tham
gia, ví dụ Bản kế hoạch của năm thứ 2 (lập tháng 04 năm 2010) mới chỉ đưa ra người thực
hiện, chưa làm rõ ai, tổ chức nào làm việc gì; ở hợp phần 2 không xác định rõ tổ chức nào
triển khai thực hiện.
2.1.3 Nâng cấp website của nhóm CCWG và phát triển website bằng 02 ngôn ngữ
Tiếng Anh và Tiếng Việt nhằm thu hút cộng đồng tham gia trực tuyến:
Theo kế hoạch của dự án, tháng 10 năm 2009, website Nhóm các tổ chức phi chính phủ
làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWG) trên website của NGO RC được hoàn thiện việc
thiết kế lại và bắt đầu cập nhật thông tin. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3/2010, website của
14

CCWG mới được thiết kế lại với giao diện mới www.ngocentre.org.vn/ccwg. Nguyên nhân
của việc chậm tiến độ do NGO RC có sự thay đổi nhân sự và IT mới của NGO RC không
chấp nhận một công ty thiết kế website trong nước đảm nhận công việc này. Một cuộc họp
giữa NGO RC và BĐH được tổ chức, trong đó xác định IT mới của NGO RC đảm nhận
việc thiết kế lại website của CCWG, cán bộ truyền thông của dự án có nhiệm vụ cập nhật
thông tin cho website. Theo đó, hợp đồng thiết kế lại website của CCWG được chuyển
sang thiết kế một website mới cho Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và Biến
đổi khí hậu (VNGO & CC) www.vngo-cc.vn.
Cả hai website đã được hoàn thiện và cập nhật thông tin từ tháng 3/2010 với giao diện và
thiết kế đẹp, cung cấp những thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Những

thông tin về hoạt động của dự án, 2 mạng lưới và các hoạt động liên quan đến BĐKH tại
Việt Nam đã, đang và sẽ được thu thập từ các tổ chức thành viên, các đối tác của dự án sau
đó được biên tập, edit và đăng tải trên cả 2 website bởi cán bộ truyền thông và quản trị
mạng.
Hiện nay, website của CCWG hiện vẫn do IT của NGO RC quản trị và chủ yếu phát triển
phần tiếng Anh. Quá trình duyệt và đưa thông tin lên website hiện do cán bộ của CARE
đảm nhiệm, theo kế hoạch sau một năm sẽ chuyển giao cho cán bộ truyền thông của Dự án
đảm trách. Website của VNGO & CC do cán bộ truyền thông của dự án quản lý và cập
nhật. Cán bộ truyền thông này ngoài việc quản lý và cập nhật thông tin cho website của
VNGO & CC (chủ yếu là tiếng Việt) còn có nhiệm vụ chuyển các thông tin của dự án, 2
mạng lưới tới đơn vị quản trị website của CCWG để đẩy thông tin này lên mạng.
Đối với website của VNGO & CC:
Tính đến 08h15 ngày 25 tháng 02 năm 2011 website của VNGO & CC (www.vngo-cc.vn)
có 639.607 lượt người truy cập- một con số khá lớn đối với một website mới ra đời. Về cơ
sở dữ liệu, có hơn 60 chuyên gia, 69 đầu tài liệu liên quan BĐKH, các bản tin và tờ tin của
dự án đều được đăng tải trên website và có thể download tham khảo.
Trong số 55 người được điều tra có tới 41,8% người truy cập website của dự án thường
xuyên, 43,6% truy cập nhưng không thường xuyên và 14,5% người không truy cập. Điều
đó cho thấy website đã thu hút được số lượng lớn người quan tâm. Người truy cập website
của dự án với rất nhiều mục đích khác nhau, tập trung chủ yếu vào mục đích đọc các tin
tức liên quan BĐKH (87%), tìm hiểu các chương trình, dự án liên quan BĐKH (80,4%),
tìm kiếm cơ sở dữ liệu (78,3%), đọc bản tin điện tử của dự án (58,7%), tìm các cơ hội đào
về BĐKH (56,5%), đọc các chính sách về BĐKH (54,3%), đọc các trường hợp điển hình
về BĐKH (50%), tìm hiều về nhà tài trợ BĐKH (45,7%)… (Bảng 1, Phụ lục 1).
Hầu hết số người sử dụng đều hài lòng và nhận định website của dự án hữu ích. Trong số
46 người cho nhận định về website của dự án, có 29,1% đánh giá website rất hữu ích,
38,2% đánh giá website hữu ích,14,5% cho rằng website chưa thực sự hữu ích và duy nhất
1,8% người chưa hài lòng về website. Sự hạn chế của website của dự án được nhận định:
Về giao diện và cách sắp xếp dữ liệu trên website: Trong số 05 ý kiến đánh giá về hạn chế
của website có 01 ý kiến phản ánh giao diện và nội dung của website chưa phù hợp với

cộng đồng, 01 ý kiến khác không hài lòng về cách bố trí cơ sở dữ liệu chưa được khoa học,
chưa phân loại tài liệu thành các nhóm nhỏ nên khó tìm kiếm, ví dụ: mục tài liệu nghiên
cứu, tập huấn chỉ thể hiện có 151 đầu tài liệu (tiếng Anh và tiếng Việt), không phân theo
các nhóm.
Về nội dung thông tin, nhận định của một số người hưởng lợi cho thấy, website hiện có ít
thông tin về hoạt động và các mô hình liên quan BĐKH của các tổ chức trong 2 mạng lưới
và các đối tác về BĐKH. Các hoạt động mà website đưa tin chủ yếu là các hoạt động của
dự án như các thông tin về hội thảo, tập huấn, chưa có nhiều các thông tin chia sẻ về những
15

hoạt động của các tổ chức NGO/CSO ở khắp cả nước liên quan đến BĐKH trong khi số
thành viên của 2 mạng lưới này lên tới trên 100 tổ chức. Hiện nay, website mới chỉ đưa ra
một mô hình kinh nghiệm của tổ chức CRD tại Thanh Hoá. Bên cạnh đó, người truy cập
website của dự án mong muốn chia sẻ và trao đổi thông tin với người khác nhưng không
thể truy cập vào forum của website vì mục này chưa hoàn thiện.
Về tính cập nhật: Ngày 25 tháng 02 năm 2011, nhóm tư vấn đánh giá truy cập website, tuy
nhiên, các mục về cơ hội đào tạo, tài trợ vẫn đang trong tình trạng cập nhật, không có
thông tin. Trong số 42 người đánh giá về tính cập nhật của website dự án có 24 người
tương đương 57,1% người đánh giá website cập nhật thường xuyên, vẫn còn trên 33% số
người đánh giá website chưa được cập nhật thường xuyên.
Về nguyên nhân của các hạn chế nêu trên, thực tế hiện nay, dự án chỉ có một cán bộ truyền
thông vừa đảm nhận nhiệm vụ thu nhận thông tin, biên tập thông tin cho 2 website vừa
đảm nhận nhiệm vụ xuất bản bản tin hàng tháng, tờ tin hàng quy của dự án. Với số đầu
thông tin, dữ liệu phong phú của website và bản tin/tờ tin như hiện nay là sự cố gắng nỗ
lực và tâm huyết mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ với kết quả như trên. Hơn nữa,
BĐKH là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam nên việc thu nhận, biên tập thông tin gặp rất nhiều
khó khăn. Đặc biệt, mặc dù dự án đã có những thông báo, biểu dương, kêu gọi gửi tin bài
cho website, bản tin/tờ tin từ các tổ chức thành viên nhưng số các tổ chức tự gửi tin, bài
còn hạn chế, rất cần được cải thiện trong thời gian tới.
Đối với website của CCWG:

Website có đầy đủ các mục như giới thiệu về mạng lưới, tin tức, các ấn phẩm xuất bản, sự
kiện của mạng lưới, các dự án tại Việt Nam, các hoạt động của NGO, các dự án nâng cao
năng lực, các hoạt động của nhóm,... Trong các mục chính của mạng lưới như các mục về
các dự án tại Việt Nam, các chính sách về BĐKH đã tập hợp khái quát những thông tin cần
thiết.
Tuy nhiên, hầu hết các mục nêu trên đều là những thông tin tĩnh, không mang tính cập
nhật. Ví dụ: ngày 15/03/2011, nhóm chuyên gia truy cập website vào mục sự kiện chỉ có
duy nhất một sự kiện của mạng lưới về đối thoại vào ngày 15/03/2011; mục tin tức cũng
chỉ được cập nhật mới nhất vào ngày 07/01/2011; mục các ấn phẩm và xuất bản chưa cập
nhật các bản tin của năm 2011.
Nguyên nhân của hạn chế được lý giải, các thông tin liên quan BĐKH và các thông tin về
mạng lưới và dự án chủ yếu được chia sẻ qua mailing list. Theo BQL dự án, website của
CCWG đặt trên trang của NGO RC với server đặt tại Hồng Kông nên đã bị cũ và không
cập nhật so với các công nghệ hiện đang sử dụng tại Việt Nam nên hạn chế dung lượng và
khả năng truyền tải cũng như truy cập. Phía dự án rất mong muốn cải thiện giao diện của
web cho sống động hơn nhưng gặp rất nhiều khó khăn.
Với sự tiện lợi và tính hữu ích của website về BĐKH tại Việt Nam, các cá nhân và tổ chức
hưởng lợi mong muốn website tiếp tục được cải thiện để đáp ứng tốt hơn mong đợi của
người sử dụng như sau: Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan BĐKH (63,6%), phổ
biến dữ liệu đầy đủ (hồ sơ chuyên gia, tài liệu về BĐKH)-18,9%), huy động và cập nhật
các thông tin từ tổ chức hưởng lợi, NGO, đối tác địa phương (13,5%) và cơ hội tài trợ, có
diễn đàn chia sẻ thông tin về BĐKH (13,5%), có các video clip về các mô hình BĐKH,
phổ biến để nhiều người biết website của dự án (Bảng 2, Phụ lục 1).
2.1.4 Tổ chức các diễn đàn trực tuyến
Theo đúng tiến độ của dự án, diễn đàn trực tuyến với chủ đề về “Vietnam’s responses to
Climate change” và “The youth’s responses to climate change” được tổ chức từ 16h đến
17h ngày 14 tháng 07 năm 2010 với sự hợp tác với Cổng Trí Thức Thánh Gióng, website
của Đoàn thanh niên Việt Nam. Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của gần 300 thanh niên,
16


đại diện các tổ chức hội của Việt Nam, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các tổ chức NGO và
những cá nhân, tổ chức làm việc về BĐKH. Đã có hơn 300 câu hỏi được gửi tới ban tổ
chức qua website trước và trong khi tổ chức diễn đàn. Các câu hỏi liên quan đến BĐKH
như chính sách, chương trình bảo vệ môi trường và chống BĐKH của chính phủ và các tổ
chức XHDS. Giải đáp các câu hỏi này có sự tham gia của 2 chuyên gia đến từ Bộ Tài
nguyên và Môi trường và 3 thành viên Ban quản lý dự án. Đặc biệt, người quan tâm có thể
xem các câu hỏi và lời giải đáp tại đường link: />New/Newsdetail.aspx?id=4442
hoặc
Trong và sau thời gian diễn ra trao đổi trực tuyến, một số trang điện tử như Đài Tiếng nói
Việt Nam, Xalo, Oxfam, Cổng Thánh Gióng cũng đã truyền tải diễn đàn trên website. Đây
không chỉ là cơ hội để dự án truyền thông các vấn đề liên quan đến BĐKH mà còn là cơ
hội tốt truyền thông các hoạt động của dự án đến nhiều cá nhân, cơ quan và tổ chức.
Người tham gia diễn đàn được điều tra đánh giá hoạt động rất hữu ích. Tính hữu ích thể
hiện: qua diễn đàn người tham gia có được: “Định hướng tính xã hội, khía cạnh BĐKH
vào công việc của bản thân”; “cập nhật thông tin, chia sẻ thông tin về BĐKH và mở rộng
mạng lưới”; “trao đổi và giải đáp thắc mắc, là nơi gặp nhau và chia sẻ giữa những người
quan tâm đến BĐKH”,... Tuy nhiên, thời gian của hoạt động, mặc dù đã được kéo dài hơn
so với kế hoạch, nhưng vẫn không đủ để các chuyên gia trả lời các câu hỏi của người quan
tâm. Những người tham gia mong muốn trong thời gian tới dự án cần tiếp tục tổ chức các
diễn đàn với các chủ đề liên quan BĐKH.
2.1.5. Xuất bản các Bản tin điện tử và và tờ tin về BĐKH
Bản tin điện tử về BĐKH được xuất bản hàng tháng bằng 2 thứ tiếng Anh và Việt. Các tổ
chức thành viên và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề BĐKH là những người cung
cấp thông tin cho Bản tin và được cán bộ phụ trách của dự án tổng hợp, biên tập xuất bản
và được chuyên gia duyệt. Theo đúng tiến độ của dự án, từ tháng 10 năm 2009 đến hết
tháng 12/2010 dự án đã xuất bản được 15 bản tin điện tử. Bản tin điện tử hàng tháng được
gửi qua email đến hơn 140 tổ chức thành viên của mạng lưới VNGO & CC và hơn 200 tổ
chức thành viên của CCGW và được đăng tải trên website của cả 2 mạng lưới để người
quan tâm đến BĐKH có thể dễ dàng tiếp cận.
Bên cạnh đó, hàng quý, các thông tin liên quan về BĐKH được chọn lọc từ các Bản tin

điện tử và cô đọng để biên tập và xuất bản Tờ tin tiếng Việt và gửi đến những tổ chức
thành viên, đối tác của các thành viên thuộc hai mạng lưới VNGO&CC và CCWG ở các
địa phương, hiện bị hạn chế trong việc truy cập Internet. Kết quả, từ quý 4/2009 đến hết
tháng 12/2010, dự án đã xuất bản được 5 tờ tin và gửi qua e-mail đến các tổ chức thành
viên của 2 mạng lưới, các đối tác của dự án với nhiều nội dung phong phú về các hoạt
động của dự án và các hoạt động liên quan đến BĐKH tại Việt Nam. Đặc biệt, đã có
khoảng 3.500 tờ tin đã được in và gửi tới hơn 700 tổ chức là đối tác tại các địa phương của
2 mạng lưới (bắt đầu từ quý 3/2010, Dự án in 1000 bản tin).
Sau khi gửi đi các bản tin và tờ tin đến các thành viên của 2 mạng lưới và đối tác dự án,
Ban quản lý đã nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ người đọc với sự hài lòng về
những thông tin và mong muốn tiếp tục được đón đọc các bản tin và tờ tin tiếp theo.
Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy, có 34,5% người thường xuyên đọc bản tin của dự án,
45,5% đọc nhưng không thường xuyên và 20% không đọc nguyên nhân chưa biết đến bản
tin của dự án hoặc chưa đăng ký là thành viên trong mailing list để nhận bản tin của dự án.
Độc giả bản tin đánh giá rất cao tính hữu ích của bản tin với 18,2 % số người nhận định
bản tin/tờ tin rất hữu ích, 72,7% hữu ích. Người đọc bản tin điện tử và tờ tin của dự án để
có được những thông tin liên quan đến BĐKH và dự án như cập nhật các chương trình dự
17

án về BĐKH (93,2%), biết thông tin về hoạt động của dự án (77,3%), có thêm thông tin cơ
hội tài trợ (50,0%), các ấn phẩm mới về BĐKH (47,7%), các câu chuyện thú vị về BĐKH
(36,4%), dự báo và kịch bản về BĐKH (31,8%),...(Bảng 3, Phụ lục 1).
Tuy nhiên, để bản tin, tờ tin tốt hơn và hữu ích hơn với người hưởng lợi, dự án cần khắc
phục một số hạn chế sau:
Hạn chế về nội dung: Bản tin và tờ tin chưa có được nhiều những thông tin về hoạt động
của các tổ chức thành viên và các đối tác địa phương liên quan đến BĐKH. Một số tổ chức
thành viên phản ánh không nhận được thông báo gửi tin cho bản tin/tờ tin của dự án. Bản
tin có ít các mô hình thành công và thất bại về BĐKH tại Việt Nam.
Về cách gửi và nhận bản tin điện tử: Bản tin đã được gửi cho các cá nhân đăng ký thành
viên và gửi đến e-mail của hơn 100 tổ chức. Việc gửi bản tin đến địa chỉ của một người đại

diện trong tổ chức nhận có thể xảy ra rủi ro, bản tin sẽ nằm tại e-mail của một người nào
đó mà không được chuyển tiếp đến các thành viên khác trong tổ chức. Một số người điều
tra tự nhận lỗi thời gian đầu thường chuyển ngay bản tin đến những thành viên khác trong
tổ chức và đối tác nhưng thời gian gần đây, do công việc bận rộn “đã quên” không chuyển
cho người khác. Bên cạnh đó, khó khăn trong gửi bản tin của dự án còn được nhận định do
các tổ chức thành viên, các NGO thay đổi địa chỉ mail và không báo lại cho BQL dự án.
Với những hạn chế nêu trên, các độc giả mong muốn Bản tin/tờ tin ngày càng hấp dẫn hơn
nữa, hữu ích hơn nữa với những đề xuất như có nhiều hình ảnh và câu chuyện hấp dẫn hơn
(50%), có thông tin chia sẻ về hoạt động của các tổ chức thành viên, tổ chức khác và sáng
kiến địa phương (25%), thông tin kết quả mô hình thất bại, thành công về BĐKH (18,8%),
tăng hàm lượng thông tin,...(Bảng 4, Phụ lục 1).
2.1.6 Phát triển cơ sở dữ liệu
Theo đúng tiến độ của dự án, tháng 12/2009, cơ sở dữ liệu của dự án đã được hoàn thiện
với các nhóm nội dung: (1) Dữ liệu về các hoạt động biến đổi khí hậu hiện có tại Việt nam
mà có thể tìm kiếm; (2) Dữ liệu về các chuyên gia BĐKH sẵn sàng đóng góp công sức,
thời gian và kiến thức; (3) Dữ liệu về các tổ chức thực hiện việc đào tạo liên quan đến biến
đổi khí hậu cũng; (4) Dữ liệu về các nhà tài trợ và các cơ hội tài trợ; (5) Dữ liệu về các
tham dự viên của các khóa đào tạo, các sự kiện học tập trong hợp phần 2 và 3 của dự án.
Dữ liệu được phát triển dưới sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia từ mạng lưới
CCWG, VNGO&CC; được cung cấp và cập nhật của các nhà tài trợ và tham dự viên. Cơ
sở dữ liệu được thu thập, tổng hợp và biên tập và đăng tải trên website của cả 2 mạng lưới.
Tính đến 08h15’ ngày 25 tháng 02 năm 2011, có hơn 1000 lượt người truy cập website của
VNGO & CC để xem cơ sở dữ liệu của dự án. Kết quả điều tra bảng hỏi cũng cho thấy, có
13,3% số người truy cập website của dự án để tìm cơ sở dữ liệu. Điều này chứng tỏ sức
hấp dẫn và tính hữu ích của cơ sở dữ liệu dự án mang lại.
Tuy nhiên cơ sở dữ liệu của VNGO&CC cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Trong
phiên thảo luận nhóm Hội nghị đánh giá giữa kỳ, đã có chuyên gia CSDL cho rằng đây
chưa thực sự là CSDL. Dữ liệu về chuyên gia chỉ có tên chuyên gia, tên cơ quan, email và
số điện thoại liên lạc không có kèm theo lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn cũng như kinh
nghiệm của chuyên gia nên người đọc khó có thể dựa vào đó để tìm chuyên gia khi cần

thiết. Dữ liệu về các tư liệu liên quan BĐKH chỉ có tên tài liệu, đường link chỉ nguồn gốc
của tài liệu, không có file dữ liệu kèm theo. Người sử dụng phải tiếp tục tìm kiếm mới có
được dữ liệu cần tìm.
2.1.7 Nâng cao ý thức về BĐKH và các hoạt động của dự án
Với sự hỗ trợ và cộng tác của các thành viên Ban điều hành dự án và RECOFTC, tờ rơi
giới thiệu và quảng bá về các hoạt động của dự án cũng như những thông tin, khái niệm cơ
bản liên quan BĐKH đã được thiết kế và đăng tải trên website VNGO&CC vào tháng
18

12/2009. Đã có 3.000 bản cứng đã được in và gửi đến các tổ chức thành viên của 2 mạng
lưới và các đối tác thông qua các cuộc họp, hội thảo, các khoá đào tạo và hoạt động khác
và gửi trực tiếp đến các đối tác địa phương của dự án.
Một danh sách các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông (IEC)/tài liệu truyền thông
thay đổi hành vi (BCC), tài liệu đào tạo đã được thu thập và đăng tải trên web của CCWG
vào tháng 11 năm 2009 để các tổ chức có thể chia sẻ thông tin. Những tài liệu này (cả bản
cứng và mềm) bao gồm: thông tin chương trình, dự án về biến đổi khí hậu, các báo cáo,
các tài liệu đào tạo (bao gồm cả danh sách giảng viên), các nghiên cứu, các chỉ số giám sát
và các ấn bản được chia sẻ rộng rãi trực tuyến giữa các thành viên và đối tác của CCWG
nhằm giúp đỡ họ tìm hiểu các nguồn hỗ trợ và tránh các hoạt động chồng chéo nhau khi
thiết kế các tài liệu IEC/BCC về biến đổi khí hậu.
Cuối tháng 12/2010, TOR về hoạt động biên soạn Sổ tay hỏi đáp về BĐKH cho cộng đồng
đã được hoàn thiện và đang chờ góp ý của các thành viên PSC. Các câu hỏi được thu thập
từ cộng đồng và các tổ chức thành viên của 2 mạng lưới. Dự kiến các câu hỏi và lời giải
đáp được hoàn thiện và sử dụng vào cuối quý 02/2011.
Riêng hợp phần truyền thông của dự án có sự thay đổi. Trong Hội thảo lập kế hoạch năm,
các tổ chức thành viên đã đề xuất dự án bổ sung thêm hoạt động xây dựng 1 video clip về
các hoạt động của dự án. Do đó, được sự đồng ý của Đại sứ quán Phần Lan, dự án đã liên
hệ với 3 đơn vị cung cấp dịch vụ và lựa chọn Công ty TNHH MTV truyền thông và sản
xuất nghe nhìn Tam Linh xây dựng một video clip về BĐKH. Tính đến 12/2010, SRD và
công ty đang hoàn thiện với mô hình đầu tiên tại Thanh Hoá và dự kiến hoàn thành và trình

chiếu trong quý II/2011.
Tuy nhiên, nhìn chung do tính chất của dự án có nhiều bên tham gia và điều hành nên các
hoạt động thường được xây dựng kế hoạch với một biên độ thời gian dài (từ quý 2/2010
đến quý 3/2011) nên khó đánh giá việc triển khai theo tiến độ, do đó, kết quả và tác động
sẽ được chỉ rõ hơn trong đánh giá cuối kỳ.

2.1.8 Hoạt động điều phối của dự án
Dự án VM020 được đề xuất bởi một nhóm các chuyên gia của 2 mạng lưới CCWG và
VNGO&CC. Để chỉ đạo các hoạt động, Ban điều hành Dự án đã được thành lập với các
thành viên đến từ các 4 tổ chức phi chính phủ trong và 5 ngoài nước đang hoạt động tại
Việt Nam. Giai đoạn đầu triển khai, Ban điều hành hoạt động khá hiệu quả với sự tham gia
rất tích cực của các thành viên. Tuy nhiên, gần đây, sự tham gia của một số thành viên có
phần hạn chế (các thành viên tham gia họp tích cực – theo Biên bản các cuộc họp tháng 5,
tháng 11 năm 2010 và tháng 1 năm 2011 chủ yếu bao gồm đại diện đến từ SRD, CARE
International tại Việt Nam, MCD, RECOFTC và Oxfam). Rất hiếm các cuộc họp điều phối
với sự tham gia đầy đủ các thành viên ban điều hành. Bên cạnh đó, thực tế là các hoạt động
cần xin ý kiến hoặc phê duyệt của BĐH thường bị chậm do phải tập hợp nhiều ý kiến. Thời
gian gần đây, sự tham gia của một số thành viên BĐH dự án giảm dần so với trước đó với
nguyên nhân được lý giải rằng năng lực của các cán bộ thực hiện dự án đã tăng dần. Một
số thành viên đã rút lui khỏi BĐH do không còn phù hợp: CDA, CRS, và VVOB; TDI rất
ít tham dự vào các hoạt động dự án. Đã xuất hiện ý kiến cho rằng cần đánh giá lại sự mức
độ cam kết tham gia của một số thành viên BĐH để có sự bổ sung, thay thế cho phù hợp
(Hộp 1, Phụ lục 1). Một số thành viên PSC BĐH quan niệm, năng lực của cán bộ dự án đã
được nâng cao, không cần sự hỗ trợ của PSC BĐH nữa nên đã giảm dần thời gian tham gia
các hoạt động điều phối.

Hợp phần 2 - Đào tạo về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH:
19

Hợp phần này hướng tới mục tiêu: Nâng cao kiến thức và kỹ năng về giảm nhẹ và thích

ứng với biến đổi khí hậu cũng như năng lực lồng ghép biến đổi khí hậu và DRR vào các
chương trình hiện có. Các kết quả cụ thể cần hướng tới là: (1) 10 cán bộ chủ chốt của
VNGOs được đào tạo về “Tập huấn cho tập huấn viên (ToT)” sẽ tham gia tích cực vào việc
đào tạo về các chủ đề liên quan đến quá trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu;
(2) Ít nhất 200 người từ 50 tổ chức và đối tác của VNGOs sẽ được đào tạo về các chủ đề
liên quan đến giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; (3) Tăng cường sự hiểu biết
chính xác của các tham dự viên trong các khóa đào tạo về các vấn đề cơ bản liên quan tới
giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; (4) Bộ giáo án đào tạo, tài liệu hướng dẫn và
các công cụ hỗ trợ liên quan đến giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được phát
triển và luôn sẵn có để mọi người có thể truy cập.

Kết quả đánh giá giữa kỳ cho thấy:
2.1.9 Thiết kế các hoạt động đào tạo cho các chủ đề đã chọn lọc bao gồm cả xây dựng
và phát triển giáo án và các tài liệu liên quan khác
Dự án đã tiến hành các hoạt động lựa chọn nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu tập huấn và
lựa chọn các tập huấn viên, lựa chọn chủ đề cho các khoá tập huấn theo đúng tiến độ đặt
ra. Các tập huấn viên cam kết bằng văn bản tham gia đầy đủ các hoạt động của dự án (có
xác nhận của lãnh đạo tổ chức). Tài liệu đào tạo tập huấn viên được biên soạn bởi nhóm
các chuyên gia và các cán bộ được lựa chọn đào tạo thành tập huấn viên của dự án. Nhóm
biên soạn tài liệu đã làm việc cùng nhau, thu thập các thông tin liên quan đến chủ đề đã
được định rõ trong kế hoạch công việc chi tiết, sau đó biên soạn những thông tin này và
chuẩn bị tài liệu cho hoạt động đào tạo sau đó.
Ngày 23/10/2009, Hội thảo góp ý về cấu trúc và những nội dung chính được tổ chức với sự
tham gia của 40 người đến từ BĐH, các học viên tiềm năng, nhóm chuyên gia, nhà tài trợ,
thành viên của 2 mạng lưới, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau
góp ý, dự án đã hoàn thành bản thảo và đã tổ chức Hội thảo lấy ý lần 2 cho nội dung của
cuốn giáo trình. Sau các hội thảo, Tài liệu đào tạo tập huấn viên về BĐKH đã được hoàn
thiện và được sử dụng trong 2 khoá đào tạo ToT về BĐKH và các khóa tập huấn mở rộng.
Đặc biệt, Tài liệu đào tạo tập huấn viên về BĐKH được nhóm giảng viên và tập huấn viên
của dự án cập nhật và hoàn thiện sau mỗi khoá tập huấn. Cuốn tài liệu tập huấn là sản

phẩm trí tuệ của các nhà khoa học, các thành viên cũng như cộng đồng người hưởng lợi.
Đặc biệt, một thành viên BĐH đại diện cho RECOFTC đã đóng góp biên soạn miễn phí
một số nội dung trong tài liệu. SRD cũng tham gia viết một bài trong cuốn sách này, tuy
nhiên chỉ lấy 50% kinh phí (so với mức phí được trả cho các thành viên khác).
Đối với hoạt động in ấn giáo trình, đến cuối năm 2010, SRD đã ký hợp đồng với Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, đến thời điểm này, cuốn tài liệu đã được xuất bản, trang trọng,
đẹp mắt.
Với cách tổ chức xây dựng tài liệu rất bài bản của dự án, cuốn tài liệu đã trở thành cẩm
nang quan trọng không những cho các tập huấn viên nguồn khi tiến hành các khoá tập
huấn về BĐKH cho các cán bộ VNGO/CSO mà các học viên cũng có thể sử dụng để tập
huấn cho các đối tác địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, có 24,5% người được hỏi đánh
giá tài liệu tập huấn rất hữu ích, 61,2% người đánh giá hữu ích. Tài liệu tập huấn của dự án
được sử dụng để tham khảo triển khai các hoạt động của tổ chức hưởng lợi (48,3%); tập
huấn cho người khác (27%), xây dựng một tài liệu tập huấn/tham khảo khác (23,6%) và
mở rộng kiến thức (Bảng 5, Phụ lục 1).
Nghiên cứu tài liệu tập huấn cho thấy nếu tài liệu được bổ sung thêm một số công cụ trực
quan như các hình ảnh, film tài liệu, bài trình bày, các trường hợp điển hình,… dưới dạng
20

một đĩa CD hoặc VCD sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Kết quả khảo sát cũng cho thấy
còn 20 lượt ý kiến mong muốn được cải thiện những hạn chế trong đó có tới 55% ý kiến
cho rằng tài liệu nếu được bổ sung một số công cụ trực quan (hình ảnh, CD, VCD, Case
study) thì sẽ thuận tiện hơn rất nhiều trong sử dụng tập huấn.
2.1.10 Đào tạo ToT cho các cán bộ của NGO
Sau khi tiến hành các hoạt động tuyển chọn các cán bộ NGO/CSO để đào tạo thành tập
huấn viên ToT. Dự án đã lựa chọn được 15 người để cùng tham gia với nhóm chuyên gia
biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn viên, và tham gia 03 khoá tập huấn về kiến thức, kỹ
năng để trở thành các tập huấn viên (THV) của dự án.
Khoá 1: về nội dung “Kỹ năng tập huấn và thúc đẩy hoạt động nhóm có sự tham gia”. Số
lượng học viên tham gia là 16 người (phụ nữ chiếm 54%), có 5 đại diện từ 3 miền Bắc –

Trung - Nam. Sau 3 ngày tập huấn, các học viên đã có khả năng thiết kế được các bài học
có sự hỗ trợ trực quan; xây dựng tiết học/hoạt động nhóm có sự tham gia; sử dụng được
các công cụ thúc đẩy sự tham gia trong tập huấn (chuẩn bị bài trình bày, trình bày với sự
hỗ trợ trực quan, đặt câu hỏi, phản hồi...). Đặc biệt, các học viên đã được thực hành kỹ
năng gắn với các nội dung trong quyển tài liệu “Đào tạo tập huấn viên về BĐKH” đã được
dự án biên soạn.
Khoá 2 và 3: về nội dung, “Tổng quan và giảm nhẹ BĐKH” và “Thích ứng với BĐKH”.
Có 20 học viên tham dự tập huấn. Trong hai khóa tập huấn này các chuyên gia và các học
viên cùng nhau trao đổi và chia sẻ các nội dung kiến thức trong tài liệu Đào tạo tập huấn
viên về BĐKH”. Bên cạnh đó, trong 2 khoá tập huấn, các học viên được thảo luận và chia
sẻ chiến lược, kinh nghiệm thực hiện dự án liên quan đến BĐKH từ các tổ chức như
CARE, OXFAM, Save the Children, SRD, Viện Chiến lược & Chính sách khoa học công
nghệ (NISTPASS). Ngay sau khoá đào tạo ToT thứ 3, với sự hỗ trợ của chuyên gia, các tập
huấn viên của dự án đã tiến hành tập huấn các nội dung về BĐKH cho các cán bộ và đối
tác cấp tỉnh huyện của Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền
núi (SUDECOM) – một tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Yên Bái.
Cho đến thời điểm này 100% các tập huấn viên nguồn đã tham gia làm tập huấn viên trong
các khóa tập huấn, làm thúc đẩy viên trong các hội thảo do dự án tổ chức. Ngoài ta họ cũng
là tập huấn viên trong các khóa tập huấn về BĐKH, là thúc đẩy viên, báo cáo viên trong
các hội thảo, diễn đàn liên quan đến BĐKH, tham gia các nghiên cứu, đánh giá liên quan
đến BĐKH của tổ chức mình và các tổ chức khác.
Có thể nói, hoạt động đào tạo THV nguồn của dự án như một điểm sáng về thành công
bước đầu của dự án. Kết quả đã tạo ra một nhóm các THV nguồn hùng hậu với sự nhiệt
huyết và sự hài lòng cao về kiến thức và kỹ năng mà các khoá tập huấn ToT mang lại.
Ngay từ việc lựa chọn đối tượng làm THV nguồn của dự án đã cho thấy tính bài bản của
hoạt động này. Dự án đã lựa chọn đối tượng THV nguồn theo nhiều tiêu chí khác nhau
như đại diện vùng miền, độ tuổi, kinh nghiệm, giới, đảm bảo tính đa dạng và thuận lợi
trong chia sẻ và bổ trợ khi tổ chức các khoá đào tạo tiếp theo.Dự án đã kết hợp đào tạo
với hợp phần học hỏi - chia sẻ bằng cách tổ chức study tour với đối tượng tham gia chính
là các THV nguồn. Nguyện vọng của các tập huấn viên nguồn là tiếp tục được đào tạo gắn

với thực tiễn liên quan đến nội dung của khoá học nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, theo ý kiến
đánh giá của các THV nguồn, một số giảng viên của khoá học còn nặng về lý thuyết, thiếu
kiến thức thực tiễn, giảng khó hiểu cần được rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
2.1.11 Đào tạo tại nước ngoài cho các học viên ToT tiêu biểu
Theo thiết kế dự án, có 2 đợt đào tạo tại nước ngoài cho một số học viên ToT tiêu biểu, tuy
nhiên, việc lựa chọn người tham dự gặp khó khăn trong việc cam kết sau đào tạo, do đó, tất
cả thành viên BĐH thảo luận và thống nhất ngoài việc cử những học viên ToT thực sự tiêu
21

biểu tham gia các hoạt động hội thảo, tập huấn ở nước ngoài sẽ mời các giảng viên nước
ngoài tiến hành đào tạo tại Việt Nam.
Tháng 11/2010, dự án đã cử 3 người đại diện đi tham dự hội thảo liên quan BĐKH tại
Philippin và Thái Lan. Hai đại diện sau khi tham dự hội thảo tại Philippin đã có một bài
trình bày chia sẻ những kiến thức và thông tin có được từ hội thảo như những giải pháp
nông nghiệp bền vững trong bối cảnh BĐKH, vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông
nghiệp và những thông tin khác tại cuộc họp của CCWG, tháng 12/2010.
Ngày 17-19/1/2011, dự án đã mời TS. Chito P. Medina, Điều phối viên quốc gia của Mạng
lưới MASIPAG Philippin tập huấn nội dung “Nông nghiệp và BĐKH” cho 32 tham dự
viên là tập huấn viên tiềm năng và các học viên tiêu biểu trong các khóa tập huấn trước đó.
Tại khóa tập huấn này các học viên đã đươc chia sẻ kinh nghiệm của lưới MASIPAG về
“Các chiến lược và sáng kiến dựa vào cộng đồng về khả năng thích ứng ngày càng tăng
của nông dân sản xuất nhỏ đối với các hệ thống sản xuất lúa dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu”.
BĐH dự án đã thống nhất mời chuyên gia nước ngoài tập huấn cho các học viên tại Việt
Nam đã giúp cho dự án một mặt vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động tập
huấn, một mặt tiết kiệm chi phí cho dự án. Đặc biệt, BĐH dự án đã quyết định sử dụng
nguồn kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động này vào việc tăng thêm học viên cho tập huấn.
Đây là cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả.
2.1.12 Đào tạo cho cán bộ và đối tác của NGOs
Với việc các cán bộ được lựa chọn đã dần nâng cao kiến thức, kỹ năng tập huấn về BĐKH
sau khi tham dự 3 khoá tập huấn ToT cộng với cẩm nang bộ tài liệu tập huấn được xây

dựng và ngày càng hoàn thiện, các tập huấn viên nguồn này đã trở thành những tập huấn
viên trong các khóa tập huấn cho các cán bộ của NGO/CSO và các đối tác của NGOs.
Trong các khoá này, các chuyên gia là người hỗ trợ và cố vấn cho các tập huấn viên nguồn.
Kết quả, tính đến hết tháng 12/2010, dự án và các THV nguồn của dự án đã tổ chức được:
07 khoá tập huấn về BĐKH cho các NGOs tại Hà Nội, 07 khoá cho các cán bộ và đối tác
tại các tỉnh. Các khoá học đều áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt là
phương pháp thảo luận nhóm. Sau mỗi khoá tập huấn, các THV nguồn, nhóm cán bộ dự án
và chuyên gia soạn giáo trình thường họp lại và tự rút ra bài học kinh nghiệm và cùng chia
sẻ để thực hiện tốt hơn. Theo đánh giá của chuyên gia, các THV nguồn có sự tiến bộ sau
mỗi khoá tập huấn.
Kết quả đánh giá của các học viên sau tất cả khóa học đã được tổ chức cho thấy, các học
viên đều rất tâm đắc về sự nhiệt tình giảng dạy, các trò chơi sư phạm, kiến thức cơ bản về
BĐKH của đội ngũ tập huấn viên nguồn. Ví dụ, kết quả đánh giá các khoá học Tổng quan
về biến đổi khí hậu tổ chức tại Hà Nội cho cán bộ của NGOs/CSOs từ ngày 29-30/06/2010,
cho thấy, có trên 60% học viên hoàn toàn hài lòng về phương pháp tập huấn của các THV
nguồn và trên 85% học viên hài lòng về nội dung do các tập huấn viên nguồn chuẩn bị. Kết
quả này chứng tỏ, đội ngũ tập huấn viên nguồn đã được trang bị kiến thức và kỹ năng đào
tạo tốt ngay từ khi bắt đầu tham gia dự án.
Đặc biệt, các tập huấn viên nguồn của dự án nhận định, “khác với những khoá tập huấn
khác, khi tham gia làm tập huấn viên trong dự án này, các tập huấn viên nguồn luôn được
tổ chức theo nhóm (team work) nên có thể bổ trợ và chia sẻ học hỏi lẫn nhau”.
Trong các khóa tập huấn được tổ chức, các tham dự viên luôn nhận được chia sẻ kinh
nghiệm thực tế từ các dự án, mô hình, hoạt động thực tế ứng phó với BĐKH do các tổ chức
NGO/CSO đang triển khai ở cộng đồng, các hoạt động ứng phó với BĐKH của các địa
phương. Đối với các mô hình, dự án không chỉ chia sẻ mô hình của SRD mà còn mời nhiều
đại biểu đến từ các dự án, tổ chức khác chia sẻ trong các khoá tập huấn, đảm bảo tính đa
dạng và sự tham gia của nhiều tổ chức. Tuy nhiên, các tập huấn viên nguồn mong muốn dự
22

án thông báo thời gian tập huấn sớm hơn để họ có thời gian chuẩn bị bài giảng và sắp xếp

công việc.
Hợp phần 3 - Chia sẻ và Học hỏi
Hợp phần này hướng tới mục tiêu: Tăng cường chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm thực
tiễn và các mô hình điển hình về quá trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các
kết quả cụ thể cần hướng tới là: (1) Các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ trực tiếp
làm về biến đổi khí hậu phải nhận biết và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình
hoạt động hiệu quả về quá trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ; (2) Ít nhất có
khoảng 10 tổ chức NGOs chia sẻ kinh nghiệm và các bài học học được từ các mô hình
giảm nhẹ và thích ứng với các thành viên tham gia chương trình, các nhà hoạch định chính
sách để nâng cao kiến thức và các kinh nghiệm thực tiễn quý báu ; (3) Ít nhất có một sự
kiện tham quan chia sẻ và học hỏi trong nước về các vấn đề biến đổi khí hậu được thực
hiện trong quá trình triển khai dự án ; (4) Ít nhất có 02 cuộc thăm quan lẫn nhau ở cấp địa
phương được tổ chức ; (5) Ít nhất có một quyển sách nhỏ tổng hợp tất cả các trường hợp
điển hình, các kinh nghiệm thực tiễn về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu được
xuất bản và phổ biến rộng rãi.

Kết quả đánh giá giữa kỳ cho thấy:
2.1.13 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm liên quan BĐKH
Theo đúng tiến độ, có 02 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đã được tổ chức tại Hà Nội vào năm
2010:
Ngày 26/3/2010 đã tổ chức hội thảo về “Tăng cường hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ trong ứng phó với BĐKH” tại Hà Nội. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của
70 đại biểu, đại diện các cơ quan Chính phủ, Bộ-Ngành, tổ chức liên quan như Bộ Nông
nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, đại diện
các cơ quan chính phủ và NGO từ Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Giang và
Thừa Thiên Huế; đại diện từ các tổ chức quốc tế: CARE, Oxfam, WWF, GEF, Action Aid,
GRET and RECOFTC; các nhà nghiên cứu và khoa học trong lĩnh vực BĐKH; các cơ
quan truyền thông: VTV2, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Đất việt, Tạp chí Khoa học và đời
sống, Tạp chí môi trường, Media Tomorrow. Tại hội thảo, đại diện các NGO và các cơ
quan nhà nước chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động liên quan BĐKH.

Với sự phối hợp của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, 01 hội thảo về “Chia sẻ kinh
nghiệm thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng” đã được tổ chức vào ngày 10 tháng 12
năm 2010 với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ 2 mạng lưới, các nhà tài trợ quan
tâm đến BĐKH (AusAID, UNDP, DANIDA, EC, ĐSQ NaUy), các cơ quan truyền thông,
đối tác địa phương. Các đại biểu cùng nhau chia sẻ và trao đổi về các mô hình thích ứng
với BĐKH dựa vào cộng đồng, kinh nghiệm lồng ghép thích ứng BĐKH vào kế hoạch
PTKTXH, các nghiên cứu liên quan BĐKH.
Dự án cũng đã linh hoạt thay đổi địa điểm tổ chức hội thảo tại Cần Thơ (theo kế hoạch của
dự án) với lý do tại đây ít các tổ chức NGO/CSO so với Tp Hồ Chí Minh. Với mục đích
thu hút được số lượng người tham gia đông đảo hơn và hạn chế chi phí và đi lại, dự án dự
kiến chuyển sang tổ chức hội thảo tại TP Hồ Chí Minh.
2.1.14 Nghiên cứu học hỏi các mô hình ứng phó với BĐKH
Ngày 15-17/9/2010, dự án đã tổ chức nghiên cứu học hỏi các mô hình ứng phó với BĐKH
của dự án “Tương lai xanh” tại Thanh Hoá do Hợp tác xã phát triển nông thôn Quan Hóa
triển khai cho 26 cán bộ từ các NGO, Viện, Trường đại học, cơ quan truyền thông. Trong
chuyến đi, người tham dự đã được tìm hiểu nghiên cứu về các mô hình giảm nhẹ BĐKH
như: hoạt hóa than từ mùn cưa luồng, sản xuất phân hữu cơ từ mùn cưa luồng, sử dụng bếp
23

tiết kiệm củi, bảo vệ và phục tráng rừng luồng, Biogas để thắp sáng và đun nấu… Các mô
hình đa dạng sinh kế để thích ứng với BĐKH như trồng nấm trên giá thể mùn cưa luồng,
trồng rau hữu cơ với phân ủ từ mùn cưa luồng, nuôi gà dưới tán rừng luồng …
Kết quả đánh giá ngay sau chuyến tham quan có 64% người tham dự hoàn toàn hài lòng và
36% người hài lòng về các nội dung của chuyến tham quan và 90% tham dự viên cho rằng
họ đã nhận được câu trả lời cho những thắc mắc về các mô hình. Đặc biệt, 100% người
tham gia nhận định mô hình rất cần thiết và hữu ích đối với các tổ chức XHDS.

Nhận định chung về những mặt làm được và tồn tại chính trong thực hiện các hợp
phần của dự án
Về những mặt được trong thực hiện các hợp phần dự án

Cán bộ truyền thông của dự án đã có sự cố gắng nỗ lực lớn trong việc cùng một lúc đảm
nhận 02 website, 01 bản tin điện tử/tháng, 01 tờ tin/quý với nội dung thông tin phong phú,
hữu ích cho nhiều đối tượng quan tâm đến BĐKH.
Dự án đã gửi được số lượng lớn các bản tin/tờ tin tới nhiều cá nhân và tổ chức hưởng lợi từ
các NGO/CSO tại Hà Nội đến các đối tác địa phương và cộng đồng. Đồng thời BĐH dự án
đã có những quan tâm đặc biệt trong việc truyền thông tới nhóm đối tượng nhận tin là đối
tác địa phương, cộng đồng bị hạn chế trong truy cập Internet.
Dự án đã có sự kết hợp với Bộ Tài nguyên môi trường và Ngân hàng thế giới (WB) để
nhận và gửi thông tin BĐKH đến 2 cơ quan này nhằm tăng hiệu quả truyền thông của dự
án.
Dự án đã có những thay đổi rất linh động đem lại kết quả và hiệu quả cao: Bổ sung hoạt
động theo nhu cầu của người hưởng lợi, chọn nhà cung cấp dịch vụ, thay đổi địa điểm tổ
chức hội thảo nhằm thu hút nhiều người tham gia và giảm chi phí.
Hoạt động tập huấn ToT của và biên soạn Tài liệu đào tạo tập huấn viên về BĐKH của dự
án được thiết kế bài bản, phù hợp nhu cầu của chính các THV nguồn và học viên, là điểm
sáng về thành công của dự án, được người hưởng lợi biểu dương cao.
Hầu hết các chỉ số về kết quả mong đợi của dự án đều vượt chỉ tiêu trong đánh giá giữa kỳ
(số tổ chức nhận bản tin/tờ tin, số THV nguồn được đào tạo, số cán bộ VNGO/CSO và đối
tác địa phương được tập huấn,...).
Một số tồn tại chủ yếu
Chưa có sự cam kết rõ ràng trong việc gửi thông tin cho website và bản tin/tờ tin từ tổ chức
thành viên nên gặp khó khăn khi huy động thông tin từ các tổ chức này. Điều này lý giải tại
sao website và bản tin chưa đăng tải được nhiều thông tin từ các tổ chức thành viên. Chưa
có cam kết trong nhận bản tin và chuyển bản tin đến người khác của các đại diện tổ chức
thành viên trong mailing list.
Bên cạnh đó, BĐKH là vấn đề mới ở Việt Nam nên dự án gặp khó khăn trong tu thập
thông tin, cơ sở dữ liệu về chuyên gia. Thực tế dự án chỉ có một cán bộ truyền thông nhưng
có quá nhiều công việc phải đảm nhận về truyền thông nên hoạt động này còn một số hạn
chế nhưng có thể cải thiện được trong thời gian tới.
Dự án xây dựng kế hoạch một số hoạt động với biên độ thời gian dài và một số chỉ tiêu kết

quả mang tính định tính nên gặp khó khăn trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
Ngay từ khi thiết kế đã xác định rõ chỉ có SRD chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện
các hoạt động của dự án và có khả năng thanh quyết toán tài chính với nhà tài trợ nên khó
thực hiện việc phân cấp, trao quyền cho các tổ chức thành viên BĐH hoặc là các tổ chức
khác để tổ chức thực hiện một số hoạt động như tập huấn cho các đối tác dự án,...nên chưa
huy động được sự tham gia và nâng cao năng lực tổ chức thành viên trong việc tổ chức các
hoạt động tập huấn, hội thảo,... Điều này có thể được cải thiện cho pha tiếp theo của dự án
24

nếu cơ chế phân cấp, trao quyền được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, đặc biệt xây dựng cơ
chế quản lý ưu tiên cho các tổ chức tham gia đấu thầu (với kinh phí kèm theo) thực hiện
các hoạt động của Dự án.

2.2 Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các hoạt động của
dự án

2.2.1 Yếu tố khách quan, bên ngoài
Thứ nhất, tính thời điểm, thời sự của dự án. Ý tưởng xây dựng Dự án được manh nha từ
những năm 2007-2008 và bắt đầu thực hiện từ năm 2009. Đây là giai đoạn vấn đề biến đổi
khí hậu bắt đầu nhận được sự quan tâm của hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt, đối
với Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH,
đặc biệt là nước biển dâng, thì vấn đề này càng trở nên nóng bỏng. Mặt khác, đây lại là chủ
đề mới, số người hiểu biết tường tận không nhiều nên khi khởi xướng ý tưởng thiết kế dự
án và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc
biệt ở các tổ chức NGO/ tổ chức xã hội dân sự.
Thứ hai, Dự án hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cho các tổ chức thuộc mạng lưới
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam & BĐKH (VNGO&CC) và nhóm làm việc về BĐKH
(CCWG), do đó khi tham gia các hoạt động của dự án, các tổ chức và cá nhân đều có sự
cam kết và gắn bó chặt chẽ, mặt khác trình độ của đối tượng hưởng lợi đồng đều, năng lực
nhận thức cao hơn so với đối tượng hưởng lợi của các dự án phát triển khác tại cộng đồng.

Nói các khác do những người hưởng lợi chủ yếu là những người trong mạng lưới nên sự
gắn kết cũng chặt chẽ hơn, hoạt động cũng dễ điều phối hơn, vì họ không chỉ tham gia các
hoạt động của dự án mà còn tham gia các hoạt động chung của mạng lưới nữa.
Thứ ba, Dự án nhận được sự quan tâm và sự hỗ trợ kịp thời của VUSTA – Cơ quan đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho các tổ chức phi chính phủ thành viên vì đây là vấn đề
đúng với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức này có đủ năng lực để kết nối và điều phối các tổ
chức xã hội dân sự Việt Nam để nghiên cứu và hành động. Với vai trò phản biện chính
sách, VUSTA kết nối với các cơ quan TW hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước. Với vai trò
đầu mối, VUSTA dễ dàng kết nối với các nhà tài trợ để kêu gọi tài trợ cho các dự án liên
quan đến BĐKH.
Thứ tư, Dự án được tài trợ bởi Đại sứ quán Phần Lan nhưng ủy quyền quản lý (tài chính,
hoạt động …) cho một Công ty tư vấn quản lý nên có điều kiện quản lý sâu sát dự án. Cán
bộ Dự án cho biết, do được Công ty hướng dẫn, tập huấn các quy trình, thủ tục bài bản, chi
tiết ngay từ đầu và làm việc chuyên nghiệp nên quá trình thực hiện Dự án được triển khai
sát với kế hoạch, nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, do BĐKH là lĩnh vực mới và phức tạp nên trong quá trình thực hiện Dự án
cũng không tránh khỏi việc khó tìm được các chuyên gia phù hợp (đảm bảo cả kiến thức
chuyên môn liên quan đến biến đổi khí hậu, phương pháp và phong cách làm việc phù hợp
với NGOs). Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện tại dự án phải rút ngắn thời hạn hoạt động
xuống (4 tháng so với kế hoạch ban đầu) còn tài chính và hoạt động vẫn giữ nguyên nên
năng suất hoạt động cần cao hơn, triển khai nhanh và gấp rút hơn. Mặt khác, do tôn chỉ của
Dự án để phục vụ chính cho các thành viên của cả 2 mạng lưới và đối tác của họ, với sự
tham gia của rất nhiều bên có liên quan, đa dạng về đối tượng phục vụ và sự quan tâm của
mỗi tổ chức nên vấn đề điều phối thực sự là thách thức không nhỏ đối với cơ quan đầu mối
triển khai thực hiện dự án.


25

2.2.2 Yếu tố chủ quan, bên trong

Thứ nhất: Dự án được thiết kế một cách bài bản – phù hợp. Khi BĐKH nổi lên là vấn đề
mang tính thời sự và nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý và người dân
cũng như các tổ chức phát triển thì Nhóm làm việc về BĐKH (CCWG) đã khởi xướng và
tổ chức hội nghị đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu với
BĐKH. Hội nghị thu hút đông đảo các tác nhân tham gia, kết quả của hội nghị đã xác định
được 7 nhu cầu thiết yếu liên quan đến việc tăng cường năng lực BĐKH. Hội nghị cũng
chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình triển khai cũng như các
dự định đề xuất các dự án về BĐKH. Kết quả của Hội nghị này đã là cơ sở quan trọng để
thiết kế và đề xuất dự án này do vậy đã có những thiết kế hoạt động can thiệp phù hợp, cơ
bản đáp ứng sự quan tâm của các bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên
cứu. Trong quá trình thực hiện dự án, hàng năm đều tổ chức hội nghị lập kế hoạch có sự
tham gia để kiểm điểm, đánh giá lại hoạt động năm trước và xây dựng kế hoạch chi tiết cho
năm tiếp theo.
Thứ hai: Banđiều hành dự án (BĐH) bao gồm những người có kinh nghiệm, chuyên môn
và tâm huyết với vấn đề BĐKH đồng thời có kinh nghiệm làm việc cho các dự án phát
triển ở các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Việt Nam. Thành phần tham gia trong
BĐH cũng khá đa dạng, bao gồm cả các nhà chuyên môn về môi trường, các nhà quản lý
các tổ chức phi chính phủ, không chỉ gồm những người Việt Nam mà còn cả người nước
ngoài. Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của các thành viên BĐH cũng là nhân tố bên
trong quan trọng góp phần triển khai thực hiện dự án này một cách thuận lợi và bài bản.
Tuy nhiên, vấn đề rất đáng được bàn ở đây là mức độ tham gia của các thành viên BĐH
vào dự án chưa thực sự đồng đều, do phần lớn họ đều là lãnh đạo của các tổ chức NGOs
với rất nhiều công việc bận rộn và chỉ tham gia BĐH với vai trò kiêm nhiệm, không hề có
bất cứ chế độ phụ cấp nào.
Thứ ba: Vai trò quan trọng của cơ quan thường trực điều phối và triển khai thực hiện Dự
án. SRD được giao là cơ quan điều phối chủ trì thực hiện Dự án này. Kế thừa 28 năm kinh
nghiệm thực hiện các dự án phát triển của CIDSE, SRD hiện là một trong những tổ chức
phi chính phủ mạnh, có kinh nghiệm triển khai hàng loạt các dự án phát triển ở Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ có năng lực, cộng với uy tín đối với các tổ chức khác trong mạng lưới
và trong bối cảnh được phân cấp, trao quyền rõ ràng, SRD đã chủ động, sáng tạo triển khai

thực hiện dự án– một dự án đòi hỏi kỹ năng điều phối và tổ chức thực hiện cao. Mặc dù
còn một số điểm cần rút kinh nghiệm, tuy nhiên, việc giao cho SRD là đầu mối tổ chức
thực hiện dự án có thể xem là một nhân tố quan trọng, góp phần triển khai nhịp nhàng các
hoạt động của Dự án.
Thứ tư: Sự hăng hái, nhiệt tình của các thành viên tham gia dự án, đặc biệt là các tập huấn
viên nguồn cũng có thể xem là nhân tố quan trọng. Kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
với các tập huấn viên nguồn cũng như các cán bộ quản lý, triển khai Dự án cho thấy sự
tham gia tích cực nhiệt tình của cán bộ tham gia quản lý triển khai là do ý thức được các
động lực then chốt như sự thích thú học hỏi thêm chủ đề mới, có cơ hội giao lưu học hỏi
với chuyên gia ở trong nước và nước ngoài,…Tuy vậy, họ cũng gặp một số khó khăn như
lương chi trả cho các cán bộ chuyên trách quản lý, triển khai Dự án chỉ bằng 70% thu nhập
thực tế của họ, vì vậy nên họ phải dành thời gian để thực hiện công việc khác. Bên cạnh
đó, cũng có thể thấy các thành viên tham gia BĐH hầu như là sự tự nguyện, không hề có
động lực vật chất.
Tuy nhiên, vẫn còn các nhân tố tồn tại đối với dự án như sự tham gia của cán bộ không
được 100% thời gian, vấn đề rào cản của ngôn ngữ khi mà Tiếng Anh của một bộ phận cán
bộ chưa thực sự tốt trong khi đó BĐKH là vấn đề mới, phần lớn các tài liệu được viết bằng

×