Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Sử dụng Kittasmycin thay thế Tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thương phẩm thuộc xã Khe Mo – huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.99 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH DOANH
Tên đề tài:
“ SỬ DỤNG KITASAMYCIN THAY THẾ TYLOSIN TRONG PHÒNG TRỊ
BỆNH HEN (CRD) TẠI TRẠI GÀ THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, 2016


i



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH DOANH
Tên đề tài:
“ SỬ DỤNG KITASAMYCIN THAY THẾ TYLOSIN TRONG PHÒNG TRỊ
BỆNH HEN (CRD) TẠI TRẠI GÀ THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Lớp

: K 44 - CNTY

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học


: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Ngô Nhật Thắng

Thái Nguyên, 2016


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận đƣợc sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã đƣợc các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng nhƣ đạo đức tƣ cách ngƣời cán bộ tƣơng lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bƣớc vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của thầy
giáo hƣớng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hƣớng dẫn đề tài: Sử dụng
Kittasmycin thay thế Tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thƣơng
phẩm thuộc xã Khe Mo – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 6 tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Minh Doanh


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 24
Bảng 4.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà ............. 34
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 38
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vƣờn theo tuần tuổi (%) ............. 40
Bảng 4.4: Một số bệnh thƣờng gặp ở gà thả vƣờn .......................................... 39
Bảng 4.6 : Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh CRD ........................ 42
Bảng 4.7: Kết quả phòng bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin .................. 43
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin ................. 44
Bảng 4.9: Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi......47
Bảng 4.10: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/g tăng khối lƣợng) .......... 47
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Kitasamycin và Tylosin trong
chăn nuôi gà (đồng) ......................................................................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày….48



v

DANH MỤC Ý NGHĨA CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

CRD

: Chronic Respiratory Disease

ĐC

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm

ĐVT

: Đơn vị tính

MG

: Mycoplasma Gallisepticum


Nxb

: Nhà xuất bản

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự

TCLS

: Triệu chứng lâm sàng

TT

: Tăng trọng

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn


vi

MỤC LỤC
Trang
Phần 1 ................................................................................................................ 1

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa về khoa học ................................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2 ................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 21
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài ......................................................... 22
Phần 3 .............................................................................................................. 23
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 23
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 23
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 26
3.4.3. Phƣơng pháp sử lý số liệu ..................................................................... 27
Phần 4 .............................................................................................................. 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 28


vii

4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 28
4.1.1. Biện pháp thực hiện .............................................................................. 28

4.1.2. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................... 29
4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 37
4.3.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ....................................... 37
4.3.2. Một số bệnh thƣờng gặp ở gà thả vƣờn. ............................................... 39
4.3.3. Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vƣờn ......................... 40
4.3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của gà có
biểu hiện nhiễm bệnh CRD.............................................................................. 42
4.3.5. Hiệu lực phòng bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin ....................... 43
4.3.6. Hiệu lực điều trị bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin ...................... 44
4.3.2. Kết quả về khả năng sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ............... 44
4.3.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm ........................................ 46
4.3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Kitasamycin và Tylosin trong chăn
nuôi gà ............................................................................................................. 48
Phần 5 .............................................................................................................. 50
KẾT LUẬN, TỒN TẠI ................................................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50
Tài liệu Tiếng Việt .......................................................................................... 52
Tài liệu dịch từ Tiếng Anh…………………………………………………..54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, có tới
70% dân cƣ sống dựa vào nghề nông nghiệp. Nền nông nghiệp nƣớc ta bao
gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi gia cầm là một
nghề truyền thống lâu đời của ngƣời dân Việt Nam. Nó trở nên phổ biến và

phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ các hộ
gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đến các trang trại chăn nuôi lớn.
Chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
cầm ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta, vì đó là một ngành cung cấp
nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lƣợng tốt cho con ngƣời. Ngoài
ra còn cung cấp một lƣợng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số
sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến nhƣ lông … Sở dĩ gà có vị trí
quan trọng nhƣ trên là nhờ có đặc điểm ƣu việt nhƣ: Giá thành sản phẩm trên
mỗi đơn vị của gà hạ hơn bất kỳ ngành chăn nuôi nào khác, hơn nữa giá trị
sản phẩm cao, tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ các chất dinh dƣỡng và cân bằng
với các chất, hàm lƣợng axit amin cần thiết có nhiều trong thịt, ngoài ra trong
đó còn chứa nhiều các nguyên tố khoáng vi lƣợng làm tăng giá trị sinh học
của sản phẩm. Mặt khác thịt gà thơm ngon hợp khẩu vị với các lứa tuổi và tỷ
lệ đồng hóa cao, do vậy đƣợc sử dụng nhiều khu an dƣỡng, nhà trẻ và các
khách sạn. Vì vậy, gà đƣợc nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới.
Tuy nhiên hiện nay nghành chăn nuôi gà đang đứng trƣớc nhiều khó
khăn. Nguyên nhân do giá thức ăn cao, sự cạnh tranh về các vấn đề (thị
trƣờng, kỹ thuật…) khi nƣớc ta gia nhập các tổ chức thƣơng mại quốc tế, dịch
bệnh xuất hiện ngày càng phức tạp và tràn lan (H5N1, CRD…), gây thiệt hại
lớn. Trong đó bệnh dịch là một trong các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển


2

của chăn nuôi gà, để hạn chế đƣợc nó cần phải có những nghiên cứu sâu rộng
và thực tế về đặc điểm của bệnh cũng nhƣ cách phòng chống.
Tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chăn nuôi ngày
càng phát triển mạnh, phƣơng thức chăn nuôi cũng có bƣớc chuyển biến từ
chăn thả sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Cùng với sự phát
triển của chăn nuôi, nguy cơ xảy ra dịch bệnh kể trên càng nhiều trong đó có bệnh

đƣờng hô hấp mãn tính CRD do Mycoplasma gallisepticum, tuy tỷ lệ chết không
cao nhƣng gà thƣờng chậm lớn, gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi.
Xuất phát từ tình hình thực tế, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng cùng
giảng viên hƣớng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Sử dụng Kitasamycin thay thế Tylosin trong phòng trị bệnh hen (CRD) tại
trại gà thƣơng phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh bệnh CRD trên đàn gà thả vƣờn theo lứa tuổi.
- Xác định hiệu lực của thuốc Kitasamycin và Tylosin trong phòng và
trị bệnh CRD ở gà thí nghiệm. Kết quả thu đƣợc là cơ sở khoa học để đƣa ra
các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn gà
cơ sở.
- Đánh giá ảnh hƣởng của thuốc Kitasamycin và Tylosin tới tỷ lệ nuôi
sống và khả năng sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về Kitasamycin và tác
dụng trực tiếp của Kitasamycin đến khả năng phòng và trị bệnh bệnh CRD,
đồng thời tác dụng đến sinh trƣởng, phát triển của gà, có một số đóng góp
mới cho khoa hoc.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×