1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của
con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai
càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu
sản xuất, giao thông, ngày càng gia tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành
kinh tế chủ đạo. Do vậy việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả bảo vệ đất đai và môi
trường sống là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược của mỗi quốc gia.
Ngày nay, tiềm năng đất của nước ta còn nhiều, đặc biệt là khu vực miền núi
trung du Phía Bắc, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền trung, việc khai thác và sử
dụng đất đai chưa gắn với quy hoạch tổng thể và bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế
còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hợp lý và đầy đủ đất đai.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, Nhà nước đã hoàn thiện công
tác quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia bước đầu và áp dụng được trên địa bàn
nông thôn miền núi và đưa ra một số chủ trương, chính sách như chính sách giao đất
giao rừng, đầu tư vốn, kỹ thuật giúp phát triển nông lâm nghiệp thông qua các
chương trình dự án của Nhà Nước.
Do điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng
nên việc sử dụng đất đai mang tính chất đặc thù riêng cho từng vùng. Vì vậy việc
đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên này là việc rất cấp thiết hiện nay.
Khe Mo là một xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ, với đặc trưng
của vùng đất trung du miền núi phía Bắc, xã có thế mạnh về cây chè. Hiện nay vấn đề
sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núi nói riêng đã và đang được Đảng bộ và chính
quyền xã quan tâm. Song do trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, đội ngũ
cán bộ kỹ thuật còn mỏng, người dân thiếu vốn đầu tư để cải tạo và phát triển các loại
cây trồng thích hợp. Vì vậy, đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp sử dụng đất đồi núi cụ
thể là: Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng các biện pháp canh tác, đưa vào đó các
loại cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, bảo
vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, vv.
1
1
2
Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá và đề
xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã Khe Mo - huyện Đồng
Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở vận dụng lý thuyết đã được học áp dụng trong nghiên cứu khoa
học bằng khoá luận tốt nghiệp.
- Dựa trên cơ sở đánh giá được thực trạng sử dụng đất nhằm đề xuất một số
giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi của xã trong những năm qua.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp giúp xã có hướng quy hoạch và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học và học tập
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng
kiến thức đó vào thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoá sau có cùng hướng nghiên
cứu.
1.4.2. Ý nghĩa về thực tế
- Do tình hình sử dụng đất hiện nay của xã chưa đem lại hiệu quả cao vì vậy
cần cần nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp thích hợp trong quá trình sử dụng
đất của của xã. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi tại xã Khe Mo
- huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên.
2
2
3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm về mô hình sử dụng đất đồi núi
Một trong những phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao, lâu bền trên đất
dốc là mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) đã được trung tâm phát
triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát
triển từ giữa năm 1970 đến nay [14]
Đến năm 1992 đã có 4 mô hình SALT được tổ chức quốc tế ghi nhận là:
- Mô hình SALT 1: (Sloping Agriculture Land Technology) Đây là mô hình
tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương thực. Kỹ
thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp, 25% cây lưu
niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
- Mô hình SALT 2: (Simple Agro - Livestock Technology) Đây là mô hình kinh
tế nông lâm súc kết hợp đơn giản với cơ cấu: 40% cây nông nghiệp + 20% cây lâm
nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại
- Mô hình SALT 3: (Sustainable Agro - Forest Technology) Kỹ thuật canh tác
nông lâm kết hợp bền vững. Cơ cấu sử dụng đất là 40% cây nông nghiệp + 60% cây
lâm nghiệp.
- Mô hình SALT 4: (Small agrofruit Likelihood Technology) Là mô hình kỹ
thuật sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ, cơ cấu sử dụng
đất là 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp + 25% cây ăn quả
2.2.2. Đặc điểm của đất đồi núi
Ngoài đặc điểm chung của đất đai, đất đồi núi có các đặc điểm riêng như sau:
- Đất đồi núi là đất dốc, cao, chỉ thích hợp cho việc trồng cây ưa cạn do đó tập
đoàn cây trồng trên đất đồi núi phong phú và đa dạng.
- Đất đồi núi dễ bị sạt lở, rửa trôi, độ màu mỡ kém, việc tưới nước cho cây
trồng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nước trời.
- Diện tích rộng lớn, có thể gần hoặc xa khu dân cư sinh sống
- Đất đồi núi thường gắn liền với các tiểu vùng khí hậu đặc biệt, mỗi vùng chỉ
thích hợp với một loài cây trồng hay vật nuôi nhất định.
3
3
4
Từ những đặc điểm trên, cho thấy đặc điểm nổi bật của đất đồi núi là khả năng
trồng trọt nhiều loại cây trồng cạn ngắn ngày, dài ngày như cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây đặc sản, cây lương thực…
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.250 triệu ha đất
không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú,
đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả
năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng
tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng
trọt như đất dốc, tầng đất mỏng [16] .
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc
hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị
nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số [17]
- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới
khoảng 13 tỉ ha
- Mật độ dân số 43 người/km
- Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Singapore (chỉ 0,3ha/người)
- Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu
ha.
- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm.
Châu Á mỗi năm mất khoảng 5 triệu ha rừng
Hiện nay chất lượng tài nguyên đất trên thế giới bị suy giảm mạnh.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn
rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông
nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không
hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có
nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái hóa đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối
làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm
4
4
5
1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất
rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và
Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp
55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói
mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với
khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực [1]
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán
khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác
do những hoạt động của con người.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 6,2 tỷ người theo tài liệu của tổ chức FAO thì
thế giới đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp trong đó đất dốc là 973 triệu ha
chiếm 65,9%. Theo FAO (1980) thông báo tình hình sử dụng đất nông nghiệp toàn
thế giới với loại hình quảng canh và du canh chiếm 45%, tỷ lệ này quá lớn đã làm hạn
chế việc khai thác tiềm năng đất đai và cây trồng làm suy thoái đất [6].
Đất đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu, lương thực đã được khai
thác tới hạn do đó việc phát triển nông lâm nghiệp trong những thập kỷ tiếp theo phụ
thuộc phần lớn vào việc quản lý, sử dụng hiệu quả và lâu dài 3/4 quỹ đất đồi núi vốn
rất đa dạng, giàu tiềm năng nhưng đang bị thoái hoá nghiêm trọng.
Trên thế giới, vấn đề sử dụng đất đồi núi cũng trở nên bức thiết, Hội nghị Quốc
tế về vấn đề quản lý đất đồi núi tại Bắc Kinh kêu gọi: "… Một tiềm năng lớn lao đang
nằm trong các vùng cao nhiệt đới, các nước phát triển cũng như đang phát triển cần
tăng cường đầu tư và nỗ lực tăng sức sản xuất của vùng cao. Điều đó không những chỉ
cho nông dân địa phương mà còn có lợi cho nhân loại nói chung" [3].
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới rất quan tâm đến việc sử dụng đất đồi núi và hệ thống canh tác trên đất dốc các
nước Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… đều có kinh nghiệm tốt trong
vấn đề này.
Chẳng hạn: Tại vùng Hockaido - Nhật Bản là vùng núi xa xôi nhất và chậm
phát triển vào loại bậc nhất của Nhật Bản, để vùng này theo kịp trình độ phát triển
5
5
6
chung của đất nước, chính phủ Nhật Bản đã có những biện pháp thích hợp như đầu tư
phát triển đường giao thông, đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật, phát triển ngành nghề
theo hướng sản xuất hàng hoá. Hockaido đã trở thành vùng trồng cây ăn quả và hoa
tươi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn vùng này được thay
đổi toàn diện [7].
Hiện nay, tại các nước Philippin, Trung Quốc, Xilanka đã có nhiều công trình
lý thuyết và thực tiễn triển khai việc sử dụng đất dốc theo mô hình SALT thu được
nhiều kết quả tốt. Trên đất dốc 20
0
ở Philippin trên mô hình SALT cho thu hoạch gấp
3 lần so với trên đất canh tác truyền thống [15].
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam cũng là một nước đã và đang
nghiên cứu việc sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núi nói riêng sao cho có hiệu quả
nhất.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Những văn bản chính sách có liên quan đến sử dụng đất đai nông lâm
nghiệp
Trước thực trạng về việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp như hiện nay Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra một số chủ trương, chính sách sau:
- Năm 1986 Đại hội Đảng VI của Ban chấp hành TW, lần đầu tiên thông qua
chính sách đổi mới, đưa đến khởi đầu của sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nông nghiệp cơ chế
khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình được áp dụng, điều này phát huy tác dụng đối
với người dân gắn với đất canh tác nông nghiệp.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5/4/1988 xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực
nông nghiệp xây dựng kinh tế thị trường, hộ gia đình được xem là đơn vị kinh tế tự
chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài, đóng vai trò là người chủ sản
xuất nông lâm nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu khách quan, luật đất đai năm 1988 đã
được xem xét, sửa đổi năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai năm
1998 và 2001.
Riêng đối với đất rừng và rừng:
- Quyết định 184/HĐBT về việc đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể, cá
nhân sử dụng.
6
6
7
- Chỉ thị 29 của ban bí thư TW Đảng tháng 11/1983 về giao đất giao rừng.
Tổng diện tích rừng và đất rừng được sử dụng vào năm 1986 - 1992 là 5.230.000ha.
- Luật đất đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai năm 1998
và năm 2001 đã hợp pháp hoá quyền sử dụng đất cho người lao động. Chương 3 và 4
luật đất đai quy định về chế độ sử dụng các loại đất, quy định về quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất [8].
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 khẳng định về mặt pháp lý quyền sử
dụng rừng và đất rừng cho chủ rừng [9].
- Quyết định 327/HĐBT được nhà nước ban hành năm 1992 nhằm đẩy mạnh
chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đây là một trong những
quyết định quan trọng, tạo cơ sở nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp trong cả nước [10].
- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính Phủ về giao đất lâm nghiệp cho
tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [11].
- Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính Phủ về giao khoán đất sử dụng vào
mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trông thuỷ sản trong các doanh nghiệp [12].
- Quyết định 202/TTg ngày 02/5/1994 về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh
nuôi tái sinh và trồng rừng.
- Quyết định 661/TTg ngày 29/7/1998 về thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng với mục tiêu đến năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,3 triệu ha rừng đạt tỷ lệ che
phủ rừng lên 43% so với diện tích cả nước [13].
Trên đây là một số văn bản, chính sách có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai
nông lâm nghiệp. Nó là cơ sở cho những nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất đai nông
lâm nghiệp.
Bên cạnh những văn bản, chính sách còn có các công trình nghiên cứu có liên
quan đến việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp.
2.3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo số liệu thống kê của tổng cục địa chính năm 1994 thì bình quân đất nông
nghiệp theo đầu người thấp và có xu hướng giảm. Cụ thể là:
- Năm 1980 bình quân đất nông nghiệp theo đầu người là 1.318m
2
- Năm 1985 là 1.159 m
2
- Năm 1990 là 1.080 m
2
7
7
8
- Năm 1993 là 1.052 m
2
Trước thực trạng đó một loạt các công trình nghiên cứu về đất đai đã ra
đời.
- Công trình nghiên cứu" Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xuân
Quát năm 1996 đã nêu ra những điều cần biết về đất đai và đưa ra các hệ thống sử
dụng đất và cách tiếp cận, đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp
cho mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững [4].
- Nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên về "Biện pháp tổng hợp sử
dụng hiệu quả đất đồi núi trên cơ sở sinh thái bền vững" [3].
- Đối với tài nguyên đất dốc các tác giả Phạm Chí Thành và cộng sự đã nghiên
cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên - Yên Bái [5].
- Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống canh tác trên cùng sinh thái đất đồi núi
dốc tại tỉnh Sơn La của Nguyễn Tiến Mạnh và Lê Thế Hoàng (Viện kỹ thuật nông
nghiệp) [2].
- Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên có tài liệu "Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và
Phục hồi" nêu rõ tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi gồm 3 phương diện: Bền
vững kinh tế, bền vững môi trường và sự chấp nhận xã hội, trong đó 5 thuộc tính cần
xem xét là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp
nhận [3].
Ngoài ra các tác giả cũng đề cập đến vấn đề làm giàu rừng như:
- Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu về cơ sở khoa học phục hồi sinh
thái vùng núi đá Cao Bằng
- Chương trình xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc ở tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… của trường đại học nông lâm Thái
Nguyên.
Trong những năm gần đây, đã có một số chương trình dự án vận dụng phương
pháp quy hoạch sử dụng đất đai nông lâm nghiệp cho cấp xã, thôn, hộ gia đình ở
nước ta.
Có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu trên cả nước vừa là mặt phương
pháp lý luận vừa là những giải pháp cụ thể cho sử dụng đất đai nông lâm nghiệp đặc
biệt là đất dốc trên quan điểm bền vững.
8
8
9
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Khe Mo là một xã trung du miền núi, thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên. Xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 8km và cách
trung tâm thành phố 12km.
- Phía Bắc giáp với thị trấn Sông Cầu
- Phía Nam giáp xã Nam Hoà
- Phía Đông giáp xã Đèo Khế xã Hoá Thượng
- Phía Tây giáp xã Văn Hán
Xã có một tuyến đường nhựa dài 9km, nối liền trung tâm huyện, tỉnh thuận tiện
cho việc đi lại, buôn bán, lưu thông hàng hoá và trao đổi mua bán hàng hoá với thị
trường xung quanh.
2.4.1.1. Địa hình
Địa hình của xã tương đối phức tạp với gần 90% diện tích là đồi núi thấp. Độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 600m, độ dốc trung bình là 25 - 30º.
Các xóm trong xã xen kẽ nhau bởi những quả đồi, các hẻm nhỏ, vì vậy tạo nên
địa hình trong xã khá phức tạp, khó khăn trong việc sản xuất nông lâm nghiệp của bà
con nông dân trong xã.
2.4.1.2. Tình hình khí hậu thuỷ văn xã
Theo dự báo của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên cho biết: Khe Mo
là một xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hạ: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm
- Mùa Đông rét, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Nhiệt độ không khí trung bình từ 22,5 - 23,5ºC
- Lượng mưa bình quân từ 1630mm đến 2230mm
- Độ ẩm không khí trung bình từ 79,6% đến 85,5%
- Tổng lượng bốc hơi bình quân từ 77,1mm đến 87,1mm
- Số giờ nắng bình quân trong năm từ 1370 đến 1520 giờ.
9
9
10
Để thấy rõ diễn biến về khí hậu thuỷ văn của xã Khe Mo năm 2011 chúng tôi
tổng hợp vào bảng sau:
10
10
11
Bảng 2.1: Thời tiết khí hậu thuỷ văn xã Khe Mo năm 2011
Tháng
Nhiệt độ
không khí
trung bình
(ºC)
Biên độ
dao động
của nhiệt
độ/ngày
Độ ẩm
không
khí trung
bình (%)
Tổng số
giờ nắng
(giờ)
Tổng
lượng
mưa phổ
biến
(mm)
Tổng
lượng
bốc hơi
(mm)
1 15 - 16 12- 14 75- 80 55- 65 5- 10 70- 80
2 16,5 -17,5 10- 12 80- 85 30- 43 15- 20 50- 60
3 19- 20 8- 10 85- 90 20- 30 40- 60 45- 55
4 23- 24 17- 19 83- 88 70- 80 80- 100 70- 80
5 26- 27 19- 21 80- 85 145- 155 250- 350 80- 90
6 27,5- 28,5 21- 23 82- 87 170- 180 250- 350 85- 95
7 28- 29 23- 25 83- 88 180- 190 350- 450 90- 100
8 27,5- 28,5 22- 24 82- 87 170- 180 250- 350 75- 85
9 26- 27 20- 22 80- 85 160- 170 150- 250 90- 100
10 25- 26 18- 20 78- 83 140- 160 70- 90 80- 100
11 20- 21 14- 16 75- 80 120- 140 30- 40 100- 110
12 16,5- 17,5 10- 12 72- 77 110- 130 10- 15 90- 100
(Nguồn số liệu tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng 2.1 cho thấy khí hậu thời tiết năm 2011 khá thuận lợi cho việc tăng
trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi. Song lượng mưa thường tập trung từ tháng 4
đến tháng 10 chiếm 93,18 % lượng mưa trung bình (1500- 2085)mm. Tháng 7 có
lượng mưa lớn nhất từ 350- 450mm do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp
nhiệt đới nên rất dễ gây ra mưa to và dông trên diện rộng, gây sạt lở, lũ lụt vì vậy ảnh
hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của cây trồng, vật nuôi.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, là thời gian ít mưa, thậm chí
không có mưa lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc và những đợt không khí
11
11
12
lạnh tăng cường, rét đậm, rét hại từ 5 - 7ºC. Và bên cạnh đó còn kèm theo mưa nhỏ
và mưa phùn khiến cho độ ẩm không khí cũng khá cao. Tuy nhiên, tháng 1/ 2011 có
tổng lượng mưa khá thấp chỉ đạt 5 - 10mm, cũng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất
cũng như chất lượng của cây trồng. Tháng 3 có tổng số giờ nắng thấp nhất trong năm
20 - 30 giờ, từ đó tổng lượng bốc hơi cũng thấp 45- 55mm, dẫn đến hiện tượng thiếu
nước tưới cho cây trồng, gây khó khăn trong sản xuất của bà con nông dân trong xã
nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
2.4.1.3. Tình hình đất đai
Theo số liệu thống kê của phòng địa chính huyện Đồng Hỷ đất đai của xã khe Mo gồm 2 loại đất chính sau:
Đất phù sa cổ ven suối phù hợp với những loại cây hoa màu và cây lúa
Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét. Loại đất này khá màu mỡ, tầng đất dày, từ 40 - 50 cm.
Đây là loại đất chiếm đa số trong tổng diện tích của xã, phù hợp với cây chè, cây ăn quả, và một số cây lâm nghiệp. Từ
2003 đến nay toàn bộ diện tích được giao khoán cho các hộ gia đình tự quản lý và sử dụng
Cơ cấu đất đai của xã được thể hiện qua bảng 2.2.
Số liệu bảng 2.2 cho thấy việc khai thác và sử dụng đất đai trên địa bàn xã có những biến đổi sau:
Diện tích đất tự nhiên trong xã rất lớn, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn lên đến hơn 90%, còn
lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng nhưng chiếm không đáng kể.
- Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2009 - 2011 tăng 265,64ha, nên tỷ trọng đất nông nghiệp thay đổi từ 84,55 %
(năm 2009) lên 93,36 % (năm 2011) nguyên nhân là do xã tăng diện tích đất trồng lúa và trồng cây lâu năm.
- Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lại giảm dần qua 3 năm từ 1786,78 ha năm 2009 xuống còn 1240,83ha năm
2011, giảm 545,95ha.
12
12
13
Bảng 2.2: Tình hình đất đai của xã Khe Mo qua 3 năm 2009-2011
Loại đất Năn 2009 Năm 2010 Năm 2011
Diện
tích (ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích (ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 3016,68 100 3016,68 100 3016,68 100
1.Đất nông nghiệp 2550,72 84,55 2812,36 93,23 2812,36 93,23
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 759,56 29,78 1561,88 55,57 1561,88 55,46
Đất trồng lúa 289,46 856,57 856,57
Đất trồng cây lâu năm 399,97 635,18 635,18
Đất trồng cây hàng năm khác 70,13 70,13 70,13
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 1786,78 1240,83 1240,83
Đất rừng sản xuất 1786,78 1240,83 1240,83
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,38 9,65 9,65
2. Đất phi nông nghiệp 175,39 5,81 203,09 6,73 203,09 6,73
2.1 Đất ở 56,78 68,78 68,78
2.2 Đất chuyên dùng 92,12 120,52 120,52
Đất trụ sở, cơ quan 0,19 0,19 0,19
Đất quốc phòng 30,21 38,39 38,39
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 10,58 53,59 60,59
Đất có mục đích công cộng 51,14 28,35 24,35
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,06 0,36 0,36
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,00 1,65 1,65
2.5 Đất sông suối và mặt nước 23,33 11,78 9,88
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,10 1,90
3. Đất chưa sử dụng 290,67 9,64 1,23 0,04 1,23 0,04
Đất bằng chưa sử dụng 0,04 0,04
Đất đồi núi chưa sử dụng 290,67 1,19 1,19
(Nguồn số liệu Ban địa chính xã Khe Mo)
13
13
14
Diện tích đất phi nông nghiệp qua 3 năm cũng có sự biến đổi lớn năm 2011 so với năm 2009 tăng lên 27,7ha
làm cho tỷ trọng cũng thay đổi từ 5,81% năm 2009 lên 6,73% năm 2011. Nguyên nhân là do xã tiến hành xây dựng
trường mầm non của xã, và xây dựng trạm y tế 2 tầng.
Diện tích đất chưa sử dụng giảm đi rõ rệt 290,67ha năm 2009 xuống còn 1,23ha năm 2011. Điều đó cho thấy
tình hình khai thác và sử và sử dụng đất của bà con nông dân trong xã khá triệt để, không để lãng phí một ha đất nào.
Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất, tăng thu nhập đang kể cho người dân trong xã.
Qua chỉ tiêu khai thác và sử dụng bình quân của một lao động nông nghiệp trong 3 năm phản ánh một điều rất
thực tế là diện tích canh tác của xã đã tới giới hạn cho phép không thể mở rộng hơn được nữa, vì vậy để đảm bảo sự
sống còn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nông dân buộc người dân nơi đây phải sử dụng thế mạnh kinh tế
vườn rừng, vườn đồi, tài nguyên đồi núi của địa phương.
Mấy năm gần đây hộ nông dân ở xã đang tập trung khai thác thế mạnh của địa phương mình là cây công
nghiệp (chè), cây ăn quả, bình quân trên một lao động tăng lên đáng kể.
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số và dân tộc
Khe Mo là một xã miền núi với 9 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Kinh,
Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao, Mường, H’rê. Toàn xã có 15 xóm với tổng
số nhân khẩu tính đến năm 2011 là 6720 nhân khẩu, trong đó dân tộc Kinh chiếm
64,43%, dân tộc Nùng chiếm 18,26%, dân tộc Tày chiếm 1,56%, dân tộc Sán Dìu
chiếm 2,48%, dân tộc Sán Chay chiếm 13,38%, còn lại dân tộc Hoa, Dao, Mường,
H’rê chiếm khoảng 1,22% (theo số liệu thống kê của ban dân số xã Khe Mo năm
2011)
14
14
15
Bảng 2.3: Dân số và dân tộc xã Khe Mo
STT
Dân tộc
Nhân khẩu
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng dân số 6720 100
1 Kinh 4330 64,43
2 Tày 105 1,56
3 Nùng 1227 18,26
4 Sán Dìu 167 2,48
5 Sán Chay 899 13,38
6 Hoa 58 0,86
7 Dao 10 0,15
8 Mường 8 0,12
9 H’rê 6 0,09
(Nguồn Ban dân số xã Khe Mo năm 2011)
b. Lao động
Địa bàn phân bố dân cư của xã không đồng đều, mỗi dân tộc lại có một phong
tục tập quán riêng, bản sắc dân tộc riêng cũng như cách thức canh tác không giống
nhau.Tập quán canh tác của dân tộc ít người còn lạc hậu, thô sơ vì vậy muốn đổi mới
đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và cần có các biện pháp về kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, hiện nay xã cũng có nhiều chương trình tập huấn, phổ biến các hoạt động sản
xuất mới và cũng đạt được kết quả rõ rệt trong sản xuất qua quá trình sử dụng lao
động của xã. Để thấy rõ tình hình sử dụng lao động của xã chúng tôi tổng hợp qua
bảng sau:
Bảng 2.4: Lao động xã Khe Mo năm 2011
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số hộ Hộ 1692 100
1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 1286 76
1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 406 24
2 Tổng số nhân khẩu Người 6720 100
2.1 Nhân khẩu nông nghiệp nt 5107 76
2.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp nt 1613 24
3 Tổng số lao động Người 5040 75
3.1 Lao động nông nghiệp nt 3780 75
3.2 Lao động phi nông nghiệp nt 1260 25
(Nguồn Ban dân số xã năm 2011)
15
15
16
Qua bảng 2.4 cho thấy nguồn lao động của xã khá dồi dào, đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp xã phát triển
nông lâm nghiệp. Theo kết quả trong bảng thì khẩu nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn 76%, do tỷ lệ hộ nông nghiệp cũng
rất cao.Tuy nhiên lao động nông nghiệp thì lại có phần hơi giảm so với tổng số lao động.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do một số lao động nông nghiệp trong xã đi làm nghề khác (công
nhân, thợ xây )
Tại địa bàn xã hiện nay cũng có thêm một số ngành như dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp cũng đang phát triển tiêu biểu như: Thành lập HTX Đức Nghiệp Thành tại
xóm Tiền Phong. Hợp tác xã dịch vụ điện Khe Mo hoạt động tốt, đảm bảo điện tiêu
dùng cho người dân, vận hành lưới điện an toàn.
Các hộ kinh doanh sản xuất: Cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ hoạt động tốt. Xã xét
23 hồ sơ cho các hộ gia đình để hỗ trợ xe lam - Công nông phục vụ sản xuất, kinh
doanh. Doanh nghiệp Chiến Oanh đang xây dựng nhà máy gạch Tuy-nen, sẽ đi vào
hoạt động quý I năm 2012.
Vì vậy xã cần tập trung phát triển ngành nghề phụ nhất là tiểu thủ công nghiệp để khai thác triệt để nguồn lao
động, các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân qua đó
hạn chế được các tệ nạn xã hội.
Trong những năm qua, xã Khe Mo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tốc độ tăng dân số như vận động
các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, không sinh con thứ 3, phạt tiền đối với cặp nào sinh đẻ không có kế hoạch song
kết quả đạt được vẫn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng trọng nam khinh nữ của nhiều hộ gia đình, và vẫn
chưa ý thức được những tác hại mang lại của việc đông con. Chính lý do dân số tăng khá nhanh dẫn đến mật độ dân số
cũng khá cao 227 người/km
2
so với tổng diện tích của xã là 30,16km
2
.
16
16
17
2.4.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất tại địa phương năm 2011
Loại hình sản xuất Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha/năm)
Sản lượng
(tấn/năm)
1 Trồng trọt
Lúa nước 464 50,48 2342
Chè 257,5 102 2627
Sắn 25 155 3880
Ngô 105 44 462
Lạc 30 13 39
Đỗ tương 6 13 7,8
Đỗ các loại 21
Khoai 25
Cây ăn quả (vải, nhãn) 150 35 525
Các loại hoa màu khác 30 146 438
2 Chăn nuôi con
Trâu 737
Bò 120
Lợn các loại 6500
Gia cầm (gà, Ngan) 45000
(Nguồn số liệu ban nông lâm nghiệp xã Khe Mo năm 2011)
Qua bảng trên cho thấy tình hình sản xuất ở địa phương rất phát triển, với năng
suất cây trồng vật nuôi tương đối cao. Số lượng trong chăn nuôi tăng lên rõ rệt, với
6400 con lợn các loại năm 2010 tăng lên 6500 con năm 2011. Đàn gia cầm trong xã
cũng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 43.000 con và đến năm 2011 tăng lên là
45000 con các loại, còn lại đàn trâu, bò trong xã cũng tăng lên đáng kể.
2.4.2.3. Trình độ dân trí và đời sống văn hoá của địa phương
* Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Xã đã tu sửa 9,7 km đường Linh Nham đi Đèo khế; các xóm mở
rộng đường, làm 1 km đường bê tông, sửa cầu Long giàn, xóm Thống nhất- Đèo khế
xây dựng cầu bán kiên cố qua sông Đèo Khế -Thái Nguyên trị giá trên 10 triệu đồng,
xóm Làng Cháy xây dựng cầu tràn trị giá trên 30 triệu đồng.
17
17
18
- Y tế: Xây dựng trạm y tế 02 tầng, với thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị
khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, với đội ngũ cán bộ có năng lực
được đào tạo bài bản với 1 bác sỹ, 5 y sĩ và 1 y tá trung cấp. Trong những năm qua,
trạm y tế xã đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân
và cộng đồng. Các chương trình y tế quốc gia như kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng
mở rộng, phòng chống bướu cổ, suy dinh dưỡng ở trẻ em đã và đang được thực hiện
rất đều đặn, trạm xá còn khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh 3 trường Tiểu học,
Trung học cơ sở và Mầm Non. Tổ chức tẩy giun cho học sinh cấp I, tổ chức uống
Vitamin A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tỷ lệ Trẻ em suy dinh dưỡng của xã là 20,69%.
Hàng năm trạm đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và
xếp loại A, đạt cơ quan văn hoá.
- Thuỷ lợi: Thường xuyên kiện toàn tổ, đội thuỷ nông ở các xóm có công trình
thuỷ lợi. Bảo dưỡng, vận hành, sử dụng 1 trạm bơm điện La Đường, 2 trạm bơm dầu
Đèo Khế, kênh tự chảy ở La Dẫy, vv
Các công trình trên đã góp phần xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho kinh tế
xã hội của địa phương phát triển, giao thông thuận tiện.
- Điện: Xã có điện lưới quốc gia về hầu hết các xóm, phục vụ đời sống văn
hoá, sinh hoạt hằng ngày cho nhân dân trong xã.
- Giáo dục - Đào tạo
Các trường duy trì tốt công tác hoạt động và các công tác chuyên môn, chất
lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, tỷ lệ lên lớp và tỷ lệ tốt nghiệp năm sau
cao hơn năm trước, hàng năm đều có học sinh giỏi đi thi cấp huyện và đạt giải.
Cơ sở vật chất của trường được quan tâm và đầu tư xây dựng như: Quy hoạch
và san ủi trung tâm trường Mầm Non, mở rộng mặt bằng và xây dựng nhà 2 tầng 12
phòng học của trường Tiểu Học, xây dựng tường rào, các công trình vệ sinh, nhà để
xe, đều được tu sửa và nâng cấp đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp. Các trang
thiết bị được đáp ứng đầy đủ phục vụ nhu cầu giảng dạy của nhà trường.
Hiện nay, xã có 1 trường THCS, 1 trường Tiểu Học, 1 trường Mầm Non trung
tâm, trong đó:
- Trường Mầm Non có 7 lớp với 250 học sinh
- Trường tiểu học có 110 lớp với gần 325 học sinh
- Trường THCS có 7 lớp với 277 học sinh
18
18
19
Tỷ lệ học sinh khá, giỏi: trường Tiểu học đạt 55,05%; trường THCS đạt
40,68%.
Trường Mầm Non huy động 100% các cháu 5 tuổi đến lớp, cả ba trường đều
giữ vững cơ quan văn hoá liên tục trong nhiều năm, đạt trường tiên tiến cấp huyện.
Năm vừa qua xã đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của UBND Tỉnh Thái
Nguyên công nhận trường Tiểu học Khe Mo đạt Trường chuẩn Quốc gia mức độ I.
- Văn hoá - thể thao: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Quản lý tốt công tác Dân tộc
Tôn giáo, hoạt động tự do tín ngưỡng của địa phương đã đi vào nề nếp, tổ chức tốt lễ
hội Xuân Đền Long Giàn vào dịp 14 tháng giêng.
Hàng năm ban văn hoá xã phối hợp với các đoàn thể như: Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên tổ chức liên hoan văn nghệ, đốt lửa truyền thống chào mừng các ngày lễ
lớn và kỷ niệm các ngày truyền thống, thúc đẩy được phong trào văn hoá văn nghệ
trong xã.
Trong những năm qua đã tổ chức tốt hai lần thi Đại hội thể dục thể thao của xã
và tham gia đại hội thể thao của huyện Đồng Hỷ, đây là những dịp để khơi dậy phong
trào thể dục, thể thao trong toàn xã. Những xóm có phong trào thể thao mạnh là: xóm
ao Rôm 1, Ao Rôm 2, Khe Mo
Công tác thông tin truyền thông được tổ chức thường xuyên để tiếp âm đài
truyền thanh huyện và Đài tiếng nói Việt Nam cũng như thông tin các bản tin của
xóm, xã, trong đó hoạt động tốt là cụm loa truyền thanh xóm Khe Mo 1 và 2.
19
19
20
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thực trạng sử dụng đất đồi núi
trên địa bàn xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Tập trung chủ yếu vào đất đồi núi dốc của bà con nông dân trên địa bàn xã.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình giao đất giao rừng và quá trình chuyển đổi sử dụng đất của
xã
- Đánh giá kết quả đã đạt được của ngành trồng trọt, chăn nuôi
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi của xã Khe Mo
- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế (Theo hướng nông lâm kết hợp; Theo hướng
canh tác trên đất dốc (SATL); Theo hướng khác)
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội – môi trường
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp giúp xã có hướng quy hoạch và sử
dụng đất đồi núi có hiệu quả.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
• Sử dụng phương pháp PRA (Đánh giá nhanh nông thôn)
- Thu thập thông tin có liên quan
- Quan sát thực tế địa bàn nghiên cứu
- Các kết quả đạt được về trồng trọt, chăn nuôi
- Cơ cấu sử dụng đất, kết quả giao đất giao rừng
- Quan sát thực tế địa bàn nghiên cứu
20
20
21
+ Nắm được tình hình chung của xã
- Phỏng vấn cán bộ nông lâm nghiệp để hiểu thêm về địa bàn nghiên cứu và các
vấn đề có liên quan tới đề tài.
- Cùng cán bộ nông lâm nghiệp chọn 5 xóm điển hình của xã để điều tra.
- Cùng 5 trưởng thôn chọn ra các hộ điển hình đã và đang khai thác, sử dụng
đất đồi núi (lấy đại diện 30 hộ) và tiến hành phỏng vấn (chuẩn bị phiếu phỏng vấn)
- Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị sẵn trong bộ câu hỏi sau (phụ lục)
• Sử dụng phương pháp toán học
Để xử lý những số liệu thu thập được và chi phí từ việc khai thác sử dụng đất
đai nói chung và đất đồi núi nói riêng.
3.4.2. Công tác nội nghiệp
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả sau khi thực
hiện kế hoạch.
+ Đánh giá về mặt kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như:
- Tổng thu của các loại hình sản xuất
1
Bi
n
i
B
=
=
∑
(3.1)
- Tổng chi của các loại hình sản xuất
1
Ci
n
i
C
=
=
∑
(3.2)
- Tổng( thu – chi ) của các loại hình sản xuất
1
(Bi-Ci)
n
i
B C
=
− =
∑
(3.3)
Trong đó: - B là tổng thu của các loại hình sản xuất
- C là tổng chi của các lạo hình sản xuất
- (B – C) là tổng thu – chi của các loại hình sản xuất
- i là các loại hình sản xuất của mô hình
- Bi là thu của từng loại hình sản xuất
- Ci là chi của từng loại hình sản xuất
- Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để phân tích và xử lý số liệu để
thấy rõ sự biến động của các vấn đề nghiên cứu qua từng thời kỳ, thấy được sự ảnh
hưởng của các nhân tố ấy đến hiệu quả sử dụng đất đồi núi. Từ đó có những giải pháp
chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai sao cho hiệu quả tốt nhất.
21
21
22
+ Đánh giá về mặt xã hội và môi trường
Để đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện thì ngoài việc đánh giá hiệu quả về
mặt kinh tế cần đánh giá cả về mặt xã hội và môi trường.
- Các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội như:
+ Khả năng tạo công ăn việc làm
+ Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi nếp nghĩ và cách làm của người dân
+ Góp phần giải quyết công bằng xã hội, rút ngắn về thu nhập và mức sống
giữa các nhóm hộ nông dân, giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn.
+ Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước như
xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình.
- Các chỉ tiêu về mặt môi trường như:
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, điều hoà nguồn
nước, độ ẩm không khí và góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho
sản xuất trong vùng và trên cả nước.
22
22
23
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược tình hình giao đất giao rừng của xã qua các thời kỳ
4.1.1. Quá trình sử dụng đất đồi núi của xã trước thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường
Trong những năm qua, Hợp tác xã Khe Mo cũng nằm trong tình trạng của nhiều xã khác. Nông nghiệp chưa
phát triển, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây Lúa và trồng màu. Mục tiêu của người dân là cố gắng tạo ra lương thực,
thực phẩm đủ để cung cấp cho nhu cầu cuộc sống của mình.
Đất đồi núi thời gian này thường bị bỏ trống hoặc trồng những loại cây không đem lại hiệu quả kinh tế, như
trồng sắn để bổ trợ cho lương thực hoặc những cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Trong khi đó
giống cây trồng đưa vào sản xuất không được chọn lọc nên năng suất không cao, phẩm chất, chất lượng chưa tốt. Sản
xuất trên đất đồi núi thời kỳ này chưa phát triển đúng mức, chưa thực sự là điểm mạnh của xã thuộc khu vực trung du
miền núi.
Các loại cây trồng thời kỳ này vẫn có hiệu quả kinh tế thấp chưa có sự đột biến trong sản xuất trên đất đồi núi.
Thời gian này hợp tác xã có chỉ đạo bà con nông dân chú trọng trồng và phát triển cây chè, lúc này chè là cây sản xuất
chính. Do thuận lợi về thời tiết khí hậu và đất đai phù hợp nên cây chè sinh trưởng phát triển tốt và đưa vào canh tác
rộng rãi trên địa bàn xã.
4.1.2. Quá trình sử dụng đất từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cho tới nay
Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của cơ
sở theo phân cấp của Nhà nước có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế sản xuất hàng
hoá hơn. Hiện nay ở các vùng núi trung du miền núi đã và đang xuất hiện nhiều mô
hình sản xuất trên đất đồi núi có hiệu quả hơn trước.
Khác với cơ chế cũ, cơ chế thị trường đã và đang đặt ra cho người dân những vấn đề cần tính toán, cân nhắc
sao cho mỗi đơn vị đất đai, với mỗi đồng vốn bỏ ra là phải đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, người nông dân đã dần
chuyển dịch cơ cấu sản xuất truyền thống sang cơ cấu sản xuất hàng hoá có sự sinh lợi trên đất đồi núi. Từ những cây
trồng có hiệu quả thấp, phá huỷ đất đai và môi trường đã được thay thế bởi những cây trồng thích hợp với thị trường,
hiệu quả kinh tế cao hơn, có khả năng bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Nền kinh tế thị trường bắt đầu bộc lộ, người
dân xã bắt đầu bắt nhịp với cơ chế mới và bước đầu phát triển.
Hiện nay, việc sử dụng và khai thác đất đồi núi ở xã đã có nhiều tiến bộ, cây
chè vẫn là cây trồng chính trên đất đồi núi. Bên cạnh cây chè là cây chủ lực, hiện
nay tại xã Khe Mo trên các mô hình canh tác trên đất đồi núi còn trồng các loại cây
trồng khác đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Đã có những mô hình
23
23
24
sản xuất giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ vào việc khai thác và sử dụng
đất đồi núi như các mô hình trồng vải, nhãn, chanh xen với cây chè. Vì vậy, Đảng
bộ chính quyền và nhân dân xã Khe Mo đã và đang có chủ trương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, tiếp tục giữ vững cây chè nhưng chỉ giữ lại một phần cơ bản diện tích
để tập trung thâm canh chè chất lượng cao (chè cành). Đồng thời xã vận động bà
con tăng cường trồng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn và trồng cây lâm
nghiệp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc (keo, mỡ).
Ngoài ra, tại địa bàn xã hiện nay cũng có thêm một số ngành như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng đang phát
triển tiêu biểu như: Thành lập HTX Đức Nghiệp Thành tại xóm Tiền Phong. Hợp tác xã dịch vụ
điện Khe Mo hoạt động tốt, đảm bảo điện tiêu dùng cho người dân, vận hành lưới điện an toàn. Các hộ kinh
doanh sản xuất: Cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ hoạt động tốt. Xã xét 23 hồ sơ cho các hộ
gia đình để hỗ trợ xe lam - Công nông phục vụ sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp Chiến Oanh đang xây
dựng nhà máy gạch Tuy-nen, sẽ đi vào hoạt động quý I năm 2012.
Vì vậy xã cần tập trung phát triển ngành nghề phụ nhất là tiểu thủ công nghiệp để khai thác triệ t để nguồn lao
động, các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân qua đó
hạn chế được các tệ nạn xã hội.
Kinh tế của xã ngày càng được nâng lên do cây trồng chính của người dân trong xã là cây chè. Và do được áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tốt cũng như có sự hỗ trợ những giống tốt nên sản lượng chè tăng mạnh trong mấy năm gần
đây, từ đó đem lại hiệu quả về kinh tế, đời sống của bà con trong xã ngày được nâng lên. Hiện nay, cơ cấu kinh tế trên
địa bàn xã đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với quy luật phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được
nâng cao, không có hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh (từ 24,67% năm 2005 còn 11,28% năm 2010), hộ khá và giàu chiếm
trên 40%.
Trong những năm qua, xã Khe Mo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tốc độ tăng dân số như vận động
các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, không sinh con thứ 3, phạt tiền đối với cặp nào sinh đẻ không có kế hoạch song
kết quả đạt được vẫn chưa cao, do tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân.
4.2. Kết quả của quá trình giao đất giao rừng
Tình hình giao đất giao rừng của xã được thực hiện rất tốt và đã hoàn thiện xong vào năm 2003. Cụ thể như
sau: Trước năm 1989 khi chưa có dự án PAM 3352 đầu tư trồng rừng vào tỉnh Bắc Thái thì sản xuất lâm nghiệp của xã
phát triển rất chậm. Đất rừng chưa được giao cho người dân quản lý và sử dụng, rừng tự nhiên bị chặt phá bừa bãi và
nghiêm trọng.
24
24
25
Từ khi có dự án PAM 3352 đầu tư cho phát triển trồng rừng thì người dân nhận đất trồng rừng. Do người dân
được sự đầu tư từ dự án để sản xuất cây con, chăm sóc bảo vệ rừng nên hộ thực hiện rất tốt.
Kết quả là qua 4 năm thực hiện từ 1989 - 1993, toàn xã đã trồng được 226,55ha cây Bạch đàn. Nhưng diện tích
Bạch đàn này sinh trưởng, phát triển rất chậm. Từ năm 2001 - 2003, Xã Khe Mo đã và đang quan tâm đến phát triển
lâm nghiệp, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư vào như: Dự án trồng Măng bát độ (tính đến cuối năm 2003 toàn
xã đã trồng được 5228 gốc). Bên cạnh đó, xã còn thực hiện chương trình chuyển đổi rừng PAM kém hiệu quả, thay thế
vào đó là những cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao như cây Keo lai, Bạch đàn mô, Chè cành và cây ăn
quả.
Kết quả là: tính đến cuối năm 2003 toàn xã đã thực hiện chuyển đổi được như sau:
- Chuyển đổi 26,5ha chân ruộng cao sang trồng cây ăn quả và chè cành.
- Chuyển đổi 6ha trồng màu sang trồng cỏ chăn nuôi trâu bò
- Chuyển đổi 125ha rừng PAM sang trồng keo lai, và cây ăn quả.
Tính đến năm 2003, hầu hết diện tích rừng và đất rừng đã được giao cho từng hộ gia đình khai thác, sử dụng và
bảo vệ (1851,31ha). Nhưng do cây rừng là cây lâu năm nên thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch rất dài, lâu đem lại
hiệu quả kinh tế vì vậy hiện nay bà con nông dân trong xã dần chuyển diện tích trồng rừng sang trồng các loại cây trồng
khác đem lại hiệu quả kinh tế như: cây ăn quả và cây chè. Do đó, hiện nay diện tích trồng rừng còn lại là 1240,83ha
trong toàn xã.
4.3. Những kết quả đạt được về sử dụng đất của ngành trồng trọt năm 2011
- Cây lương thực: Nhìn chung sản xuất lương thực tuy gặp nhiều khó khăn về thời tiết ở vụ xuân và tình hình
phát sinh sâu bệnh gây hại, song về cơ bản diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng
lương thực có hạt cả năm đạt 2.804,8 tấn/2.670 tấn đạt 105%, tăng 5% so với kế hoạch (trong đó: Thóc: 2.342,3
tấn/2.229,2 tấn đạt 105,07 % so với kế hoạch; Ngô: 462,5 tấn/441 tấn đạt 104,88% so với kế hoạch). Cơ cấu giống lúa
lai chiếm 16,27% diện tích gieo cấy.
- Cây màu: Tổng diện tích gieo trồng 137ha. Trong đó: Cây lạc: 30ha; đỗ tương:
30ha; đỗ các loại: 21ha; sắn: 20ha; khoai: 25ha; rau xanh các loại 30ha.
- Chương trình cây chè và cây ăn quả: Diện tích chè trồng mới 37ha/35ha đạt
105,71% so với kế hoạch. Diện tích chè kinh doanh của toàn xã là 257,5ha. Năng
suất ước đạt 102 tạ/ha. Sản lượng đạt 2.625 tấn/2.625 tấn đạt 100% (trong đó sản
xuất chè khô chiếm 35% - giá trị kinh tế chiếm 50%). Tham gia liên hoan Trà xuân
Tân Mão huyện Đồng Hỷ đạt giải Ba toàn huyện. Diện tích cây ăn quả là 150ha.
(Theo báo cáo tổng kết của xã năm 2011).
* Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của xã
25
25