Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề cương CoSoDuLieu đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.1 KB, 26 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1 : Phân tích mục đích của xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu?
Câu 2: Yêu cầu và vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu?
Câu 3 :Nội dung thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Câu 4:Thực trạng xây dựng cơ sử dữ liệu đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam
Câu 5 :Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Câu 6 : Phân tích và thiết kế phân hệ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai
Câu 7 :Phân tích và thiết kế phân hệ quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống cơ
sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Câu 8 :Phân tích và thiết kế phân hệ thống kê đất đai trong hệ thống cơ sở dữ
liệu đất đai đa mục tiêu.
Câu 9 :Phân tích mô hình quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Câu 10 :Phân tích chính sách vận hành bảo mật của hệ thống cơ sở dữ liệu đất
đai đa mục tiêu
Câu 11: Phân tích vai trò của ArcGis trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất
đai đa mục tiêu.
Câu 12 : Trình bày nội dung thiết kế phân hệ quản lý thông tin đất đai cấp xã.
Bài Làm
Câu 1 : Phân tích mục đích của xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu?
*Mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
+Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nước
trong khu vực, trên thế giới cũng như việt nam. Một thực tế đơn giản cần có một cơ sở
dữ liệu đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng vì đất đai là có hạn và
việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu của
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Muốn xây dựng một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định hướng quan trọng của
ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn hiện nay.



Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đât đai đã đạt được một số
thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài
hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thêt có được một cơ sở dữ liệu đất
đai đa mục tiêu theo mô hình hiện đại, thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa
phương và là một trong nhưng công cụ quản lý chính của ngành.
Năm 2004, thủ tướng chính đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt
chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến
năm 2020. Trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường nói chugn
và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010 thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 1065/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 trong đó giao Bộ TNMT chủ trì phối hợp
với Bộ thông tin và truyền thông hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên
và môi trường tại cơ quan nhà nước các cấp; thủ tướng chính phủ yêu cầu tăng cường
trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn quốc. bảo đảm tân dụng triệt để hạ
tầng kỹ thuật được trang bị để trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà
nước…giảm văn bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước, chuẩn hóa thông tin, xây dựng các quy trình, chuẩn hóa nội dung tích hợp
thông tin từ cấp xã, huyện, tỉnh về các bộ và văn phòng chính phủ.
+Từ những yêu cầu nêu trên việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu là nhiệm
vụ được đặt lên hàng đầu đối với ngành quản lý đất đai, đặc biệt trong năm 2010
ngành quản lý đất đai kỷ niệm 65 năm xây dựng và phát triển ngành, yêu cầu đặt ra đối
với việc xây dựng cở sở dữ liệu đất đai:
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai ở cả trung ương ( tổng cục quản lý
đất đai-bộ tài nguyên và môi trường) và địa phương ( sở tài nguyên và môi trường,
phòng tài nguyên và môi trường) nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên
môi trường , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã
hội, quốc phòng , an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, các nhu cầu
khác của xã hội và phát triển chính phủ điện tử tại ngành tài nguyên và môi trường;
Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp, đồng bộ sữ

liệu và chia sẻ, phân phối thông tin đất đai trực tuyến qua hệ thống mạng thông tin


ngành tài nguyên và môi trường , đảm bảo an toàn cho hệ thống được thống nhất và
đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu thực hiện chủ trương kinh tế
hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị đóng góp và vị thế của ngành tài
nguyên và môi trường nói chung và đất đai nói riêng trong nền kinh tế quốc dân vì sự
phát triển bền vững của đất nước.
Câu 2: Yêu cầu và vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu?
*Yêu cầu của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
+Hệ thống dữ liệu phải có khả năng tích hợp, thống nhất được nhiều loại định
dạng khách nhau, với dung lượng lớn
+Toàn bộ hệ thống phải có hoạt động trên một bộ CSDL thống nhất, đồng nhất
về cách quản lý và nhiệm vụ đối với các đơn vị tham gia vào công tác quản lý đất
đai .Đó là phải đạt được các tính năng phân cấp với các quyền hạn xác định cho từng
cấp dựa theo luật và các nghị định về quản lý đất đai.
+Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phải tuân theo các chuẩn do nhà
nước quy định như: chuẩn về ngôn ngữ tiếng việt, chuẩn phân lớp thông tin, chuẩn về
trình bày dữ liệu…và tính thống nhất trong toàn ngành.
+Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở
công nghệ tiên tiến, có độ tin cậy cao, có tính mở và phù hợp với địa phương và nguồn
nhân lực hiện có.
+Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phải đơn giản, dễ dàng và có cơ
chế bảo mật, an toàn dữ liệu cao.
*Vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu.
+sử dụng đất đai nói chung và tại khu vực đô thị nói riêng đang là nhu cầu thiết
yếu ngày càng tăng của con người, kéo theo đó là yêu cầu về sự quản lý chặt chẽ và có
hệ thống của nhà nước nhằm mục đích sủ dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài
nguyên hữu hạn này. Để nhà nước quản lý đất đai một cách thống nhất theo quy định

của pháp luật, có cơ sở pháp lý bảo hộ QSD hợp pháp của người sử dụng đất khi được
nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSD đất, nhất thiết phải có thông tin về đất
đai. Do vậy, việc thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu là một yêu cầu tất yếu.


Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu chứa đựng hệ thống hồ sơ địa chính, đó là hệ
thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,.. là những thông tin về các mặt tự nhiên,
kinh tế, xã hội và pháp lý về đất đai. Các thành phần chủ yếu của hệ thống hồ sở địa
chính gồm: BĐĐC; sổ mục kê đất đai, sổ địa chính; sổ theo dõi biến động đất đai. Bên
cạnh đó các thông tin về quy hoạch, giá đất, hiện trạng sử dụng đất và chất lượng đất
được thiết lập thành các nhóm thông tin chuyên đề.
Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu được thiết lập, cập nhật trong
các quá trình điều tra, qua các thời kỳ khác nhau, bằng các hoạt động khác nhau như
đo đạc BĐĐC, đánh giá đất, phân hạng và định giá đất, đăng ký đất đai…Hệ thống này
chứa đựng đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc tính lý hóa
và pháp lý đến từng thửa đất. hệ thống vừa là công cụ để quản lý đất đai, vừa là công
cụ để cung cấp thông tin liên quan đến đất đai.
Các thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phục vụ trực tiếp cho công
tác thống kê, kiểm kê đất đai, là cơ sở xác định nguồn gốc, chất lượng và tình trạng
pháp lý của thửa đất phục vụ cho việc cấp GCNQSD đất, cho thuê đất, xác định giá
đât..
Cở sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác giao
đất, cho thuê đất và cung cấp cơ sở thông tin sử dụng đất cho thanh tra, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai,
Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu còn đóng vai trò quan trọng trong công tác
quản lý tài chính về đất đai, là cơ sở để xác định hạng đất( chất lượng đất), giá trị tài
sản gắn liền với đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. thông tin trong hệ
thống phản ánh hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. thông qua việc cập nhật các biến động sử dụng đất, cơ sở dữ liệu đất đai đa
mục tiêu cho phép nhà quản lý theo dõi quá trình sử dụng đất.

Ở cấp độ vĩ mô, thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phản ánh thự
trạng sử dụng đất làm cơ sở để nhà nước xây dựng chính sách sử dụng đất hợp lý và
bền vững tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không chỉ có chức năng phục vụ quản lý nhà
nước về đất đai mà còn cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu thông
tin của cộng đồng. việc thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu là nhiệm vụ quan


trọng đối với công tác quản lý đất đai, nhất là ở cấp cơ sở xã, huyện, cấp tỉnh và cấp
quốc gia
Câu 3 :Nội dung thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
CSDL đất đai đa mục tiêu thiết kế là một CSDL thống nhất,tích hợp, hoàn thiện, lưu
trữ, quản lý đầy đủ nội dung thông tin, dữ liệu, có thể khai thác sử dụng cho nhiều mục
đích của các nghiệp vụ quản lý đất đai thông qua các hệ thống phần mềm được triển
khia xây dựng.
CSDL đất đai đa mục tiêu phải được thiết kế phù hợp nội dung của chuẩn dữ liệu địa
chính được quy định tại thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010.
Theo đó CSDL đất đai đa mục tiêu được thiết kế bao gồm các nhóm thông tin sau:
-Nhóm thông tin về người
-Nhóm thông tin về tài sản
-Nhóm thông tin về thửa đất
-Nhóm thông tin về quyền
-Nhóm thông tin về giao thông
-Nhóm thông tin về thủy hệ
-Nhóm thông tin về biên giới địa giới
-Nhóm thông tin về điểm khống chế
-Nhóm thông tin về địa danh
-Nhóm thông tin về quy hoạch.
CSDL đất đai mục tiêu bao gồm hai thành phần chính: dữ liệu không gian và dữ liệu
phi không gian.

*Dữ liệu không gian
-Bản đồ địa chính: bao gồm toàn bộ các mảnh bản đồ địa chính của các xã,
phường các tỷ lệ , hệ tọa độ quốc gia VN -2000, kinh tuyến trục địa phương, phủ kín
diện tích tự nhiên toàn thành phố. Đã được chuẩn hóa, biên tập và cập nhật vào hệ
thống.
-hệ thống bản đồ giá đất các cấp: là lớp thông tin chuyên đề được cập nhật, xây
dựng hàng năm dựa trên khung giá đất được ban hành trên nền bản đồ địa chính
-Hệ thống bản đồ quy hoạch: hệ thống bản đồ quy hoạch được thành lập theo
định kỳ, theo các dự án


-bản đồ hiện trạng sử dụng đất: được thành lập theo các chu kỳ kiểm kê hiện
trạng sử dụng đất.
-Các hệ thống bản đồ khác phục vụ công tác quản lý: bản đồ ranh giới hành
chính, bản đồ quy hoạch ( do sở xây dựng thành lập)…
*Dữ liệu phi không gian
Nội dung CSDL đất đai đa mục tiêu phải tuân thủ quy định cảu chuẩn dữ liệu đại chính
về nội dung thông tin, được thiết kế đầy đủ để quản lý các thông tin đã được quy định.
Trong đó ,để phù hợp nhu cầu sử dụng, quản lý nhà nước của địa phương, tập trung
thu thập, xây dựng và quản lý một số thông tin sau:
Thông tin về thửa đất
-Các thông tin về thửa đất như : số tờ bản đồ, tỷ lệ, loại đất, diện tích
-Các thông tin về chủ sử dụng đất như: đối tượng sử dụng ,tên chủ, năm sinh, số chứng
minh thư nhân dân.
-Các thông tin về tính pháp lý của thửa đất bao gồm: các thông tin về GCN( số quyết
định, sô vào sổ, số serial GCN)
-Các thông tin về lich sử thửa đất, thông tin về các quá trình biến động của thửa đất…
-Các thông tin vê tài sản gắn liền với đất…
-Các thông tin khác: khu vực thửa đất, giá đất, thông tin quy hoạch.
Thông tin về hồ sơ đất đai

-thông tin về quá trình tiếp nhận hồ sơ
-Các thông tin về quá trình thụ lý và xử lý hồ sơ
-thông tin về kết quả xử lý hồ sơ
-hồ sơ về quá trình lập kế hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn
-hồ sơ về giao đất thu hồi đất
-hồ sơ giải quyết các khiếu nại, tranh chấp.
Thông tin về giá đất
-các quyết định hàng năm của địa phương ban hành quy định về các loại giá đất.
-thông tin về loại đất: loại đất, nhóm xã, danh mục đường, vị trí đất, khu vực, loại
đường…
-thông tin về khung giá đất được ban hành, quy định cụ thể cho từng loại đất.
-thông tin về vùng giá đất.


Thông tin về quy hoạch
-chỉ giới quy hoạch
-hành lang an toàn công trình
-mốc quy hoạch
-mục đích sử dụng đất.
Câu 4 Thực trạng xây dựng cơ sử dữ liệu đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để thu thập , lữu trữ, xử lý, tích hợp và cung cấp dữ
liệu đất đai ở dạng số đã được bắt đầu từ những năm 1990 khi công nghệ đo đạc
chuyển từ công nghệ Analog, với các máy đo quang cơ sang công nghệ số ( digital)
với việc ứng dụng công nghệ GPS và toàn đạc điện tử , ảnh hàng không và ảnh viễn
thám dạng số.
Để đảm bảo việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử
dụng và hiện trạng sử dụng đất các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại trung ương
và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hang phần mềm lớn trên thế giới cho ra
đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng nhu yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính số như :FAMIS & CaDDB, CICAD &CIDATS; CILIS, PLIS sau này là ELIS ,

VILIS, Eklis, VNLIS.
Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm nhiều mô
đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất
đai. Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống và được thiết
kế theo các nguyên tắc sau:
-hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: tỉnh, huyện, xã
Nhìn chung, phần mềm hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm
con như sau:
-hệ thống quản lý điểm tọa độ , độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa chính
-hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai
-hệ thống hỗ trợ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánh giá, định giá
đất.
-hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất
-hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo về
đất đai.


Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về
quản lý đất đai
-hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương
-hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh
-hệ thống thông tin đất đai cấp huyện
-hệ thống thông tin đất đai cấp xã
Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích
hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập cơ sở dữ liệu địa chính số: hồ sơ địa chính và bản
đồ địa chính, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Có thể nói hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học để lập cơ sở dữ liệu đất đai dạng
số đã được ứng dụng ở 100% cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh và cấp huyện.
việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cán bộ địa chính cấp xã còn hạn chế, đặc biệt đối

với các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi đặc biệt khó khăn.
Trong nhưng năm đầu thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dư liệu địa chính số đã được các
tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng như ở thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh bình
dương,bến tre… nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được
triển khai ở cấp trung ương như dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi
trường đã xây dựng hệ thống ELIS, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên
và môi trường và một số dự án khác.
Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số chúng ta cũng đã nhận được sự
giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức quốc tế như chương trình CPLAR và chương
trình SEMLA của thụy điển. chương trình nâng cấp đô thị do hiệp hội các độ thị việt
nam và hiệp hội các đô thị Canada thực hiện. một số giải pháp đồng bộ cho việc xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được đề cập trong dự án VLAP do ngân hàng thế
giới tài trợ 100 triệu USD.
Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu đất đai hiện tại mới chỉ là cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản
là công cụ trợ giúp trong những lĩnh vực sau:
-kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quản lý biến động đất đai
-hỗ trợ quy hoạch, kế hoạch hóa sử dụng đất đai
-trợ giúp trong công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai.


Nhìn chung về kết quả đã đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng được nhu cầu cấp bách
của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, góp phần
không nhỏ trong việc bình ổn xã hội, làm tăng thu cho ngân sách thông qua việc thực
hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Câu 5 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Bước 1 : Công tác chuẩn bị
Để đảm bảo tính khả thi cho xây dựng CSDL, công tác chuẩn bị là rất quan trọng
để triển khai xây dựng CSDL, đòi hỏi phải chuẩn bị và xác định cụ thể về các nội
dung:

- Lập kế hoạch chi tiết các hoạt động sẽ thực hiện và phương án thi công
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị: như máy tính trạm, máy chủ, túi đựng hồ sơ
- Mô hỉnh hệ thống và phần mềm: Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất đai là
duy nhất và thống nhất trên phạm vi cả nước.
- Nguồn lực thực hiện: đơn vị thi công phải cân đối và bố trí đủ nguồn nhân lực
thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ.
- Địa điểm thực hiện: xây dựng CSDL sẽ theo phạm vi một đơn vị cấp huyện, do
đó trước khi thi công, phải tìm hiểu và đánh gía mức độ khó khăn, thuận lợi của địa
bàn sẽ triển khai để bố trí địa điểm thực hiện cho công tác xây dựng CSDL được thuận
lợi.
Bước 2: Thu thập tài liệu
Để triển khai xây dựng CSDL, đơn vị thực hiện phải tiến hành thu thập tài liệu
làm nguồn đầu vào để xây dựng các dữ liệu thành phần:
- Tài liệu địa chính: là các tài liệu về bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp
Giấy chứng nhận, hồ sơ biến động đất đai và tài sản gẳn liền với đất; đối với các thửa
đất chưa thực hiện công tác đăng ký sẽ tổ chức đăng ký lần đầu và sử dụng tài liệu
đăng ký để xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: là các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện và kể hoạch
sử dụng đất hàng năm cấp huyện, các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh/huyện
- Tài liệu giá đất là các tài liệu về: Quyết định ban hành bảng giá đất, bảng giá
đất điều chỉnh; Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm; Quyết định


phê duyệt giá đất cụ thể,…; Hồ sơ xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; hồ sơ xây dựng
hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm; hồ sơ định giá đất cụ thể ..
- Tài liệu thống kê, kiểm kê đất: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khoanh
đất; các loại sản phẩm theo biểu mẫu quy định; các biểu mẫu thống kê đất đai của năm
gần nhất so với thời điểm xây dựng CSDL.

Ngoài các loại tài liệu nêu trên còn phải thu thập thêm một sổ tài liệu khác như:
hồ sơ giao đất, thu hồi đất; hồ sơ kết quả giải quyết tranh chấp, khiểu nại về đất đai;
các loại bản đồ địa chính cơ sở, trích đo địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... để
hoàn thiện nền không gian.
Bước 3: Rà soát, đánh giá và phân loại tài liệu
Tài liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành rà soát, đánh giá về mức độ đầy
đủ của thành phần, chất lượng của tài liệu và phải được phân loại cụ thể.
Việc phân loại tài liệu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hình thức khác
nhau về: nội dung, thời gian, phạm vi hoặc theo đối tượng, Chủ đầu tư có trách nhiệm
hướng dẫn cho đơn vị thi công phương pháp phân loại tài liệu.
Trong quá trình rà soát, đánh giá đơn vị thi công phải sàng lọc, đối chiếu so sánh
những thay đổi giữa các loại tài liệu để có kế hoạch hoàn thiện, chinh lý biến động khi
xây dựng CSDL.
Thực hiện sắp xếp Hồ sơ đăng ký đất đai, hồ sơ giao đất, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường và thống nhất với công tác lưu trừ tại địa phương.
Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian đất đai
Dữ liệu không gian đất đai được xây dựng theo phạm vi tối thiểu một đơn vị
hành chính cấp huyện, cụ thể như sau:
1.

Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

-Đối với những nơi có bản đồ địa chính: chuẩn hóa các lóp đối tượng của bản
đồ địa chính để xây dựng dữ liệu không gian địa chính.
Đổi với khu vực đất sản xuất nông nghiệp có bản đồ địa chính mà địa phương
đã tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng chưa đo đạc lại hoặc địa phương đang có chủ
trương dồn điền đổi thửa thì không xây dựng dữ liệu không gian địa chính.
-Xây dựng lớp không gian đất đai nền theo đơn vị hành chính cấp xã:
+ Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính: tiến hành biên tập các lớp không

gian đất đai nền từ dữ liệu không gian địa chính.


+ Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính: sử dụng các loại bản đồ như bản
đồ địa chính cơ sở, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... để xây dựng không gian đất đai
nền.
2.

Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kể hoạch sử dụng đất

Dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng từ việc
chuẩn hóa bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp lên không gian đất đai
nền.
3.

Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai

Dữ liệu không gian kiểm kê đất đai được xây dựng từ việc chuẩn hóa bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và tích hợp lên không gian đất đai nền.
4.

Tích hợp dữ liệu không gian đất đai

-Tích hợp dữ liệu không gian địa chính từ cấp xã vào cấp huyện,cấp huyện vào
cấp tỉnh.
Bước 5: Quét chụp giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Các loại giấy tờ cần phải quét chụp bao gồm:
Các giấy tờ về quyền sử dụng đất: giấy chứng nhận quyền sử dụng và hồ
sơ đăng ký đất đai;
-


Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất;

-

Tài liệu về giá đất

-

Tài liệu về kết quả kiểm kê

Tài liệu sau khi được quét sẽ được tạo định dạng, kho chứa hồ sơ quét và tạo
đường dẫn liên kết lưu trong CSDL đất đai.
Bước 6: Xây dựng dữ liệu thuộc tính đất đai
Dữ liệu thuộc tính đất đai bao gồm 4 (bốn) dữ liệu thành phần cơ bản, trên cơ
sở tài liệu đã thu thập, phân loại và đánh giá để tiến hành nhập liệu các thông tin thuộc
tính vào CSDL bao gồm:
1.

Dữ liệu thuộc tính địa chính

-Nhóm dữ liệu về thửa đất;
-Nhóm dữ liệu về đổi tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
-Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
-Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất;
-Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản


gắn liền với đất;

-Nhóm dữ liệu về tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
-Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản
gắn liền với đất;
-Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất.
2.

Dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

-

Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng;

-

Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

-

Nhóm dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

-

Nhóm dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

3.

Dữ liệu thuộc tính giá đất

-


Nhóm dữ liệu giá đất theo bảng giá đất;

-

Nhóm dữ liệu giá đất cụ thể;

-

Nhóm dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường.

4.

Dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai

-

Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp quốc gia, vùng;

-

Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;

-

Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện;

-

Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã;


-

Nhóm dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.

Cấu trúc và kiểu thông tin của CSDL đất đai tuân theo Thông tư quy định hiện
hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 7: Đối soát, hoàn thiện dữ liệu đất đai và ký sổ điện tử
Đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất so với
thông tin trong kho hồ sơ giấy chứng nhận dạng số và hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản
khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng CSDL địa chính.
Xuất Sổ địa chính (điện tử), chuyển Văn phòng đăng ký đất đai ký sổ điện tử.
Theo định kỳ, các thửa đất sau khi đối soát, hoàn thiện và xuất sổ địa chính (điện tử)
phải được đưa vào quản lý, vận hành và khai thác trong hệ thống.
Bước 8: Xây dựng siêu dữ liệu đất đai
Siêu dữ liệu đất đai bao gồm các nhóm thông tin sau đây:


a)

Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu đất đai;

b)

Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ;

c)

Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai;


d)

Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai;

đ) Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu đất đai.
Cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu đất đai tuân theo Thông tư quy định
hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 9: Kiểm tra, nghiệm thu
Sau khi kết thúc các nội dung công việc nêu trên (từ Bước 1 đển Bước 8), Chủ
đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
Câu 6 : Phân tích và thiết kế phân hệ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai
Phân hệ đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động-LRC có nhiệm vụ chính là thu thập dữ
liệu, tin học hóa các nghiệp vụ, hỗ trọ công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ và chỉnh lý
biến động trong lĩnh vực quản lý đất đai
Các chức năng chính của phân hệ bao gồm
*thu thập, cập nhật dữ liệu
Cho phép cập nhật dữ liệu đã được biên tập chuẩn hóa vào hệ thống bao gồm
+dữ liệu đồ họa (không gian): cho phép cập nhật toàn bộ dữ liệu bản đồ địa chính từ
khuôn dạng Microstation( * dgn), Mapinfo( *tab) , ở các tỷ lệ khác nhau. Mục tiêu là
quản lý toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính phủ kín diện tích tự nhiên tại khu vực được
xây dựng
+dữ liệu thuộc tính(phi không gian): cho phép cập nhật từ các nguồn dữ liệu số có sẵn
dưới dạng các file dữ liệu số có cấu trúc. Ngoài ra có thể bổ sung từ các nguồn tài liệu
giấy khác như: phiếu điều tra, đơn đăng ky, sổ địa chính, sổ mục kê… theo trình tự từ
dữ liệu địa chính có tính pháp lý cao đến dữ liệu có tính pháp lý thấp.mục tiêu là toàn
bộ các thửa đất trên bản đồ địa chính được đưa vào hệ thống đều có thông tin đã đăng
ký.
*cấp giấy chứng nhận
Nhập đăng ký cấp giấy; cấp giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận theo đợt cấp; lập



hồ sơ kỹ thuật, lập quyết định cấp giấy; lập danh sách cấp giấy chứng nhận công khai.
*chỉnh lý biến động
Chỉnh lý biến động; loại biến động; xem lịch sử các thửa đất; quản lý biến động
*xây dựng bộ hồ sơ địa chính
Hỗ trợ xây dựng bộ hồ sơ địa chính theo đinh kỳ, sau khi dữ liệu đã được cập nhật,
chỉnh lý biến động bao gồm: sổ mục kê; sổ địa chính; sổ cấp giấy chứng nhận; sổ theo
dõi biến động đất, bản đồ địa chính
*tra cứu thông tin trên mạng nội bộ
Cho phép tra cứu toàn bộ thông tin liên quan đến dữ liệu đăng ký đất đai, trên mạng
nội bộ (LAN) của phòng TNMT . nhăm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực
đất đai, đồng thời hỗ trợ ra các quyết định kịp thời chính xác
Câu 7 :Phân tích và thiết kế phân hệ quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống
cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
Phân hệ hỗ trợ quản lý quy hoạch sử dụng đất được thiết kế với các chức năng
cơ bản sau đây:
-Quản lý dự án quy hoạch sử dụng đất; quản lý các dự án quy hoạch sử dụng đất trong
hệ thống
-tìm kiếm dự án quy hoạch sử dụng đất; cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh dự án
quy hoạch sử dụng đất
-báo cáo thống kê dự án quy hoạch sử dụng đất; thực hiện báo cáo thông kê dự án quy
hoạch sử dụng đất theo nhiều tiêu chí.
-quản lý bản đồ quy hoạch; quản lý các bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống
-tìm kiếm bản đồ quy hoạch: tìm kiếm nhanh bản đồ quy hoạch sử dụng đất
-báo cáo thông kê bản đồ quy hoạch sử dụng đất; báo cáo thống kê bản đồ quy hoạch
sử dụng đất theo từng giai đoạn
-quản lý nhóm đất quy hoạch: cung cấp các chức năng thêm, sửa, xóa đối với nhóm
đất cần quy hoạch sử dụng
-quản lý loại đất quy hoạch: cung cấp các chức năng thêm, sửa, xóa đối với loại đất

cần quy hoạch sử dụng
-tìm kiếm loại đất: tìm kiếm nhanh loại đất cần quy hoạch
-quản lý đơn vị hành chính: cung cấp các chức năng thao tác với Đơn vị hành chính:


thêm, sửa, xóa
-hiện thị thống kê dữ liệu thuộc tính và bản đồ
-hiện thị bản đồ địa chính
-hiện thị bản đồ quy hoạch
-xem hiện trạng bản đồ dựa trên mục đích sử dụng đất
-xem thông tin thửa đất
-liên kết thông tin thuộc tính và thửa đất đồ họa
-chuyển đổi vùng quy hoạch từ Microstation vào hệ thống
-xuất bản đồ quy hoạch ra Microstation
-xuất bản đồ quy hoạch ra Shapefile
-xây dựng vùng quy hoạch trực tiếp trên bản đồ
-xây dựng vùng quy hoạch theo ranh giới hành chính
-tính toán các thửa đất nằm trong quy hoạch
-thống kê các thửa đất, diện tích nằm trong vùng quy hoạch
-xem trước và in ấn thống kê
-xử lý chồng xếp giữa vùng quy hoạch và bản đồ địa chính.
-tìm kiếm cơ bản: cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh thông tin trong hệ thống
-tìm kiếm nâng cao: cung cấp chức năng tìm kiếm nhiều tùy chọn
-trình bày bản đồ quy hoạch
-in bản đồ quy hoạch
-xuất bản dịch vụ bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Câu 8 :Phân tích và thiết kế phân hệ thống kê đất đai trong hệ thống cơ sở
dữ liệu đất đai đa mục tiêu.
Phân hệ thống kê kiểm kê đất đai được thiết kế với các chức năng phục vụ công tác
thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm trên dữ liệu đã được thu thập, quản lý trong hệ

thống, phân hệ bao gồm các chức năng sau:
-cấu hình nhập liệu: thiết lập định dạng khi nhập dữ liệu: dạng số thập phân, dạng ngày
tháng năm…
-cấu hình tổng hợp dữ liệu: thiết lập định dạng khi tổng hợp, in ấn dữ liệu như: cho
phép đặt dấu phân cách phần thập phân và số chữ thập phân giữ lại khi hiển thị trên


form tổng hợp.
-cấu hình máy in: cho phép đặt các thông số máy in khi in biểu
-cập nhật đơn vị hành chính: cập nhật danh sách đơn vị hành chính của bộ số liệu, cho
phép thêm, xóa, sửa tách, nhập đơn vị hành chính. Bao gồm:cập nhật thuộc tính( tên,
mã đơn vị hành chính) và cập nhật đồ họa( tách nhập vùng)
-cập nhật chỉ tiêu cơ bản: thực hiện thêm, sửa, xóa đối với chỉ tiêu cơ bản trong hệ
thống
-tìm kiếm các chỉ tiêu cơ bản : cung cấp chứng năng tìm kiếm nhanh phục vụ cho quá
trình cập nhật chỉ tiêu cơ bản
-báo cáo biến động chỉ tiêu cơ bản: báo cáo biến động về tình hình biến động các chỉ
tiêu cơ bản trong từng biểu mẫu theo kỳ kiểm kê.
-cập nhật chỉ tiêu phụ: thực hiện, thêm, sửa, xóa đối với chỉ tiêu phụ trong hệ thống.
-tìm kiếm chỉ tiêu phụ: cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh phục vụ cho quá trình cập
nhật chỉ tiêu phụ
-báo cáo biến động chỉ tiêu phụ: báo cáo biến động về tình hình biến động các chỉ tiêu
phụ trong từng mẫu biểu theo kỳ kiểm kê.
-thiết kế mẫu biểu: thiết kế cấu trúc mẫu biểu bao gồm các hàng cọt theo quy định của
kỳ kiểm kê.
-tạo mẫu biểu: cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh biểu mẫu
-báo cáo về số lượng biểu mẫu: báo cáo về số lượng biểu mẫu và tình hình biến động
biểu mẫu trong hệ thống theo kỳ kiểm kê.
-thiết kế hiện thị biểu: thiết kế hiện thị mẫu biểu bao gồm định dạng các hàng, cột,
bảng, biểu theo mẫu quy định của kỳ kiểm kê

-thiết kế công thức: thiết kế công thức để tính toán khi tổng hợp số liệu
-hỗ trợ định nghĩa công thức: cho phép người sử dụng định nghĩa công thức các phép
tính: cộng, trừ, nhân, chia giữa các hàng, cột của biểu mẫu
-hỗ trợ tự sinh công thức: tự sinh công thức. đối với cùng một mã cột thì ô có mã hàng
cấp cao hơn sẽ có công thức là tổng của các ô có mã hàng cấp thấp hơn
-nhập dữ liệu chỉ tiêu phụ: cập nhật dữ liệu chỉ tiêu phụ của biểu
-tổng hợp chỉ tiêu phụ: tổng hợp dữ liệu theo chỉ tiêu phụ của biểu
-nhập dữ liệu: nhập dữ liệu thống kê, kiểm kê của đơn vị hành chính dã chọn vào biểu


xây dựng
-tổng hợp dữ liệu: tổng hợp dữ liệu thống kê, kiểm kê của đoan vị hành chính đã chọn
cho biểu đã chọn.
-đồng bộ hóa chỉ tiêu : cho phép tạo ánh xạ giữa 2 bộ số liệu có cấu trúc khác nhau
nhưng tạo ra bộ số liệu đích có cấu trúc theo bộ sô liệu mẫu và dữ liệu theo bộ số liệu
nguồn.
-xuất bộ số liệu ra *file.mdb :xuất bộ dữ liệu đã chọn ra định dạng *mdb
-xuất nhập dữ liệu từ *file. Xml : cho phép xuất nhập dữ liệu thống kê, kiểm kê của hệ
thống dưới dạng file *xml tương ứng theo đơn vị hành chính đã chọn
-nhập dữ liệu từ file *.mdb: cho phép nhật dữ liệu thống kê, kiểm kê phiên bản trước
dưới dạng file *.mdb vào hệ thống tương ứng theo đơn vị hành chính được chọn. chức
năng này chỉ import dữ liệu, không thay đổi đơn vị hành chính và cấu trúc biểu.
-nhập bộ số liệu từ file*.mdb: nhập toàn bộ dữ liệu trong file*.mdb của các phiên bản
thống kê trước tạo thành 1 bộ số liệu mới trong hệ thống.
-Nhập dữ liệu từ file*.Xml : cho phép nhập dữ liệu thống kê, kiểm kê phiên bản trước
dưới dạng file*.mdb vào hệ thống tương ứng theo đơn vị hành chính được chọn, chức
năng này chỉ import dữ liệu, không thay đổi đơn vị hành chính và cấu trúc biểu.-tạo bộ số liệu: tạo mới bộ số liệu thống kê kiểm kê theo nhu cầu tác nghiệp.
-sao chép bộ số liệu : tạo bộ số liệu mới theo bộ số liệu đã có trong hệ thống. có thể
sao chép toàn bộ số liệu hoặc chỉ sao chép cấu trúc bộ số liệu.
-nhập dữ liệu từ phân hệ Elis-LRC : cho phép import dữ liệu từ phân hệ LRC vào hệ

thống tương ứng theo đơn vị hành chính được chọn, chức năng này tổng hợp dữ liệu
các loại đất trong 1 đơn vị hành chính của LRC và ghi vào Database của LSI
-hiện thị trạng thái số liệu: hiện thị trạng thái số liệu đã nhập, xử lý theo đơn vị hành
chính dưới dạng biểu đồ
-hiện thị bản đồ chuyên đề: cho phép hiện thị trạng thái số liệu đã nhập, đã xử lý theo
đơn vị hành chính dưới dạng bản đồ chuyên đề
-hiện thị biểu đồ thống kê: cho phép hiện thị trạng thái số liệu đã nhập, đã xử lý theo
đơn vị hành chính dưới dạng bảng
-xử lý biến động: cho phép cập nhật để thực hiện xử lý số liệu diện tích của đơn vị
hành chính khi có biến động về số liệu diện tích của đơn vị hành chính được cập nhật


-thống kê: cho phép hiện thị các thống kê trong hệ thống như : bộ số liệu, số biểu mẫu,
số đơn vị hành chính các cấp
-tìm kiếm cơ bản: cung cấp chức năng tìm kiếm cơ bản dữ liệu hệ thống.
-tìm kiếm nâng cao : cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao( có nhiều tùy chọn tìm
kiếm) cho phép người dùng lựa chọn nhiều tiêu chí tìm kiếm
-tra cứu số liệu thống kê: cho phép tổ chức cá nhân ngoài tra cứu thông tin thông kê,
kiểm kê đất đai
-xử lý in biểu mẫu/ xuất mẫu ra định dạng MS Words.

Câu 9 :Phân tích mô hình quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu
*Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu dưới dạng mô hình tại phòng tài nguyên và
môi trường là mạng LAN ( mạng cục bộ) kết nối đến sở tài nguyên và môi trường
thông qua mạng diện rộng WAN. Phòng tài nguyên và môi trường và các điểm khai
thác tại các xã, phường trực thuộc kết nối Internet thông qua ADSL.
+Mô hình mạng LAN tại phòng TNMT
Với phạm vi phòng tài nguyên và môi trường thì mạng LAN là mô hình tốt nhất để
thiết lập mạng.LAN là một mô hình truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối
các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu

vực địa lý nhỏ như ở một tầng của tòa nhà, hay một tòa nhà . phạm vi nhỏ về mặt
không gian không phải là đặc tính duy nhất của mạng cục bộ nhưng trên thực tế, quy
mô của mạng quyết định nhiều đặc tính và công nghệ của mạng. sau đây là một số đặc
điểm của mạng LAN:
-Mạng LAN có quy mô nhỏ, thường là bán kính dưới vài km . đặc điểm này cho phép
không cần dùng các thiết bị phức tạp với các mối liên hệ phức tạp.
-Mạng LAN thường là sở hữu của một tổ chức . điều này là khá quan trọng để việc
quản lý mạng có hiệu quả
-Mạng LAN có tốc độ cao và ít lỗi. tốc độ mạng LAN thường là đạt tới 10. 100Mb/s
và hiện nay với Gigabit Ethernet, tốc độ trên mạng LAN có thể đạt 1Gb/s. xác suất lỗi
rất thấp.


+Kết nối thông tin giữa phòng tài nguyên và sở tài nguyên môi trường và các phòng
tài nguyên và môi trường huyện, thành phố trong tỉnh.
Việc kết nối thông tin giữa phòng tài nguyên môi trường với sở TNMT và các phòng
TNMT các huyện khác trong tỉnh sẽ sử dụng mô hình mạng diện rộng WAN, cụ thể sử
dụng dịch vụ kết nối mạng riêng ảo MegaWAN do tổng công ty bưu chính viễn thông
việt nam( VNPT) cung cấp bởi một số lý do:
-kết nối đơn giản, dễ lắp đặt và chi phí thấp
-Mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với hoạt động của tổ chức, cơ sở quản lý nhà nước
-tốc độ truyền dữ liệu cao
- bảo đảm an ninh an toàn dữ liệu
-hoạt động ổn định
-được hỗ trợ kỹ thuật nhanh, hiệu quả khi gặp sự cố
Trong tương lai nếu hạ tầng kỹ thuật cho phép thì việc kết nối thông tin giữa phòng
TNMT và sở TNMT và các phòng TNMT các huyện trong tỉnh, hoàn toàn có thể nâng
cấp sử dụng đường cáp mạng để nâng cao tốc độ truyền dữ liệu và đảm bảo tính ổn
định của đường truyền, mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
+Kết nối với các xã phường qua đường truyền Internet

Tại phòng TNMT và các điểm triển khai hệ thống thuộc các xã , phường trực thuộc thị
xã sẽ được kết nối Internet thông qua dịch vụ ADSL. Hiện nay mạng Internet đã cung
cấp dịch vụ trên toàn quốc với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau do đó rất thuận
lợi cho việc triển khai mạng Internet cho các điểm truy cập này.
Đối với điểm truy cập tại phòng TNMT, nếu triển khai cung cấp các dịch vụ về
WMS(Web Map Services) thì có thể sử dụng kết nối Internet ADSL tốc độ 4Mbs để
đảm bảo tốc độ đường truyền.
Câu 10 :Phân tích chính sách vận hành bảo mật của hệ thống cơ sở dữ liệu
đất đai đa mục tiêu
Nguyên tắc thực hiện một giải pháp bảo mật mạng phải được thực hiện một cách liên
tục và được xây dựng dựa trên các chính sách bảo mật. việc thực hiện liên tục chính
sách bảo mật cho phép kiểm tra liên tục và cập nhật các thông số cần thiết cho vấn đề
bảo mật.
Bảo mật phải đáp ứng được các yếu tố sau theo thứ tự ưu tiên như sau:


- Bảo mật và chống lại các tấn công dựa trên các mối de doạ tiềm năng;
-Thực thi bảo mật xuyên suốt nền tảng mạng không chỉ tập trung trên các thiết bị bảo
mật chuyên biệt;
-Quản lý tập trung và có khả năng tạo báo cáo, tạo cảnh báo trong thời gian thực;
-Nhận dạng và xác thực. Sử dụng một dịch vụ bảo mật chung cho việc nhận dạng, xác
thực và cho phép các người dùng và người quản trị;
-

Đảm bảo giám sát bảo mật 24h/24h.

Giải pháp bảo mật mạng hệ thống cấp phép qua mạng được thiết kế dựa trên các thành
phần hệ thống bảo mật sau:
-


Hệ thống Firewall;

-

Hệ thống phát hiện thâm nhập trái phép IPS và hệ thống quét bảo mật;

Hệ thống IPSEC và SSL VPN mạng riêng ảo cho các truv xuẩt vào mạng bên
trong từ bên ngoài hệ thốne qua mạng Internet, dial-up, leased-line...;
-

Hệ thống quản lý an ninh mạng tập trung cho toàn bộ hệ thổng an ninh mạng.

An ninh và bảo mật cho mạng WAN
Kết nối mạng WAN cần phải bảo mật cho hệ thống này bao gồm các kết nối tới
CSDL đất đai thành phố Phủ Lý, đó là các kết nối từ nhữne người dùng từ xa:
Số lượng người dùng truy cập hệ thống thông qua phân hệ này sẽ được kiểm
soát bời hai Firewall ở module Internet để có thể ngăn chặn ngay từ bên ngoài những
phần tử truy cập vào mạng với ý định xấu.
-

Hai Firewall ASA5540 chạy song song và dự phòng cho nhau.

Các yêu cầu về cấu hình Firewall tại đây là:
Ghi nhật ký toàn bộ các phiên giao dịch và cung cấp các côna cụ báo cáo định
dạng người dùng.
-

Cung cấp dịch vụ mạng riêng VPN.

-


Hỗ trợ IPsec và SSL dựa trên dịch vụ VPNs.

-

Chức năng nhận dạng và xác thực.

-

Hỗ trợ xử lý các ứng dụng thời gian thực như VoIP, Multimedia...

-

Chống lại các hành vi do thám, thu thập thông tin bất hợp pháp.

-

Cấu hình dự phòng.

-

Cấu hình cho phép quản trị thiết bị thông qua phần mềm điều khiển tập trung.

An ninh và bảo mật cho mạng LAN


Phân hệ LAN chủ yếu nói về phân hệ đành cho người sử dụng cuối với các máy
trạm, trong đó sẽ áp dụng thêm các biện pháp bảo mật sau:
VLANACLs:
VLAN Accesslists là bảng dữ liệu quy đinh những luật vào ra trong mạng.

ACLs cho phép kiểm soát và định hướng các luồng dữ liệu ra vào cũng như luân
chuyển trong nội bộ phân hệ LAN.
Laver 2 Security:
Port Security là một chức năng đặc biệt của các thiết bị phần cứng cho phép xác
thực địa chi vật lý MAC. Tại các vị trí vật lý nhất định của từng điểm truy cập mạng
(ví dụ các cổng của Switch) người quản trị mạng sẽ tạo ra danh sách nhất định các
thiết bị được phép truy cập với danh sách các địa chỉ MAC tương ứng. Khi một thiết bị
lạ với địa chỉ MAC không xác định được cắm vào mạng, thiết bị mạng sẽ lập tức nhận
ra và ngăn không cho thiết bị này truy cập mạng. Tính năng bảo mật này sẽ giúp hạn
chế được những xâm nhập trái phép từ phía bên trong mạng, đặc biệt là trong môi
trường mạng không dâyAntivirus. AntiSpyWare System:
Đặc biệt trong phân hệ LAN, các hệ thống phần mềm chống Virus và phần
mềm gián điệp cần đặc biệt được chủ ý. Hệ thống này được triển khai theo mô hình
Client- Server, các máy chủ được sẽ tự động cập nhật các bản update mới nhất.
An ninh và bảo mật cho kết nối Internet
Khối kết nối Internet sẽ là cổng cung cấp thông tin dữ liệu hệ thống cấp phép
qua mạng, người sử dụng sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống Web. Phương án bảo mật sử
dụng ASA 5540 Active-Active model.
Thiết bị Firewall ASA5540 có khả năng xử lý tới 650Mbps và với ActiveActive models tức là cả hai firewall cùng chạy một lúc năng lực xử lý sẽ cao hơn gấp
đối 650 X 2 = 1.3Gbps và có thể cho phép tới tối đa đồng thời 400.000 X 2 = 800.000
phiên (concurrent sessions), hoàn toàn có thể có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cho hệ
thống.
Ngoài ra để tăng cường an ninh cho hệ thống, tính năng IPS sẽ được tích hợp
luôn trên ASA5540, module SSM-AIP-20 trên ASA năng lực là 450Mbps cho phần
IPS và vì có hai ASA5540 do vậy năng lực xử lý lên gấp đối 450 X 2 = 900 Mbps.
ASA thiết lập Inline để giám sát tất cả các dòng dữ liệu đi từ Internet trước khi vào
mạng LAN.
Các yêu cầu về cấu hình Firewall và IPS tại Module này:
-


Giám sát lưu lượng ra vào mạng ờ chế độ thời gian thực.


Cung cấp chức năng phát hiện và tự động ngăn chặn trong thời gian thực các
phiên xâm nhập, tấn công mạng và cảnh báo cho người quản trị mạng.
-

Chức năng lọc gói, có khả năng phối hợp với các giải pháp chuẩn.

-

Chức năng nhận dạng và xác thực.

-

Cung cấp các chức năng phát hiện và ngăn chặn khác:

+ Ngắt session gây ra tấn công.
+ Cam user hoạt động.
+ Thực hiện các chương trình được định nghĩa trước để chống tấn công.
+ Khoá các gói tin bị nghi là dùng để tấn công, do thám.
-

Cấu hình dự phòng.

-

Cấu hình cho phép quản trị thiết bị thông qua phần mềm điều khiển tập trung.

An ninh và báo mật cho hệ thống máy chủ

Vì tầm quan trọng của hệ thống máy chủ nên tại phân hệ này sẽ sử dụng các
thiết bị bảo mật với cấu hình cao để đảm bảo những yêu cầu khắt khe về tính an ninh
cho hệ thống.
Dùng hệ thống Card Firewall Module ngay trên Catalyst 6500, Card Firewall
Module dịch vụ này năng lực xử lý cao lên tới 5 Gbps và 1 triệu truy cập đồng thời, có
những đặc tính sau:
-

Giám sát lưu lượng ra vào mạng ở chế độ thời gian thực (real time).

Ghi nhật ký toàn bộ các phiên giao dịch và cung cấp các công cụ báo cáo định
dạng người dùng.
Cung cấp chức năng phát hiện và tự động ngăn chặn trong thời gian thực các
phiên xâm nhập, tấn công mạng và cảnh báo cho người quản trị mạng.
Cung cấp chức năng ngăn chặn nhân công cho người quản trị mạng đối với
một/nhiều phiên xâm nhập, tấn công mạng.
-

Cung cấp các công cụ phân tích đánh giá chất lượng hoạt động.

-

Hỗ trợ chức năng NAT (Network Address Translation) trong suốt.

-

Hỗ trợ chức năng PAT (Port Address Translation).

-


Hỗ trợ chức năng lọc gói (Parket Filtering).

-

Hỗ trợ chức năng bảo mật nội dung (Content Security).

-

Hỗ trợ chức năng nhận dạng và xác thực.

-

Hỗ trợ xử lý các ứng dụng thời gian thực như VoIP, Multimedia...


-

Cung cấp các chức năng phát hiện và ngăn chặn khác.

Hệ thống phát hiện xâm nhập phải có khả năng phát hiện nhiều hình thức tấn
công mạng khác nhau như: Exploits, Tấn công từ chối dịch vụ (DoS), YN flooding,
SYN attack, Ping of death, IP spoofing, Packets injection, Port scans, Finger, Port
sweep, TCP hijacking, MS IE attack, Email attack, Telnet attack.
Bảo mật cho hệ thống máy chủ
Phần mềm quản lỷ bảo mật cho toàn hệ thống
Vì có rất nhiều thiết bị an ninh trên toàn mạng việc quản lý tập trung các chính
sách trên một giao diện GUI Interface là rất quan trọng. Thông tin bảo mật và quản trị
các hệ thống bảo mật như Firewall, IPS, VPN đều được quản lý về một điểm giúp
công việc quản trị mạng và vận hàng dễ dàng hơn. Phần mềm bảo mật Cisco Security
Manager 3.01 là lựa chọn tốt nhất cho hệ cấp phép qua mạng.

Các tính năng chính của phần mềm Cisco Security Manager 3.01
-

Cho phép quản lý từ một vài thiết bị bảo mật đến hàng nghìn thiết bị.

-

VPN Wizard cho phép cấu mạng riêng ảo site-to-site, hub-and“Spoke, full

mesh.
Quản trị cấu hình chính sách bảo mật trên thiết bị ASA5500, PIX, Cisco
Catalyst 6500 Firewall module và Cisco ISR security Router.
Quản trị IPS Manager và IPS Sensors, tư động update signature cho toàn bộ hệ
thống IPS.
Quản lý ISR và QoS (chất Iượng dịch vụ) cho VPN, bảo mật đầu cuối Network
Admision Control (NAC).
-

Giám sát tình trạng vả năng lực xử lý tại một thời điểm của các thiết bị bảo mật.

Câu 11: Phân tích vai trò của ArcGis trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
đất đai đa mục tiêu.
ArcGis Server 9.3
ArcGis Server là một bộ sản phẩm thương mại của ESRI. ArcGis Server là nền tảng
để xây dựng hệ thống thông tin địa lý có quy mô lớn, trong đó các ứng dụng Gis được
quản lý tập trung, hỗ trợ đa người dùng có thể biên tập và cập nhật cùng lúc. ArcGis
Server quản lý các nguồn dữ liệu như bản đồ số, số liệu không gian, phân phối thông


tin qua dịch vụ Maponline hoặc đóng gói dữ liệu trên CD.

Đây là hệ thống phân phối gồm nhiều thành phần có thể triển khai trên nhiều máy khác
nhau. Mỗi thành phần này nắm giữ một vai trò cụ thể trong quá trình quản lý, hoạt
động hoặc ngừng hoạt động, cân bằng nguồn tài nguyên cung cấp cho một hay nhiều
máy chủ. Các thành phân ArcGis Server bao gồm:
+Máy chủ Gis (Gis Server): lưu trữ và chạy các ứng dụng phía Server. Máy chủ Gis
bao gồm một máy chủ SOM và một hoặc nhiều máy chủ SOC khác
+máy chủ Web: lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web
+trình duyệt Web: được dùng để kết nối đến các ứng dụng Web chạy trên máy chủ
Web
+các ứng dụng DESKTOP: kết nối theo giao thức truyền dẫn siêu văn bản (HTTP) đến
các dịch vụ Web chạy trên máy chủ Web hoặc kết nối trực tiếp đến máy chủ Gis thông
qua môi trường mạng LAN hay WLAN.
ArcGis Runtime
ArcGis Engine là một bộ các thành phần và nguồn phát triển Gis có thể được gắn vào,
cho phép bạn thêm bản đồ động và các chức Gis vào các ứng dụng có sẵn hoặc xây
dựng các ứng dụng bản đồ tùy biến mới .ArcGis Engine gồm một bộ thành phần lõi từ
đó các sản phẩm ArcGis Desktop được xây dựng. phát triển viên sử dụng ArcGis
Engine để triển khai dữ liệu Gis, bản đồ và mô tả địa lý trong các ứng dụng máy tính
cá nhân hay di động với giao diện lập trình ứng dụng APIs cho COM.JAVA không chỉ
bao gồm những tài liệu chi tiết mà còn hỗ trợ hàng loạt các thành phần trực quan bậc
cao giúp cho các nhà lập trình viên dễ dàng hơn trong việc xây dựng một ứng dụng
ArcGis.
ArcGIS Engine cho phép kết hợp các chức năng sau vào các ứng dụng tùy biến
của mình :
+ Xây dựng cá ứng dụng kích hoạt GIS nhanh chóng- với các bộ điều khiển phát triển
viên sẵn sang sử dụng.
+Tạo và vẽ các đối tượng đồ họa : gồm điểm, đường, vòng tròn và vùng trong ứng
dụng của bạn để chỉnh sửa siêu dữ liệu địa lý.
+Biểu diễn các triển khai địa lý về hình dạng để tạo vùng biên, tính toán sự khác biệt
và tìm vùng giao, vùng hợp, hay các vùng giao ngược của dạng hình học.



+giải quyết và biểu diễn phân tích mạng để tìm đường đi tốt nhất và tiện nghi gần nhất
và xác định lộ trình nào nên được thực hiện
+hiển thị và phân tích hiệu quả dữ liệu bề mặt và địa cầu ba chiều.
+Truy cập và sử dụng thư viện mã, bộ phát triển phần mềm( SDKs), blog
ArcGIS Engine cung cấp:
+cấu trúc GIS chuẩn, ArcObjects, trên đó họ phần mềm ArcGis được xây dựng
+tiết kiệm chi phí trong khi sử dụng: chỉ một license ArcGIS Engine Runtime hay một
ArcGIS DESKTOP trên một máy
+người phát triển dễ dàng điều khiển ActiveX,.. NET và JAVA.
+Ngôn ngữ chuẩn như COM,NET, JAVA hay C++ và nền Windows.
+mô hình đối tượng, tiện ích, mẫu và tài liệu cho người phát triển.
ArcGIS Engine bao gồm 2 thành phần:
+ArcGIS Engine Developer Kit: tập các thành phần và các công cụ lập trình cho người
phát triển ứng dụng.
+ArcGIS Engine Runtime : nền tảng để thực thi các ứng dụng ArcGIS Engine
Theo ESRI, ArcGIS Engine là một sản phẩm phát triển phong phú để tạo ra các ứng
dụng GIS dựa trên yêu cầu cụ thể và được chạy trên các máy desktop ArcGis Engine là
bộ lõi bao gồm các thành phần khác nhau để xây dựng các sản phẩm ArcGis Desktop,
với các ArcGis Engine cho phép xây dựng một ứng dụng riêng biệt hoặc phần mở rộng
của những ứng dụng sẵn có để cung cấp giải pháp không gian cho cả người dùng GIS
lẫn người không sử dụng GIS.

Câu 12 : Trình bày nội dung thiết kế phân hệ quản lý thông tin đất đai cấp


×