Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu nhân giống cây Gừng núi đá Zingiber purpureum Roscoe bằng phương pháp in vitro. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.78 KB, 65 trang )

........................................................ 29
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng nhân
nhanh chồi Gừng núi đá .................................................................................. 31
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA Kết hợp với NAA đến
khả năng nhân nhanh chồi Gừng núi đá........................................ 33
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng cảm ứng
rễ của Gừng núi đá .......................................................................................... 36
4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số loại giá thể đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây con in vitro ở vườn ươm ................................... 38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………….…………………... 41
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 41
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Họ Gừng bao gồm khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài , phân bố ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở nam và đông nam châu Á. Ở Việt Nam
hiện nay biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó Gừng núi đá là một trong
những loài có giá trị lớn [13].
Tên khoa học Zingiber purpureum Roscoe , họ Gừng zingiberaceae,
thuộc chi Gừng zingiber, bộ Gừng Zingiberales. Cây Gừng núi đá cao khoảng
từ 0,3-1m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh [12].
Từ đời nhà Minh Trung Quốc nhà y học nổi tiếng Lý Thời Châu đã viết
trong cuốn “ Bản Thảo Cương Mục” như sau: “Gừng đắng mà không hôi,
đắng có thể xua tà, đuổi ác, có thể ăn sống, ăn chín, ngâm giấm, làm tương,
ngâm muối, xào với mật, đường. Cũng có thể làm rau, làm kẹo, làm thuốc rất


có lợi”.
Nước Gừng tính ôn có công dụng long đờm chữa ho. Vỏ Gừng tính mát
có công dụng tỳ vị, tiêu viêm ,sưng, Gừng khô tính nhiệt, dùng ấm, có công
dụng giải hàn, trừ tỳ vị hư hàn. Lá Gừng có tính ôn có tác dụng hỗ trợ tiêu
hóa, hoạt huyết.
Ngày nay với khoa học và kỹ thuật phát triển cây Gừng có tác dụng đặc
biệt đã được phát hiện như hoạt tính kháng virus, chống oxy hóa và kháng
khuẩn. Tuy nhiên nguồn gen cây họ Gừng đang có nguy cơ mất mát nhanh do
sự khai thác quá mức.
Theo quyết định số 80/2005QĐ- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn từ năm 2005 cây Gừng núi đá đã được xếp vào nhóm cây thực
phẩm quý hiếm cần được bảo tồn. Vì vậy Gừng núi đá rất cần có định hướng
để bảo tồn đúng đắn để phục vụ trong tương lai [20].


2

Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giống cây
Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe ) bằng phương pháp in vitro”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây Gừng núi đá bằng
phương pháp in vitro.
1.3.Yêu cầu
- Xác định được thời gian khử trùng thích hợp
- Xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp đến khả năng tái sinh
Gừng núi đá.
- Xác định được ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng (BA,
Kinetin, NAA) đến qua trình nhân nhanh chồi, ra rễ chồi Gừng núi đá.
- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng cảm ứng rễ
của chồi Gừng núi đá.

- Xác định được loại giá thể phù hợp đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây con in vitro trong vườn ươm.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng được biện pháp kỹ thuật nhân giống
Gừng núi đá bằng phương pháp in vitro. Đánh giá được chất kích thích sinh
trưởng, thành phân môi trường nuôi cấy và thời gian khử trùng trong quy
trình nhân giống Gừng núi đá bằng phương pháp in vitro.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiến
- Đề xuất được quy trình nhân nhanh giống Gừng núi đá bằng phương
pháp nuôi cấy in vitro, để đảm bảo cung cấp số lượng lớn cây giống có chất
lượng cao phục vụ cho sản xuất.
- Bảo tồn được loại dược liệu quý.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
























×