Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ÔN tập DẠNG đọc HIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.61 KB, 7 trang )

ÔN TẬP DẠNG ĐỌC HIỂU
1)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối"
không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian
ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một
vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người
sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm
vui chơi...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì những phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng
hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức,
nhất là ở các vùng nông thôn. Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội
hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Theo Hữu Thọ, Ngữ văn 11 nâng cao, Tập 2,NXB Giáo dục, 2011, trang 94)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Văn bản trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
Câu 4. Tại sao tác giả lại khẳng định: "Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ"?
Câu 5. Anh/ chị hãy nêu 3 biện pháp sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân để phát triển chính mình?
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
Câu 2: Thao tác lập luận chủ yếu: Bình luận.
Câu 3: Nội dung văn bản: (2/3 ý)


Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người.



Kêu gọi mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi.



Sử dụng thời gian nhàn rỗi là vấn đề văn hóa.



Câu 4: Tác giả khẳng định: "Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ" vì:


Người có đời sống cao: biết dùng thời gian để phát triển chính mình, để tham gia các hoạt động văn hóa xã hội
khác nhau.



Người có đời sống thấp: phung phí thời gian cho những việc vô bổ, không biết làm gì ngoài tán gẫu và chơi bời.

Câu 5: Học sinh phát biểu tự do: đọc sách, tham gia các câu lạc bộ, đi du lịch để khám phá văn hóa mới, chơi thể thao, học kỹ
năng sống..
2) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt,
từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.
F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác
cô đơn một mình.
Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người
F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể
ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.


Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng
ta đang tự biến mình thành F.A.
Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã
từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính, internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm.
Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những cập nhật về bạn bè, xã hội
xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai cần đang cần liên
lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình đang bị ‘lãng quên’ khi tôi tách mình ra khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?

Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: “Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone, từ văn phòng xuống tàu
điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà”. Việc này có vẻ như không chỉ xảy ra ở riêng Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một
cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone.
Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu
giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế.
Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình.
Hằng ngày, thiên hạ kết bạn, tán chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt
nhau. […]
Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn sang cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò
nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình thì thực ra cũng chẳng khác nào F.A
Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn chúng ta làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn
đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng thì hoàn toàn dễ hiểu khi con
trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: Một thế hệ F.A mới sẽ ra đời
thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.
Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao
tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A
(Dẫn theo )
1.

Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong xã hội hiện đại? Đặt tên cho văn bản.

2.

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

3.

Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc
sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. Ý kiến của anh chị?


Câu 1 (3 điểm)
1. (1,0 điểm)

o

Văn bản trên đề cập đến vấn đề:
Trong xã hội hiện đại, tình trạng lạm dụng công nghệ khiến con người ngày càng trở nên cô đơn, mất đi
nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thực.

o

Có thể đặt tên cho văn bản dựa trên nội dung được trình bày:



Công nghệ số và tình trạng F.A của con người

o

Những vấn đề nảy sinh trong thời đại công nghệ

2. Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản: (0,5 điểm)




Thuyết minh




Nghị luận

3. Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực
tại. Các bạn sẽ hết F.A”. HS có thể có các ý kiến khác nhau: (1,5 điểm)
1.

Đồng ý vì: cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo

2.

Phản đối vì: xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống

3.

Phân tích lí giải cụ thể hơn, cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời
gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.

3)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Họ đã lấy thân mình làm cột mốc
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương
Có nơi nào như Đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển

(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó. (1.0 điểm)
Câu 2. Hình tượng người người chiến sĩ được hiện lên qua những từ ngữ, chi tiết nào? Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng
đó? (1.0 điểm)
Câu 3. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Câu 4. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của anh/chị khi đọc văn bản trên. (1.0 điểm
Câu 1. HS chỉ ra được 1 trong số các biện pháp tu từ sau: (chỉ ra biện pháp và từ chứa biện pháp: 0,5; nêu tác dụng: 0,5)


Điệp cấu trúc:

o

"Họ đã lấy ... làm" -> sự hi sinh quên mình vì Tổ quốc của người chiến sĩ nơi biển đảo.



So sánh

o

"có nơi nào" với "đất nước chúng ta" -> tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc...



Ẩn dụ, số từ:

o


"ngàn chương sử đỏ" -> lịch sử dài lâu, truyền thống yêu nước vẻ vang, anh dũng của dân tộc



Số từ: "vạn người con quyết tử" -> tinh thần anh hùng, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc
của thế hệ trẻ Việt Nam




Ẩn dụ:

o

"sóng dữ" -> bờ cõi của đất nước, biển đảo quê hương đang bị kẻ thù rình rập, xâm lấn.



Hoán dụ:

o

"lấy ngực mình làm lá chắn", "lấy thân mình làm cột mốc" -> sự hi sinh dũng cảm của người lính đảo,
hình dáng của họ đã trở thành dáng hình Tổ quốc.

(Nếu hs phát hiện ra được những biện pháp tu từ khác chưa có trong đáp án nhưng đúng kĩ năng, các thầy cô vui lòng vẫn
cho điểm!)
Câu 2. Hình tượng người lính:




o

Hiện lên qua những từ ngữ: "lấy ngực mình làm lá chắn", "lấy thân mình làm cột mốc", "vạn người con quyết
tử","vẫn ngày đêm bám biển" (0,5 điểm)
Cảm nhận của hs:
Hình tượng người lính cao đẹp, anh hùng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. (0,5 điểm)

Câu 3. Thể thơ tự do (0.5 điểm)
Câu 4. PCNN nghệ thuật (0.5 điểm)
Câu 5. Nội dung (0.5 điểm)
4) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng
chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa
thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai...
Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch
ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt
ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình.
Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm
chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị "Tất cả những gì cần phải biết tôi
đều được học ở nhà trẻ". Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ,
không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước
khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về
những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học:
quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá
trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có
bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập

của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?


Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống
được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với
mình nhất? Vì sao?
1.

Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận. (0,5đ)

2.

Vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do. (0,5đ)

3.

Ý nghĩa câu nói: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc
sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do. (1,0đ)

4.

Thí sinh nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu
thương...) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác
động tích cực của nguyên tắc sống đó. (1,0đ)

5) Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm

khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, làm những công việc rất bình
thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước.
Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ
nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước
những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.160, 161)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Xác định hình thức kết cấu và chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 3. Phân biệt các thái độ sau: Tự ti với khiêm tốn; tự tin với tự phụ. (1.0 điểm)
Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng trong những câu sau (1.0 điểm):
Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai
sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất
cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.
1. Nội dung của văn bản: Mỗi con người trong cuộc đời đều có vai trò quan trọng vì thế cần tự tin để sống và có cái nhìn trân
trọng tất cả các nghề nghiệp chân chính trong xã hội.
2. Hình thức kết cấu đoạn văn: Kết cấu diễn dịch.
Câu chủ đề của đoạn văn: Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.
3. Phân biệt các thái độ:

o
o

Tự ti với khiêm tốn:
Tự ti: tự đánh giá thấp mình nên tỏ ra thiếu tự tin. Đây là thái độ tiêu cực.
Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu
căng, tự phụ. Đây là thái độ tích cực.



Tự tin với tự phụ:


o

Tự tin: Tin vào bản thân mình. Đây là thái độ tích cực.


o

Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người
trên mình. Đây là thái độ tiêu cực.

4. Xác định :


Biện pháp tu từ:

o

Câu hỏi tu từ.

o

Điệp cấu trúc "Nếu... thì..."



Tác dụng: nhấn mạnh vào vai trò của tất cả những nghề nghiệp chân chính trong xã hội, tăng tính thuyết
phục cho quan điểm tác giả nêu ở đầu đoạn văn.

6) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(...) Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính – Tương tư)
1.

Nêu thể loại của văn bản.(0,5 điểm)

2.

Theo anh (chị), hình ảnh "trầu" - "cau" trong văn bản trên có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

3.

Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ 3. (1,0 điểm)

4.

Hoài Thanh cho rằng, trong thơ của Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Qua văn bản trên, anh (chị) có
đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

1. Văn bản thuộc thể thơ lục bát.
2. Hình ảnh "trầu – cau" thể hiện ước muốn được chung đôi, sánh duyên với nhau.
3.


Biện pháp hoán dụ

o


"Thôn Đoài": người thôn Đoài.

o

"Thôn Đông": người thôn Đông.



Chàng trai sử dụng cách nói bóng gió để bày tỏ nỗi nhớ mong.

4. "Hồn xưa của đất nước" thể hiện ở thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh trầu cau quen thuộc trong ca dao về tình yêu đôi
lứa; vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động trong tình yêu...
7) Đọc hai câu thơ sau:
"Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru."
(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
a. Xác định nội dung của hai câu thơ trên. (1 điểm)


b. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: "đi" (câu 1); "đi" (câu 2). (1.5 điểm)
c. Giải thích ý nghĩa của cụm từ: "mấy lời mẹ ru". (0.5 điểm)
d. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời.
(2 điểm)

Nội dung: a)





Nhận thức của người con về tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ của mẹ dành cho con: sống hết cả cuộc đời con
cũng không thể hiểu hết, thấy hết, dùng hết những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ ấy.
Tình cảm của con dành cho mẹ: tình yêu thương, sự biết ơn, ngợi ca...

b) Xác định biện pháp nghệ thuật:


"Đi" (1): ẩn dụ: sống hết cuộc đời một người;



"Đi" (2): ẩn dụ: hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ của mẹ.

Phép ẩn dụ làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.
c) Giải thích từ ngữ: "mấy lời mẹ ru": câu ca dao, dân ca; những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ.... của mẹ.
d) Giải thích ý kiến


Bàn luận:



Những biểu hiện của vấn đề



Vai trò của tình mẫu tử




Thái độ cần có đối với tình mẫu tử



Phê phán những hiện tượng chưa đúng đắn đối với tình mẫu tử

Bài học nhận thức và hành động



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×