Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

11 kỹ năng sống thiết thực cho trẻ em về xử lý các tình huống trên đường phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 27 trang )

11 kỹ năng sống thiết thực cho trẻ
em về xử lý các tình huống trên
đường phố
Kỹ năng đường phố là một trong những điều vô cùng quan trọng và cần thiết
trong cuộc sống ngày nay. Bản năng đầu tiên cần có của các bậc cha mẹ là che
chở cho con cái khỏi mọi nguy hại trong thế giới rộng lớn và phức tạp này.
Kỹ năng đường phố là một trong những điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc
sống ngày nay. Bản năng đầu tiên cần có của các bậc cha mẹ là che chở cho con cái khỏi
mọi nguy hại trong thế giới rộng lớn và phức tạp này. Luôn giữ con trẻ bên cạnh có thể là
phương án tốt, tuy nhiên, con bạn sẽ không thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình
trong những trường hợp khẩn cấp nếu không được hướng dẫn đầy đủ.
Dưới đây là một vài lời khuyên về kỹ năng đường phố bạn cần dạy cho trẻ em từ 7 đến 14
tuổi.
1. Dạy con cách thông báo cho cha mẹ biết vị trí hiện tại mọi lúc mọi nơi
Hãy tập cho con bạn có thói quen thông báo vị trí chính xác khi ra ngoài, bạn sẽ không
bao giờ phải đoán mò nơi chúng đang ở. Nếu con bạn chưa về nhà khi đã muộn, bạn sẽ
biết nơi tìm ra chúng. Nếu bạn không tìm thấy con ở đó, có thể điều gì đó không hay đã
xảy ra với con và bạn cần tìm cách cứu con trước khi quá muộn.


2. Tập cho con bạn sự tự tin
Nếu kẻ bắt cóc trẻ em vào trung tâm mua sắm, hắn sẽ tấn công một đứa bé trông nhút
nhát, sợ hãi hay một đứa trẻ năng động, tự tin? Những kẻ xấu ghét sự chú ý. Con bạn dạn
dĩ và có thể la hét bất cứ lúc nào gặp nguy hiểm sẽ là điều khiến hắn phải dè chừng.

3. Đi cùng với những đứa trẻ khác
Khi con bạn đủ lớn để đi ra ngoài một mình, hãy bảo trẻ luôn đi cùng với ít nhất một người
bạn. Xin nhắc lại lần nữa, kẻ xấu rất sợ sự chú ý và chúng thường tấn công những đứa
trẻ trông yếu đuối. Một nhóm trẻ con đi cùng với nhau không dễ bị tấn công vì có thể
mang đến cho hắn nhiều rắc rối. Ngoài ra, nếu con trẻ gặp tình huống nguy hiểm, bạn
của con có thể thông báo cho bạn.




4. Không nghe nhạc, nghe điện thoại khi di chuyển
Một trong những yếu tố quan trọng của kỹ năng đường phố là nhận thức được môi trường
xung quanh. Những thứ gây mất tập trung sẽ khiến con bị xao lãng. Khi trẻ nhỏ vừa đi
vừa nghe nhạc, chúng sẽ không thể phát hiện và cảnh giác kẻ xấu đang bám theo phía
sau. Nếu con trẻ không bị phân tâm bởi âm nhạc, các cuộc trò chuyện online hay đọc tin
tức trên mạng xã hội, chúng có thể phản ứng lại với tình huống xấu bằng cách bỏ chạy
hoặc hét lên để kêu gọi sự giúp đỡ.


5. Luôn giữ trẻ em ở nơi an toàn
Trước khi đủ lớn để khám phá thế giới một mình, con trẻ cần nhận thức được nơi nào an
toàn, nơi nào nguy hiểm cần tránh xa. Không thể hy vọng một đứa bé chưa có khả năng
phòng vệ không dính phải rắc rối nếu con cứ đi loanh quanh các khu vực nguy hiểm trong
thành phố.


6. Hướng dẫn con các kỹ năng khi sử dụng phương tiện công cộng
Tại các thành phố lớn, nếu trẻ em phải thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, cha mẹ nên đi cùng con đến trường trong vài ngày đầu tiên. Khi trẻ đã quen
với tuyến đường, bạn có thể suy xét để con tự đi, chỉ khi bạn cảm thấy đã đủ an toàn. Nếu
bạn quyết định để con trẻ tự di chuyển một mình, hãy khuyên con ngồi gần bác tài để
chúng không bị lỡ trạm. Nếu con trẻ bị một trong những hành khách quấy rầy, chúng có
thể chuyển đổi chỗ ngồi hoặc nhờ người khác hoặc bác tài giúp đỡ. Con trẻ có thể gọi cho
bạn trong trường hợp chúng bỏ lỡ chuyến xe, vì vậy, hãy luôn giữ điện thoại bên cạnh.
Các bậc cha mẹ nên cho con thêm vài số điện thoại khác của người thân mà chúng có thể
liên lạc để cầu cứu trong trường hợp điện thoại của bạn bị tắt.



7. Sáng tạo mật khẩu an toàn
Đặt mật khẩu dành riêng cho thành viên trong gia đình để giúp con bạn có thể nhận ra
người mà chúng nên tin tưởng. Trong trường hợp bạn nhờ người khác đón con khi quá bận
rộn, hãy dặn con bạn hỏi mật khẩu để xác nhận. Cần dạy con trẻ không được đi bất cứ nơi
nào với bất kỳ ai nếu họ không thể trả lời mật khẩu. Điều này sẽ bảo vệ con bạn khỏi
những kẻ bắt cóc.


8. Tự phòng vệ khi gặp nguy hiểm
Đôi khi hành động theo bản năng sẽ bảo vệ con bạn khỏi nguy hiểm. Hãy cho con trẻ biết
rằng chúng không cần phải cư xử lễ phép trong trường hợp xấu. Ví dụ như nếu con trẻ
đang đi trên phố và bị một người vô gia cư tiếp cận để xin tiền, hãy bảo chúng hoàn toàn
có thể từ chối.
Trẻ nhỏ cần lảng tránh sự tiếp cận của người lạ cho đến khi chúng đủ lớn để phân biệt
người tốt kẻ xấu. Nếu người đó cố tình quấy rầy ngay cả khi con bạn đã từ chối, hãy bảo
trẻ nên nhờ người qua đường giúp đỡ.

9. Cẩn thận khi sử dụng thang máy và những khu vực tối
Nếu con trẻ cần đi thang máy nhưng người bên trong khiến con lo lắng, hãy bảo chúng
không nên vào mà hãy chờ đợi. Nếu người đi cùng thang máy trông có vẻ đáng ngờ, bạn
nên khuyên con ấn nút và đi ra ngoài ở tầng kế tiếp. Điều này cũng cần được áp dụng với
những khu vực thiếu ánh sáng hoặc những góc khuất trong các tòa nhà, trung tâm thương
mại, địa điểm công cộng…


10.
Cân nhắc về giúp đỡ từ người lạ
Nên dạy trẻ không được nói chuyện với người lạ mặt. Trẻ nhỏ thường có xu hướng làm
theo hành động của người lớn. Khi con bạn thấy cha mẹ nói chuyện với một người lạ mặt
trong cửa hàng tạp hóa hoặc trên đường phố, con có thể sẽ nghĩ rằng chúng được làm

như vậy.
Hãy dạy con trẻ hành động tùy theo từng trường hợp. Cần cân nhắc điều này vì đôi khi
người không quen biết ở bên cạnh là những người duy nhất có thể giúp đỡ chúng ngay lập
tức. Ví dụ, ngôi nhà của bạn không may bị hỏa hoạn, người qua đường sẽ giúp con bạn
thoát ra ngoài an toàn. Nếu con bạn tưởng rằng chúng không nên nói chuyện với bất kỳ
người lạ nào, chúng có thể từ chối nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.


11.
Gần gũi với con
Điều gì sẽ xảy ra nếu những người mà bạn tin tưởng như người thân, hàng xóm hoặc bạn
bè đáng tin cậy gây ra mối nguy hiểm con bạn? Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là
gần gũi nhiều hơn với con của bạn. Hãy để chúng biết rằng bạn sẽ luôn xuất hiện để bảo
vệ chúng, bất kể việc gì xảy ra.
Một số kẻ xấu sẽ đe dọa để giữ trẻ im lặng. Con trẻ có thể sẽ bị dọa rằng chúng sẽ bị giết
nếu dám khai báo với người lớn về những việc không hay đang diễn ra với chúng, hoặc
một trong những thành viên trong gia đình sẽ bị tổn thương nếu chúng dám nói ra. Hãy
cho con bạn biết là không cần phải giữ bí mật, luật pháp sẽ bảo vệ tất cả mọi người.
Nếu người lạ hoặc bất cứ ai khiến con trẻ không thoải mái, hãy dặn con phải luôn luôn
tâm sự với bạn vì sự an toàn của chính mình. Chính vì thế, bạn không bao giờ được bỏ qua
những lời than vãn từ con. Hãy thực sự lắng nghe và nghiêm túc xem xét những gì con nói
với bạn.


9 kỹ năng bố mẹ cần biết phòng tránh bắt cóc 
trẻ em
1. Dạy trẻ nói không với các món quà


Dạy bé không nên nhận các món quà như đồ chơi trẻ em hay các loại bánh kẹo, các lời rủ rê bé đi 

chơi hay cho bé các món quà…mà không có người thân bên cạnh. Nên giải thích với bé việc nhận 
quà từ người lạ mà không có bố mẹ bên cạnh như vậy rất nguy hiểm nhất là đối với những người mà 
bé chưa từng quen biết.
Khi con đi đến những chỗ lạ và khi bé ở nhà một mình cũng cần đề cao cảnh giác không nên cho 
người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu. Nếu họ có tự xưng là những người bạn thân của bố 
mẹ thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà và nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người 
tự xưng là bạn của bố mẹ.
2. Cho trẻ xem video
Nên cho trẻ xem những video, clip mô phỏng các tình huống những bé khác gặp phải khi không ở 
cùng bố mẹ của mình. Sau đó bố mẹ có thể giải thích cho bé những thắc mắc khi bé xem những 
video và bé sẽ dần ý thức được cách phòng vệ khi gặp những tình huống tương tự có thể xảy ra với 
mình.
3. Dạy bé ghi nhớ thông tin của người thân


Để bé không bị bối rối trong trường hợp bé bị lạc hãy dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc 
người thân yêu của mình và có thể ghi nhớ địa chỉ nhà mình. Dạy bé không nên tiết lộ những thông 
tin này khi không cần thiết bởi bé có thể cũng gặp nguy hiểm nếu tiết lộ thông tin bừa bãi.
Nếu bé đi cùng bố mẹ đến nơi đông người bố mẹ có thể viết những thông tin liên hệ để vào túi quần 
áo của con để phòng khi bé bị lạc thì những người xung quanh cũng dễ dàng liên lạc với gia đình của 
bé.
4. Xử lý khi bé bị lạc


Nếu con còn nhỏ hãy luôn cho bé ngồi trên chiếc xe đẩy trẻ em để bé luôn được bên cạnh bố mẹ. 
Nếu mẹ đi cùng các bé lớn và chẳng may bé bị lạc thì bố mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ 
của quầy thông báo của các khu mua sắm hay đồn công an…để nhanh chóng tìm kiếm được bé và 
không để kẻ xấu có cơ hội lợi dụng trường hợp này.
Cũng nên dặn bé khi cho con đến những nơi đông người và bé cũng nên tìm sự trợ giúp khi bị lạc bố 
mẹ, không nên tin vào những người xung quanh quá nhiều tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng.

5. Dạy trẻ để mắt tới… cha mẹ
Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị 
lạc.Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất 
khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
6. Dạy trẻ tự phòng
Nếu bé nhà bạn không biết võ, thì bạn cần phải hướng dẫn con những cách “phản kháng đơn giản” 
khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét 
thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội 
để bé chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.
7. Dạy bé biết kể chuyện, tâm sự với bố mẹ thường xuyên


Hãy lắng nghe các câu chuyện kể của bé thường xuyên về trường lớp, bạn bè để hiểu con hơn. Từ 
đó bố mẹ sẽ kịp thời dạy dỗ, uốn nắn để con có thái độ sống tích cực, chơi với bạn tốt, tránh làm bạn 
với những kẻ xấu.
8. Hãy giúp bé tự tin, vui vẻ
Khi bé tự tin và vui vẻ, bé luôn muốn ở bên bố mẹ, và tâm sự cũng như gần gũi với bố mẹ. Nếu bé 
hay bị bố mẹ mắng oan, bé sẽ tự tin, tìm những nơi khuất để trốn tránh và ít nói. Khi đó bé sẽ dễ bị kẻ
xấu lợi dụng, dụ dỗ.
9. Cha mẹ hãy yêu thương, quan tâm tới trẻ thường xuyên.
Làm bạn với trẻ, hiểu trẻ, cha mẹ sẽ giúp bé trưởng thành vững vàng, tự tin và biết cách xử lý trước 
nhiều vấn đề của xã hội.

7 tình huống bắt cóc trẻ tinh vi cha mẹ không 
thể ngờ


Cái chết thương tâm của bé trai 6 tuổi ở Quảng Bình sau khi bị bắt cóc đã một lần nữa gióng 
hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh vì những nguy cơ có thể xảy ra đối với con 
trẻ, ngay cả khi cha mẹ rất gần con.


1. Đóng giả nhân viên giao hàng, thợ điện, nước…
Một người mẹ kể lại con mình suýt bị những kẻ buôn người đóng giả làm nhân viên giao hàng dắt đi. 
Hôm ấy, con trai chị chơi một mình trong phòng khách thì có người bấm chuông tự nhận là nhân viên 
đến giao đồ ăn. Tuy nhiên, người này nói với bé trai là để quên nước ngọt dưới xe nên đưa bé xuống 
dưới lấy đồ lên. Khi người mẹ bất ngờ chạy ra tìm con thì bé đã chuẩn bị bước vào thang máy để 
xuống dưới cùng người đàn ông lạ mặt.
Hiện tượng này không chỉ ở Trung Quốc mà cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Kẻ buôn người chỉ cần 
mặc bộ đồ đồng phục rồi đóng giả thành nhân viên công ty mạng, giao hàng… là có thể đường đường
chính chính gõ cửa các hộ gia đình. Tranh thủ lúc người nhà không có người lớn ở nhà, họ sẽ đóng 
kịch và lừa đưa trẻ đi. Hoặc nếu có người lớn ở nhà, họ sẽ lợi dụng lúc cha mẹ trẻ không để ý để đưa
con đi. Thậm chí, nếu trường hợp trẻ đang học ở trường, kẻ lạ mặt còn đóng vai là người thân, họ 
hàng của bé để đến lớp đón trẻ.
2. Đến tận nhà rình rập thời cơ thuận lợi bắt cóc trẻ
Gần đây, báo chí đưa tin rất nhiều về các vụ bắt cóc trẻ em giữa ban ngày ngay tại nhà. Nhiều bà mẹ 
cho rằng phải hết sức cảnh giác khi cho con chơi tại sân nhà, cổng ngõ hoặc ở ngõ. Vì chỉ sơ sẩy 
không đề phòng một phút thôi, nhiều cha mẹ đã mất con trong tích tắc. Kẻ lạ mặt sẽ xông vào tận nhà
bắt trẻ đi giữa ban ngày. Đây là chiêu bắt cóc trẻ cực nguy hiểm và táo tợn, các cha mẹ trẻ nên cảnh 
giác cao độ.


3. Trẻ có thể bị bắt cóc khi đang ngồi ngay sau yên xe mẹ đèo
Các bậc phụ huynh khi ra ngoài cùng con nên đề cao cảnh giác, ngay cả khi bố mẹ đi bên cạnh con 
cũng chưa chắc chắn đã an toàn. Tháng 8/2016, camera an ninh ở Trung Quốc đã ghi lại được cảnh 
một bé trai bị bắt cóc khi đang ngồi sau yên xe mẹ. Tên bắt cóc ra tay rất nhanh gọn, đến khi mẹ bé 
trai quay người lại phát hiện con mất tích thì bé đã bị bế đi rất xa.
Tại Việt Nam, tháng 6/2017, tại đoạn đường Nguyễn Trãi, giáp ranh Hà Đông (Hà Tây) ­ Thanh Xuân 
(Hà Nội), chị M.T.N., công tác tại một công ty viễn thông bị chấn thương nhẹ khi đèo con và va chạm 
với 2 kẻ lạ mặt. Khi dựng lại được xe, chính chị N. phóng xe đuổi theo gã đã bế con mình đi.
Một tài khoản mạng tên ivy150*** đã chia sẻ trên mạng weibo một sự việc bắt cóc mà mình tận mắt 

chứng kiến: tại ga tàu, một đôi vợ chồng trẻ đang bế con vội vã lên tàu thì bất ngờ có kẻ lạ mặt đi từ 
hướng ngược lại giật đứa bé trên tay mẹ rồi lẩn vào đám đông trốn mất. Vì ga tàu, bến xe là nơi đông 
người, tình thế hỗn độn nên việc tìm ra kẻ bắt cóc con mình là việc rất khó khăn.
Trong tình huống này, mỗi khi đưa con ra ngoài chơi, phụ huynh cũng phải cảnh giác cao độ. Tốt nhất
không nên đèo con mà không có người lớn ngồi cùng. Hoặc nếu có đưa con ra đường, xe phải đầy 
đủ gương để tiện quan sát. Cha mẹ cần đeo đai bảo hiểm cho bé (buộc bé vào người lớn) là tốt nhất. 
Tuyệt đối không cho trẻ ngồi chênh vênh ở trước hoặc ở sau vì có thể phải đối mặt với nguy hiểm.
5. Dựng hiện trường hỗn loạn để bắt cóc trẻ


Mới đây, tại Hà Nội, một phụ nữ trẻ đang chở con lưu thông trên đường thì bị một người đàn ông tự 
xưng là tình cũ của cô gái này xông vào đánh và đòi bắt con. Hai bên giằng co hỗn loạn. Người ngoài 
không ai "dám" can thiệp.
Trong tình huống tương tự xảy ra tại Trung Quốc, một người mẹ khác đang đẩy xe nôi của con ra chợ
mua đồ thì bất ngờ bị 1 người đàn ông lạ mặt tiến đến và đánh mình, hắn nói: “Con đang ốm mà cô 
còn đưa nó ra đường à?”. Lúc này, một phụ nữ lớn tuổi bế đứa bé trong xe nôi lên và lấy lý do là cháu
ốm rất nặng cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.
Thông thường trong các trường hợp như vậy, người ngoài sẽ chỉ cho rằng đây là mâu thuẫn gia đình 
nên không ai can dự vào, xem 1 lúc rồi sẽ bỏ đi ngay nên phụ huynh phải thật bình tĩnh để không bị 
bọn chúng làm cho hoảng loạn. Dù xảy ra bất cứ biến cố gì vẫn phải luôn giữ chặt con mình trước.
6 . Đánh lạc hướng khiến phụ huynh lơ là cảnh giác
Một bà mẹ ở Trung Quốc đã suýt bị bắt cóc mất con khi đang đi chợ. Có một người đi phía sau 2 mẹ 
con đã nhắc chị: “Con rơi giày rồi kìa”, theo phản xạ, người mẹ quay lại tìm giày còn con gái chị vẫn 
tiếp tục đi. Lúc mẹ tìm không thấy giày con và quay đầu lại thì con đã bị người khác dắt đi mất.
Tình huống này rất dễ xảy ra với bất kỳ ai. Khi đó, cần nhất là phụ huynh luôn luôn giữ chặt tay con 
mình trong mọi tình huống. Khi bạn cùng con ra khỏi nhà, là lúc mọi thứ có thể xảy ra, hay luôn đề cao
cảnh giác.
7. Nhắm thời cơ trẻ chỉ có một mình
Một người mẹ đã để bé 5 tuổi của mình bị bắt cóc chỉ vì để bé chơi 1 mình dưới sân còn mình thì lên 
lầu phơi quần áo. Sau 11 năm không ngừng tìm kiếm, người mẹ này vô cùng bàng hoàng khi thấy 

con mình bị cắt mất lưỡi và 2 chân đang ăn xin trên phố. Thậm chí ở Trung Quốc còn có 1 ngôi làng 
chuyên “đào tạo” trẻ ăn xin đường phố bằng cách cố tình biến trẻ lành lặn thành người tàn tật và vứt 
ra đường. Trong số đó có rất nhiều trẻ là nạn nhân của bọn bắt cóc, buôn người.
Phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ con:
1. Khi bế con đi bộ, phụ huynh cần chú ý xung quanh có ai đáng ngờ hay không. Nếu cảm thấy có 
người cố tình bám theo hay va chạm cơ thể với mình, cầm ôm chặt con hơn và tìm nơi an toàn.
2. Không để người già và trẻ nhỏ đi riêng với nhau vì đây là thời cơ dễ dàng hành động nhất đối với 
bọn bắt cóc.
3. Đẩy xe nôi đưa trẻ ra ngoài càng cần phải để mắt hơn vì chỉ cần bố mẹ quay đầu đi, có thể con đã 
biến mất rồi.
4. Trừ người nhà, không nên tin tưởng bất kỳ người nào khi họ cố tiếp cận con mình.
5. Dù chỉ 1 vài phút cũng không nên nhờ người lạ trông con hộ.


6. Không để mặc con chơi đùa, chạy nhảy còn mình làm việc khác hay đọc báo, chơi điện thoại…
7. Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, hỗn loạn để tránh con bị lạc hoặc có người lợi dụng 
đám đông dắt trẻ đi
8. Khi thuê bảo mẫu hay người giúp việc, cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin cá nhân của người đó.
Phụ huynh cần chú ý dạy trẻ những điều sau:
­ Dạy trẻ cách phòng tránh và xử lý khi bị bắt cóc
­ Dạy cho trẻ biết “con luôn có thể trở thành đối tượng của kẻ bắt cóc”
­ Dạy trẻ nói “không” với người lạ
­ Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố/mẹ (người thân nhất) và địa chỉ nhà
­ Cùng con xem những phóng sự, video clip mô phỏng về bắt cóc trẻ em
­ Dạy trẻ thực hiện nghiêm túc một số nguyên tắc trong gia đình
­ Dạy trẻ hét to và phản ứng mãnh liệt
­ Dạy trẻ biết cách nhớ thông tin và để lại dấu vết
­ Dạy trẻ biết tìm đến những nơi có thể giúp mình
Một số nguyên tắc có thể thiết lập giữa cha mẹ và con cái
­ Khi ra đường luôn nắm tay mẹ.

­ Ở trường, không ra cổng hay chơi gần hàng rào.
­ Không nói chuyện hay cầm bất cứ quà bánh gì từ người lạ.
­ Nếu ai nói mẹ nhờ đón con, phải nói người đó gặp cô giáo để cô gọi cho mẹ xác nhận.
­ Đi siêu thị hay trung tâm thương mại, công viên, nếu xui xẻo bị lạc mẹ, cứ đứng tại chỗ, không được
di chuyển, chạy tìm mẹ. Có thể khóc to để người lớn chú ý. Nếu được người lớn giúp đỡ, lễ phép nhờ
họ gọi điện thoại cho con gặp mẹ, phải nghe được tiếng mẹ và theo chỉ dẫn của mẹ.
­ Không để ai dắt đi tìm mẹ, đặc biệt là dắt khỏi siêu thị, công viên.
­ Con có thể tìm tới gặp các cô chú mặc đồng phục bảo vệ để nhờ họ thông báo tìm mẹ. Giải thích với
bé bắt cóc khá đơn giản: nếu không nghe lời mẹ, con sẽ gặp nguy hiểm, sẽ bị kẻ xấu bắt nhốt vào nơi
tối. Nếu con sợ bóng tối có thể sẽ không vi phạm.


­Nếu có cảm giác ai đó theo dõi mình, hãy ghi nhớ mặt mũi, hình dáng kẻ đó. Nếu kẻ đó đi xe, hãy 
nhớ biển số xe.
­ Không để người lạ chụp ảnh.
­ Không đưa hình và thông tin gia đình, thông tin sinh hoạt học tập, vui chơi lên Facebook
­Nếu rủi ro rơi vào tay bọn bắt cóc, tuyệt đối không được chống trả hay bỏ chạy. Cứ xin ăn uống, ngủ 
nghỉ và xin liên lạc với ba mẹ. Phần còn lại là của ba mẹ.

Cách bảo vệ trẻ em khỏi nạn bắt cóc, buôn người
Để giúp trẻ tránh khỏi những mối nguy hiểm, phụ huynh cần dạy con cảnh giác với người lạ
và rèn luyện kỹ năng nhận biết, ứng phó kịp thời khi gặp kẻ xấu.
Bộ Công an cho biết tình trạng mua bán, chiếm đoạt và bắt cóc trẻ em thời gian qua diễn biến phức
tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tội phạm ngày càng táo tợn, tính chất các vụ án cũng nghiêm
trọng hơn. Ngoài những nỗ lực của cơ quan chức năng, bố mẹ cần chủ động đảm bảo an toàn cho
con trước những mối nguy hại rình rập.
Tập cảnh giác với người lạ
Cha mẹ không thể ở cạnh con mọi lúc mọi nơi, nhất là khi bé bước vào độ tuổi đến trường. Vì thế,
dạy trẻ em cảnh giác với người lạ, nhận biết những mối nguy hiểm là điều cần thiết.
Một số kỹ năng cơ bản trẻ cần học: tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, tuyệt đối không nhận đồ hay đi cùng người

lạ, cảnh giác nếu người lạ đề nghị hỗ trợ tìm đường về nhà. Quan trọng hơn, nếu cảm thấy không an toàn, trẻ cần
được hướng dẫn cách tìm đến nhân viên cơ quan, công an, bảo vệ… để xin giúp đỡ. Bố mẹ nên cùng con tìm
hiểu lộ trình đến trường hàng ngày, chỉ ra cho trẻ địa chỉ an toàn.



Bố mẹ cần chỉ cho con cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân. Ảnh: Michaelqaqish.

Nhận biết dấu hiệu bị xâm hại
Một số phụ huynh thường né tránh việc giáo dục giới tính cho con. Sự thiếu hiểu biết dễ dẫn đến
hậu quả đáng tiếc về sau. Thay vào đó, phụ huynh cần chủ động dạy trẻ kiến thức về những bộ phận
riêng tư trên cơ thể, để trẻ hiểu rằng không ai có quyền chạm vào khu vực đó.
Trẻ cũng cần học quy tắc giao tiếp: người ruột thịt có thể ôm, ẵm, xiết tay; người quen có thể được nắm tay; còn
với những người đáng ngại phải xua tay, không tiếp xúc, đề phòng bị dụ dỗ, bắt cóc, lạm dụng tình dục.



Trẻ cần biết mức độ thân thiết trong giới hạn cho phép của từng người. Ảnh: Gozoe.

Trang bị thiết bị theo dõi, liên lạc, định vị
Nhiều phụ huynh cẩn thận sử dụng các thiết bị công nghệ để giữ liên lạc, theo dõi cũng như định vị
chính xác địa điểm, vị trí của trẻ để đảm bảo an toàn cho con. Một số thiết bị phổ biến hiện tại là
smartphone, đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh… Trên thị trường hiện tại có nhiều nhà
sản xuất chủ động đưa ra thiết bị dành riêng cho trẻ. Đơn cử như VNPT VinaPhone ra đồng hồ thông
minh Kidzon.
Đồng hồ Kidzon nhỏ gọn, nhiều màu sắc, phù hợp với trẻ em. Để sử dụng, bố mẹ tải ứng dụng
Kidzon Watch từ kho ứng dụng App Store hoặc Google Play rồi tùy chỉnh tất cả tính năng như định
vị, điện thoại, thiết lập vùng an toàn, gọi SOS… Thiết bị hoạt động trên nền tảng sóng 2G, 3G liên
tục 24/24 tiếng nên phụ huynh dễ dàng kiểm tra hoạt động, lịch trình di chuyển của trẻ trong ngày.
Phụ huynh nên dùng Kidzon và xác định vùng an toàn cho trẻ, ví dụ nhà, trường học, điểm vui chơi. Khi trẻ ra

khỏi các khu vực này, ứng dụng sẽ gửi thông báo đến điện thoại của phụ huynh.



Kidzon hỗ trợ phụ huynh giám sát trẻ khi ra ngoài.

Kidzon Watch cho phép gọi điện và nhắn tin đến 10 số điện thoại, trong đó có thể tùy chọn một vài số liên hệ để
kích hoạt chức năng gọi SOS trong trường hợp khẩn cấp. Những tiện ích khác có thể kể đến gồm theo dõi sức
khỏe, báo thức, tự động theo dõi và nghe được âm thanh xung quanh đồng hồ, tặng phần thưởng cho con…


×